Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BẢN TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.55 KB, 3 trang )

BẢN TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM CÁ NHÂN
Họ và tên :
Ngày sinh :
Lớp
:
Thực tập tại:

Phạm Xuân Phước
10-10- 1979
Giáo dục Tiểu học K5 . Khoa Tiểu học.
Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Trường tiểu học An Châu
Huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình.

1. Nhận thức:
- Thực tập sư phạm là điều kiện để đảm bảo cho học viên được dự thi tốt nghiệp
sau một quá trình được học tập, nghiên cứu tại trường Đại học sư phạm Hà Nội2
- Thực tập sư phạm là quá trình vận dụng những lí luận đã được học vào thực
tiễn môi trường giáo dục sư phạm giúp cho bản thân có thêm kinh nghiệm phục
vụ tốt hơn công việc giảng dạy của mình.
- Thực tập sư phạm là điều kiện để cá nhân có cơ hội tiếp cận với đối tượng
giảng dạy đó là học sinh. Từ đógiúp giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng thêm
nghiệp vụ sư phạm.
2 . Nội dung:
- Thực tập về công tác chủ nhiệm lớp.
-Thực tập về công tác giảng dạy chuyên môn.
3. Kế hoạch:
- Nhận lớp chủ nhiệm làm quen với giáo viên và học sinh.
- Dự giờ.
- Nhận tài liệu : sách giáo khoa , sách giáo viên, sách tham khảo , kế hoạch
giảng dạy .


- Giảng dạy và rút kinh nghiệm.
4. Thuận lợi :
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho học viên hoàn
thành đợt thực tập sư phạm của mình.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường có chuyên môn vững vàng luôn tạo điều kiện
thuận lợi để giúp học viên có được những kỹ năng sư phạm cũng như phương
pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
- Học viên có đầy đủ tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Cơ sơ vật chất của nhà trường đầy đủ: phòng học đúng tiêu chuẩn, đầy đủ tiện
nghi phục vụ cho trò giảng dạy và trò học tập. Các em học sinh ngoan ngoãn lễ
phép, có ý thức học tập chăm chỉ,
- Cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập icuar con em mình.


5. Khó khăn:
- Lực học của các em không đều phần nào khó khăn cho việc giảng dạy.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
còn phó mặc cho giáo viên giảng dạy.
6. Tiến trình thực hiện:
*Công tác chủ nhiệm lớp:
- Gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình của lớp mình thực tập.
Làm quen với lớp, với học sinh mà mình làm công tác chủ nhiệm.
- Dự giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao để nắm được tâm lí lứa tuổi học sinh.
- Trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp.
*Công tác chuyên môn:
-Gặp gỡ ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn để liên heevj về đợt
thực tập sư phạm. Nhận kế hoạch dự giờ soạn giảng.
- Thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn theo yêu cầu.
- Rút kinh nghiệm qua các bài dạy, bổ sung những hạn chế.
- Viết thu hoạch cá nhân sau đợt thực tập.

7. Kết quả thu được:
Qua thời gian thực tập tại trường tiểu học An Châu, bản thân tôi đã thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể:
- Giáo dục học sinh ngoan ngoãn ,ý thức tốt.
- Học sinh học tập chăm chỉ. Tỷ lệ các em đạt điểm khá giỏi cao.
- Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Bản thân học tập được ở bạn bè đồng nghiệp nhưng kĩ năng sư phạm, phương
pháp giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh đầy đủ, chính xác phù hợp
với dặc thù của từng bộ môn.
- Đã củng cố và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để từ đó có
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
8. Bài học kinh nghiệm:
- Mội hoạt động phải bám sát nội dung chương trình đề ra.
- Hiểu rõ đặc điểm tình hình của từng đối tượng học sinh để từ đó có phương
pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Phải quan tâm tới học sinh, biết phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp để tư
đó giáo viên có biện pháp giáo dục học sinh.
- Trong giảng dạy giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học giúp học
sinh phấn khởi, hứng thú học tập.
- Luôn động viên, khen ngợi kịp thời những thành tích mà các em đạt được từ đó
phát huy được tính tích cực của học sinh.


9.Kiến nghị:
Xét thực tế tình hình của trường tiểu học An Châu tôi có một số kiến nghị sau:
- Nhà trường cần tham mưu tốt với chính quyền địa phương tạo điều kiện mở
rộng về quy mô trường , lớp.
- Đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu về cơ sở vật chất của nhà trường. Cụ thể là:
xây thêm phòng học chức năng và phòng tin học để đáp ưng yêu cầu giáo
dục hiện nay.

- Nhà cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn
để học sinh mở rộng kiến thức.
- Nhà trường và Đoàn, Đội cần tổ chức nhiều hơ các buổi tọa đàm, các cuộc
thi đọc thơ, kể chuyện phù hợp với chủ đề trong năm học để học sinh có điều
kiện giao lưu rèn kĩ năng đọc diễn cảm, hỗ trợ cho các tiết Tập đọc trên lớp.
An Châu, ngày…tháng…năm 2012.
Người viết báo cáo.

Phạm Xuân Phước.
Nhận xét của cơ sở thực tập:
- Nội dung đề tài thực tập của học viên có phù hợp với tình hình hiện nay ở
địa phương chưa?
- Ý thức của học viên trong quá trình nghiên cứu thực tập tại trường?
- Kết quả thực tập của học viên tại cơ sở ( tốt, khá, trung bình ).
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Ngày ….tháng…..năm 2012.
Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Miền.



×