Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ goldstar 998 trong vụ xuân năm 2016 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN BÌNH

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998 TRONG VỤ XUÂN
NĂM 2016 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa

: CHÍNH QUY
: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
: NÔNG HỌC

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN BÌNH



Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG BÍ ĐỎ GOLDSTAR 998
TRONG VỤ XUÂN NĂM 2016 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: CHÍNH QUY
: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
: K43-TTN02
: NÔNG HỌC
: 2011 - 2015
: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng mỗi sinh viên đều

phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trƣớc khi ra trƣờng. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trƣờng vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Xuất phát từ những cơ sở trên, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, khoa
Nông học - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của
giống bí đỏ Goldstar 998 trong vụ Xuân năm 2016 tại Trường Đại học Nông
lâm Thái nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của
thầy giáo PGS-TS NGUYỄN HỮU HỒNG đã giúp tôi vƣợt qua những khó
khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên
đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi đƣợc
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Văn Bình


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013.......... 14

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của các châu lục trên thế giới giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 ..............................................................................15
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của một số quốc gia trên thế giới
giai đoạn 2008 - 2013 ................................................................................................17
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến thời gian mọc mầm của giống bí đỏ
thí nghiệm . ..............................................................................................................27
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian sinh trƣởng và phát triển của bí đỏ
thí nghiệm..................................................................................................................28
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của thời vụ đến đặc điểm sinh trƣởng lá giống bí thí nghiệm
...................................................................................................................................29
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ đến số lá trên thân chính của giống bí đỏ
thí nghiệm .................................................................................................... 30
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ đến chiều dài thân, chiều dài ra hoa và chiều dài
đậu quả của giống bí thí nghiệm ...............................................................................31
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của giống bí
thí nghiệm..................................................................................................................33
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của thời vụ đến chiều dài qủa và đƣờng kính quả của giống bí
thí nghiệm..................................................................................................................34
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của thời vụ đến mƣ́c đô ̣ nhi ễm sâu bệnh của giống bí đỏ thí
nghiê ̣m vu ̣ Xuân Hè năm 2016 tại Thái Nguyên.......................................................35
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của giống bí đỏ GOLDSTAR998 trong vụ Xuân 2016 ...................................36

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.Sơ đồ phân loại bộ bầu bí .............................................................................6


iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


CV

:

Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

:

Diện tích

FAOSTAT

:

The Food and Agriculture Organization Corporate
Statistical Database: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
của Liên hợp quốc

KLTB

:

Khối lƣợng trung bình

LSD

:


Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

:

Năng suất

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu

P

:

Xác suất

SL

:


Sản lƣợng

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

USD

:

USD


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm thực vật học của bí đỏ và giá trị sử dụng của bí
đỏ ................................................................................................................................. 4
2.3. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ........................................... 14
2.3.1. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới ............................................................. 14
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam.................................................. 18
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 22
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 22
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22
3.2.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 22
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 22
3.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm ................................................... 22
3.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 23
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 23
3.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................................ 23


v
3.5.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi đánh giá .............................................. 24
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 26
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 27
4.1. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của giống bí đỏ Goldstar 998 ở các thời vụ .. 27
4.1.1. Thời gian mọc mầm của giống bí thí nghiệm ở các thời vụ trồng khác nhau. 27
4.1.2. Thời gian sinh trƣởng và phát triển các thời vụ bí thí nghiệm........................ 28
4.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng lá và số lá trên thân chính ............................................ 29
4.1.4. Chiều dài thân, chiều dài ra hoa và chiều dài đậu quả .................................... 31
4.1.5. Số hoa, số quả/cây và tỷ lệ đậu quả ............................................................... 32
4.1.6. Chiều dài và đƣờng kính quả .......................................................................... 33

4.2. Tình hình sâu, bệnh hại của các thời vụ bí thí nghiệm ...................................... 34
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các thời vụ trồng bí thí nghiệm .. 36
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 38
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 38
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bí đỏ (Cucurbita pepo L.) có tên tiếng Anh là Pumpkin, là một loại cây
dây thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae. Bí đỏ là loại cây dễ trồng,
thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng bằng cho đến
cao nguyên có độ cao 1500m, đƣợc trồng khắp ở mọi miền của Việt Nam. Cây
bí đỏ có thể trồng đƣợc vào tất cả các vụ trong năm. Bí đỏ sử dụng làm thực
phẩm chủ yếu là quả giàu vitamin A, quả chứa 85 - 91% nƣớc, chất đạm 0,8 2g, chất béo 0,1 - 0,5g, chất bột đƣờng 3,3 - 11g, cho năng lƣợng 85 170kJ/100g. Ngoài ra, hoa, lá và đọt non cũng đƣợc dùng làm rau ăn. Phƣơng
thức sử dụng các sản phẩm của bí đỏ cũng rất phong phú nhƣ: Nấu canh, làm
rau, làm mứt, làm bánh, làm nguyên liệu công nghiệp chế biến… Bí đỏ đƣợc
biết đến nhƣ một loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng.Quả bí đỏ chứa nhiều vitamin
và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh.
Mặc dù bí đỏ là cây trồng rất quen thuộc với đời sống con ngƣời, nhƣng
cho tới nay vẫn còn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về loại cây
trồng này, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, phân tán và chƣa đƣợc quy mô hóa sản
xuất. Kỹ thuật canh tác của ngƣời dân ở các địa phƣơng còn hạn chế do chƣa
có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các quy trình hƣớng dẫn kỹ thuật cụ thể về
cách trồng, lựa chọn thời vụ trồng loại cây trồng này… Vì vậy, việc nghiên

cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh và chọn thời
vụ

chon giống bí đỏ có năng suất, chất lƣợng phù hợp với các vùng sinh

thái, đồng thời tạo thành những vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế
cho ngƣời trồng bí đỏ là rất cần thiết.
Phần lớn nông dân chỉ trồng theo tập quán là chính, chƣa chú trọng đến
vấn đề lựa chọn thời vụ trồng. Cho nên việc nghiên cứu lựa chọn thời vụ


2

trồng cho bí có chất lƣợng cao, phù hợp với các điều kiện sinh thái từng vùng
miền đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng là việc làm hết sức cần thiết, nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho ngƣời nông dân hoặc trƣớc khi
đƣa vào sản xuất đại trà..
Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển của
giống bí đỏ Goldstar998 trong vụ xuân năm 2016 tại Trường Đại học Nông
lâm Thái nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển về thời vụ đến năng suất của
giống bí đỏ Goldstar 998 nhằm mục đích nghiên cứu đƣợc tiềm năng kinh tế
của giống bí phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trƣờng.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của từng thời vụ giống bí
đỏ GOLDSTAR998 trong điều kiện vụ Xuân năm 2016 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của giống bí đỏ thí nghiệm

trong từng thời vụ (chống chịu sâu, bệnh…).
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bí đỏ
tham gia thí nghiệm thời vụ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài là bƣớc đầu đánh giá đƣợc khả năng
thích ứng về thời vụ của giống bí đỏ GOLDSTAR998 trong vụ Xuân tại Thái
Nguyên, là cơ sở cho việc lựa chọn thời vụ trồng bí cho khu vực và sản xuất
đại trà.


3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Giúp sinh viên củng cố kiến thức thực hành, bố trí thí nghiệm đồng
ruộng và kỹ thuật chăm sóc và bố trí thời vụ cây trồng.
Giúp sinh viên nắm đƣợc cách thu thập, xử lí số liệu, trình bày báo cáo
của một chuyên đề tốt nghiệp.
Trên cở sở những kiến thức nắm đƣợc sẽ là hành trang phục vụ cho
công việc của sinh viên sau khi ra trƣờng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu để duy trì và phát triển
sản xuất, qua đó mỗi giống đều thích ứng với mỗi thời vụ khác nhau. Thời
vụ có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lƣợng

cây trồng, cần nghiên cứu và chọn lọc một cách kỹ lƣỡng, xác định thời vụ
trồng hợp lí trƣớc khi đƣa vào sản xuất đại trà.
Ngày nay sản xuất bí đỏ muốn phát triển theo hƣớng hàng hoá với sản
lƣợng cao, quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, cần phải có các biện
pháp hữu hiệu nhƣ xác định thời vụ thích hợp để đạt năng suất cao, chống
chịu tốt.
Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thật canh tác, việc xác định thời vụ
cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất
của bí đỏ.
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm thực vật học của bí đỏ và giá trị sử
dụng của bí đỏ
 Nguồn gốc và sự phân bố:
Bí đỏ gồm 25 loài nhƣng phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới là các loài Cucurbita pepovà Cucurbita moschata, còn loài
Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thích hợp ở vùng ôn đới có khí hậu
mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn
gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài
Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và tây nam Hoa
Kỳ từ 7000 năm trƣớc Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã đƣợc ghi chép lại
ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico


5

và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm đƣợc các mẫu
hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trƣớc Công nguyên. Loài Cucurbita mixta
cũng đƣợc tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại
khoảng 1200 năm trƣớc Công nguyên [7]. Bí đỏ đƣợc những ngƣời dân ở Bắc
Mỹ thuần hóa trồng và sử dụng nhƣ một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ

XVI, khi những ngƣời da trắng đến định cƣ và từ đó bí đỏ đƣợc chuyển qua
các nƣớc châu Âu và dần trở thành phổ biến nhƣ ngày nay [8]. Một số tài liệu
khác cho rằng bí đỏ cũng nhƣ các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới châu Phi, châu Mỹ, nam châu Á (Ấn Độ, Malacca, nam Trung Quốc) do
vậy yêu cầu về nhiệt độ để sinh trƣởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn
quả khác nhƣ cà chua... [2].
 Phân loại thực vật bí đỏ:
Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh
hoa Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotyledoneae).Bộ này
chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lƣợng rất ít tại khu vực cận nhiệt
đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu
lá cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trƣng đáng chú ý của bộ bầu bí
(Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và
dày [8].Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhƣng cũng có thể nhờ gió nhƣ các
họ Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và
129 chi. Các họ lớn nhất là họ thu hải đƣờng (Begoniaceae) với 1400 loài trong
2-3 chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 285-845 loài trong 118 chi [10].
Dƣới đây là phân loại bộ bầu bí đƣợc lấy theo APG II:


6

Anisophylleaceae
Corynocarpaceae
Coriariaceae
Cucurbitaceae
Tetramelaceae
Datiscaceae

Begonniaceae


Hình 2.1.Sơ đồ phân loại bộ bầu bí
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dƣa hấu
(Citrullus), dƣa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí
ngô (Cucurbita), mƣớp (Luffa), mƣớp đắng (Momordica)… Bí đỏ hay bí
ngô là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài Cucurbita pepo,
Cucurbita mixta, Cucurbitamaxima và Cucurbita moschata [12]. Họ bầu bí
là một trong những họ quan trọng nhất cung cấp thực phẩm trên thế giới.
Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá
lớn và có máu sắc sặc sỡ [10].
Họ bầu bí (Cucurbitaceae): Phân bố rộng khắp trên thế giới tuy nhiên
tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và ôn đới.


7

 Đặc điểm thực vật học
- Rễ bí đỏ
Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu tới
2m, khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển
mạnh ở tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6 mét đƣờng kính. Cây
có nhiều rễ bất định đƣợc mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát
triển mạnh nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém.
Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn [18].
- Thân bí đỏ
Thân leo hoặc bò có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn, tròn hay
có gốc cạnh của thân tùy thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả năng ra
rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân. Thân mọc chậm ở
giai đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo. Bên trong thân rỗng và xốp, bên
ngoài thân có nhiều lông tơ. Các nhánh đƣợc sinh ra từ đốt trên thân. Các lóng

trên thân phát triển rất nhanh [18].
- Lá bí đỏ
Lá mầm to có dạng hình trứng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các lá
mầm có thể kéo dài tuổi thọ đến hết thời gian sinh trƣờng của cây. Lá đơn,
mọc cách, cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay góc cạnh, có xẻ thùy sâu hay
nông tùy giống, màu xanh hoặc lốm đốm trắng… Diện tích mặt lá lớn nên có
khả năng quang hợp mạnh. Trên bề mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ nên hạn
chế khả năng tiêu thụ nƣớc [18].
- Hoa bí đỏ
Hoa đơn tính to cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Số lƣợng hoa
đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở nách lá. Hoa có cánh
màu vàng đậm, có bầu noãn hạ, cuống hoa dài, phần lớn hoa nở vào buổi
sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở. Khi nở hoa hƣớng lên trên


8

nhƣng quả phát triển hƣớng xuống.Trong điều kiện khí hậu không thuận lợi
cây sinh ra hoa lƣỡng tính hoặc hoa đực bất thụ [11].
- Quả bí đỏ
Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc
quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một đặc tính dùng
để phân biệt các loài bí trồng. Cuống quả mềm hay cứng, tròn hay gốc cạnh, đáy
cuống phình hay không.Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay sần sùi, màu sắc vỏ
trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng quả rất thay đổi từ tròn,
oval tới dài. Thịt quả dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến vàng tƣơi. Quả càng to thì
ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt nằm ở giữa quả [10].
- Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ đƣợc hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ
tinh của hoa đực và hoa cái. Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn

và một đầu tròn. Kích thƣớc hạt từ 5-12mm. Trong một quả có thể chứa 500600 hạt [18]. Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức nảy mầm. Một số
loại bí trong hạt chứa chất cucurbitacin [15].
 Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ
- Thời kỳ nảy mầm
Là thời kỳ từ khi gieo hạt đến khi có hai lá mầm. Nhiệt độ thích hợp
cho hạt nảy mầm là từ 25-300C. Bí đỏ có khả năng nảy mầm mạnh [1].
- Thời kỳ cây con
Là thời kỳ khi cây đƣợc hai lá mầm đến khi cây xuất hiện 4-5 lá thật.
Thời kỳ này thân lá tăng trƣởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chƣa phân cành. Rễ
phát triển mạnh theo chiều sâu và chiều rộng, đặc biệt là rễ phụ phát triển
mạnh. Thời kỳ này cần vun gốc, bón thúc, tƣới nƣớc để giữ độ ẩm cho cây
sinh trƣởng và kích thích ra rễ. Có thể dùng bình xịt rửa lá và ngọn khi mƣa
đất hoặc cát bám lên lá, ngọn. [1].


9

-Thời kỳ tăng trưởng
Là thời kỳ khi cây đƣợc 4-5 lá đến khi ra hoa. Ở thời kỳ này thân
chuyển sang dạng bò, phát triển nhanh, tốc độ ra lá nhanh, kích thƣớc lá lớn.
Hoa đực nhiều, hoa cái đầu tiên xuất hiện. Cũng có nhiều giống hoa cái xuất
hiện trƣớc hoặc cùng với hoa đực. Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển nhanh hơn
thân lá nên rất dễ xảy ra hiện tƣợng lốp, khi đó cây sinh trƣởng mất cân đối,
thân lá nhiều, hoa và quả ít. Vậy nên cần chăm sóc đúng kỹ thuật [1].
- Thời kỳ ra hoa, kết quả
Thời kỳ ra hoa và đậu quả ở bí đỏ khá tập trung. Thân, lá, rễ phát triển
tối đa. Thân vƣợt hơn rễ và cho quả lứa đầu. Đây là thời kỳ mà cây yêu cầu
nhiều nƣớc và dinh dƣỡng nhất. Vậy nên việc giữ đƣợc độ ẩm và cung cấp đủ
dinh dƣỡng có vai trò quyết định đến năng suất [1].
- Thời kỳ già cỗi

Thời kỳ này sinh trƣởng về thân, lá giảm mạnh, cây tàn. Thời kỳ này cây
vẫn tiếp tục ra hoa, quả nhƣng ít và bị dị dạng nhiều, chất lƣợng thấp. Nếu chăm
sóc tốt có thể kéo dài đƣợc tuổi thọ lá và quả ra sau cũng ít bị dị dạng hơn [1].
 Điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở
đồng bằng cho đến cao nguyên có độ cao 1.500m. Cây bí đỏ sinh trƣởng ở
giới hạn nhiệt độ 10-400C. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trƣởng và phát
triển là 28-300 C. Nhiệt độ và độ dài ngày đều ảnh hƣởng đến sự hình thành tỉ
lệ hoa đực và cái trên cây. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng lớn thì
hoa cái ra càng nhiều. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều
hoa đực [9].


10

- Ánh sáng
Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn 10-12 giờ chiếu sáng trong
ngày. Cây sinh trƣởng tốt trong điều kiện cƣờng độ chiếu sáng mạnh. Quang
chu kỳ ngắn kết hợp với cƣờng độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều,
tăng tỷ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao. Trời mƣa nhiều, âm u, thiếu
ánh nắng cây sẽ sinh trƣởng kém, ít đậu quả, dễ nhiễm sâu bệnh [9]
- Nước
Cây yêu cầu nhiều nƣớc vì có bộ lá to và nhiều lá.Ẩm độ đất 7080% là thích hợp. Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ
phát sinh bệnh trên lá. Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, ƣa khô nhƣng
nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút
nƣớc mạnh, tiêu hao ít [22].
- Đất và dinh dưỡng
Cây không kén đất nhƣng đòi hỏi phải thoát nƣớc tốt, vì cây chịu úng
kém nhƣng chịu khô hạn tốt. Khả năng thích nghi rộng, trồng đƣợc cả trên đất

bãi và đất trồng cây màu khác. Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh tác sâu.
Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho cây bí đỏ
phát triển là 5,5-6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của cây sẽ là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tƣợng quả non bị thối. Tuy nhiên so với
các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu đƣợc pH thấp hơn [13]. Bí đỏ sinh
trƣởng mạnh, ở giai đoạn từ khi bắt đầu ngả ngọn đến khi đậu quả: Thân lá
phát triển nhanh, có nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập trung, tỷ lệ đậu quả
cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại. Cây yêu cầu nhiều dinh dƣỡng và nƣớc, nhất là ở
giai đoạn ra hoa rộ và đậu quả [22].
 Giá trị sử dụng của bí đỏ.
- Làm thực phẩm: Các món ăn chế biến từ bí ngô rất phổ biến trong
bữa ăn của các gia đình. Loại quả này đƣợc coi là thực phẩm vàng vì chúng


11

chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe cơ thể
[19].Ngoài ra bí đỏ còn đƣợc sử dụng trong các ngành công nghiệp thực
phẩm. Các sản phẩm nhƣ cháo bí đỏ đóng lon, mứt bí đỏ, snack bí đỏ, dầu
ăn...rất phổ biến.
- Các hoạt động văn hóa: Halloween là một ngày lễ hội truyền thống
đƣợc tổ chức vào đêm ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đặc biệt trong ngày này
những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa
những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này đƣợc tổ chức ở các nƣớcphƣơng
Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vƣơng quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland, Ireland, Puerto Rico, Úc và New Zealand. Đến nay ngày lễ Halloween
đang ngày càng trở lên phổ biến ở nhiều quốc gia. Nó đƣợc ngƣời Celt ở
Anh, Pháp, Ireland tổ chức để tạ ơn sau mùa thu hoạch. Ngƣời
Ireland,Scotland, Wales cùng những ngƣời nhập cƣ khác đã mang phiên bản của
lễ hội này tới vùng Bắc Mỹ thế kỷ 19. Biểu tƣợng của ngày lễ “Ma lộ hình” là

những quả bí đỏ đƣợc khoét theo những khuôn mặt tƣởng tƣợng. Hàng năm
cứ đến ngày lễ Halloween thì một lƣợng rất lớn bí đỏ đƣợc sử dụng để tạo
ra những hình thù, những hình tƣợng để trang trí tại các khu vực công cộng
và trong các gia đình tại các quốc gia có phổ biến ngày lễ này. Trong ngày lễ
Halloween hiện nay, mỗi nhà thƣờng trang trí cây đèn lồng làm bằng quả bí đỏ.
Ngƣời ta mua những quả bí đỏ về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành hình
một cái mặt có đủ mắt mũi miệng để khi đốt nến bên trong, ánh sáng có thể
tỏa ra giống nhƣ cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí đỏ trong ngày lễ
Halloween đƣợc gọi là Jack-o'-Lantern. Ngày nay, bí ngô là một ngành
kinh doanh lớn trong lễ hội Halloween, mang lại vụ mùa trị giá 106 triệu
USD hằng năm cho nông dân ở Mỹ [14].


12

- Các cuộc thi bí đỏ: Hàng năm, trên thế giới ngƣời ta thƣờng tổ chức
các cuộc thi bí ngô khổng lồ. Ở đây ngƣời ta đem đến các quả bí đỏ khổng lồ
đƣợc trồng từ khắp nơi trên thế giới.Các quả bí có thể nặng tới 691,8kg [16].
Đƣợc biết nhƣ sự kiện liên quan đến những quả bí to nhất thế giới, lễ hội bí
ngô ở thị trấn Ludwigsburg (Đức), tổ chức từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm,
thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Lễ hội truyền thống này diễn
ra để đánh dấu một mùa bí ngô mới bắt đầu.Hơn 500.000 quả bí thuộc 450
giống khác nhau ở lễ hội.Một trong những sự kiện đƣợc trông đợi nhất ở lễ
hội là cuộc đua thuyền bí ngô trên hồ nƣớc phía trƣớc cung điện
Ludwigsburg.Các thí sinh phải hoàn thành đƣờng đua bằng những quả bí ngô
khổng lồ, nhiều quả nặng trên 90 kg, đƣợc khoét bỏ ruột [20].
- Thuốc trừ sâu và hóa chất: Có một số loài bí đỏ không ăn đƣợc mà
chủ yếu để làm đồ trang trí vì chúng có hình dáng quả rất độc đáo. Trong các
loài bí đỏ này có chứa hợp chất cucurbitacin, là loại chất độc đối với con
ngƣời và động vật. Hợp chất cucurbitacin gây ra hiện tƣợng đau thắt bụng và

buồn nôn khi ăn phải. Hợp chất cucurbitacin và các dẫn xuất của nó có khả
năng gây độc cho tế bào. Độc tính này đƣợc tăng cƣờng bởi các liên kết đôi ở
cacbon. Trong nông nghiệp thì cucurbitacin đƣợc sử dụng làm thuốc trừ sâu,
đặc biệt là diệt trừ các loại bọ cánh cứng. Cucurbitacin đƣợc triết xuất từ một
số loài bí đỏ hoặc từ các loại hạt của họ bầu bí nhƣ hạt mƣớp đắng [15]
- Thực phẩm chữa bệnh và sử dụng trong y tế: Bí ngô chứa hàm lƣợng
calo và chất béo rất thấp. Trung bình 1kg quả bí ngô chỉ chứa khoảng 40 calo.
Do vậy bí ngô sẽ là loại thực phẩm đƣợc ƣu tiên hàng đầu nếu bạn muốn giảm
cân.Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều xenlulo, chất xơ và đƣờng tự nhiên,
không gây béo phì, tốt cho hệ tiêu hóa. Khi bí ngô đƣợc nấu chín, cơ thể sẽ
hấp thu các chất dinh dƣỡng trên một cách dẽ dàng. Sử dụng bí ngô thƣờng
xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lƣợng lớn các chất: sắt, kẽm giúp đẩy


13

nhanh quá trình tạo máu và các huyết cầu tố, phòng ngừa bệnh thiếu máu và
xơ vữa động mạch. Các chất khác nhƣ: beta caroten, gluxit, prôtit, tirozin, fitin,
axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lƣợng khác trong bí ngô cũng rất
cần thiết cho sự phát triển của cơ thể [19].
- Hội thảo quốc tế về họ bầu bí đƣợc tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm
2006 để trình bày các nghiên cứu liên quan đến các cây trồng họ bầu bí. Năm
2009, hội thảo đƣợc tổ chức tại tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc. Năm 2010, hội
thảo đƣợc tổ chức từ ngày 14-18 tháng 11 tại Charleston, South Carolina, Mỹ.
Thông qua hội thảo, các nhà khoa học trên thế giới có dịp chia sẻ kinh nghiệm
trong công tác tuyển chọn các giống cây trồng họ bầu bí [18].
* Một số nghiên cứu khác:
Một nghiên cứu về yêu cầu về nhiệt độ đối với cây bí đỏ cho thấy, nhiệt
độ yêu cầu để hạt nảy mầm tối thiểu là 10oC và tối ƣu là 21 - 35oC. Ở nhiệt độ
15oC thì phải mất khoảng 15 ngày để hạt mọc mầm, trong khi nhiệt độ tối ƣu

thì chỉ khoảng 4 - 5 ngày. Trong giai đoạn tăng trƣởng thân lá thì nhiệt độ ban
ngày tối ƣu để cây bí đỏ sinh trƣởng là 24 - 30oC và ban đêm là 15 - 18oC.
Giai đoạn ra hoa thì nhiệt độ tối thiểu là 12 - 15oC và tối đa là 40oC. Ngoài
khoảng nhiệt độ trên cùng với thời gian nhiệt độ kéo dài ngƣời ta thấy có sự
thay đổi giữa tỷ lệ hoa đực và hoa cái, khả năng đậu quả kém [10].
Một nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để đánh giá sự tăng trƣởng và tích
lũy dinh dƣỡng trong các cơ quan của giống bí tại Tetsukabuto [9]. Các mẫu
đƣợc lấy ở giai đoạn 28, 42, 56, 70, 84, 98 ngày sau gieo để xác định khối
lƣợng của lá, thân, hoa quả, gốc rễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng
trƣởng chậm cho tới giai đoạn 56 ngày sau gieo, sau đó khả năng tăng trƣởng
nhanh và đƣợc tăng cƣờng vào cuối chu kỳ. Lƣợng vật chất khô đƣợc tích lũy
cao nhất ở thời kỳ 89 ngày sau gieo và đạt 1.657,92g/ cây. Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, quả tích lũy vật chất khô nhiều hơn tất cả các bộ phận


14

khác.Việc tích lũy chất dinh dƣỡng giảm trong giai đoạn đầu đến 42 ngày sau
gieo, sau đó các chất dinh dƣỡng bắt đầu đƣợc tích lũy dần. Ở các bộ phận
của cây, kali là chất đƣợc hấp thu nhiều nhất, tiếp theo là nitơ và canxi. Thứ
tự các chất dinh dƣỡng đƣợc tích lũy là K>N>Ca>P>Mg>S và các chất vi
lƣợng là F>Mn>Zn>Cu. Thời điểm thu hoạch 98 ngày sau gieo: 69% vật chất
khô tích lũy trong quả, 19% trong lá, 8% trong thân cây, 4% trong hoa và rễ.
Các chất N, K, S và Cu tích lũy nhiều hơn ở trong quả, trong khi các chất P,
Ca, Mg, Zn, Fe và Mn tập trung ở các cơ quan sinh dƣỡng.
Khi tiến hành phân tích các thành phần trong hạt bí đỏ ngƣời ta thấy
trong hạt bí đỏ chứa nhiều vitamin và chất khoáng kể cả kẽm, cùng những
amino acid cần thiết nhƣ alanine, glycin, glutamin có thể giảm bớt các triệu
chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ dung để chế tạo một loại dầu
chƣa nhiều carotenoid nhƣ beta- carotene, alpha- carotene, zesaxanthine,

lutein là những chất tiền vitamin. Các carotenoid là những chất chống oxy hóa
mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa, suy nhƣợc cơ thể, đục
thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số bệnh ung thƣ [6].
2.3. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới
Tình hình sản xuất bí đỏ trên thế giới đƣợc thể hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ trên thế giới
giai đoạn 2008 - 2013
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
Năng suất
(nghìn ha)
(tạ/ha)
1.620,45
134,91
1.769,78
126,84
1.728,90
134,01
1.772,45
137,35
1.788,78
137,99

1.797,19
137,32
Nguồn: FAOSTAT 2016

Sản lƣợng
(nghìn tấn)
21.861,22
22.448,40
23.169,63
24.344,68
24.683,91
24.679,86


15

Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng bí đỏ trên thế giới có sự biến động qua
các năm. Nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2013, diện tích trồng bí đỏ trên
thế giới có xu hƣớng tăng, chỉ trừ năm 2010 diện tích trồng có giảm so với
năm 2009. Năm 2013, diện tích trồng bí đỏ là cao nhất trong 5 năm, đạt
1.797,19 ngìn ha.
Về năng suất: năm 2012 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt 137,99
tạ/ha. Năm 2009, năng suất thấp nhất (126,84 tạ/ha) và giảm 8,07 tạ/ha so với
năm 2008. Từ năm 2009 đến năm 2013, năng suất có xu hƣớng tăng.
Về sản lƣợng: từ năm 2008 đến năm 2013, sản lƣợng bí ngô trên thế
giới đều đạt trên 21 triệu tấn. Từ năm 2011 đến nay, sản lƣợng đạt trên 24
triệu tấn. Năm 2012, sản lƣợng bí đỏ lớn nhất đạt 24.683,91 nghìn tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của các châu lục
trên thế giới giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013

Châu lục

Chỉ tiêu
DT (1000 ha)

Châu Á

NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)

Châu
Âu
Châu
Đại
Dƣơng
Châu
Mỹ

Châu
Phi

2008
2009
1.038,89 1.071,14
137,12

134,72

Năm
2010

2011
2012
2013
1.116,23 1.157,88 1.164,26 1.169,74
136,37

137,84

138,57

138,30

14.245,6
15.222,1 15.960,7 16.132,6 16.177,5
14.430,80
4
0
0
2
3

DT (1000 ha)

124,81

130,80

132,10

137,40


136,56

135,81

NS (tạ/ha)

233,48

238,12

227,85

247,55

243,51

248,01

SL (1000 tấn)

2.914,12 3.114,55

3.009,83 3.401,48 3.325,43 3.368,70

DT (1000 ha)

17,81

15,98


17,21

17,08

17,57

16,52

NS (tạ/ha)

176,94

179,67

164,45

159,02

158,23

163,98

SL (1000 tấn)

315,19

287,10

283,08


271,53

277,94

270,88

DT (1000 ha)

201,86

201,11

197,56

194,43

198,86

200,96

NS (tạ/ha)

127,33

136,44

135,34

140,67


148,38

142,93

SL (1000 tấn)

2.570,34 2.744,07

2.673,85 2.735,05 2.950,79 2.872,41

DT (1000 ha)

237,07

350,74

265,80

265,63

271,63

274.15

NS (tạ/ha)

76,60

53,37


74,52

74,39

73,52

72,60

SL (1000 tấn)

1.815,93 1.871,89

1.980,78 1.975,92 1.997,13 1.990,33

Nguồn: FAOSTAT 2016


16

Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
 Về diện tích: Châu Á có diện tích trồng bí đỏ lớn nhất thế giới, từ năm
2008 đến 2013 diện tích trồng bí đỏ của châu Á có xu hƣớng tăng, cao nhất là
năm 2013 đạt 1.169,74 nghìn ha chiếm 65,09% diện tích trồng bí đỏ của thế
giới . Diện tích trồng bí đỏ của châu Phi lớn thứ 2 sau châu Á, cao nhất là năm
2009 đạt 350,74 nghìn ha chiếm 19,82%. Từ năm 2008 đến năm 2011 diện tích
trồng bí đỏ của châu Âu đều tăng, sau đó năm 2012 và 2013 diện tích lại giảm,
năm 2011 có diện tích lớn nhất là 137,40 nghìn ha chiếm 7,75%. Châu Mỹ
cũng có diện tích trồng bí đỏ khá lớn nhƣng có biến động qua các năm, năm
2008 diện tích cao nhất đạt 201,86 nghìn ha chiếm 12,46%. Châu Đại Dƣơng

có diện tích trồng bí đỏ nhỏ nhất thế giới, năm 2008 diện tích trồng bí đỏ đạt
17,81 nghìn ha và chỉ chiếm 1,1% diện tích trồng bí đỏ của thế giới.
 Về năng suất: Năng suất bí đỏ của châu Âu cao nhất, năm 2013 năng
suất đạt 248,01tạ/ha. Châu Phi có năng suất bí đỏ thấp nhất thế giới, năm 2008
năng suất cao hơn so với 5 năm còn lại cũng chỉ đạt 76,60tạ/ha. Năng suất bí
đỏ của châu Á có biến động qua các năm, năm 2012 có năng suất cao nhất đạt
138,57 tạ/ha. Châu Đại Dƣơng có năng suất bí đỏ khá cao, năm 2009 năng suất
đạt 179,67tạ/ha cao hơn so với 5 năm còn lại. Năng suất bí đỏ của Châu Mỹ có
biến động qua các năm, năm 2012 năng suất cao nhất đạt 148,38 tạ/ha.
 Về sản lƣợng: Châu Á có sản lƣợng bí đỏ lớn nhất thế giới và có xu
hƣớng tăng qua các năm, sản lƣợng tăng từ 14.245,64 nghìn tấn (năm 2008)
lên 16.177,53 nghìn tấn (năm 2013), năm 2013 sản lƣợng bí đỏ của châu Á
chiếm 65,55% sản lƣợng bí đỏ của thế giới. Do diện tích trồng ít nên châu Đại
Dƣơng có sản lƣợng thấp nhất trong các châu lục, năm 2013 sản lƣợng đạt
270,88 nghìn tấn chỉ chiếm 1,1% sản lƣợng bí đỏ của thế giới. Sản lƣợng bí
đỏ của châu Phi có biến động qua các năm, năm 2012 sản lƣợng cao nhất đạt
1.997,13 nghìn tấn chiếm 8,09% sản lƣợng bí đỏ của thế giới. Châu Âu có sản


17

lƣợng bí đỏ cao thứ 2 trong các châu lục, năm 2011 có sản lƣợng cao nhất đạt
3.401,48 nghìn tấn chiếm 13,97% sản lƣợng bí đỏ của thế giới. Châu Mỹ có
sản lƣợng bí đỏ biến động qua các năm, sản lƣợng cao nhất đạt 2.950,79
nghìn tấn (năm 2012).
 Tình hình sản xuất bí đỏ tại một số quốc gia.
Tình hình sản xuất bí đỏ của một số quốc gia đƣợc thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bí đỏ của một số quốc gia
trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013
Quốc

gia
Trung
Quốc
Canad
a
Cuba
Ai Cập

Mexico
Mỹ
New
Zealan
d
Ukrain
a

Chỉ tiêu
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)

NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)
DT (1000 ha)
NS (tạ/ha)
SL (1000 tấn)

2008
327,00
192,66

2009
350,00
184,29

6.300,00 6.450,00
4,65
149,08
69,31
73,04
57,84
422,48
37,32
174,69
651,86

30,63
158,55
485,63
34,72
226,66
786,98
8,80
198,86
175,00
26,00
205,15
533,40

4,76
169,76
80,80
66,64
62,00
413,19
34,66
180,28
624,89
31,38
183,88
577,07
35,62
210,52
749,88
7,84
204,00

160,00
25,40
220,43
559,90

Năm
2010
2011
361,50
374,50
184,37
184,38

2012
380,00
184,21

2013
385,00
184,42

6.665,00

6.905,00

7.000,00

7.100,00

5,25

148,62
77,99
56,60
61,33
347,08
34,89
188,67
658,23
32,10
162,74
522,39
37,60
210,82
792,70
8,30
194,58
161,50
24,80
208,43
516,90

5,20
173,29
90,08
56,79
59,93
340,33
35,52
178,37
633,56

31,21
168,38
525,45
37,03
219,92
814,34
7,51
197,07
148,00
27,10
231,33
626,90

5,14
187,70
96,40
52,38
69,00
361,43
30,91
181,07
559,61
34,00
166,17
564,99
38,45
232,87
895,26
7,89
194,04

153,00
26,00
226,08
587,80

5,27
155,29
81,85
55,87
73,75
412,03
29,82
182,18
543,33
32,99
165,17
544,99
37,11
214,73
796,87
7,26
201,98
146,54
26,90
227,06
610,80

Nguồn: FAOSTAT 2016
Qua bảng cho thấy Trung Quốc là nƣớc sản xuất bí đỏ lớn nhất, diện
tích trồng bí đỏ của Trung Quốc tăng qua các năm, năm 2013 diện tích đạt



18

385,00 nghìn ha chiếm 32,91% diện tích trồng bí đỏ của châu Á và bằng
21,42% diện tích trồng bí đỏ của thế giới. Năng suất bí đỏ của Trung Quốc
không thay đổi nhiều trong những năm gần đây, năm 2013 năng suất trồng bí
đỏ đạt 184,42 tạ/ha và sản lƣợng đạt 7.100,00 nghìn tấn chiếm 28,77% sản
lƣợng bí đỏ thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia có năng suất bí đỏ cao
nhất, năm 2012 năng suất đạt 232,87 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của
thế giới 94,88 tạ/ha. Trong những nƣớc sản xuất nhiều bí đỏ thì Cuba là nƣớc
có năng suất thấp nhất, năm 2013 năng suất đạt 73,75 tạ/ha kém năng suất
trung bình của thế giới 63,57 tạ/ha, tức là năng suất năm 2013 của Cuba chỉ
bằng 53,70% năng suất trung bình của thế giới.
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bí đỏ ở Việt Nam
 Tình hình sản xuất bí đỏ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bí đỏ đƣợc coi là cây trồng phụ nên chƣa có số liệu thống
kê đầy đủ về cả diện tích, năng suất và sản lƣợng. Song theo nhận định từ
nhiều nghiên cứu khác nhau thì vấn đề phát triển cây bí đỏ ở Việt Nam vẫn
còn nhỏ lẻ chƣa tập trung chủ yếu là do tự phát của ngƣời nông dân, chƣa có
sự quan tâm đầy đủ của các nhà quản lý, các nhà khoa học.
Thực tế, bí đỏ là loại cây trồng dễ tính, thích hợp với nhiều chân đất và
có thể trồng quanh năm, thích hợp với mọi vùng và tiểu vùng khí hậu trong cả
nƣớc. Cây bí đỏ có thể trồng trên cả chân đất trũng, điều này đƣợc minh
chứng trên đất trũng tại xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết
quả thực tế cho thấy, tỷ lệ đậu quả của giống bí hạt đậu TLPF1- 868 trên đất
trũng đạt tới 90%, cho năng suất bình quân 17 - 18 tấn/ha, trừ chi phí, thu
nhập từ 35-40 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình thành công này đã góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế gấp ba lần so với trƣớc trên vùng đất trũng, đồng thời
mở ra cơ hội cho phát triển bí đỏ ở các vùng trũng khác. Từ kết quả trên việc



×