Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội đối với cho chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.75 KB, 9 trang )

Lịch sử quan hệ đối ngoại của
Việt Nam
Bài Tiểu Luận

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Lịch sử - Ngành Quốc tế học


Bài Tiểu Luận Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Họ tên sinh viên: Nguyễn Minh Kha – Quốc tế học 3B
MSSV: K38.608.074
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Thanh
Đề bài: Tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội đối với cho chính sách và hoạt động đối
ngoại của Việt Nam.

T

BÀI LÀM

ừ xưa đến nay, hoạt động ngoại giao luôn là nhân tố sống còn đối với sự phát
triển của một quốc gia. Bởi có hoạt động ngoại giao, chúng ta mới có thể quan
hệ nhiều quốc gia, nhiều vùng miền trên thế giới, qua đó trao đổi kinh tế, tiếp
thu văn hoá, kỷ thuật và công nghệ. Việt Nam chúng ta cũng không là một
ngoại lệ. Đối với người Việt Nam chúng ta, nước ta là nước có lịch sử lâu đời. Qua đó,
truyền thống ngoại giao nước ta cũng có bề dày đáng kể. Ngày hôm nay, mọi người dân
Việt Nam được hưởng quyền tự do độc lập, chúng ta đang sánh bước cùng bè bạn năm
châu vươn ra thế giới.

phối
đã làm


Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp

Vậy làm thế nào để có thể tận dụng
thế mạnh về điều kiện tự nhiên, xã
hội để có thể đưa nước ta vào thiên
niên kỷ mới? Điều kiện tự nhiên, xã
hội đã tác động đến nước ta, và chi
nước ta như thế nào ra sao? Việt Nam
gì để tận dụng thế mạnh đó? Đây là
những câu hỏi mang tính thời sự từ
xưa đến nay đối với ngành ngoại giao
nước ta. Em xin mạn phép trình bày
hiểu biết nhỏ bé của mình về điều
kiện tự nhiên, và các điều kiện dân
cư, xã hội, văn hoá, phong tục… tác
động đến nền ngoại giao Việt Nam.

Đầu tiên, yếu tố ảnh hưởng lớn đến
nền ngoại giao Việt Nam có thể kể đến là điều kiện tự nhiên, tức là những yếu tố của tự
nhiên, thiên nhiên, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, rừng, biển… của Việt Nam. Phải nói,
ít có quốc gia nào có được điều kiện tự nhiên tốt như Việt Nam.


Như chúng ta biết, Việt Nam nằm ở
gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
ta có thể thúc đẩy quan hệ với nhiều
cầu nối khu vực Đông Bắc Á và
quốc gia trong vùng Đông Nam Á lại
thuận lợi khi nằm gần các vùng kinh
đó Việt Nam có thể hòa nhập vào đó,

Song song đó, Việt Nam phải khắc
để không ngừng nâng cao vị thế của

rìa phía Đông bán đảo Đông Dương,
– đây là một thuận lợi to lớn giúp nước
quốc gia trong khu vực. Việt Nam là
Đông Nam Á, cũng như liên kết các
với nhau. Việt Nam có vị trí địa lý
tế năng động của châu Á và thế giới, do
để phát triển nền kinh tế cho mình.
phục những khó khăn, những thiếu sót
mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, nhờ vị trí “vàng” này từ
tầm ngắm của các cường quốc lớn
lãnh thổ. Trong lịch sử kéo dài mấy
cường quốc đô hộ, xâm chiếm.
đã vượt qua tất cả để đánh đuổi kẻ
ngày nay.

trước đến nay, nước ta luôn nằm trong
trên thế giới để thôn tính, xâm chiếm
nghìn năm, nước ta vô số lần bị các
Nhưng với sức mạnh dân tộc, chúng ta
thù, giành quyền tự chủ, độc lập đến

Về vị trí địa lý, phía Bắc nước ta giáp
Trung Quốc với một đường biên giới
khá dài – khoảng 1400 km, và Trung
Quốc là một nước có thế mạnh về kinh

tế, cũng như có tầm ảnh hưởng khu
vực từ xưa đến nay. Nhờ vị trí cận kề
này, chúng ta có điều kiện mở mang, tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá Trung Quốc
– một nền văn hóa lớn của thế giới. Nhưng vì tiếp giáp Trung Quốc, một nước mạnh,
luôn có xu hướng bành trướng lãnh thổ và bá quyền, Việt Nam luôn nằm trong nguy cơ
xâm lược từ phía Trung Quốc từ xưa đến nay. Do đó, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
luôn cảnh giác cao độ với mọi âm mưu của nước bạn là điều tiên quyết trong sự nghiệp
bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
Phía Tây của Việt Nam là hai nước bạn là Lào và Cambodia, hai quốc gia anh em của
Việt Nam. Nhờ tiếp giáp hai quốc gia anh em, ba nước có thể liên kết lại lập thành “liên
bang Đông Dương” – hợp lực thành một sức mạnh chung, đánh tan kẻ thù xâm lược như
chúng ta đã từng chứng kiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thông
qua đó, Việt Nam có thể giao thương với hai nước này để xuất khẩu các hàng hóa qua
biên giới, giao lưu văn hóa, hợp tác với nhay để cùng đưa nền kinh tế ba nước phát triển.
Phía Đông và Nam của nước ta là Biển Đông và vịnh Thái Lan. Biển Đông là một biển
tương đối kín, và cũng là tuyến giao thông hàng hải quan trọng, cũng như có nhiều tài
nguyên khoáng sản. Biển Đông được đánh giá là một biển có vị trí địa lý thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế, giao thông. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho Việt Nam khai thác


Biển Đông về giao thông, tài nguyên biển, cũng như khai thác vị trí chiến lược của Biển
Đông để giữ vững chủ quyền quốc gia.
Hiện nay, vì vị trí Biển Đông quá thuận lợi, cũng như hàm chứa một lượng dầu thô cực
lớn. Nguồn tin từ Biển Đông cho biết, Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa
dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn
trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mêkông, sông Hồng,
cửa sông Châu Giang. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm
tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được
đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ
lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu

quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ
m3 (theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu được kiểm chứng ở biển
Đông là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày). Các khu vực có tiềm năng
dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển
miền Trung Việt Nam. Không những thế, nguồn hải sản của Việt Nam cũng cực kỳ
phong phú với 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong
đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài
san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94
loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú
biển và 5 loài rùa biển)1, nên Việt Nam cần phải bảo vệ chủ quyền Biển Đông với những
biện pháp thích hợp. Thứ nhất, là đập tan âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung
Quốc, thứ hai là hợp tác các quốc gia trong khu vực bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên
của Biển Đông. Thứ ba là tiến tới xây dựng một khu vực Biển Đông hòa bình, hợp tác và
phát triển.

1 Theo nguồn tin từ www.biendong.net


Nước ta có mạng lưới sông ngòi dầy đặc, với khoảng trên 390 con sông. Mật độ sông,
kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2. Chính nhờ sự dầy đặc của sông ngòi và
lượng nước lớn từ các con sông, cũng như nguồn nước ngầm phong phú, nên nước ta có
thể phát triển ngành nông nghiệp, cũng như cung cấp đủ nước cho đời sống sinh hoạt của
người dân qua các thời kỳ lịch sử. Không những thế, nguồn thủy hải sản trên các dòng
sông lớn như Mekong (sông Cửu Long ở Việt Nam), sông Hồng (đoạn chảy qua Việt
Nam) rất phong phú và đa dạng, có hàng trăm loài có giá trị nên chúng ta có thể khai thác
hợp lý, phục vụ đời sống vật chất, tiến tới xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các thị
trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
EU… Nhờ hệ thống sông ngòi dầy đặc,
chúng ta cũng có thể giao lưu với nước
bạn thông qua 23 con sông xuyên biên

giới và cũng có thể phát triển ngành du
lịch khám phá.
Tuy nhiên, do hệ thống sông ngòi dầy đặc
và có lượng nước lớn, khi mùa mưa lũ về có
thể gây
ngập lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống vật chất của nhân dân ta. Trong lịch
Hệ thống Sông Cửu Long
sử, mỗi khi nước ta sa sút về kinh tế thì
kẻ thù thường lăm le xâm lược bờ cõi nước nhà. Do đó, chúng ta trước mắt phải khắc
phục được hậu quả thiên tai, thông qua đó chúng ta cũng cần có những giải pháp thích
hợp khắc phục thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực, cảnh giác cao độ trước các thế lực
bên ngoài.
Yếu tố tự nhiên tiếp theo phải kể đến là tài nguyên rừng, nhờ khí hậu Việt Nam đa dạng,
nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi do đó hệ động thực vật
khá phong phú. Rừng Việt Nam là tài nguyên vô giá đối với con người nước ta. Nhờ có
rừng, khí hậu Việt Nam ôn hòa, giữ được đất, chống được bão lụt. Không những thế
những loài động vật, thực vật quý hiếm trong rừng luôn là sự thu hút vô tận với bè bạn
năm châu thế giới, đặc biệt là những du khách thích khám phá thiên nhiên. Trong thời kỳ
chiến tranh ngày xưa, nhờ những cánh rừng bạt ngàn che chở cho nghĩa quân và quân đội
nhân dân ta thì đến nay ta khó giữ được nền độc lập tự do cho nước nhà. Chính vì vậy,
muốn hòa nhập với thế giới, một điều chúng ta cần làm là phát triển kinh tế, song song đó
cũng cần phải bảo vệ tài nguyên rừng. Vì khi chúng ta để rừng bị tàn phá, hàng loạt thiên
tai, bão dữ xuất hiện sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, khiến nước ta khó phát triển
theo kịp với bạn bè năm châu.


Thổ nhưỡng Việt Nam phong phú và đa dạng. Với địa hình chiếm ¾ diện tích là đồi núi
nên đất chủ yếu ở nước ta là đất feralit, đất bazan, đất phù sa cổ, đất phù sa ngọt. Các loại
đất này thích hợp với các loại cây trồng đa dạng khác nhau. Đặc biệt phải kể đến tầm

quan trọng của hai đồng bằng lớn ở Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long. Đất đai ở hai vùng đồng bằng là đất phù sa, đặc biệt là ở đồng bằng sông
Cửu Long hằng năm được phù sa bồi đắp mở rộng thêm. Nhờ đất đai màu mỡ, vùng đồng
bằng thích hợp với việc trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả. Hai đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò chiến lược trong việc bảo đảm an ninh
lương thực của cả nước giúp nước ta có đủ lượng gạo tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu.
Như chúng ta đã biết từ lâu, Việt
Nam là một trong những nước xuất
khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Nếu
chúng ta biết khai thác thế mạnh hai
vùng đồng bằng này thì về sau trước
nhu cầu bức bách về lương thực của
thế giới, Việt Nam sẽ là một sự lựa
chọn tuyệt vời cho các thị trường lớn
trên thế giới. Qua xuất khẩu lương
thực lúa gạo, nền kinh tế Việt Nam
Lúa nước là cây trồng chủ yếu của Việt Nam trên đất phù sa
sẽ có đà phát triển hơn, qua đó cũng
tăng cường sự quan hệ hợp tác theo
chiều sâu với các bè bạn năm châu. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng trước nguy cơ
môi trường đang bị tàn phá nặng nề, cũng như lượng phù sa của các con sông giảm đi do
lượng mưa ít đã đặt ra vấn đề cho nền nông nghiệp Việt Nam cũng như nền ngoại giao
Việt Nam. Đó là phải vừa sản xuất cây trồng, vừa tăng cường bảo vệ môi trường đất,
thảm thực vật giữ đất. Vì môi trường đất có tốt thì ta mới có cơ hội gia tăng năng suất cây
trồng. Và theo đó, như ta đã xét từ trước, nếu quốc gia có nền kinh tế mạnh, có nghĩa là
quốc gia đó có sẽ có chỗ đứng, có tiếng nói trên trường quốc tế.
Qua các yếu tố về điều kiện tự nhiên chúng ta có thể nhận thấy rằng điều kiện tự nhiên đã
đóng góp một phần không nhỏ về vai trò, vị trí, ảnh hưởng của nó đến ngoại giao Việt
Nam.. Qua sự tìm hiểu và phân tích, chúng ta có thể kết luận được rằng điều kiện tự
nhiên có vai trò quan trọng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, và điều

chúng ta cần là phải biết khai thác một cách hợp lý, thông minh, tức là phát triển bền
vững. Thông qua đó, chính sách đối ngoại của nước ta cần tạo ra sự hô ứng với các thế
mạnh điều kiện tự nhiên của nước ta. Nghĩa là chúng ta phải biết mình đang sở hữu cái gì
để ra sức bảo vệ, phát huy, tránh các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, khai thác


trái phép các loại khoáng vật, các hành vi gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Thông qua
đây, chúng ta cũng thấy rằng bảo vệ môi trường là điều bắt buộc. Bởi dù nền kinh tế,
ngoại giao Việt Nam, toàn cầu có phát triển thế nào đi chăng nữa, nhưng môi trường Trái
Đất bị phá hỏng thì nền ngoại giao, kinh tế đó cũng trở thành vô nghĩa.
Tiếp đến, đó là nhân tố xã hội, Việt Nam là nước có thành phần dân tộc đa dạng với 54
dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S và chính sự đa dạng
về dân tộc đã tạo cho Việt Nam hiện lên trong bạn bè năm châu là một nước giàu bản sắc
dân tộc và có nền văn hóa phong phú. Sự đa dạng về văn hóa là bước đệm quan trọng
trong việc giới thiệu hình ảnh người Việt Nam trong con mắt của bạn bè thế giới – một
thế giới năng động, sôi trào, thay đổi từng ngày nhưng con người ta luôn khát khao một
cái gì đó xưa cũ để hoài niệm. Nếu nói về khoa học, người phương Tây có thể là thầy của
người Phương Đông, còn nói về văn hóa, thì thực sự châu Á – Việt Nam mới là thầy của
người phương Tây. Bởi nền văn hóa Việt Nam đã tồn tại hàng năm nay, nó chứa đựng
tinh túy, tinh hoa trong từng cử chỉ, lời nói, hành động, nếp nghĩ, đạo làm người, ân
nghĩa, thủy chung.
Chính vì vậy, muốn hòa nhập thế giới Việt Nam cần phải hiện đại hóa nền kinh tế song
song với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thật là vĩ đại khi một dân tộc phải ngàn
năm chịu sự đô hộ của bọn giặc phương Bắc mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa, không bị
pha lẫn một chút nào. Qua đây, chúng ta đủ khả năng nhận định, “nếu nền văn hóa ta bị
mất, có nghĩa là chúng ta đang nằm trong nguy cơ mất nước”.
Một nhân tố xã hội đáng chú ý là dân cư của Việt Nam khá đông nhưng lại phân bố
không đều. Nhờ có dân cư đông nên nước ta có nguồn lao động dồi dào và là thị trường
tiêu thụ lớn của các nước. Do vậy, Việt Nam luôn là điểm nhấn cho thị trường đầu tư
nước ngoài nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại

Thế giới WTO. Nhờ dân số đông, các nguồn đầu tư nước ngoài dễ dàng chảy vào Việt
Nam, và qua đó, chúng ta có thể thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế với các cường quốc
lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vì dân số quá đông nên cũng gây khó khăn cho nước ta giải
quyết các vấn đề về y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, đặc biệt là vấn đề môi trường. Một
nước văn minh đòi hỏi môi trường nước đó phải thật sạch. Mật độ dân cư phân bố cao ở
đô thị và thưa thớt ở miền núi đặt ra nhiều dấu hỏi lớn cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường và cải thiện đời sống người dân. Và chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, dân cư
quá thưa thớt ở miền núi cũng đặt chúng ta vào nguy cơ của sự dòm ngó từ bên ngoài.
Bởi nếu miền núi ta dân cư thưa thớt, lại tiếp giáp biên giới, trình độ dân trí của người
dân chưa cao, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên khi bọn phản động mua chuộc, dụ
dỗ bằng tiền, thì tâm lý của người dân vùng núi dễ bị kích động, dễ có những hành vi sai
trái, không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc phân


bố lại dân cư sao cho hợp lý là điều trước
mắt của chúng ta.

Bản sắc văn hóa Việt Nam

Một điều cần nhấn mạnh rằng, một nền
ngoại giao mạnh là một ngành ngoại
giao mà con người phải có trình độ hiểu
biết cao, có một tư duy sâu sắc, nhạy
bén, thông minh. Và điều này được thể
hiện ở thông qua trình độ dân trí. Dễ
thấy rằng, trình độ dân trí Việt Nam
đang có bước chuyển lên từng ngày nhờ
Nhà nước ta đã có sự quan tâm đúng

mức đến nền giáo dục.

Người Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp thu thông tin từ khắp nơi trên thế giới
thông qua tin tức từ báo đài, nhất là công nghệ mạng Internet cập nhật từng giây, từng
phút biến động của cuộc sống. Nếu Việt Nam có trình độ dân trí cao, nền giáo dục tiến
bộ, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội lớn để có thể đào tạo ra những cán bộ ngoại giao chuyên
nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngoại giao của đất nước trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ, thời
điểm này là thời điểm của toàn cầu hóa và cả thế giới đang chuyển động. Chúng ta phải
biết ứng phó, linh hoạt trước môi trường mới, luôn biết làm mới mình, chuyên nghiệp, tự
tin trong công tác ngoại giao.


ngược lại, nếu chưa có những giải pháp cấp thiết để nâng
trình độ dân trí, nước ta sẽ trở thành mục tiêu của
các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc.
Chúng lợi dụng những địa bàn hiểm yếu như
vùng núi, dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp,
để chống phá Nhà nước bằng truyền đơn, nói
xấu, bịa đặt. Chính vì thế, việc phát triển, nâng
cao dân trí là lựa chọn hàng đầu của Nhà nước
ta. Phát triển và nâng cao trình độ dân trí là lựa
Nâng cao dân trí cho bà con vùng núi
chọn hàng đầu giúp nước ta có thể hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, xóa bỏ những lạc hậu, tàn tích cũ. Trình độ dân trí cao ở đây không
chỉ đơn thuần là hiểu biết nhiều, mà còn là sự thông thái, uyên bác, sắc đảo trong nhận
định vấn đề.
Chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam ta đang thay đổi từng ngày trước nhịp
thở toàn cầu. Trước mắt, Việt Nam cần có bước đi thích hợp để bảo vệ các nguồn tài


nguyên thiên nhiên, sau đó là tiến tới khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên với
các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Làm sao vừa khai thác vừa bảo vệ,

cũng như vừa quan tâm tới môi trường sinh thái là lựa chọn hàng đầu trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam.
Với các vấn đề xã hội, Việt Nam đã và đang thay đổi, cải thiện từng bước để có thể tham
gia vào sân chơi toàn cầu, trước mắt là xây dựng những con người mới, có đủ bản lĩnh
thích nghi trước toàn cầu đang hối hả, có trình độ dân trí cao, có sức khỏe tốt, có ý thức
cao, có đạo đức tốt. Đây là những điều mong mỏi của tất cả thế hệ người Việt Nam.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam ở bất cứ triều đại
nào đều coi mặt trận ngoại giao là tiên quyết trong việc giữ vững độc lập, tự chủ. Bởi dân
tộc ta là nước có truyền thông văn hóa lâu đời nên nền ngoại giao nước ta cũng là sự kế
thừa những tinh hoa, trí tuệ của người Việt Nam xưa và nay.
Trong quá trình làm bài, những sai sót mắc phải là không thể tránh khỏi. Em rất mong
nhận được những lời góp ý từ Cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.



×