Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

SKKN BIẾN DỊ SINH HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 57 trang )

SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ HỌC TỐT CHƯƠNG IV
“ BIẾN DỊ” SINH HỌC 9

= = = = = = = = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = = = = = = =
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến
lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Là giáo viên thì chắc hẳn ai cũng muốn học sinh của mình học tốt, có kết quả cao.
Như vậy, cả thầy và trò đều phải không ngừng cố gắng học tập để thành công. Việc dạy
tốt, học tốt tất cả các môn học nói chung và môn Sinh học ở bậc THCS nói riêng là mong
muốn của toàn xã hội. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần
hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo
ra của cải vật chất cho xã hội. Môn sinh học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục con
người phát triển toàn diện. Vẻ đẹp của thiên nhiên hữu cơ là nguồn giáo dục thẩm mỹ
sống động, sự phong phú, giàu có về tài nguyên sinh vật làm nảy nở tình yêu thiên nhiên,
đất nước, yêu tổ quốc. Như vậy môn Sinh học góp phần phát triển và hoàn thiện nhân
cách học sinh, giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mĩ.
Trong chương trình Sinh học 9 Chương IV- BIẾN DỊ phần DI TRUYỀN VÀ
BIẾN DỊ với nội dung ngắn gọn, xúc tích với 5 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành, trong đó
theo chương trình giảm tải năm 2012 đã giảm tải bài 23, trang 67 lệnh  không yêu cầu
HS trả lời và bài 24 trang 70 mục IV. Sự hình thành thể đa bội không dạy. Đây là chương
có nhiều khái niệm hoàn toàn mới đối với học sinh. Đó là một thực tế. Song với nội dung
sách giáo khoa trình bày đơn giản, hình ảnh minh họa rõ ràng lại là một ưu thế nếu giáo
viên biết vận dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu giảng dạy đó là nâng cao chất lượng


môn Sinh học nói chung và nội dung Biến dị và di truyền biến dị nói riêng. Tuy nhiên
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 1

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

trong quá trình tổ chức giảng dạy nâng cao chất lượng học tập của HS tôi đã gặp phải một
số khó khăn như sau:
* Về phía giáo viên
- Một số giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn Sinh học nói
chung và nội dung “Biến dị và di truyền biến dị” nói riêng nên chưa có sự quan tâm đúng
mức.
- Sử dụng chưa có hiệu quả nhất về phương pháp cũng như đặc trưng của bộ môn.
- Ít có sự nghiên cứu nội dung bài học để lựa chọn phương pháp cho phù hợp hoặc
nghiên cứu về tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi học sinh mà mình đang giảng dạy.
- Thời gian học tập ở trường là rất hạn chế nên việc tổ chức các hình thức dạy học
đa dạng cho HS chưa được chú trọng.
* Về phía phụ huynh học sinh
Phần lớn phụ huynh học sinh là ở khu vực vùng biển, cuộc sống còn nhiều khó
khăn nên chưa có sự quan tân đúng mức đến việc học tập của học sinh nói chung và môn
Sinh học nói riêng, nên các em thiếu các điều kiện cần thiết cho môn học này như là: Thời
gian, sử dụng tài liệu học tập... dẫn đến chất lượng của môn học chưa được như mong
muốn.

* Về phía học sinh
- Học sinh lớp 9 đang trong độ tuổi dậy thì nên tâm lí của các em thay đổi, các em ít
tuân theo hướng dẫn của giáo viên vì thế đôi lúc việc học tập không đạt được mục đích
giáo dục đặt ra.
- Một số học sinh chưa quan tâm đến môn học này vì xem đây là môn học phụ, chủ
yếu tập trung vào các môn học khác như: Toán, Văn, Anh văn,…
- Ngoài việc học ở trường các em còn phải giúp đỡ gia đình nên việc đầu tư thời
gian cho môn học này là chưa cao.
Xuất phát từ những khó khăn nêu trên. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9” để nghiên cứu tìm ra những giải pháp
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 2

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

tối ưu nhằm nâng cao chất lượng môn Sinh học nói chung và chương “Biến dị và di
truyền biến dị” nói riêng nhằm nâng cao tầm quan trọng của môn học.
I.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Giải pháp này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh:
- Định hướng phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phù hợp với nội dung kiến thức
của từng bài trong chương.
- Định hướng phương pháp học có hiệu quả, dễ nhớ, dễ ôn tập.
- Rèn luyện được kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.

- Kỹ năng vận dụng nội dung kiến thức ứng dụng của chương vào thực tế cuộc sống
của học sinh.
- Mặt khác, đề tài này còn để trao đổi với các đồng nghiệp nhằm nâng cao nghiệp
vụ công tác của bản thân, góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy môn Sinh học của
giáo viên và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
I.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS, bản thân tôi
thấy rõ tầm quan trọng của chương IV “Biến dị”. Nên tôi đã nghiên cứu tìm tòi, chọn lọc
và tổ chức một số phương pháp và hình thức dạy học trong các tiết dạy của mình và đã đạt
hiệu quả cao. Tuy nhiên vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu đề tài với một thời gian có hạn.
Vì vậy, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh khối lớp 9 ở Trường THCS Mỹ
An..
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
II.1.1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khoa học hiện đại, hàng loạt phát
minh mới ra đời đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội.
Cùng theo chiều hướng đó, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, ngành giáo dục đã có những đổi mới, nhất là nội dung và phương pháp giảng dạy để
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 3

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************


đào tạo những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực và biết vận dụng những
thành tựu khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống.
Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và
đời sống ngày càng được quan tâm và mở rộng. Kinh tế phát triển, cuộc sống của con
người ngày một nâng cao. Do đó, việc trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về
kĩ năng sống, sinh hoạt trong gia đình và thái độ tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ
môi trường xung quanh là điều rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên
cần phải định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ tích cực trong
nhiều môn học khác nhau. Môn Sinh học là một trong những môn học có nhiều ứng
dụng trong thực tiễn cuộc sống, kiến thức của môn học này phục vụ cho nhiều chuyên
ngành khác phát triển. Vì vậy, một việc rất cần thiết là ngay từ cấp cơ sở hệ thống
trường THCS, giáo viên phải nghiên cứu khám phá để nâng cao phương pháp giảng dạy
đạt hiệu quả.
Trong phân phối chương trình Sinh học 9, ở Chương IV- BIẾN DỊ phần DI
TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ với 5 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành nhưng nội dung kiến thức
rất nhiều và khó. Mặt khác, theo chương trình giảm tải năm 2012 đã giảm tải bài 23,
trang 67 lệnh  không yêu cầu hs trả lời và bài 24 trang 70 mục IV. Sự hình thành thể
đa bội không dạy. Chính vì vậy việc tiếp thu kiến thức của các em khó khăn, nhiều em
còn không hiểu được vấn đề.
II.1.2. Cơ sở thực tiễn
* Thực trạng chung
Thực tế, nội dung phần biến dị rất nhiều và rất khó, nhưng thời lượng để dạy phần
này rất ít (chỉ có 5 tiết). Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên dạy môn sinh học của trường
còn ít (2 giáo viên), kinh nghiệm chưa nhiều, không có giáo viên cốt cán. Mặt khác, thái
độ học tập của học sinh hiện nay càng ngày càng thiếu tích cực, với lượng kiến thức
nhiều và khó nhưng trong thời gian khá hạn chế thì chắc chắn các em sẽ ít tập trung.

*******************************************************************


Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 4

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

* Thực trạng của việc dạy học chương IV “Biến dị ” lớp 9
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy môn Sinh học ở khối lớp 9 tôi đã nhận thấy được
một số ưu điểm và hạn chế như sau:
+ Ưu điểm:
- Lãnh đạo nhà trường cũng như giáo viên đã có sự quan tâm đầu tư về thời gian
vào tạo mọi điều kiện thuận lợi cho HS có điều kiện tốt nhất tiếp thu kiến thức mới.
- Đồ dùng trang thiết bị phục vụ dạy học tương đối đảm bảo cho việc học tập và
nâng cao kiến thức cho HS.
- Phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường cũng có cái nhìn tích cực
hơn đối với môn Sinh học.
- Bản thân học sinh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Sinh
học nên mỗi học sinh cũng nhiệt tình tham gia học tập.
- Giáo viên giảng dạy môn học có tâm huyết, luôn cập nhập và đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Hạn chế:
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy hạn chế lớn nhất của việc giảng dạy
môn Sinh học đó là:
- Giáo viên chưa có sự nghiên cứu kỹ bài dạy để lựa chọn những phương pháp dạy
học phù hợp nhất áp dụng vào mỗi bài dạy nên chưa phát huy được tính tự giác, tích cực,
học tập của học sinh.

- Thái độ học tập của HS chưa thật sự nghiêm túc, lơ là trong học tập, ít tập trung
nghe giảng để lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài ở nhà của các em chưa
có chiều sâu.
- Một số nội dung kiến thức trong chương học sinh chưa hiểu rõ.
- Phần lớn các em chưa nắm bắt hết kiến thức toàn chương, chưa hệ thống hóa được
kiến thức qua từng bài học.
- Thời lượng cho việc dạy học chương này hạn chế, nên đôi khi chưa phân tích hết
kiến thức từ sơ đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 5

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

- Trong các tiết thực hành, HS chưa chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến
thức mới.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên nên tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp hết sức thiết thực, nhằm giúp cho học sinh nhiệt tình hơn trong học tập, có cái
nhìn tích cực đối với bộ môn Sinh học. Từ đó, giúp cho giáo viên và học sinh đạt được
hiệu quả cao trong dạy – học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng môn Sinh học nói riêng.
II.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp mới
II.2.1. Các biện pháp tiến hành
a. Phương pháp thu thập thông tin: Là cách thức, quy tắc về nhận thức và hành

động để tác động vào đối tượng nhằm đạt một mục tiêu nhất định, phương pháp có tính đa
dạng, gồm nhiều biện pháp
b. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên
quan để làm cơ sở lí luận và thực tiễn; đây là loại hình có tính đa dạng, phong phú.
c. Phương pháp chuyên gia : Trao đổi với các chuyên gia có chuyên môn để tìm
hiểu cơ sở của việc ứng dụng các biện pháp mới vào trong việc dạy và học.
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thu lượm các thông tin bằng cách sắp đặt
các điều kiện để sự vật tái hiện tương tự, bộc lộ nguyên trạng những quy luật tự nhiên của
chúng, nhờ thực nghiệm người nghiên cứu có thể kiểm tra, củng cố và xây dựng nên các
tri thức mới.
e. Phương pháp điều tra căn bản: Trò chuyện với giáo viên và học sinh để điều tra
tình hình thực trạng.
f. Phương pháp dự báo : Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính
quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, đề
ra các định hướng phát triển các phương pháp dạy học có hiệu quả.
g. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm là phương pháp tiến hành dựa trên
quan sát về những sự kiện đã và đang tồn tại, từ việc thu thập qua những số liệu thống kê
để đưa ra điều kiện dự đoán của mình. Phát hiện ra các quy luật, mối tương quan tương hổ
giữa các sự vật, hiện tượng theo sự phân tích về mặt thống kê.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 6

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************


II.2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
- Đầu năm học 2013 - 2014 nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp mới và áp
dụng thử nghiệm các giải pháp mới này vào năm học 2013-2014.
- Tiếp tục tìm hiểu, trao đổi rút kinh nghiệm điều chỉnh các giải pháp và vận dụng
dạy thực nghiệm ở năm học 2014-2015 đạt hiệu quả.
- Năm học 2015 – 2016 tổng kết các giải pháp hoàn chỉnh đề tài tháng 11 năm
2015.

*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 7

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

PHẦN B: NỘI DUNG
I.MỤC TIÊU
Để đạt được mục đích nêu trên của đề tài nên đã xác định những nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
- Đề xuất các giải pháp khả thi về vấn đề dạy và học tốt chương IV “Biến dị” –
Sinh học 9.

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Thuyết minh tính mới của đề tài.
Mặc dù việc thay sách đã diễn ra nhiều năm, việc rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo cho
học sinh đã diễn ra lâu nhưng mỗi năm học sinh mỗi khác, bắt buộc giáo viên phải luôn
tìm cách để giúp học sinh học tốt đồng thời các kĩ năng cần phải rèn luyện cho học sinh
luôn luôn được thực hiện hết năm này đến năm khác qua các thế hệ học sinh. Vì thế làm
cách nào để học sinh dễ hiểu bài, dễ nắm các khái niệm mới, dễ ôn tập đồng thời hệ thống
hóa được các kiến thức một cách dễ dàng những băn khoăn đó đã thúc đẩy tôi tìm hiểu,
nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp và đúc kết được một số kinh nghiệm trong
giảng dạy kiến thức chương IV “Biến dị” – Sinh học 9.
II.1.1 Nắm bắt một số kiến thức trong Chương IV - Biến dị:
1.1 Biến dị:
- Tính biến dị là một đặc tính căn bản của sinh vật có khả năng phát sinh những
biến đổi kiểu hình hoặc biến đổi kiểu vật chất di truyền do nguyên nhân bên trong hoặc
bên ngoài làm xuất hiện kiểu hình mới hoặc mất đi, thêm vào một hoặc một số tính trạng
nhằm tạo ra những vật liệu mới. Khả năng biến dị của các cá thể phụ thuộc vào tính di
truyền của loài, vào thời gian sinh trưởng, phát triển, vào các loại tác nhân và cường độ
tác nhân gây ra biến đổi đó. Bằng cách đó các nguồn biến dị di truyền sơ cấp và thứ cấp
được tạo ra và cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa của sinh giới.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 8

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************


1.2 Phân loại biến dị:

Biến dị

Biến dị
không di truyền

Biến dị di truyền

Biến dị tổ hợp

Đột biến

Đột biến gen

Thường biến

Đột biến NST

Đột biến
cấu trúc NST

Đột biến
số lượng NST

Thể dị bội

Thể đa bội


1.2.1 Biến dị di truyền:
1.2.1a Biến dị tổ hợp: là những biến dị nảy sinh do quá trình giao phối, do sự khác
biệt về nguồn gốc các alen, của các nhóm gen liên kết tồn tại trong các giao tử. Đó là sự
tổ hợp lại các gen qua phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên, đó là tái tổ hợp gen qua cơ chế
trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ trước I của giảm phân. Sự tổ hợp lại các gen dẫn đến tổ hợp lại
các tính trạng đã có hoặc xuất hiện các kiểu hình mới do sự tương tác qua lại giữa các
gen.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 9

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

+ Tính chất và vai trò của biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các
loài giao phối. Vì vậy tổ hợp các tính trạng là biến dị tổ hợp cũng có thể bao gồm tính
trạng có lợi và có hại, hay xen lẫn có lợi và có hại hoặc trung tính đối với sinh vật và con
người. Biến dị tổ hợp xuất hiện với tỉ lệ tương đối lớn ở các thế hệ lai. Chính đây là một
trong những điểm khác nhau cơ bản của biến dị tổ hợp và đột biến.
Như vậy, người ta có thể chủ động chọn cặp lai để tạo ra những tổ hợp tính trạng
mong muốn xuất hiện ở thế hệ lai.
Cũng bằng phương pháp tổ hợp theo những sơ đồ lai đã được hoạch định trước và
chọn lọc theo cách như thế, người ta đã tạo ra những cây trồng và vật nuôi có những năng
suất cao và những tính trạng tốt, chủ động điều khiển màu sắc của các bộ lông chồn, lông
cáo, lông vẹt, cá cảnh, màu hoa, hình dạng cánh hoa… theo nhu cầu của thị trường.

Trong thiên nhiên con đường tổ hợp là một trong những phương thức quan trọng và
phổ biến để tạo nên các đặc điểm thích nghi của sinh vật cũng như đưa đến sự hình thành
những dạng mới và loài mới. Những dạng đột biến có hại có thể trở thành có lợi khi gặp
được những tổ hợp gen thích hợp. Chính quá trình tổ hợp đã tạo điều kiện cho đột biến
được nhân lên và phổ biến dần trong quần thể. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu phong
phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Nó cùng với biến dị đột biến tạo nên nguồn
nguyên liệu tiềm tàng trong các quần thể, nhờ đó mà quần thể có khả năng thích ứng mềm
dẻo trước sự biến đổi của những điều kiện trong môi trường sống.
1.2.1b Biến dị đột biến: là những biến đổi đột ngột do tác nhân đột biến bên ngoài
và những rối loạn bất thường của trao đổi chất nội bào dẫn tới những biến đổi về số
lượng, về cấu trúc của vật chất di truyền. Biến dị đột biến gồm đột biến số lượng NST, đột
biến cấu trúc NST và đột biến gen.
* Đột biến số lượng NST: Ở tế bào soma hay tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại
thành từng cặp, trong mỗi cặp NST, 2 NST đơn có hình dạng và kích thước giống nhau
tạo nên bộ NST lưỡng bội 2n. Trong tế bào sinh dục tạo ra qua giảm phân, NST tồn tại
thành từng chiếc tạo nên bộ NST đơn bội (n). Đột biến số lượng NST gồm hai dạng là
lệch bội (dị bội) và đa bội.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 10

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

- Lệch bội ( Dị bội) : là một trong những dạng đột biến về số lượng NST. Đó là sự

biến đổi số lượng ở một cặp NST tương đồng nhất định trong tế bào lưỡng bội. Bình
thường tế bào chứa 2 NST ở một cặp tương đồng, song lại có trường hợp mang 3 NST(thể
3 nhiễm); hoặc nhiều NST( thể đa nhiễm) hoặc chỉ chứa 1 NST( thể 1 nhiễm) hoặc thiếu
hẳn cặp NST đó( thể khuyết nhiễm)

Hình 1: Các dạng dị bội
Bộ NST của tế bào lưỡng bội mang thể ba nhiễm là 2n + 1, mang thể một nhiễm là
2n – 1 hoặc khuyết nhiễm là 2n – 2….. ( Hình 1). Dị bội có thể xảy ra ở 1 cặp hoặc một số
cặp NST.
+ Cơ chế phát sinh thể lệch bội: Sự hình thành các thể lệch bội thông qua hai cơ
chế là giảm phân không bình thường, sự thụ tinh giữa các giao tử không bình thường và
giao tử bình thường. Quá trình giảm phân tạo ra các giao tử n + 1 và n – 1 có thể diễn ra
ở lần phân bào thứ nhất hoặc hai.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 11

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

Hình 2: Sự không phân li của cặp NST tương đồng ở lần phân bào thứ nhất và hai của GP

Tùy theo sự kết hợp của các loại giao tử (n + 1) hay (n – 1) và n qua thụ tinh mà
tạo ra các thể dị bội nói trên.
+ Sự biểu hiện của thể lệch bội:

Thể lệch bội đã được phát hiện trên hàng
loạt đối tượng như ở người, ruồi giấm, cà
độc dược, thuốc lá, lúa mì…. Thể ba
nhiễm(trisomic) được biết đến từ những
nghiên cứu của Blexli và Belixh tiến hành
vào những năm thứ 20 của thế kỉ 20 trên cà
độc dược. Bình thường cà độc dược có 2n =
24 nghĩa là có 12 cặp NST. Người ta phát
hiện được 12 kiểu thể ba nhiễm có những
tính trạng đặc trưng bên ngoài, đặc biệt là
có dạng quả nang khác nhau cho phép phân
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 12

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

biệt chúng với dạng bình thường. Thường thì các thể ba nhiễm đều giảm sức sống và
giảm khả năng sinh sản so với dạng bình thường, bởi vì khi cơ thể nếu thừa hay thiếu một
NST làm cho bộ NST mất cân bằng.
Ví dụ: bệnh Đao ở người có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn
và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, si đần vô sinh…. Tỉ lệ mắc bệnh Đao tăng lên
cùng với tuổi người mẹ do tế bào bị lão hóa thì quá trình phân li NST bị rối loạn. Vì thế
phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.

Các thể một nhiễm(2n – 1) và khuyết nhiễm( 2n – 2 ) thường ít gặp vì sự thiếu một
hay hai NST thường gây chết, tuy nhiên cũng quan sát thấy ở ruồi giấm, thuốc lá và một
số sinh vật khác có các cơ thể một nhiễm. Ở những cơ thể như thế thường gây sự rối loạn
cân bằng rất lớn. Giao tử không chứa NST của cặp nào đó, nghĩa là có (n – 1) NST kết
hợp với giao tử bình thường có n NST sẽ tạo nên hợp tử có (2n – 1) NST. Ví dụ: Ở người
có dạng XO gây nên bệnh Tớcnơ: nữ lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát
triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, si đần, vô sinh. Hội chứng 3X- XXX: Nữ có buồng trứng
và dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, không có con. Dạng OY: Sau khi thụ
tinh thời gian, hợp tử chết ngay.
- Thể đa bội: Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên
theo bội số của n. Người ta chia đột biến đa bội thành 2 nhóm: đa bội chẵn ( 4n,6n,8n…)
và đa bội lẻ ( 3n, 5n, 7n...). Trong nguyên phân, NST của tế bào lưỡng bội 2nNST nhân
đôi nhưng do tơ vô sắc bị đứt hoặc không được hình thành được làm cho NST phân li
không bình thường tạo nên các tế bào con có bộ NST 4nNST. Ở các loài giao phối, do rối
loạn phân bào giảm phân trên tất cả các cặp NST đã tạo nên giao tử có 2nNST. Giao tử
này kết hợp với giao tử bình thường có nNST sẽ tạo nên hợp tử có 3n NST. Nếu giao tử
đực và giao tử cái đều có 2nNST, thì khi kết hợp với nhau trong thụ tinh sẽ tạo nên hợp tử
có 4nNST. Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, vì vậy quá trình tổng hợp chất
hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, tế bào có kích thước lớn, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh
sản có kích thước lớn hơn ở cơ thể lưỡng bội. Thể đa bội thường khá phổ biến ở thực vật.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 13

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9

*******************************************************************

Ở động vật, ít gặp thể đa bội vì do cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng đến
quá trình sinh sản. Một vài hình ảnh thể đa bội ở thực vật:

+ Đa bội ở động vật: Ở động vật phân tính, nhất là giới tính được xác định theo cơ
chế đồng giao và dị giao tử thì rất ít khi gặp hiện tượng đa bội. Người ta phát hiện ra hiện
tượng thể đa bội ở tôm nước mặn, giun đũa, giun đất, bướm, sò và một số loài khác.
* Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST làm thay
đổi cấu trúc NST ở mức độ khác nhau. Đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra trong giới hạn
1 NST gồm lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển vị trí một đoạn NST, mất đoạn (có thể mất đoạn
ngoài hoặc mất đoạn trong NST)

Hình: Một số dạng đột biến cấu trúc NST
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 14

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

+ Mất đoạn: là hiện tượng 1 NST bị đứt một đoạn mang gen và mất đi. Đoạn bị mất
có thể nằm ở đầu mút một cánh của NST hoặc ở đoạn giữa của một cánh NST. Đột biến
mất đoạn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống. Ví dụ: ở người mất đoạn ở NST 21
gây ung thư máu, hoặc mất một đoạn vai dài NST số 22 (gọi là NST Philadelphia, Ph 1)

thường gặp ở các bệnh nhân Lơxêmi hạt kinh (một bệnh ung thư máu ác tính). Lợi dụng
hiện tượng mất đoạn NST người ta có thể loại bỏ các gen không mong muốn.
+ Lặp đoạn: là hiện tượng một đoạn NST được lặp lại 1 hoặc một số lần trên NST.
Lặp đoạn NST có thể làm giảm hoặc cũng có thể làm tăng sự biểu hiện tính trạng. Ví dụ
lặp đoạn 2 lần NST X của ruồi giấm để làm cho mắt hình cầu trở thành dẹt. Lặp đoạn ở
đại mạch lại làm tăng cường hoạt tính của enzim amilaza. Lặp đoạn cho phép nghiên cứu
ảnh hưởng của số lượng và vị trí khác mức bình thường của một đoạn NST.

Hình 3: Đột biến lặp đoạn

*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 15

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

+ Đảo đoạn: là hiện tượng đứt đoạn trong rồi đoạn đó quay 180 0 nối lại vào chỗ bị
đứt làm thay đổi trật tự các gen trên NST. Đột biến đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới
sức sống của cá thể, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST tương ứng trong các
nòi thuộc cùng một loài. Tùy thuộc vào vị trí của các đoạn mang gen bị đảo so với tâm
động có thể chia đảo đoạn thành: đảo đoạn ngoài tâm động, đảo đoạn mang tâm.
+ Chuyển đoạn: là một kiểu cấu trúc lại NST mà đoạn bị đứt ra chuyển đến vị trí
mới trong cùng NST hoặc chuyển sang NST khác hoặc trao đổi đoạn giữa các NST tương
đồng và không tương đồng. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng

sinh sản. Tuy vậy, trong thiên nhiên hiện tượng chuyển đoạn nhỏ khá phổ biến ở các loài
chuối, đậu, lúa. Người ta đã chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này
sang loài khác. Các đột biến chuyển đoạn của tế bào soma cũng liên quan đến ung thư.
Một ví dụ đã thấy trong u bạch cầu tủy xương mãn tính, một dạng ung thư ảnh hưởng đến
các tế bào sinh ra tế bào bạch cầu. Trong các tế bào ung thư của các bệnh nhân, một phần
của NST số 2 chuyển đến chỗ với một đoạn nhỏ từ NST số 9. Chuyển đoạn tương hỗ này
đã kích thích một gen gây u hoạt hóa và vì vậy đã dẫn đến u bạch cầu.

*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 16

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

Một chuyển đoạn đặc biệt tạo nên NST tâm giữa do sự nối lại của 2 NST được gọi
là chuyển đoạn Robertson. NST con mới có nhiều đoạn dị nhiễm sắc không quan trọng
nên thường mất đi. Chuyển đoạn Robertson làm giảm số lượng NST. Người có 46 NST,
còn các vượn người (tinh tinh, khỉ đột, đười ươi) có 48 NST, NST số 2 của người gồm 2
đoạn giống 2 NST khác nhau của vượn người. Điều này cho thấy có thể từ tổ tiên chung
của người và vượn người một chuyển đoạn Robertson xảy ra tạo ra sự chuyển 48 NST
xuống 46 NST của loài người.
* Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen nói chung và thường xảy
ra tại một điểm nào đó trong phân tử ADN, nghĩa là liên quan đến một hay một số cặp
nuclêôtic. Vì vậy đột biến gen hay còn gọi là đột biến điểm. Sự biến đổi cấu trúc của gen

được thể hiện sự thay đổi trình tự các nuclêôtic dẫn đến sự thay đổi của bộ ba (cođon)
trong gen. Những dạng đột biến thường gặp là mất, thêm, hoặc thay thế một cặp
nuclêôtic. Các dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtic này bằng một cặp nuclêôtic khác
là đột biến nguyên khung, nghĩa là trình tự các nuclêôtic trên mạch không bị dịch chuyển.
Còn các dạng đột biến mất hay thêm một cặp nuclêôtic là các dạng đột biến dịch khung,
nghĩa là trình tự các nuclêôtic trên mạch bị dịch chuyển.
+ Nguyên nhân: Đột biến gen phát sinh do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa của
môi trường ngoài (tia phóng xạ, tia tử ngoại, các hóa chất gây đột biến…) tác động lên
ADN hoặc do các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào. Các tác nhân gây đột biến này
gây ra sự sao chép nhầm lẫn hoặc làm biến đổi cấu trúc của ADN. Đột biến gen không chỉ
phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến mà còn tùy
thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Có những gen bền vững, ít bị đột biến. Có những
gen dễ bị đột biến sinh ra nhiều alen.
+ Các dạng:
* Dạng thay thế một cặp nuclêôtíc này bằng một cặp nuclêôtic khác: đây là
dạng thường gặp nhất. Bình thường sự kết cặp giữa các nuclêôtic giữa 2 mạch đơn của
ADN theo nguyên tắc bổ sung của các bazơnitric purin(Ađênin, Guanin) –
pyrimidin(Tinmin, Xitôzin), trong đó A liên kết với T và G liên kết với X. Dạng đột biến
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 17

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************


thay thế một cặp nuclêôtic có thể là đồng hoán hay đồng chuyển, nghĩa là một cặp bazơ
này được thay thế bằng một cặp bazơ khác, ví dụ: G- X được thay thế bằng A – T hoặc
ngược lại. Dạng thay thế một cặp bazơ có thể là dị hoán hay dị chuyển, nghĩa là cặp A- T
được thay thế bằng cặp X- G hoặc ngược lại.
* Dạng đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtic: Bằng phương pháp gây đột biến
nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hóa học, người ta đã làm sang tỏ cơ chế phát sinh đột
biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtic, ví dụ tác động của acridin đã gây ra các dạng đột
biến đó.

+ Hậu quả và vai trò của đột biến gen: Đột biến gen có thể làm thay đổi chuỗi
nuclêôtic của gen cấu trúc sẽ dẫn đến biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêôtic của
mARN, qua đó làm biến đổi thành phần và trình tự axitamin của prôtêin tương ứng, cuối
cùng biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào
đó trên một hoặc một số ít cá thể trong quần thể. Vì vậy đột biến gen thường gây rối loạn
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 18

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, đặc biệt là các gen quy định cấu trúc của các enzim,
cho nên đa số các đột biến gen thường có hại cho cơ thể. Bệnh thiếu máu do hồng cầu
lưỡi liềm- phổ biến ở Châu Phi, một số vùng Châu Á và Địa Trung Hải- là do một đột
biến của gen quy định cấu trúc hemoglobin ở người trưởng thành HbA gồm 4 chuỗi

polypeptit( 2 chuỗi α và 2 chuỗi β). Đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T –A (dị hoán)
trong gen đã làm cho axitamin thứ 6 trong chuỗi β là axit glutamic bị thay thế bằng valin.
Sự thay thế axit amin này đã làm cho HbA chuyển thành HbS, hồng cầu tròn chuyển
thành hồng cầu lưỡi liềm, khả năng vận chuyển ôxi giảm sút, gây thiếu máu, hồng cầu dễ
vỡ gây nhồi máu. Người mang đột biến ở dạng đồng hợp SS bị thiếu máu nặng, thường
chết sớm.
Đột biến gen di truyền được, do đó nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình
tiến hóa và chọn giống.
1.2.2 Biến dị không di truyền (thường biến)
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong đời
sống của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Hay có thể nói thường biến là
sự phản ứng khác nhau của cùng 1 kiểu gen đối với những điều kiện môi trường khác
nhau.
Ví dụ: Cây hoa anh thảo ( Primula sinensis) có giống hoa đỏ với kiểu gen AA và
giống hoa trắng có kiểu gen aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở
350C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20 0C lại cho hoa màu đỏ.
Trong khi đó giống hoa trắng aa trồng ở 200C hay 350C đều chỉ cho hoa màu trắng.



*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 19

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9

*******************************************************************

Như vậy, hoa trắng có kiểu gen AA tạo thành ở 35 0C là thường biến. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến sự hình thành màu sắc của hoa, còn kiểu gen AA không bị biến đổi, do đó màu
trắng của hoa không được di truyền cho thế hệ sau.
Ở một số loài thú( thỏ, chồn, cáo…) xứ lạnh, về mùa đông có bộ lông dày màu
trắng lẫn với tuyết, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. Sự thay
đổi bộ lông của các loài thú này đảm bảo cho sự thích nghi theo mùa. Một số loài thực vật
ở nước ta như bàng, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước qua
lá.
- Các kiểu thường biến: Có thể chia thành 4 kiểu chính:
+ Thường biến thích nghi hay thường biến thích ứng: Đây là những biến dị không
di truyền nhưng có lợi cho bản thân sinh vật vì nó giúp cho cơ thể thích nghi được với
môi trường ngoài luôn biến đổi. Loại thường biến này biểu hiện đồng loạt và tương ứng
với điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ: các biến đổi về màu sắc cơ thể động vật (thằn lằn, cá…)
và lá cây trước những biến đổi về cường độ chiếu sáng và nhiều loại biến đổi khác.
+ Thường biến ngẫu nhiên: Ví dụ : chiếu xạ bằng tia gamma vào hạt lúa Tám thơm
Hải Hậu đã làm xuất hiện thường biến chín sớm, sọc trắng hoặc vàng trên nền lá xanh
hoặc đầu lá màu trắng phiến lá màu xanh. Hiện tượng một thường biến có kiểu hình giống
với kiểu hình của một đột biến đã biết được gọi là hiện tượng sao hình.
+ Hiện tượng sao chép kiểu hình dạng chuẩn : Hiện tượng nay khá phổ biến ở sinh
vật S. Benzen là một trong những người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng sao chép kiểu
hình dạng chuẩn.
+ Thường biến kéo dài : Thường biến kéo dài là biến dị không di truyền duy trì
được qua một vài thế hệ theo xu hướng ngày giảm sự sai khác với dạng ban đầu, cuối
cùng lại quay trở lại kiểu hình cũ. Ví dụ: khi chiếu xạ vào lúa tám thơm Hải Hậu, thế hệ
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương


Trang 20

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

đầu chín sớm hơn đối chứng 45 ngày, thế hệ thứ 2 chỉ chín sớm hơn 15 ngày và sang thế
hệ thứ 3 thì chín cùng ngày với đối chứng.
Ở gà, người ta đã làm thí nghiệm để chứng minh có thường biến kéo dài. Những gà
mái con mới nở của một giống gà thuần chủng đã được tách nuôi riêng theo chế độ thức
ăn và chăm sóc tốt để so sánh với những gà mái con của chính giống đó nhưng nuôi
dưỡng và chăm sóc bình thường. Sau năm thế hệ nuôi trong điều kiện thức ăn và chăm
sóc đầy đủ thì khả năng đẻ trứng và trọng lượng trứng tăng lên rõ rệt so với nhóm gà đối
chứng. Từ thế hệ thứ 6 trở đi những con gà nuôi dưỡng và chăm sóc rất đầy đủ nói trên,
lại được nuôi trong điều kiện bình thường thì số lượng trứng đẻ có xu thế giảm dần qua
các thế hệ và khối lượng trứng cũng có xu hướng giảm dần. Qua 2 – 3 thế hệ thì khả năng
đẻ trứng và khối lượng trứng giống như dạng ban đầu.
Ở lúa Tám thơm Hải Hậu cũng xuất hiện thường biến thực nghiệm kéo dài do xử lí
phóng xạ: thường biến chín sớm. Đặc điểm chín sớm có xu thế giảm dần, qua thế hệ thứ 3
gieo trồng thì có thời gian sinh trưởng như dạng gốc.
- Ý nghĩa của thường biến: Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một
hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống
nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không do
những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến
mà cơ thể phản ứng linh hoạt kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những biến đổi nhất
thời hoặc theo chu kì của môi trường. Mặc dầu là biến dị kiểu hình, không di truyền được
nhưng thường biến có ý nghĩa đối với tiến hóa, đời sống và sản xuất.
Thường biến còn giúp cho cơ thể sinh vật tận dụng được những điều kiện mới, đây

là yếu tố cấu thành của sự phân ly tiến hóa của các dạng sinh vật. Hiểu biết về tính quy
luật của biến dị thường biến rất cần thiết với y học và nhân học, sự phát triển của các khoa
học này không phải theo hướng biển đổi tiềm năng di truyền của con người mà theo
hướng bảo vệ và phát triển cơ thể con người trong giới hạn mức phản ứng.
Việc phát hiện nhân tài và tạo điều kiện để phát huy hết tài năng của họ đó chính là
sự vận dụng ý nghĩa của mức phản ứng. Ngoài ra, tính năng động của mỗi con người cũng
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 21

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

được quy định bởi kiểu gen. Việc phát hiện người vừa có năng lực trí tuệ vừa có khả năng
thích ứng cao là cần thiết. Thường thì mỗi người thường có thiên hướng về một hoặc một
vài lĩnh vực. Vì vậy, cần phải bố trí công việc phù hợp thì mới phát huy tốt được.
1.3 Mối quan hệ giữa thường biến và biến dị di truyền:
Thường biến và biến dị di truyền khác biệt nhau nhưng vẫn có mối quan hệ với
nhau ở mức độ thấp. Thường biến là những biến đổi kiểu hình trong giới hạn mức phản
ứng của kiểu gen. Thường biến thường tạo ra những khó khăn trong nghiên cứu các biến
dị di truyền vì có rất nhiều thường biến kéo dài qua nhiều thế hệ. Mặt khác một số nhân tố
môi trường vừa là nguyên nhân gây ra thường biến, vừa là nguyên nhân gây ra các biến dị
di truyền. Tùy thuộc vào độ bền vững và mức phản ứng của kiểu gen khác nhau trước môi
trường nên cũng khó xác định được ngay đối với thường biến và biến dị di truyền khi chịu
cùng tác nhân gây biến dị.

II.1.2. Định hướng phương pháp giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả:
II.1.2.1. Dạy học sinh tách ra nội dung chính, bản chất từ tài liệu đã đọc được:
Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong dạy học sinh không nhất thiết phải nhớ hết
thông tin trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà chỉ cần nhớ những kiến thức
trọng tâm cơ bản nhất. Do đó việc đọc sách sẽ không hiệu quả nếu không biết tách nội
dung chính yếu nhất.
Đối với giáo viên việc dạy học sinh tách ý, nắm những ý chính cơ bản nhất qua
việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà, soạn bài mới trước khi đến lớp. Trong quá
trình chuẩn bị bài học sinh đã đọc trước bài, nắm được các ý chính của bài và trả lời các
câu hỏi trước với mức độ hiểu biết của mình. Tất nhiên không thể đòi hỏi quá cao ở phần
này, không thể đòi hỏi các em phải hiểu kĩ, hiểu rõ nhưng qua đó giáo viên rèn được cho
học sinh kĩ năng nắm ý chính của mỗi mục, mỗi bài. Đồng thời qua đó học sinh tiếp cận
được trước bài mới những vấn đề nào chưa rõ hoặc những mâu thuẫn giữa kiến thức đã
biết với kiến thức chưa biết, các em có thể lên trường hỏi bạn hoặc hỏi giáo viên trong
quá trình học. Điều đó giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, kĩ hơn.
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 22

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

Nhưng giáo viên cũng cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình này của học sinh
bằng cách thông qua kiểm tra bài cũ thì nên kiểm tra cả vở soạn, quá trình kiểm tra này
giúp giáo viên có thể sữa chữa những lỗi hay mắc phải của học sinh. Việc phê bình các

em giáo viên cũng nên chú ý tránh phê bình gay gắt trước lớp dễ dẫn đến các em tự ái gây
mất đi sự yêu thích môn học, đối với những học sinh trung bình yếu giáo viên nên tìm
cách khuyến khích hoặc động viên các em để gây hứng thú học tậo ở các em.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 21 “ Đột biến gen”, giáo viên dặn dò học sinh nghiên cứu
trước bài ở nhà, xác định phần nào là trọng tâm của bài. Bên cạnh đó, yêu cầu học sinh
nghiên cứu trả lời trước các câu hỏi in nghiêng trong sách giáo khoa vào vở bài tập. Như
vậy, khi đến lớp học bài này, thì các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, góp phần phát
biểu bài sôi nổi hơn. Xác định được nội dung chính, trọng tâm của bài là phần I. Đột biến
gen là gì, và phần II. Vai trò của đột biến gen. Như vậy, khi các em đã nghiên cứu nội
dung trước ở nhà, kết hợp với sự dẫn dắt của giáo viên, thì học sinh tiếp thu kiến thức
nhanh, nắm chắc, và liên hệ thực tế cuộc sống.
Tương tự các bài tiếp theo, các em cũng thực hiện đúng phương pháp như trên thì
chắc chắn hiệu quả của các tiết học sẽ nâng cao rõ rệt, giúp cho giáo viên cũng như học
sinh dễ dàng truyền đạt và lĩnh hội kiến thức.
II.1.2.2. Dạy học sinh các kĩ năng tự học:
Chúng ta cần dạy kĩ năng này và động cơ thái độ đối với việc tự học. Những kĩ
năng này không phải tự nhiên mà có.
Chu kì học tập sẽ rất có ích và được minh họa bằng biểu đồ sau:
Bài tập tự học
câu. – Khá và yếu. – Năng lực )

Đánh giá

Điều gì xảy ra?( - Phiếu

Tại sao điều đó xảy ra? (– Trao đổi với giáo

viên. – Hồ sơ, tài liệu hoặc phụ đạo. – Bạn học).

Làm thế nào để thời gian


tới tôi học tiến bộ hơn ?( - kế hoạch hành động thí nghiệm. – Đề ra chỉ tiêu)
Kinh nghiệm

Phản ánh

Nhận thức

Lập kế hoạch
*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 23

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************

Ví dụ: Khi giới thiệu vào chương “Biến dị”, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm
biến dị. Bằng kiến thức đã học ở đầu chương trình, các em nêu được khái niệm biến dị.
Từ đó giáo viên giới thiệu những hình ảnh biến dị trong thực tế cuộc sống. Qua đó, các
em sẽ cảm thấy thắc mắc và đặt ra những câu hỏi “ Tại sao hình dạng cơ thể lại biến đổi
như vậy?”, Nguyên nhân nào gây ra những biến dị đó?”, “ Biến dị đó có di truyền không,
chúng có vai trò gì?”,… Từ đó, cho học sinh suy nghĩ thảo luận trong 10- 15’, các em có
thể đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau. Và giáo viên là người cung cấp một số thông tin
về biến dị. Như vậy, học sinh có thể nhận thức được những điều đúng mà các em đã đưa
ra, những điều chưa chính xác thì cần tìm hiểu thêm trong các bài học của chương này, đó

sẽ là động lực để các em hăng say tìm hiểu nội dung của các bài học.
II.1.2.3. Dạy học sinh tính tư duy logic:
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy khi dạy học sinh các kiến thức sinh
học chúng ta không nên chỉ truyền đạt kiến thức dưới dạng những thực đơn sẵn có, học
sinh chỉ việc học thuộc, mà phải truyền đạt dưới dạng các nhà khoa học đã phát hiện ra
các quy luật sinh học như thế nào? Cần cho học sinh thấy các nhà khoa học suy nghĩ ra
sao? Họ thu thập số liệu thông qua các nghiên cứu thực nghiệm như thế nào cũng như họ
đã kế thừa và phát huy các kiến thức của những người đi trước ra sao? Đây là cách dạy
mà giáo viên hướng học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để khám phá kiến
thức mới, bởi theo cấu trúc chương trình sinh học 9 thì chương biến dị được sắp xếp ở
hàng thứ tư (chương IV), trên cơ sở các em đẵ có những hiểu biết cơ bản về cơ sở vật chất
của hiện tượng di truyền thông qua các quá trình tự sao của ADN, quá trình tổng hợp
ARN, quá trình tổng hợp Prôtêin … đó chính là kim chỉ nam để giáo viên vận dụng, dẫn
dắt học sinh lĩnh hội tri thức một cách lôgic, khoa học và có hiệu quả.
Như vậy, chúng ta cũng nên dạy học sinh làm quen với cách làm việc như các nhà
khoa học. Đó là: phát hiện vấn đề, tìm cách lí giải, tìm cách chứng minh những lập luận
của mình bằng thực nghiệm, kiểm tra tính đúng đắn các lập luận của mình.

*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 24

Trường THCS Mỹ An


SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt chương IV “Biến dị” - Sinh học 9
*******************************************************************


Ví dụ 1 : Khi dạy bài “Đột biến gen” bài đầu tiên của chương “Biến dị”, để hình
thành khái niệm đột biến gen, giáo viên nên đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu,
quan sát, tìm hiểu hình 21.1 sgk trang 62 . Với yêu cầu đặt ra là:
? So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của đoạn gen b, đoạn gen c và đoạn gen d
với cấu trúc của đoạn gen a và đặt tên các dạng biến đổi đó. Hoàn thành phiếu học tập sau

- Học sinh dễ dàng quan sát và nhận ra sự sai khác đó.

*******************************************************************

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Thương

Trang 25

Trường THCS Mỹ An


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×