Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

MIỄN DỊCH bài 10 thiểu năng miễn dịch (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.75 KB, 22 trang )

THIỂU NĂNG
MIỄN DỊCH
PhD. Nguyễn Văn Đô
Bộ môn MD-SLB
Trường đại học Y Hà nội


1.Đại cương
•.Thiểu năng miễn dịch là tình trạng hệ miễn
dịch đáp ứng dưới mức cần thiết trước các
yếu tố gây hại (kháng nguyên) làm xuất
hiện các bệnh lý.
•.Các điểm đặc trưng của thiểu năng miễn
dịch:
- Dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, virus,
nấm, ký sinh trùng do đề kháng miễn dịch
giảm sút.
- Dễ bị ung thư và bệnh tự miễn.



2. Phân loại
2.1. Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh
• Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh dòng T
• Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh dòng B
• Thiểu năng miễn dịch phối hợp nặng
(SCID: severe combined immuno
deficiencies)

2.2. Thiểu năng miễn dịch mắc phải:
• Do HIV


• Do suy dinh dưỡng
• Do nguyên nhân khác


3. Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh
dòng lympho T
Hội chứng DiGeorge:
• Do túi hầu thứ 3 và thứ 4 không phát triển. Các túi
hầu này là mầm mống để hình thành tuyến ức,
tuyến cận giáp, cung động mạch chủ, môi và tai.
• Giảm sản tuyến ức, suy giảm tuyến cận giáp (giảm
canxi huyết và gây co giật) và
• Có thể kèm theo một số dị tật ở tim mạch (bất
thường cung động mạch chủ, tứ chứng Fallot), dị
dạng ở mặt (hàm nhỏ, tai thấp, mắt cách nhau quá
xa), đôi khi có biến đổi ở vùng 11 nhánh dài NST
22 (22q11).


Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của hội
chứng DiGeorge:
- Giảm hoặc không có lympho bào T ở máu ngoại
vi, ở các hạch bạch huyết và lách.
- Giảm đáp ứng với các test bì (dùng PPD,
tuberculin, DNCB), với các chất phân bào như
PHA, ConA, các kháng nguyên dị gen...
- Số lượng lympho B trong máu ngoại vi, các
tương bào, các trung tâm mầm trong các hạch
bạch huyết ngoại vi và hàm lượng Ig huyết thanh
bình thường.

- Điều trị khó khăn, thường điều trị bằng cách
ghép tuyến ức của phôi hoặc các yếu tố tuyến
ức.


4. Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh
dòng lympho B
Hội chứng Bruton:
Thiếu gamma globulin miễn dịch liờn quan nhiễm sắc
thể X, do bất thường ở các giai đoạn khác nhau
trong quá trình trưởng thành của tiền B, dẫn đến:
- Kém hoặc không đáp ứng của tế bào B chín đối với
sự kích thích của kháng nguyên.
- Giảm chức năng hỗ trợ của Th làm giảm sản xuất
kháng thể của lympho bào B đối với kháng nguyên
phụ thuộc tuyến ức.


Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm
+ Giảm số lượng lympho bào B ở máu ngoại vi.
+ Giảm hàm lượng globulin miễn dịch trong huyết
thanh.
+ Giảm đáp ứng sinh kháng thể của lympho bào B
khi gây mẫn cảm.
+ Trẻ bị bệnh rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn sinh mủ
như phế cầu, liên cầu, ..., nhiễm virus và ký sinh
trùng đường ruột.
+ Số lượng lympho bào T máu ngoại vi vẫn bình
thường nên trẻ bị bệnh vẫn có đáp ứng miễn dịch
tế bào.

Điều trị bằng tiêm gamma globulin.


5. Thiểu năng miễn dịch phối hợp
nặng (SCID: severe combined
immuno deficiencies)
• Do sự phát triển không bình thường của các
tế bào gốc lympho T và B từ tủy xương là
đặc trưng của SCID.
• Tuyến ức và các cơ quan bạch huyết ngoại
vi không có hoặc có rất ít lympho bào, cả B
và T.
• Bệnh di truyền ở thể lặn do mất đoạn hoặc
đột biến gen ở nhiễm sắc thể số 2 hoặc ở
thể nhiễm sắc thể X gắn liền với tình trạng
thiếu enzym ADA (adenozine diaminase) và
PNP (purine nucleoside phosphorylase).


ADENOSIN
ADA
NOSINE

GUANOSINE
PNP

Tăng adenosine
deoxyadenosine

HYPOXANTHINE


GUANINE
Tăng Guanosine

Kinase

deoxyguanosine
XANTHINE

Tích Deoxy - ATP

Kinase

Xanthyl
oxydase

Tích Deoxy - GTP

ACID URIC

Gây độc các tế bào lympho

ADA: Adenosine deaminase; PNP: Purine nucleoside phosphorylase


Biểu hiện lâm sàng và xột nghiệm
- Giảm globulin huyết thanh.
- Giảm hoặc không có đáp ứng của lympho
T với kháng nguyên.
- Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn phổi, tiêu

hóa, nhiễm khuẩn máu, nhiễm nấm và
virut.
Điều trị: bổ sung gen cần thiết.
Đó là ghép tủy xương, ghép tế bào gan phôi
hoặc tuyến ức phôi; cài gen mã cho ADA
vào ADN của các tế bào tủy lấy từ bệnh
nhân rồi ghép trả lại.


6. Thiểu năng miễn dịch mắc phải
do HIV
6.1. Đặc điểm sinh học của HIV:
• HIV thuộc họ Retrovirus, là thành viên của
Lentivirus.
• HIV gồm HIV-1 và HIV-2, có đường lây giống
nhau và bệnh cảnh lâm sàng của AIDS.
• HIV-1 và HIV-2 khác nhau về kháng nguyên,
trọng lượng phân tử của các thành phần cấu
trúc, thời gian mang bệnh, tỷ lệ gây nhiễm và
tiến triển của bệnh.


Cấu trúc HIV
Hỡnh cầu, đường kính 80-120nm, gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ ngoài: màng lipid kép, nhú glycoprotein
(gp) 120KD (HIV-1) và gp125KD (HIV-2), là
những kháng nguyên dễ biến đổi. Các
glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử
41KD (HIV-1) và 36KD và gp36 (HIV-2)
- Lớp vỏ trong: 2 lớp protein: p18, p24.

- Lớp lõi : gồm 2 sợi ARN giống nhau có 3 gen
cấu trúc: gag, env, pol. Ngoài ra còn các gen mã
cho các protein điều hoà Tat, Rev, Nef và các
gen mã cho các protein khác vpr, vif, vpw.



Chu kỳ tái sinh của HIV
Gắn kết

Sao chép ngược

Sao mã và nhân lên

Genom HIV

Bào tương

Nhân tế bào

Bào tương

Nảy chồi,
trưởng thành


Cơ chế bệnh sinh suy giảm miễn dịch do HIV

Lympho TCD4
+ Quá trình nhân lên của virus làm tăng khả năng thẩm

thấu của màng tế bào TCD4
+ Các sản phẩm của gen env như gp120 gắn với phân
tử CD4 mới tổng hợp trong bào tương tác động làm
chết tế bào.
+ HIV phong bế quá trình chín của các tế bào TCD4.
+ gp120 trên tế bào bị nhiễm gắn với phân tử CD4 của
tế bào TCD4 chưa bị nhiễm tạo thành hợp bào và các tế
bào nhiều nhân khổng lồ. Các tế bào này có đời sống
ngắn hơn bình thường.
+ Tình trạng tự miễn dịch: Kháng thể chống gp41 có thể
phản ứng chéo với MHC lớp II.


Cơ chế bệnh sinh suy giảm miễn dịch
do HIV (tiếp theo)
Đối với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
khác:
+ Các tế bào T gây độc (CTL) cũng giảm đáp ứng miễn dịch
do thiếu cytokin (IL-2) của tế bào TCD4+ để hoạt hóa.
+ Các đại thực bào: chúng bị nhiễm HIV nên giảm khả năng
hoá ứng động, giảm tiết IL-1, giảm khả năng diệt khuẩn và
thiếu peroxyt, giảm khả năng trình diện kháng nguyên do
giảm bộc lộ MHC lớp II.
+ Các lympho bào B: gp120 của virus hoặc bội nhiễm EBV ở
những người nhiễm HIV và AIDS hoạt hóa đa clon TB B
nhưng kháng thể không có tác dụng loại trừ kháng nguyên.


7. Thiểu năng miễn dịch mắc phải do
suy dinh dưỡng

SUY DINH
DƯỠNG
Miễn dịch thu
được

Miễn dịch tự
nhiên
KHẢ NĂNG ĐỀ
KHÁNG MD

NHIỄM KHUẨN


Miễn dịch trong suy dinh dưỡng:
Thiếu các chất dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và chất vi
lượng
+ Tuyến ức và các hạch bạch huyết bị suy thoái, teo nhỏ.
+ Giảm số lượng lympho bào ở máu ngoại vi và mô bạch huyết, giảm
khả năng thực bào của các đại thực bào và bạch cầu hạt.
+ Lympho bào T giảm rõ rệt về số lượng và chất lượng, khả năng tiết
lymphokin của các lympho bào giảm
+ Số lượng lympho bào B, hàm lượng các globulin miễn dịch ít thay
đổi và không điển hình, nhưng lại giảm khả năng sản xuất kháng thể
của các lympho bào B khi được mẫn cảm.
+ Giảm rõ rệt hàm lượng bổ thể: Các thành phần bổ thể (trừ C4) đều
giảm, nhiều nhất là C3.
+ Đáp ứng với các vacxin: có thể tốt hoặc có khi vacxin lại gây nguy
hiểm. Khả năng tạo kháng thể cũng như hiệu giá kháng thể của trẻ
suy dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với các trẻ bình thường.



Cơ chế thiểu năng miễn dịch trong suy dinh dưỡng:
+ Thiếu

protein: Không có nguyên liệu tổng hợp kháng thể, bổ thể, nội tiết tố,
enzym ..., dẫn đến giảm số lượng các loại tế bào, teo tuyến ức, các hạch bạch huyết
và các cơ quan tổ chức khác.
+ Thiếu vitamin và các chất vi lượng: Gây rối loạn chuyển hóa các chất và sự xúc tác
của nhiều phản ứng trong cơ thể. Ví dụ thiếu vitamin B6 (pyridoxin) ở bệnh nhân suy
dinh dưỡng gây sự tàn lụi tuyến ức và mất toàn bộ lympho bào
+ Thiếu sắt và acid folic: Giảm chuyển hóa ADN làm tổn thương chức năng các
lympho bào, giảm chuyển dạng non các lympho bào, giảm đáp ứng quá mẫn muộn,
giảm lymphokin và rối loạn quá trình phân bào.
+ Thay đổi một số chất trong huyết thanh: Giảm interferon làm giảm đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào..


8. Do nguyên nhân khác
- Do

nhiễm khuẩn:
+ Do vi khuẩn: Các trường hợp lao kê, nhiễm liên cầu, tụ cầu,
não mô cầu, giang mai.. . đều có suy giảm miễn dịch nhất là
giảm miễn dịch qua trung gian tế bào.
+ Do kí sinh trùng:
+ Do nhiễm virus, cơ thể thường bị thiểu năng miễn dịch ở các
mức độ khác nhau. Các virus sởi, virus ái tính với lympho bào
người (HTL V-1; human T lymphotropic virus-1): cả 2 virus này
đều gây nhiễm cho các lympho bào; HTL V-1 tạo ra một loại tế
bào T xâm lấn ác tính gọi là u bạch huyết tế bào T trưởng thành

(ATL adult T cell leukemia/lymphoma). ở các bệnh nhân này có
sự ức chế miễn dịch nặng nề và hay bị nhiễm khuẩn cơ hội.
- Do các bệnh ác tính.
- Do thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc có tác dụng ức chế
phân triển, diệt tế bào, gây độc và ức chế chức năng lympho
bào


Xin trân trọng cảm ơn




×