Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Logistics trong ngoại thương tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.44 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGỌC HOÀI NAM

LOGISTICS TRONG NGOẠI THƯƠNG
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN HỘI

Hà Nội – 2009

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 7
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LOGISTICS TRONG NGOẠI THƯƠNG .............. 7
1.1.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS. ................................ 7

1.1.1. Khái niệm logistics. ................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của logistics.......................................................................... 11
1.1.3. Vai trò của logistics...............................................................................13


1.1.4. Các điều kiện và cơ sở pháp lý của logistics......................................... 17
1.1.5. Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của logistics. .................................. 22
1.1.6. Phân loại logistics. ................................................................................ 24
1.2.

LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. ............. 27

1.2.1. Logistics và vận tải - giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. .................. 28
1.2.2. Quy trình áp dụng logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu. .............. 34
1.3.

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

TRÊN THẾ GIỚI. ............................................................................................ 37
1.3.1. Logistics của một số nƣớc ASEAN. ..................................................... 37
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển logistics của Trung Quốc. ............................... 38
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 41
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGOẠI THƯƠNG TẠI VIỆT NAM ... 41
2.1.

LOGISTICS VÀ VẬN TẢI - GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI VIỆT NAM. ................................................................................. 41
2.1.1. Khái quát về hoạt động vận tải - giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt
Nam. 41
2.1.2. Nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động vận tải - giao nhận về
logistics............................................................................................................. 42
2.1.3. Cơ sở cho hoạt động logistics tại Việt Nam.......................................... 44
2.2.


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGOẠI THƢƠNG

TẠI VIỆT NAM. .............................................................................................. 53


2.2.1. Các giai đoạn phát triển của logistics tại Việt Nam. ............................. 53
2.2.2. Các tổ chức thực hiện logistics ở Việt Nam.......................................... 57
2.2.3. Phân tích, đánh giá việc áp dụng logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu tại
một số doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam..................................................... 64
2.3.

ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGOẠI THƢƠNG

TẠI VIỆT NAM. .............................................................................................. 73
2.3.1. Thành công. ........................................................................................... 73
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. ............................................................. 78
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 100
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS TRONG NGOẠI
THƯƠNG TẠI VIỆT NAM. ................................................................................ 100
3.1.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT

TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS. ............................................................. 100
3.1.1. Cơ hội cho sự phát triển logistics tại Việt Nam .................................. 100
3.1.2. Thách thức. .......................................................................................... 106
3.2.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS


TẠI VIỆT NAM. ............................................................................................ 110
3.2.1. Các biện pháp về chính sách vĩ mô của nhà nƣớc. ............................. 111
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. .................... 124
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 142
PHỤ LỤC I ............................................................................................................ 145
PHỤ LỤC II .......................................................................................................... 146


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên
nhiều phƣơng diện, mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế từ mậu dịch hàng
hoá đến mậu dịch vô hình, tác động mạnh mẽ tới hệ thống “cung – cầu”, làm biến
đổi nhanh về số lƣợng và chất lƣợng của nó. Trƣớc đây, vai trò của “cung” luôn
đƣợc đặt lên hàng đầu, nhƣng ngày nay, tình hình đã thay đổi: trong dây chuyền
phân phối hàng hoá, vai trò quan trọng hàng đầu đã đƣợc chuyển từ “cung” sang
“cầu”.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu khá lớn và tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm cao, thị trƣờng cung cấp
dịch vụ logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam đang ngày càng đƣợc
mở rộng. Tuy nhiên, việc ứng dụng logistics ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu chỉ
mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ và chƣa chuyên nghiệp. Hầu hết các hoạt
động chính của chuỗi logistics trong quá trình xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn bị các đối tác nƣớc ngoài chỉ định hay chi phối.
Cùng với đà hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế
giới, việc hiểu rõ hơn về logistics, đẩy mạnh áp dụng logistics một cách đầy đủ và
chuyên nghiệp sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng cƣờng hiệu quả
của hoạt động xuất nhập khẩu - một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu của

nền kinh tế đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam theo
hƣớng chủ động, tích cực và thực tế. Do đó, đề tài: “Logistics trong ngoại thƣơng


tại Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với tiến trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Logistics là vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam, do vậy những nghiên cứu về
logistics tại Việt Nam chƣa nhiều. Cho đến nay, mới có một số sách và bài nghiên
cứu về logistics nhƣ sau:
1) Giáo trình: “Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế” - PGS.TS. Đinh Ngọc
Viện - NXB Giao thông Vận tải 2002. Đây là giáo trình tham khảo của môn học
“Vận tải và giao nhận hàng hoá trong Ngoại thương” trong chƣơng trình đào tạo
hệ đại học và cao học của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng cùng với giáo trình của
GS.TS. Hoàng Văn Châu. Nội dung chủ yếu của giáo trình là nghiên cứu về hoạt
động giao nhận vận tải (forwarding) một trong những bộ phận của chuỗi các hoạt
động logistics.
2) Giáo trình: “Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu” của GS.TS.
Hoàng Văn Châu – NXB Khoa học Kỹ thuật 2003. Cuốn sách này đã trình bày
những nội dung cơ bản nhất về vận tải và giao nhận hàng hoá bằng container, vận
tải đa phƣơng thức và logistics. Đây là nội dung chỉ mang tính giới thiệu cho sinh
viên có những kiến thức cơ bản nhất về logistics, một phần kiến thức nhỏ trong
toàn bộ nội dung của cuốn sách về vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
3) Giáo trình: “Logistics – những vấn đề cơ bản” của PGS.TS. Đoàn Thị
Hồng Vân – NXB Thống kê 2003. Cuốn sách này đã giới thiệu những nội dung cơ
bản về logistics. Nội dung của cuốn sách chỉ dừng lại phân tích logistics dƣới góc
độ lý thuyết cơ bản và cũng chƣa có liên hệ tới logistics tại Việt Nam.
4) Giáo trình: “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” - NXB Lý luận
Chính trị 2005. Đây là giáo trình giảng dạy của bộ môn “Vận tải và giao nhận
trong Ngoại thương” trong chƣơng trình đào tạo sinh viên và học viên cao học của

trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. Giáo trình đã trình bày cho sinh viên những khái


niệm về hoạt động giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, các hình thức,
phƣơng thức và nghiệp vụ cơ bản của quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa
trong ngoại thƣơng cũng nhƣ các kiến thức cơ bản để giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong thực tế. Toàn bộ chƣơng trình học nhằm mục đích trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản để có thể hiểu và làm quen với công việc trong thực tế
sau khi tốt nghiệp. Giáo trình chỉ đề cập tới một số hoạt động riêng biệt của
logistics.
5) Giáo trình: “Quản trị logistics” của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân – NXB
Thống kê 2006. Giáo trình này đã giới thiệu một cách khái quát về logistics cũng
nhƣ những vấn đề chung nhất của logistics trong nền kinh tế hiện nay, các hình
thức tổ chức của logistics, vai trò của logistics trong kinh tế và trong các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, đây cũng là một nghiên cứu tổng quát về
logistics và quản trị logistics, chƣa đi sâu vào nghiên cứu logistics trong điều kiện
thực tế của Việt Nam.
6) Bên cạnh đó, các nghiên cứu về chuỗi logistics (supply chain) và quản trị
chuỗi logistics (logistics management):


“Logisticscal management: The Intergrated Supply Chain Process”–

Donal J. Bowsersox and David J. Closs – The Mc Graw – Hill, London (1996).


“Logistics and supply chain management: Strategies for reducing cost and

improve service” - Martin Christopher – Prentice Hall Publisher, London (1998).



“Fundamentals of logistics management” – James R. Stock and Lisa M.

Ellram - Mc Graw Hill, Singapore (1998).


“Supply chain management: Strategy, Planning and Operation” – Sunil

Chopra and Peter Meind – Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey (2001).


“The Handbook of Logistics and Distribution Management” - Alan

Rushton, John Oxley, Phil Croucher. Institute of Logistics and Transportation
(2005).




“Global Logistics Management” - Kent N. Gourdin (College of

Charleston), Blackwell Publishing (2006).
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chuỗi cung ứng
logistics, một hình thức phát triển cao và liên kết hoá các hoạt động logistics. Tuy
nhiên, tất cả các tài liệu nƣớc ngoài trên đây đều chỉ dừng lại phân tích logistics
dƣới góc độ lý thuyết cơ bản mà chƣa đi vào phân tích những vấn đề cụ thể và thực
tế trong việc triển khai áp dụng logistics tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. MụC đỚCH NGHIỜN CứU.


Với những kiến thức đã thu đƣợc trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân với hơn năm năm làm việc cho những công
ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp hàng đầu thế giới nhƣ Evergreen
Marine Corporation – Evergreen Logistics, Hanjin Shipping Group – Hanjin
Logistics và quá trình nghiên cứu thực tế áp dụng logistics tại Việt Nam cũng nhƣ
xem xét các trƣờng hợp thành công điển hình của một số quốc gia trên thế giới,
mục đích của luận văn nhằm:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về logistics nhƣ khái niệm, bản chất,
quy trình, nội dung và cơ sở pháp lý để vận dụng trong việc xây dựng quy trình áp
dụng logistics tại Việt Nam, phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng logistics của một số nƣớc trên thế giới để rút ra
những kinh nghiệm quý báu cho việc áp dụng dịch vụ này tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn việc áp dụng logistics tại Việt Nam, luận văn
muốn tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng dịch vụ này
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam để tìm ra các biện pháp khắc phục
những khó khăn vƣớng mắc trên đồng thời đƣa ra những kiến nghị nhằm phát triển
logistics nói chung cũng nhƣ phát triển và ứng dụng dịch vụ logistics trong lĩnh


vực xuất nhập khẩu nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thƣơng
trong tiến trình Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
3.2. NHIệM Vụ NGHIỜN CứU.

- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hoá những lý thuyết về logistics nói chung
và trong hoạt động ngoại thƣơng nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng logistics tại các doanh nghiệp Việt
Nam cũng nhƣ nghiên cứu các mô hình của nƣớc ngoài nhằm chỉ rõ những thuận
lợi, khó khăn cho hoạt động logistics với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng logistics trong ngoại thƣơng trong điều

kiện Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. ĐốI TượNG NGHIỜN CứU CủA LUậN VăN.

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động logistics trong ngoại thƣơng
tại Việt Nam.
4.2. PHạM VI NGHIỜN CứU.

Logistics là một khái niệm rất rộng, đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống nhƣ sản xuất, thƣơng mại, quân sự, quản lý xã hội… nhƣng
trong khuôn khổ của luận văn này, logistics đƣợc giới hạn nghiên cứu chỉ là hoạt
động logistics trong ngoại thƣơng giai đoạn từ năm 1998 đến 2008. Đây là mốc
thời gian quan trọng đánh dấu quá trình phát triển liên tục và mạnh mẽ của nền
kinh tế Việt Nam. Trong khoảng thời gian mƣời năm 1998-2008, những bƣớc hội
nhập mang tính thực chất nhƣ gia nhập APEC (11/1998), triển khai thực hiện cam
kết AFTA, ký kết Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Mỹ (11/2000) và sau
này là quá trình đàm phán và gia nhập WTO (11/2006) đã giúp cho hoạt động
ngoại thƣơng của Việt Nam có những bƣớc phát triển nhảy vọt. Hơn nữa, sự kiện
Việt Nam tham gia kết nối vào mạng Internet toàn cầu (1997) và bắt đầu triển khai
rộng (1998) đã giúp logistics có đƣợc cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản đồng thời nhờ


mạng Internet mà các ƣu điểm cũng nhƣ tiện ích của logistics đã có điều kiện đƣợc
triển khai và phát huy tối đa.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trƣớc hết, luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích sự
hình thành, phát triển các hoạt động vận chuyển, phân phối và hình thành các khâu
trong chuỗi của hoạt động logistics.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp đƣợc sử dụng nhằm nêu
rõ quá trình phát triển của hoạt động logistics và việc áp dụng logistics tại các

doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc luận văn sử dụng để làm nổi
bật tính đặc thù trong việc ứng dụng logistics tại Việt Nam đồng thời phƣơng pháp
thống kê đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho
các vấn đề nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
- Phân tích, làm rõ hơn những khái niệm về logistics.
- Nghiên cứu tình hình thực tế áp dụng logistics tại Việt Nam.
- Đƣa ra các giải pháp chủ yếu để hạn chế những bất cập và khó khăn trong
việc áp dụng logistics trong xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần phát triển logistics nói chung và trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn.
Chƣơng 1. Khái quát chung về logistics trong ngoại thƣơng.
Chƣơng 2. Hoạt động logistics trong ngoại thƣơng tại Việt Nam.


Chƣơng 3. Biện pháp thúc đẩy sự phát triển của logistics trong ngoại thƣơng tại
Việt Nam.

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LOGISTICS
TRONG NGOẠI THƯƠNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS.

1.1.1. Khái niệm logistics.
Logistics là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhƣng vẫn còn khá
mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù nhiều tài liệu đã cố gắng tìm những từ tƣơng đƣơng
để dịch “logistics” ra tiếng Việt mà trong số đó những thuật ngữ nhƣ “tiếp vận”
hay “hậu cần” đƣợc sử dụng nhiều nhất nhƣng xét về bản chất, những thuật ngữ

trên chƣa thể Việt hoá đƣợc toàn bộ nội dung của logistics. Chính vì vậy, trong
những văn bản chính thức đƣợc ban hành gần đây (Luật Thƣơng mại 2005, Nghị
định 140/2007NĐ-CP), thuật ngữ logistics đều đƣợc giữ nguyên nhƣ trong tiếng


Anh hoặc chỉ ghi theo phiên âm từ tiếng Anh sang tiếng Việt (phiên âm trong tiếng
Việt là lô-gi-stíc) và đƣợc thừa nhận rộng rãi.
Ban đầu, với nguyên gốc xuất phát từ trong quân đội, logistics đƣợc hiểu và
sử dụng nhƣ một từ chuyên môn với nghĩa “hậu cần”. Napoleon, một trong những
vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp và thế giới đã từng định nghĩa “logistics là hoạt
động để duy trì lực lƣợng quân đội”. Ông cũng cho rằng, logistics đóng vai trò rất
lớn trong chiến tranh với câu nói nổi tiếng “kẻ nghiệp dƣ bàn về chiến thuật còn
ngƣời chuyên nghiệp nói về logistics”. Thật vậy, trong chiến tranh, vai trò của
logistics (hậu cần) là cực kì quan trọng vì nó đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng và
thông suốt cho toàn bộ quân đội với hàng ngàn, hàng vạn thậm chí hàng triệu
ngƣời. Từ xa xƣa hay trong chiến tranh hiện đại, chiến thuật cắt đứt đƣờng tiếp tế
lƣơng thực và vũ khí (phá vỡ hoạt động logistics) luôn là những kế sách đƣợc áp
dụng nhiều nhất để phá vỡ khả năng chiến đấu của đối phƣơng. Điều này đƣợc thể
hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học và quân sự cổ điển nhƣ Binh pháp Tôn Tử,
Tam quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng... hay các cuộc chiến tranh hiện đại nhƣ
Chiến tranh Thế giới thứ II (1939-1945), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975).
Trong nền kinh tế hiện đại, với quá trình chuyên môn hoá cao thì logistics
chính là những mắt xích liên kết các hoạt động, các khâu trở thành một thể thống
nhất. Cũng từ đó, logistics hiện nay đƣợc coi là một trong những hoạt động mang
tính chiến lƣợc, quyết định đến sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh tế
cả ở mức độ vĩ mô và vi mô.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều nghiên cứu về logistics trong các
giai đoạn phát triển đó, dƣới các góc nhìn khác nhau, hiện nay có khá nhiều khái
niệm về logistics.
1.1.1.1. Giải thích về logistics của từ điển.

Trong các từ điển, logistics thƣờng đƣợc giải thích dƣới góc độ chung nhất,
cơ bản nhất về ngôn ngữ học để tất cả mọi ngƣời dù có chuyên môn hay không
chuyên môn về logistics đều có thể hiểu khái quát về khái niệm logistics:


- Từ điển “Oxford Advanced Learners Dictionary of Current English”, A.S
Hornby, Fifth Edition, Oxford University Press - 1995 giải nghĩa: Logistics là việc
tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics –
the organization of supplies and services for any complex operation). Nhƣ vậy,
việc giải nghĩa này đã “mô tả” một cách chung nhất, khái quát nhất các biểu hiện
bên ngoài của logistics. Hơn nữa, khái niệm hoạt động phức hợp cũng khiến ngƣời
đọc gặp khó khăn trong việc hiểu và hình dung đƣợc về logistics qua giải thích
này.
- Từ điển “The American Heritage”, Forth Edition, Houghton Mifflin
Company - 2000 đƣa ra hai khía cạnh trong cùng một thuật ngữ logistics: 1.
Logistics là một bộ phận của hoạt động quân sự chuyên trách về tích luỹ, phân
phối, duy trì và thay thế nguyên vật liệu cũng nhƣ nguồn nhân lực. 2. Sự quản lý
các khâu của một hoạt động (Logistics - 1. The branch of military operations that
deals with the procurement, distribution, maintenance, and replacement of
material and personnel. 2. The management of the details of an operation).

1.1.1.2. Khái niệm logistics dưới góc nhìn của các nhà kinh doanh.
Quá trình phát triển của logistics đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích dƣới các
góc nhìn và tại những giai đoạn khác nhau nên hiện nay có khá nhiều các khái
niệm về logistics đƣợc đƣa ra.
Thứ nhất, theo Hội đồng quản trị logistics Mỹ (CLM).
Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phƣơng án tối ƣu để thực hiện việc
quản lý, kiểm soát sự di chuyển bảo đảm có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về
thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng nhƣ các
thông tin tƣơng ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay ngƣời

tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng (Council of Logistics
Management, />

Thứ hai, theo ESCAP (Ủy ban Kinh tế và Phát triển châu Á - Thái Bình
Dƣơng của Liên hợp quốc).
Logistics là quá trình tối ƣu hóa về vị trí, lƣu trữ bao gồm cả vận chuyển các
tài nguyên - yếu tố đầu vào, đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và
đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
(Logistics Management - tài liệu giảng dạy của ESCAP).
Thứ ba, theo Hiệp hội Quản lý logistics Canada (CALM).
Logistics là việc lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả
với chí phí thấp nhất quá trình lƣu chuyển, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho,
thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất tơi nơi tiêu thụ để thoả mãn
nhu cầu của khách hàng (Canadian Association of Logistics Management,
/>1.1.1.3. Logistics theo Luật Thương mại Việt Nam.
Hoạt động logistics lần đầu tiên đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại Việt
Nam 2005. Điều 233 trong Luật này quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để
hƣởng thù lao. Dịch vụ logistics đƣợc phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gistíc”.
Tiếp theo Luật Thƣơng mại 2005, nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định chi
tiết thêm cho Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới
hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics góp phần làm
hoàn chỉnh thêm những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động logistics.
Với những khái niệm về logistics đƣợc xem xét nhƣ trên, có thể rút ra một số
nhận xét cơ bản về khái niệm của logistics:



- Logistics là một khái niệm mở có thể hiểu theo nhiều góc độ, trong nhiều
lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quân sự…
- Trong kinh tế, khái niệm logistics đƣợc xem xét theo hai góc độ:
+ Theo nghĩa hẹp: logistics là việc tập hợp tất cả các yếu tố cấu thành và hỗ
trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ trong đó
các yếu tố này được kết hợp một cách hợp lý, khoa học với mục tiêu tối ưu hóa về
thời gian và chi phí. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, ngƣời
cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có quá nhiều khác biệt và là
sự phát triển cao hơn của ngƣời cung cấp dịch vụ vận tải đa phƣơng thức (MTO Multimodal Transport Operator).
+ Theo nghĩa rộng: logistics đƣợc xem xét trên toàn bộ các quá trình lƣu
chuyển hàng hoá vật chất và dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa
đƣợc thực sự tiêu dùng bởi ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Theo cách hiểu này,
logistics là quá trình tối ưu hóa của cả chu trình sản xuất bao gồm từ việc thu thập
thông tin, xử lý thông tin, lập kế hoạch, nhập nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa, đưa hàng hóa vào các kênh lưu thông,
phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và thậm chí cả hoạt động thu hồi, xử
lý các phụ phẩm, phế phẩm của quá trình sản xuất, tiêu dùng với mục tiêu đạt
được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn này, hoạt động logistics chủ yếu
đƣợc xem xét trong hoạt động ngoại thƣơng nên logistics có thể đƣợc hiểu là quá
trình tổ chức, quản lý một cách khoa học và hợp lý sự luân chuyển hàng hóa cũng
như chuỗi các hoạt động liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu với mục tiêu tối
ưu hóa về thời gian và hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, hoạt động thƣơng mại nói chung và ngoại thƣơng nói riêng ngày
càng trở nên phức tạp do vậy giới hạn phân biệt giữa logistics trong kinh tế nói
chung và logistics trong ngoại thƣơng cũng chỉ mang tính tƣơng đối.
1.1.2. Đặc điểm của logistics.


Logistics có một số đặc điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía
cạnh chính đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.
+ Logistics sinh tồn: có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Logistics sinh tồn xuất phát từ bản năng cơ bản, yêu cầu sinh tồn của con ngƣời
nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhƣ: chúng ta cần cái gì? Cần bao nhiêu?
Khi nào cần và cần ở đâu? Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động
logistics nói chung.
+ Logistics hoạt động: là bƣớc phát triển mới của logistics sinh tồn, gắn với
toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics
hoạt động đƣợc thực hiện cụ thể trong dòng vận động không ngừng của toàn bộ các
hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
+ Logistics hệ thống: giúp cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của
logistics hệ thống bao gồm máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ
tầng, nhà xƣởng…
Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống có mối liên hệ
chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.
Thứ hai, logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao
nhận.
Cùng với quá trình phát triển của hoạt động giao nhận vận tải, logistics đã làm
đa dạng hóa khái niệm vận tải và giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt
khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc nhƣ thuê tàu, lƣu chỗ, chuẩn bị hàng,
đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan… cho tới việc cung cấp dịch vụ
trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, ngƣời đƣợc ủy
thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách
hàng, chịu trách nhiệm với khách hàng và bị ràng buộc bởi các nguồn luật điều
chỉnh (ví dụ: ngƣời cung cấp dịch vụ logistics, trong một số trƣờng hợp, có thể


thay mặt chủ hàng đứng tên trên tờ khai hải quan theo hợp đồng ủy thác hay trên
mặt vận đơn (B/L) của ngƣời chuyên chở thực sự. Trong các trƣờng hợp này, bên

chịu trách nhiệm trực tiếp với pháp luật là bên nhận ủy thác tức doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ logistics). Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, ngƣời
giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân
phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm
tra… Nhƣ vậy, hoạt động giao nhận vận tải phát triển và dần dần trở thành hoạt
động logistics.
Thứ ba, logistics là sự phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phƣơng
thức.
Trƣớc đây, hàng hóa xuất nhập khẩu thƣờng đƣợc vận chuyển theo hình thức
hàng rời (hay hàng hoá đƣợc đóng gói trong nhiều hình thức bao bì và không có
quy chuẩn thống nhất) từ nƣớc xuất khẩu sang nƣớc nhập khẩu và có thể phải sử
dụng nhiều phƣơng tiện vận tải khác nhau. Vì vậy, xác suất rủi ro mất mát, hƣ
hỏng đối với hàng hóa là rất cao. Ngƣời gửi hàng thƣờng phải ký nhiều hợp đồng
với nhiều ngƣời vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng
đƣờng hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cuộc
cách mạng container hóa trong ngành vận tải đã nâng cao độ an toàn trong vận
chuyển hàng hóa, giúp hoạt động vận tải đa phƣơng thức có điều kiện phát triển
nhanh chóng. Với vận tải đa phƣơng thức, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng duy
nhất với ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức (MTO-Multimodal Transport
Operator). Các MTO sẽ chịu TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1.

GS.TS. Hoàng Văn Châu (2003), giáo trình: “Vận tải và giao nhận hàng

hoá xuất nhập khẩu”, NXB Khoa học Kỹ thuật.



2.

PSG.TS. Nguyễn Hồng Đàm, GS.TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn

Nhƣ Tiến, TS. Vũ Sỹ Tuấn (2005), giáo trình: “Vận tải và giao nhận trong ngoại
thƣơng”, NXB Lý luận Chính trị.
3.

PSG.TS. Nguyễn Nhƣ Tiến (2004), đề tài nghiên cứu khoa học cấp

bộ: “Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận ở Việt Nam”.
4.

PSG.TS. Vũ Hữu Tửu (1998), giáo trình: “Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại

thƣơng”, NXB Giáo dục
5.

PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), giáo trình: “Quản trị logistics”, NXB

Thống kê.
6.

PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), giáo trình: “Logistics – những vấn

đề cơ bản”, NXB Thống kê.
7.

PGS.TS. Đinh Ngọc Viện (2002), giáo trình: “Giao nhận vận tải hàng hoá


quốc tế”, NXB Giao thông Vận tải.

Tiếng Anh
8.

Alan Rushton, John Oxley, Phil Croucher (2005), “The Handbook of

Logistics and Distribution Management”, Institute of Logistics and Transportation.
9.

Canon’s SOP – Standard Operation Procedures.

10. Các tạp chí Vietnam Shipping Gazette các số từ năm 2006-2008.
11. Các tạp chí hàng năm của hãng tàu Hanjin Shipping trong các năm 2003 2008.
12. Donal J. Bowsersox and David J. Closs (1996), “Logisticscal management:
The Intergrated Supply Chain Process”, The Mc Graw Hill, London.
13. Global.Doc – Tài liệu đào tạo cho nhân viên của công ty Evergreen
Logistics.


14. “Hanjin Logistics – a global total logistics company”, Hanjin Shipping
Co.. Ltd 2007.
15. James R. Stock and Lisa M. Ellram (1998), “Fundamentals of logistics
management” – Mc Graw Hill, Singapore.
16. Kent N. Gourdin (2006), “Global Logistics Management”, College of
Charleston, Blackwell Publishing.
17. Martin Christopher (1998), “Logistics and supply chain management:
Strategies for reducing cost and improve service”, Prentice Hall Publisher, London.
18. Sunil Chopra and Peter Meindl (2001), “Supply chain management:

Strategy, Planning and Operation”, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.

Các websites
19. www.apllogistics.com – website của công ty APL Logistics.
20. www.evergreen-marine.com/logistics – website của công ty Evergreen
Logistics.
21. www.expeditors.com – website của công ty Expeditors of Washington.
22. www.giaothongvantai.com.vn – Báo Giao thông Vận tải điện tử.
23. www.hanjin.com/logistics – website của công ty Hanjin Logistics.
24. www.logistics.com – website chuyên về logistics management.
25. www.logistics.about.com – website chuyên về logistics and supply chain
management.
26. www.logisticsworld.com – Thƣ viện điện tử về logistics.



×