Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.75 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu ngành sản xuất công nghiệp nặng nói chung và ngành sản xuất
thép nói riêng luôn có một vai trò quan trọng trong chính sách kinh tế của Đảng và
nhà nước ta. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn đòi hỏi chúng ta phải
có ngành công nghiệp thép đủ mạnh để bên cạnh là một ngành kinh tế mũi nhọn
còn góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của một loạt các ngành công nghiệp
khác như công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp xây dựng....
Hơn hai thập kỷ đổi mới vừa qua những thành tựu mà ngành thép nước ta
đạt được là không thể phủ nhận. Từ chỗ hơn 70% nhu cầu thép cho xây dựng, gần
100% thép chế tạo phải trông chờ vào viện trợ nước ngoài hoặc thông qua nhập
khẩu thì đến nay chúng ta đã có thể sản xuất trên 3 triệu tấn thép xây dựng gần 1.8
triệu tấn thép hình các loại về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép cho xây dựng
trong nước.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây đặt ngành thép Việt Nam trước một
loạt những khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy cán thép Việt
Nam liên tục thua lỗ, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra không thể cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong
cũng như ngoài ASEAN. Các sản phẩm thép dẹt, thép tấm, thép chế tạo ... vẫn phải
nhập khẩu gần như 100% khiến cho không chỉ ngành thép mà các ngành công
nghiệp khác như công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo máy
cũng yếu ớt và hầu như không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
được sản xuất tại nước ngoài ngay trên sân nhà.
Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc phải cạnh tranh với các sản phẩm
ngoại nhập là không thể tránh khỏi. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành thép Việt Nam, đưa ngành công nghiệp sản xuất thép lên một tầm
cao mới đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm cùng loại từ nước ngoài


đồng thời có thể hướng ra xuất khẩu đã trở thành một yêu cầu lớn cần phải có lời
giải.


2. Tình hình nghiên cứu
Trước tình hình khó khăn của ngành thép cùng với yêu cầu phát triển đồng
bộ của ngành làm điểm tựa cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp đóng
tàu, công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo máy tháng 3 năm 1995 Bộ Chính
Trị đã thông qua “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010”
trong đó nêu rõ những nhiệm vụ mà ngành thép Việt Nam cần đạt được trong quá
trình từ năm 1995 đến 2010. “Báo cáo nghiên cứu thị trường thép xây dựng tại
Việt Nam” của Công ty tư vấn thiết kế và dịch vụ đầu tư (INFISCO)-Bộ công
nghiệp cũng đã chỉ ra tiềm năng phát triển của ngành đồng thời cũng đưa ra được
những tồn tại, hạn chế mà ngành thép Việt Nam đang gặp phải. Trong nghiên cứu
“Xây dựng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam” tác giả Phạm Chí Cường
(Chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam) cũng đã nêu ra một số những kiến nghị với mục
tiêu xây dựng một hướng đi mới cho ngành thép Việt Nam. Hai tác giả Kenichi Ohno Nguyễn Văn Thường, (2005), “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt
Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội cũng đặt những vấn đề nhằm xây dựng hướng đi
chung cho ngành công nghiệp Việt Nam trong đó ngành công nghiệp sản xuất thép được
đề cập tới như là một động lực của ngành sản xuất ô tô xe máy.
Trong chừng mực nhất định, các công trình nói trên đã đề cập đến những cơ
sở lý luận và thực tiễn của ngành Thép Việt Nam ở một số khía cạnh và mức độ
khác nhau, giúp tác giả có thể tham khảo những quan điểm, nhận thức chung về lý
luận và nhiều số liệu cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy vậy, cho đến
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, nhất là
trên giác độ kinh tế chính trị về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
thép Việt Nam.


Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho mình là:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam”
3. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành thép

Việt Nam, đồng thời thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong
việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép, luận văn chỉ ra được những
nguyên nhân cơ bản khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam luôn
ở tình trạng yếu hơn so với các đối thủ nước ngoài qua đó đề xuất một số giải pháp
góp phần thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm thép tại thị trường trong nước và từng bước hướng đến việc xuất khẩu sản
phẩm thép Việt Nam ra nước ngoài.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn cố gắng xây dựng kế hoạch tổng thể
phát triển qui hoạch toàn ngành thép nhằm định hướng cho các đối tác trong và
ngoài nước tiếp cận và phát triển ngành thép.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những cở sở làm tiền đề
cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam. Đồng thời, phân tích thực trạng của
ngành thép Việt Nam, những khó khăn đang gặp phải qua đó tìm ra nguyên nhân
của những vấn đề này từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Luận văn còn nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ thép của một số nước
trong khu vực và trên thế giới qua đó đưa ra những dự báo về xu thế phát triển của
ngành đồng thời đúc rút những kinh nghiệm thực tế làm bài học cho sự phát triển
ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng phương pháp của kinh tế chính trị Mác-Lênin; phương pháp
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, và khảo sát thực tế; đồng thời sử dụng các
quan điểm đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Kết hợp giữa cái chung và cái riêng dựa trên các số liệu trong nước và thế
giới đã tổng kết.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn thực trạng của ngành thép Việt Nam, những khó khăn đang

gặp phải từ đó nêu ra được nguyên nhân của những khó khăn đó.
- Đưa ra những dự báo xu hướng và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy ngành
thép Việt Nam phát triển tăng sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam tại thị
trường trong nước và từng bước hướng ra xuất khẩu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành trong
nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
Chương 3: Những định hướng mới và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của nghành thép Việt Nam


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 . Lý luận chung về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Có thể nói cạnh tranh chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay
có lẽ không ai còn nghi ngờ về sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường ở
nước ta vì vậy cạnh tranh đã được nhìn nhận như là một động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế. Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi được pháp luật thừa nhận và bảo hộ
tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi có tự do hoá thương mại và theo đó là tự
do kinh doanh và quyền tự chủ của các cá nhân được thừa nhận và bảo đảm. Cạnh
tranh chỉ xuất hiện khi không có độc quyền dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả
những tiền đề đó đã hình thành ở nước ta từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và
từ khi đảng và Nhà nước ta chủ trương thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cạnh tranh, nói chung là sự phấn đấu vươn lên không ngừng để giành lấy vị
trí hàng đầu nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra

nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ
không có phát triển. Đó là quy luật tồn tại của muôn loài.
Trong kinh tế cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản
phẩm (hàng hoá và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ
thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công
nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân có trình độ lành nghề cao; biện


pháp kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá …; biện
pháp chính trị – kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng
bộ hoặc một điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình; biện pháp quân sự như
gây chiến tranh cục bộ hoặc chiến tranh thế giới để gây ảnh hưởng và chiếm lĩnh
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả
năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức
cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khă năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị trường.
Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của
sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó,
giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng
cáo, điều kiện mua bán, …
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành là khả năng doanh nghiệp
đó, ngành đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và
phát triển bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành
người ta dựa nhiều vào tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận,
thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh

nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công
nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo, … Những yếu tố
đó tạo cho doanh nghiệp, ngành có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp
khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo
ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lượng
hoặc chi phí thấp hoặc cả hai.


Lý thuyết cạnh tranh suất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ “tự do
kinh tế” mà Adam Smith đã phát hiện. Nhờ cạnh tranh mà xã hội loài người ngày
càng phát triển về mọi mặt. Cạnh tranh kích thích lòng tự hào, ý chí vươn lên, ham
muốn làm giàu, ham muốn khám phá cái mới, nhờ đó mà thúc đẩy khoa học – kỹ
thuật phát triển, làm cho mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh
không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển ra phạm vi toàn cầu (mà người
ta gọi là các công ty đa quốc gia).
Nhiều doanh nghiệp (nói riêng) và nhiều tổ chức (nói chung) của một quốc
gia có năng lực cạnh tranh thì quốc gia đó sẽ có năng lực cạnh tranh. Hiện nay
chưa có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được mọi người công nhận.
Theo M.Porter – người từng làm việc trong hội đồng cố vấn bên cạnh tổng thống
Mỹ: Không có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một
cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp năng lực cạnh tranh có nghĩa là
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có
được. Đối với nhiều nghị sĩ quốc hội sức cạnh tranh là xuất siêu trong ngoại
thương. Đối với một số nhà kinh tế học, sức cạnh tranh là giá thành thấp của đơn vị
sức lao động dựa vào điều chỉnh hối suất. Cuộc tranh luận về sức cạnh tranh cho
tới những năm 90 của thế kỷ XX vẫn diễn ra sôi nổi và có phần gay gắt. Trên cơ sở
đó, OECD đưa ra định nghĩa sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập
tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các
doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền
vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Hội đồng cạnh tranh của Mỹ đề nghị định nghĩa: Sức cạnh tranh là năng lực
kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên
thị trường thế giới trong khi mức sống của dân chúng có thể được nâng cao một
cách vững chắc, lâu dài.


Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực
của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác,
ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Nhiều học giả cho rằng mục tiêu chủ yếu của các quốc gia là tạo mức sống
ngày càng cao cho nhân dân, còn làm được việc này thì không phải do năng lực
cạnh tranh quyết định mà do năng suất sử dụng tài nguyên hoặc lực lượng sản xuất
của quốc gia ấy quyết định.
Mặc dù có sự khác nhau giữa các định nghĩa trên song hàm nghĩa cơ bản là như
nhau, tức năng lực cạnh tranh quốc gia là năng suất của mỗi nước được phản ánh
thông qua sản phẩm của họ được tiêu thụ trên thị trường thế giới.
1.1.1.1 Quan niệm về cạnh tranh trước nửa đầu thế kỷ XX
Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tự do kinh tế phát triển ở Anh với lý
thuyết của Adam Smith và David Ricardo. Lý thuyết này chủ yếu đưa ra nguyên
tắc thuế hợp lý và làm rõ chức năng kinh tế của nhà nước trong điều kiện kinh tế
thị trường tự do, chỉ rõ cơ chế vận hành của thị trường tự do và hiệu quả của cơ chế
đó là làm cho dân giàu nước mạnh. Các học thuyết trong giai đoạn này đề cao tự
do cạnh tranh, đề cao lợi ích cá nhân. Smith cho rằng phát triển tự do trao đổi hàng
hoá sẽ tăng cường sự phân công lao động mà mức độ phân công thì do thị trường
quyết định. Cạnh tranh sẽ làm cân bằng cung – cầu, làm cho sự phân phối tài
nguyên được hợp lý, làm cho sản phẩm ngày càng tốt và giá rẻ. Lý thuyết này
khẳng định rằng muốn cạnh tranh phát triển, Nhà nước phải đề ra các chính sách
thích hợp để khuyến khích kinh doanh phát triển ở cả thị trường trong và ngoài nước,
nhưng Nhà nước không nên can thiệp sâu vào cạnh tranh, chỉ nên tạo điều kiện cho
cạnh tranh phát triển.

Tư tưởng lợi thế cạnh tranh là đóng góp quan trọng của David Ricardo. Mỗi
quốc gia, mỗi ngành có những lợi thế về tài nguyên khác nhau. Mói ngành, mỗi
nước tuỳ vào khả năng của mình mà sản xuất và bán những sản phẩm mà mình có


lợi thế hơn và mua cái mà mình không sản xuất được hoặc sản xuất với giá đắt
hơn. Nội dung của lý thuyết lợi thế so sánh là các nước lựa chọn mặt hàng để
chuyên môn hoá sản xuất theo công thức: chi phí sản xuất mặt hàng A của nước đó
so với thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất mặt hàng B của nước đó so với thế giới.
Thông qua ngoại thương các nước bù đắp cho nhau, làm cho năng suất lao động ở
mỗi nước tăng lên, chi phí giảm xuống. Đó cũng là yếu tố cơ bản làm tăng cạnh
tranh.
Cả A. Smith và D.Ricardo cũng nêu lý thuyết về thuế khoá. Thuế cần thiết
cho chi tiêu của chính phủ và xây dựng đất nước. Thuế cũng có thể thúc đẩy sản
xuất, phát triển xuất nhập khẩu, nhưng cũng có thể có tác dụng ngược lại. Chính vì
vậy cần phải có chính sách thuế hợp lý, khoa học. Hai ông cũng phân biệt rõ giá trị
và giá trị sử dụng chứa đựng trong sản phẩm và đó cũng là yếu tố quan trọng quyết
định tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Đến Karl Marx, lý luận cạnh tranh của ông phát triển ở tầm cao hơn, gồm
cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng và cạnh tranh giữa các ngành.
Ba mặt đó diễn ra xoay quanh giá trị. Karl Marx đã chỉ ra tính hai mặt của lao động
là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển
giá trị cũ (c) vào trong giá trị mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (v+m). Từ
đó Marx chỉ ra cơ cấu chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá
trị hàng hoấthnhf giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Trong cuốn “Tóm tắt phê phán kinh tế chính trị học”, Engels cũng nghiên
cứu vấn đề cạnh tranh. Ông nói, địa tô, lợi nhuận, tiền lương phụ thuộc vào cạnh
tranh. Cạnh tranh sinh ra độc quyền, độc quyền lại làm cho cạnh tranh càng sâu sắc
hơn. Điều đó rất đúng với tình hình kinh tế thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX. Lênin đã chỉ ra tính qui luật tất yếu của việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do

cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thời kỳ này, việc tích tụ và tập trung
sản xuất đã đạt tới mức cao, dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn độc quyền, và cạnh


tranh độc quyền là đặc điểm cơ bản ở thời kỳ này. Từ độc quyền trong lĩnh vực sản
xuất và ngân hàng tạo ra một lĩnh vực độc quyền mới là độc quyền tài chính. Các
công ty độc quyền mở rộng ra ngoài phạm vi quốc gia thông qua xuất khẩu tư bản.
Các công ty độc quyền luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch, độc quyền nhờ mua
với giá độc quyền rẻ và bán với giá độc quyền cao. Các nhà tư bản ngày càng can
thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ
chức độc quyền. Sự bóc lột của các công ty độc quyền với các nước khác, đặc biệt
là các nước châu Á, châu Phi cũng được đẩy mạnh từ đây. Họ vơ vét tài nguyên và
sức lao động của các nước này để làm giàu cho họ làm cho các nước nghèo ngày
càng nghèo hơn.
Vào năm 1859, lý thuyết tiến hoá của Charles Robert Darwin ra đời. Theo
ông, sinh vật không ngừng biến đổi để thích ứng với môi trường tự nhiên và cạnh
tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Nhờ di truyền mà thế hệ sau trội hơn thế hệ
trước. “Các loài phải nương tựa vào nhau để cùng tiến hoá”. Về sau, lý thuyết của
Darwin được vận dụng vào kinh tế học hiện đại để giải thích cho cạnh tranh trong
điều kiện mới, đó là vừa cạnh tranh vừa hợp tác.
Lý luận cạnh tranh của phương Tây cuối thế kỷ XIX là lý luận cạnh tranh
của trường phái lý luận cổ điển mới mà đại diện là W.S.Jevons (1834-1882),
A.Mashall (1842-1910). Cạnh tranh hoàn hảo là tâm điểm của kinh tế học cổ điển
mới. Theo lý thuyết của họ thì thu nhập và của cải được phân phối đều khắp nên
nhà nước không cần phải nhúng tay vào. Nhưng về sau (khoảng 20 năm cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), chủ nghĩa tư bản đi vào độc quyền, “bàn tay vô hình”
tỏ ra bất lực, không thể hạn chế được thất nghiệp, tính không ổn định của nền kinh
tế ngày càng tăng. Ba mươi năm cuối cùng của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản từ tự
do cạnh tranh chuyển sang độc quyền cạnh tranh. Mâu thuẫn trong tranh giành thị
trường để tiêu thụ sản phẩm và chiếm đoạt nguồn nguyên liệu giữa các nước tư bản

ngày càng sâu sắc không thể dung hoà đã dẫn tới việc giải quyết cạnh tranh bằng
chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai vào nửa đầu thế kỷ XX.


1.1.1.2 Quan niệm về cạnh tranh từ nửa sau thế kỷ XX đến nay
Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đi vào độc quyền, nhiều vấn đề kinh tế xã
hội không giải quyết được bằng “Bàn tay vô hình” như thất nghiệp, mất cân bằng,
khủng hoảng xã hội, các vấn đề môi trường, … Cho nên, đầu những năm 1920,
1930 của thế kỷ XX xuất hiện trào lưu mới trong kinh tế đòi phải có sự can thiệp
của Nhà nước vào cạnh tranh.
“Lý thuyết chung về việc làm, lãi xuất và tiện tệ” (1936) của John Maynard
Keynes ra đời và được coi là một cuộc cách mạng nhưng cũng không thể cứu vãn
được tình trạng thất nghiệp, lạm phát, mất ổn định ngày càng trầm trọng của chủ
nghĩa tư bản. Nước Mỹ là nơi áp dụng mạnhmẽ học thuyết của Keynes nhưng cũng là
nơi thường xuyên xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Vào nửa sau thế kỷ thứ XX, các nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, các
lý thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới và của Keynes đã kết hợp với nhau
hình thành nên lý thuyết của kinh tế học hiện đại để phân tích những vấn đề của
kinh tế hàng hoá phát triển.
Thị trường là nơi người bán và người mua trao đổi với nhau để xác định
lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm trao đổi. Sản phẩm có nhiều loại nên thị trường
cũng có nhiều loại: Thị trường hàng hoá (sản phẩm hữu hình), thị trường dịch vụ,
thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản. Mỗi loại thị
trường có những đặc điểm riêng của nó, song đều hoạt động tuân theo quy luật của
cung – cầu và quy luật cạnh tranh. Cơ chế thị trường có những khuyết tật của nó.
Để khắc phục những khuyết tật đó, làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn
thì phải cần đến sự can thiệp của “bàn tay hữu hình”, tức là chính phủ. Tuy nhiên
“bàn tay hữu hình” cũng có những khuyết tật của nó: có thể có những quyết định
không đúng do dự báo, tính toán thiếu chính xác, thiếu khách quan, thuần tuý dựa
vào kinh nghiệm. Ví dụ áp dụng chính sách bảo hộ ngành nào đó quá dài, làm thui



chột những sáng tạo, làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp
yếu dần; hoặc đánh thuế cao làm thất thu ngân sách, làm đình trệ sản xuất …
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước phát triển, cạnh tranh độc
quyền phát triển mạnh, họ cấu kết với chính phủ để giữ được vị trí lâu dài. Cạnh
tranh độc quyền đã gây bất ổn trong xã hội: trao đổi bất bình đẳng, thất nghiệp
tăng, kéo dãn khoẳng cách giàu nghèo, lợi nhuận chỉ tập trung vào một số nhỏ nhà
tư bản và nó kìm hãm tốc độ sáng tạo. Tuy nhiên, độc quyền không thể xoá bỏ
cạnh tranh. Các chính sách cạnh tranh có thay đổi. Các biện pháp cạnh tranh đã
thay đổi hoặc đổi vị trí cho nhau. Trước năm 1970 của thế kỷ XX, các biện pháp
cạnh tranh thường là giá cả, điều kiện mua bán, quảng cáo. Nhưng sau năm 1970,
các biện pháp đó đã nhường chỗ cho cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh của sản
phẩm mới, kỹ thuật mới, phương pháp quản lý mới, tốc độ cung cấp của sản phẩm
và dịch vụ đi kèm.
Từ những năm 80, nhiều nhà kinh tế học phương Tây đã đưa ra nhiều lý thuyết về
cạnh tranh như Michel Porter, J.B.Barney,… Năm 1985, lý luận “lợi thế cạnh
tranh” của M.Porter ra đời đã phân tích tình hình doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
trong thương mại quốc tế và đưa ra khái niệm về “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so
sánh”. Lợi thế tuyệt đối muốn nói tới điều kiện tài nguyên, môi trường tạo cho
doanh nghiệp, cho quốc gia những thuận lợi gì trong sản xuất và thương mại như
giàu có về nguồn lao động, về khí đốt, dầu mỏ, nước, rừng, tài nguyên biển, các
quặng kim loại,… Những lợi thế này chỉ là tạm thời vì đều chịu tác động của quy
luật khan hiếm. Lợi thế cạnh tranh muốn nói tới sức mạnh nội sinh của doanh
nghiệp, của quốc gia nhiều hơn như chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm, chất
lượng đào tạo, chất lượng sánh tạo, năng suất, môi trường kinh doanh. Lợi thế so
sánh và lợi thế cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ. Thường thì lợi thế cạnh tranh phát
triển dựa trên lợi thế so sánh. Một doanh nghiệp, một ngành có lợi thế so sánh thì
thường có lợi thế cạnh tranh, nó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, ngành tăng năng
lực cạnh tranh. Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh hỗ trợ cho nhau. Lợi thế so

sánh phát huy tác dụng nhờ lới thế cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp hoặc một
ngành có lợi thế so sánh do nguồn nhân lực dồi dào nhưng nguồn này không có lợi
thế cạnh tranh, ví dụ như chất lượng lao động thấp, thì lợi thế dồi dào về nguồn
nhân lực kia khổng thể phát huy tác dụng của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng việt
1.

Báo cáo kinh tế: Việt Nam đẩy mạnh cải cách để tăng trưởng, Tài liệu
của Ngân hàng Thế giới, 10/2007.

2.

Báo cáo tại chuyên đề Hiệp hội thép Việt Nam 3/2008. Tài liệu hội nghị.

3.

Bộ Công nghiệp (12/1997), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành luyện
kim đen Việt Nam đến năm 2010”

4.

Bộ Chính trị (3/1995), “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến
năm 2010”.

5.

Tạp chí các vấn đề kinh tế thế giới


6.

Tạp chí nghiên cứu kinh tế các số

7.

Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA 1996-1997), “Quy hoạch tổng
thể phát triển ngành thép Việt Nam”

8.

Thủ tướng Chính phủ (32/1998/CT-TTg), “Chỉ thị về công tác quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đến năm 2010”

9.

Thủ tướng Chính phủ, “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thép Việt
Nam đến năm 2010”

10.

GS.TS Nguyễn Văn Thường, GS.TS Kenichi Ohno, (2005), “Hoàn thiện
chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội

11.

Trần sửu (2005) “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
toàn cầu hoá”


Tiếng Anh
12.

POSRI (Oct. 1996), Smart Steel, A story of POSCO Leadership & Vison
in the Age of Globalization

13.

Thomas L. Friedman (10/2006), The World is Flat

14.

William T.Hogan (2005), The changing shape of the Chinese steel
Industry


15.

World Bank, Project Finalcial Management Manual, 2/2007



×