Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.37 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ TÌNH

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:
60 31 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Quang Ty

Hà Nội-Năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ TÌNH

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội-Năm 2009



MỤC LỤC
Trang
BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

iii

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

6

1.1

Cơ sở lý luận về HTXNN

6


1.1.1

Khái niệm HTX và phân loại HTX

6

1.1.2

Khái niệm HTXNN và các loại hình HTXNN

10

1.1.3

Đặc trưng của HTXNN

11

1.1.4

Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng HTXNN

13

1.1.5

Vai trò của HTXNN

14


1.1.6

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển HTXNN

16

1.2

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của
Nhà nƣớc về HTX và HTXNN

20

1.2.1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX và HTXNN

20

1.2.2

Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển
HTX và HTXNN

22

1.2.2.1

Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của HTX và HTXNN

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

22

1.2.2.2

Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển HTX và
HTXNN của Nhà nước

23

1.3

Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về phát triển
Hợp tác xã nông nghiệp và những vấn đề rút ra có thể
tham khảo đối với Việt Nam

24


1.3.1

Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở một số
nước trên thế giới

24

1.3.1.1

Kinh nghiệm phát triển HTXNN của Nhật Bản


24

1.3.1.2

Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Hàn Quốc

28

1.3.1.3

Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Thái Lan

30

1.3.2

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và sự phát triển
của phong trào HTXNN ở các nước

30

1.3.3

Mô hình hoá hoạt động của HTXNN và các nhân tố có liên
quan

37

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


44

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ KHI CÓ LUẬT HTX ĐẾN
NAY

46

(TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY)
2.1

Khái quát tình hình HTXNN trƣớc khi có Luật HTX (trƣớc
năm 1996)

46

2.2

Thực trạng HTXNN từ khi có Luật HTX (từ sau năm 1996)

49

2.2.1

Thực trạng HTXNN từ năm 1996 đến năm 2003

49

2.2.2


Thực trạng HTXNN từ khi có Luật HTX năm 2003 đến nay

59

2.2.2.1 Kết quả thể chế hoá và thực hiện các chính sách liên quan đến
triển khai Luật HTX ở các địa phương

59

2.2.2.2 Tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của các HTXNN

63

2.3

Đánh giá kết quả hoạt động của các HTXNN từ sau khi có
Luật HTX năm 1996 đến nay

73

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

83

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
HTXNN PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

84


3.1

Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nƣớc tác động đến các
HTXNN

84

3.1.1

Bối cảnh kinh tế quốc tế

84


3.1.2

Bối cảnh kinh tế trong nước và tình hình kinh tế nông nghiệp ở
nước ta

85

3.2

Định hƣớng phát triển HTXNN trong điều kiện mới

86

3.2.1

Quan điểm tiếp tục phát triển kinh tế HTX nói chung và

HTXNN nói riêng trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và
nông thôn

86

3.2.2

Mục tiêu phát triển

88

3.2.3

Định hướng phát triển HTXNN ở các vùng trong cả nước

88

3.2.4

Phương hướng phát triển các loại hình HTXNN

89

3.2

Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy HTXNN phát triển

92

3.2.1


Giải pháp về nhận thức

92

3.2.2

Thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa làm cơ
sở phát triển HTXNN

94

3.2.3

Hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý HTXNN

97

3.2.4

Hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát
triển HTXNN

102

3.2.5

Đẩy mạnh liên kết giữa HTXNN với nhau và với các loại hình
kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước


110

3.2.6

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN

112

3.2.7

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
nhằm hỗ trợ HTXNN phát triển

115

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

118

KẾT LUẬN

119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã nói riêng là những hình thức tổ chức kinh
tế-xã hội ra đời một cách khách quan trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại.
Từ những năm cuối của thế kỷ XVIII, khi các nước Tây Âu, tiêu biểu là nước Anh
và Pháp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và tập trung mọi nỗ
lực để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, tư tưởng về HTX đã được khởi nguồn và
một số mô hình thí điểm đầu tiên đã xuất hiện ở khu vực này. Về sau, song hành với quá
trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hình thức HTX tiếp tục được nhân rộng, trở
thành một trào lưu quốc tế và cho đến nay đã có lịch sử trên 100 năm. Theo đánh giá mới
đây (năm 2003) của Liên hợp quốc, ngày nay “Hợp tác xã là trào lưu có tổ chức lớn nhất
của xã hội văn minh”.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các
HTXNN có vai trò không thể phủ nhận đối với đời sống kinh tế-xã hội và đã từng là một
trong những điểm tựa quan trọng của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì lý luận, đường lối, chính sách liên
quan đến HTX nói chung và HTXNN nói riêng cũng được đổi mới. Mô hình HTXNN
kiểu kế hoạch hoá tập trung không còn thích hợp và được chuyển sang những hình thức
mới. HTX được xem là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, trong đó
HTXNN có “sứ mệnh” giúp các hộ nông dân cá thể sản xuất nhỏ lẻ có thể hợp tác với
nhau để tồn tại và phát triển được trong cơ chế kinh tế thị trường. Ngoài “sứ mệnh” kinh
tế, các HTXNN còn có vai trò chính trị, xã hội theo hướng tạo mọi cơ hội bình đẳng
trong kinh doanh cho những người có ít vốn, đồng thời góp phần xoá đói, giảm nghèo ở
nông thôn.
Nhận thức được vai trò quan trọng của HTX nói chung và HTXNN nói riêng, từ
trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển HTX. Khi mô hình
HTX kiểu cũ (trước khi có Luật HTX năm 1996) lâm vào tình trạng trì trệ, không còn
phù hợp với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi


mới HTX bằng việc ban hành Luật HTX năm 1996, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của

mô hình HTX kiểu mới, một mô hình phù hợp với sự đổi mới, phát triển của đất nước và
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các HTXNN kiểu mới vấp phải
rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 1996, Hội nghị Trung
ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về: Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho
HTXNN phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX
kiểu mới, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật HTX
mới (Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004). Từ khi triển khai
Luật HTX năm 1996 và năm 2003 đến nay, các HTXNN đã có bước phát triển mới, đáp
ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng
góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nông thôn, thúc
đẩy sản xuất nông sản hàng hóa phát triển và góp phần vào quá trình CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, HTXNN ở nước ta cũng còn tồn tại một số yếu kém như:
một số HTXNN chuyển đổi còn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTXNN còn
hạn chế, các HTXNN thụ động và không nhanh nhạy nắm bắt tín hiệu và cơ hội của thị
trường, số HTXNN làm ăn có hiệu quả còn ít, các nội dung hoạt động nghèo nàn, lợi ích
đem lại cho xã viên chưa nhiều vậy. HTXNN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và vai trò kinh tế-xã hội vốn có của nó.
Những hạn chế yếu kém của HTXNN có nhiều nguyên nhân, gồm cả các nguyên
nhân xuất phát từ chính bản thân HTXNN và từ sự quản lý của nhà nước. Để HTXNN
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của kinh tế hộ nông dân và phát triển ổn định, bền
vững trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải khắc phục những
nguyên nhân và tồn tại yếu kém của HTXNN.
Với những lý do nêu trên, “Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng,
vấn đề và giải pháp” được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu:


Trong hơn 10 năm đổi mới và phát triển HTXNN theo Luật HTX ở nước ta, vấn

đề HTXNN là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới
nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong
nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá
trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông nghiệp nông thôn
Việt Nam từ trước khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ
chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số
phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các
loại hình HTX.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả
đề cập đến vai trò của các HTX trong quá trình CNH-HĐH ở khu vực kinh tế nông
nghiệp nông thôn.
- PGS.TS Nguyễn Văn Bích, TS.Chu Tiến Quang, GS.TS Lưu Văn Sùng, Kinh tế
hợp tác và HTX ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp,
2001. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế
hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên
định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- PGS.TS Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp Việt Nam, Nxb Trẻ, TPHCM, 2004, phân tích tương đối sâu và khá hệ thống về
mối quan hệ giữa kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác.
- TS. Chử Văn Lâm, Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 12, 2005. Tác
giả tập trung nghiên cứu về quan hệ sở hữu trong các loại hình kinh tế hợp tác và HTX
của thành phần kinh tế tập thể.
- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm hoạt động của một
số HTX sau sáu năm thực hiện Luật HTX ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003.
Nội dung đề cập đến một số HTX đổi mới theo Luật HTX năm 1996 làm ăn có hiệu quả.



Ngoài ra, còn có các diễn đàn thảo luận về đổi mới, phát triển các HTXNN trên
các trang web.
Nhìn chung, các công trình và tài liệu nói trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của
HTXNN, trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ
những yếu kém của mô hình HTXNN kiểu cũ, luận giải sự cần thiết phải đổi mới
HTXNN theo Luật HTX năm 1996. Các công trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về
nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ IX hoặc nghiên cứu về HTXNN hoạt động theo luật HTX nhưng chỉ trong phạm vi
một tỉnh, một huyện hoạc một vùng địa lý. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu
một cách toàn diện HTXNN trên cả nước để đưa ra một mô hình tổng thể, khái quát
nhưng đầy đủ, logic và khoa học về mô hình hoạt động HTXNN theo đúng nghĩa là một
“HTX thực sự”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là vận dụng lý luận HTXNN để khảo sát, đánh giá hoạt
động của HTXNN kiểu mới trên cả nước từ năm 1996 đến nay và đề xuất một số phương
hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển HTXNN trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ những nguyên tắc và bản chất của loại hình kinh tế HTX nói chung và
HTXNN nói riêng.
- Luận chứng về sự cần thiết khách quan phải phát triển HTXNN ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở Việt Nam từ khi có Luật
HTX năm 1996 đến nay.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển HTXNN trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về các HTXNN ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng các HTXNN ở Việt Nam từ năm
1996 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:



Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê và xử lý các tài liệu
tham khảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Luận kế thừa có chọn lọc các công
trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần với đề tài.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn:
- Phân tích cơ sở lý thuyết của mô hình HTXNN hoạt động theo Luật HTX và từ thực
tiễn phong trào HTXNN ở các nước trên thế giới để xây dựng mô hình tổng quát về hoạt
động của HTXNN và các nhân tố có liên quan đến HTXNN một cách chính xác, logic và
dễ hiểu nhất.
- Đánh giá những thành công và bất cập tồn tại trong quá trình phát triển HTXNN
theo Luật HTX từ năm 1996 đến.
- Đưa ra định hướng và các giải pháp góp phần thúc đẩy HTXNN phát triển trong
thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 03 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về Hợp tác xã nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt nam từ khi có luật
HTX đến nay (từ năm 1996 đến nay)
Chƣơng 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy HTXNN phát triển trong giai đoạn
tới


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (24/5/1996), Chỉ thị số 68-CT/TW, về việc Phát
triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (15/4/2006), Qui định số 164-QĐ/TW, Qui
định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã, (gọi chung là hợp tác xã).
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA. (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Nhật Bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX
ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Bích (1997), Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp ở nước ta hiện nay, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Thị Minh Châu (2003), Nghị về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác,
hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại đến năm 2010, Thương mại, (số 13) tr. 2- 3.
8. Trần Thị Minh Châu (2005), Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở một số
nước Châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí những vấn đề kinh tế
thế giới, số 8 (Tr28-37).
9. Chính phủ (02/01/1997) Nghị định số 02, về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý nhà nước của các Bộ, cơ quan, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
10. Chính phủ (21/02/1997) Nghị định số 15, về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác xã.
11. Chính phủ (21/02/1997) Nghị định số 16, về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ
chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
12. Chính phủ (08/7/1999) Nghị định số 51, qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích
đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định số 35 ngày 29/3/2002, sửa đổi bổ sung
danh mục, A,B,C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 51/CP.


13. Chính phủ (12/10/2004) Nghị định số 177, về quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật HTX năm 2003.
14. Chính phủ (11/7/2005) Nghị định số 87, về đăng ký kinh doanh hợp tác xã.
15. Chính phủ (11/7/2005) Nghị định số 88, về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích
phát triển hợp tác xã.
16. Trần Ngọc Dũng (2003), Vai trò của pháp luật với sự phát triển của hợp tác xã, Tạp
chí luật học (số 01), tr. 9- 12.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (5/4/1988), Nghị quyết Bộ Chính trị: Về đổi mới quản

lý kinh tế nông nghiệp.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5, khoá IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng
khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Đạt (2002), Nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới các hợp tác xã nông
nghiệp ở Quảng Ninh, Tư tưởng văn hoá (số 5), tr. 43- 46.
23. Hà Đăng (2004), Đi lên từ sản xuất nhỏ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Mai Công Hoà (29/01/2002), Thực trạng và xu hướng phát triển các mô hình kinh tế hợp
tác, hợp tác xã ở nước ta hiện nay, Báo nhân dân, tr.2.
25. Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt
Nam, Nxb trẻ, TPHCM.
26. Nguyễn Văn Khánh (2004), Việt Nam trên con đường lớn, Nxb Lao động,
Hà Nội.
27. Chử Văn Lâm, Nguyễn Văn Huân (2005), Sở hữu tập thể trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 12 (Tr3-10).
28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, T38, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
29. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, T43, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.


30. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, T.45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
31. V.I.Lênin (1977), Bàn về chế độ hợp tác xã, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Liên minh HTX Việt Nam (2004), Một số vấn đề cơ bản về HTX, Nxb Lao
động, Hà Nội.
33. Luật hợp tác xã (năm 1996) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1997).
34. Luật hợp tác xã (năm 2003) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004).

35. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, T18, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
36. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, T22, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
37. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, T4, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
38. C. Mác, Ph. Ăngghen (1996), Toàn tập, T23, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1976), Về cách mạng XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (1976), Về Kinh tế HTX, Nxb Sự thật, Hà Nội.
41. Nguyễn Thế Nhã - Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình Kinh tế nông
nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
42. Vũ Văn Phúc (2002), Quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghịêp ở nước ta,
Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương, số 5 (40), tr. 3- 11.
43. Vũ Văn Phúc (2002), Về chế độ kinh tế hợp tác ở nước ta, Lý luận chính trị (số1), tr.
26- 29.
44. Chu Tiến Quang (2003), Kinh nghiệm hoạt động của một số HTX sau sáu năm
thực hiện Luật HTX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác
xã trong nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Lưu Văn Sùng (1991), Hợp tác hoá nông nghiệp-Một số giải pháp từ cơ sở,
Nxb sự thật, Hà Nội.
47. Tạp chí Giáo dục lý luận (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý HTX nông
nghiệp, số 2, (Tr20-23).


48. Tạp chí hoạt động khoa học (2003), Hai vấn đề quan tâm trong đổi mới HTX
nông nghiệp, số 01 (Tr25-29).
49. Tạp chí kinh tế và dự báo (2003), Nâng cao sức mạnh HTX nông nghiệp, số 8
(Tr18-42).

50. Tạp chí lý luận chính trị (2002), HTX trong phát triển nền nông nghiệp hàng
hoá hội nhập quốc tế, số 12 (Tr 46-50).
51. Tạp chí nông nghiệp và PT nông thôn (2003), Một số bài học rút ra từ các HTX
nông nghiệp, số 12 (Tr1483-1484).
52. Tạp chí nông thôn mới (2003), Mấy vấn đề trong quản lý và hoạt động của
HTX nông nghiệp hiện nay, số 90 (Tr10-11).
53. Tạp chí của Tổng cục Thông kê (2006), Con số và Sự kiện, (số 3).
54. Nguyễn Hữu Tiến (1995), Tổ chức HTX của một số nước châu Á, Nxb nông
nghiệp, Hà Nội.
55. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
56. Khánh Vân (2003), Chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, Nghiên cứu lập
pháp (số 10), tr. 3- 6.
57. Viện Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Kinh nghiệm hoạt động của một số hợp tác
xã sau sáu năm thực hiện Luật hợp tác xã ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
58. Hoàng Việt (2002), Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông
nghiệp, Tạp chí Cộng sản (số 19), tr30-34.
59. www.agroviet.gov.vn
60. www.dcrd.gov.vn
61. www.gso.gov.vn
62. www.vca.org.vn



×