ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
LÊ THỊ XUÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG 75/24 VỤ XUÂN NĂM 2015
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2011 – 2015
Thái Nguyên - năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
LÊ THỊ XUÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG VỪNG 75/24 VỤ XUÂN NĂM 2015
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn
: Th.S Ma Thị Phƣơng
Thái Nguyên - năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm
Khoa Nông Học, em đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng 75/24 vụ xuân năm 2015
tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của cô giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô
giáo trong khoa Nông Học và các thầy cô giáo trong trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: ThS. Ma
Thị Phương đã chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu. Và cuối
cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình bạn bè… Những người
luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian em
học tập nghiên cứu vừa qua.
Do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế
nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Xuân
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần các chất trong 100kg vừng hạt .................................................5
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng có trong bột vừng và trong thịt ............................6
Bảng 2.3 Tiềm năng của một số cây có dầu cho sản xuất dầu sinh học .....................8
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của hạt vừng – USA .................................................15
Bảng 2.5 Thành phần của dầu vừng – USA ..............................................................16
Bảng 2.6 Diện tích sản xuất vừng và một số cây có dầu trên thế giới năm 2010 2013 .........................................................................................................19
Bảng 2.7 Năng suất sản xuất vừng và một số cây có dầu trên thế giới năm 2010 2013 .........................................................................................................20
Bảng 2.8 Sản lượng sản xuất cây vừng và một số cây có dầu trên thế giới năm
2010 – 2013 .............................................................................................21
Bảng 2.9 Diện tích sản xuất cây vừng và cây có dầu ở Việt Nam năm 2010 – 2013 ...24
Bảng 2.10 Năng suất sản xuất cây vừng và cây có dầu ...........................................25
Bảng 2.11 Sản lượng sản xuất cây vừng và cây có dầu ...........................................25
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
giống vừng 75/24 .....................................................................................33
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống vừng 75/24 ....................37
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống
vừng 75/24 ...............................................................................................38
Bảng 4.4 Tình hình sâu bệnh hại trên giống vừng 75/24 .........................................40
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy
vật chất khô của giống vừng 75/24 ..........................................................42
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất giống vừng
75/24 ........................................................................................................43
3.3
iii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn Đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục đích. ................................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu ................................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa ..................................................................................................... 2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................. 2
1.4.2 Ý nghĩa sản xuất................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................... 3
2.2 Giá trị dinh dưỡng, nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học ........ 5
2.2.2 Nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học ................................ 8
2.3 Tình hình sản xuất vừng trên Thế giới và Việt Nam. ........................... 18
2.3.1 Tình hình sản xuất vừng trên Thế giới. .......................................... 18
2.3.2 Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam. ............................................ 22
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 27
3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 27
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 27
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 27
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ..................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 32
4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
giống vừng 75/24 trong vụ xuân năm 2015 tại Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên............................................................................... 32
iv
4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống vừng 75/24
trong vụ xuân năm 2015 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ....... 36
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây ...................................... 36
4.2.2 Ảnh hưởng đến hình thái của giống vừng 75/24. ........................... 38
4.2.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống vừng 75/24 trong vụ
xuân năm 2015 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. ................. 39
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của
giống vừng 75/24 trong vụ xuân năm 2015 tại Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên ............................................................................ 41
4.2.5 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất. .......... 43
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1 Kết luận ................................................................................................. 45
5.2 Đề nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn Đề
Vừng hay còn gọi là mè là một loại cây trồng đã có từ lâu đời. Có thể
nói ở nước ta đâu đâu cũng có cây vừng do tính thích nghi rộng, dễ trồng, ít
đòi hỏi nhiều vật tư phân bón nên nó đã từng có mặt trên các loại đất xám bạc
màu, trên nhiều loại đất cằn cỗi thuộc nhóm đất đỏ vàng ở trung du miền núi,
trên các bãi đất phù sa ven sông, trong các vườn cây công nghiệp chưa khép
tán, trong các vườn cây ăn quả, vườn gia đình…Ngay trong thời kỳ mà lương
thực còn khó khăn, mọi loại đất đều được dành cho lúa, ngô, khoai thì vừng
lại tồn tại trên các bờ mương, trên các đám đất xấu quá không thể trồng được
các loại cây trồng khác. Sở dĩ như vậy là do vừng là một trong những loại
thực phẩm truyền thống được mọi người ưa thích. Xuất phát từ giá trị kinh tế
và dinh dưỡng, cũng như yêu cầu của thị trường về những sản phẩm của cây
có dầu. Phát triển cây có dầu là một chiến lược quan trọng, nhằm tận dụng đất
đai mùa vụ, hình thành các vùng sản xuất tập trung phát triển nhanh các loại
cây có dầu, đồng thời đầu tư toàn bộ cho khâu chế biến đảm bảo tăng nhanh
khối lượng chất lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống
của Nhân Dân và xuất khẩu.
Tuy nhiên trong những năm qua tình hình sản xuất cây có dầu có nhiều
biến động không ổn định. Trong các loại cây có dầu thì cây vừng là một loại
cây ít được quan tâm bởi năng suất thấp nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm thị
trường còn hạn chế. Nhưng hiện nay các sản phẩm của cây vừng tăng đột biến
của nghành công nghệ thực phẩm và nhu cầu của một số nghành khác như Y
học, hóa mỹ phẩm... Sản phẩm của cây vừng không chỉ dừng lại làm quà bánh
và thức ăn của miền quê, vừng còn là nguồn dược liệu quý cho Y học.
2
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho thực tế sản xuất em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh
trưởng và phát triển của giống vừng 75/24 vụ xuân năm 2015 tại trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2.Mục đích.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của giống vừng trong vụ xuân năm 2015 tại Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống.
1.3.Mục tiêu
Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất cho giống vừng 75/24
trong điều kiện vụ xuân tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nhằm
tạo điều kiện cho cây vừng sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đạt được năng
suất cao, ổn định trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa
các kiến thức để áp dụng vào thực tế, rèn luyện kỹ năng thực hành và tích lũy
kinh nghiệm trong sản suất, tạo lòng yêu nghề nghiệp cho sinh viên.
Giúp cho sinh viên nắm được các bước tiến hành một đề tài khoa học,
phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và trình bày một báo cáo khoa học.
Là cơ sở khoa học xác định mật độ trồng thích hợp cho giống vừng thí
nghiệm để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa sản xuất
Thông qua kết quả của việc nghiên cứu sẽ đưa ra được mật độ trồng
thích hợp nhất đối với giống vừng 75/24 trong vụ xuân tại Thái Nguyên từ đó
khuyến cáo cho nông dân sản xuất nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh
tế cao nhất.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Phát triển cây vừng một mặt tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông
nghiệp, mặt khác nếu phát triển có định hướng loại cây trồng này không
những giải quyết được lợi ích trước mắt mà về lâu về dài đây là cây trồng
mang rất nhiều giá trị. Muốn vậy ngoài những chính sách về vốn, giống, phân
bón, giá cả… thì chúng ta cần có những biện phát kỹ thuật canh tác phù hợp
trong sản xuất.
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì mật độ đóng một vai trò rất
quan trọng. Nếu trồng dày, số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh
dưỡng cho một cây hẹp dẫn tới cây thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, ít phân
cành, sớm bị che phủ làm cho lá rụng nhiều, số hoa ít, số quả/ cây ít, khối
lượng 1000 hạt nhỏ. Ngược lại nếu trồng thưa diện tích dinh dưỡng của cây
trồng rộng cây phân nhánh nhiều, số hoa và số quả/ cây nhiều, khối lượng
1000 tăng nhưng trồng thưa mật độ thấp nên năng suất không cao. Vì vậy
gieo trồng với mật độ thích hợp là một trong những biện pháp quan trọng
hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của vừng. Nhiều thí nghiệm cho
thấy rằng nếu gieo trồng đúng mật độ thích hợp thì sẽ cho năng suất cao.
Thực tế trong sản xuất hiện nay diện tích trồng vừng còn nhỏ lẻ và manh
mún, nên việc áp dụng khoa học tiến bộ như máy gieo vừng là không có. Hơn
thế nữa là những vùng chuyên canh, người dân chưa chú ý áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất còn làm theo kinh nghiệm truyền thống như gieo
vãi, mà không để ý đến mật độ thích hợp cho từng giống cho từng mùa vụ.
Dẫn đến tình trạng lãng phí về giống và không phát huy về tiềm năng năng
4
suất của giống. Vì vậy việc xác định được mật độ gieo trồng thích hợp cho
mỗi giống phù hợp với điều kiện sinh thái và điều kiện canh tác là rất cần
thiết, từ đó cơ sở giúp người dân hiểu và áp dụng các mật độ thích hợp vào
sản xuất nhằm nâng cao năng suất.
Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
năng suất cây trồng. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức là giải quyết tốt mối
quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây
trồng khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất
(khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được năng suất và sản lượng
cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát
triển của cây họ đậu tại Thái Nguyên:
+ Nghiên cứu về mật độ trồng của cây đậu tương vụ xuân năm 2012 tại
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy giữa các mật độ 25 cây/m2,
35 cây/m2, 45 cây/m2, 55 cây/m2 và 65 cây/m2 thì mật độ thích hợp nhất và
cho năng suất cao nhất đó là mật độ 35 cây/m2. (Nguyễn Thị Hương,
2012)[4].
+ Nghiên cứu về mật độ trồng của cây lạc vụ xuân năm 2010 tại trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy giữa các mật độ 35 cây/m2, 45
cây/m2, 55 cây/m2 và 65 cây/m2 thì mật độ trồng thích hợp nhất và cho năng
suất cao nhất là mật độ 45 cây/m2. (Chu Mạnh Tuấn, 2010)[7].
+ Nghiên cứu về mật độ trồng của cây vừng tại trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên năm 2013 vụ hè thu cho thấy giữa các mật độ 25 cây/m2,
35 cây/m2, 45 cây/m2 và 55 cây/m2 thì mật độ 35 cây/m2 cho năng suất cao
nhất ở vụ hè thu. (Vương Trường Sinh, 2013)[10].
Như vậy cho thấy ở hầu hết các cây họ đậu có mật độ trồng cho năng
suất cao nhất là từ 35 cây/m2 – 45 cây/m2.
5
2.2.Giá trị dinh dƣỡng, nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Cây vừng còn được mệnh danh là Hoàng hậu của các cây có dầu. Hạt
vừng đã được dùng làm thực phẩm cho người ăn sống, rang để ép dầu ăn, làm
dầu thắp sáng, làm bánh kẹo, bơ, mác gar in và làm thuốc…
Vừng có ba loại (vừng đen, vàng, trắng) trong đó vừng đen có nhiều
dược tính hơn được dùng làm thuốc chữa bệnh, vừng đen ngọt, tác dụng
dưỡng huyết, bổ ngũ tạng, nhuận táo, sáng mắt, bền gần cốt, dùng ngoài đắp
sưng tấy, vết bỏng...; lá vừng non làm nước gội đầu mượt tóc, da mặt tươi
mát, lá già dùng chữa bệnh rong huyết.
Vừng là loại hạt cho dầu ăn có chất lượng cao, ổn định, không bị trở mùi
ôi. Trong 100kg vừng hạt có 560 – 580 calo, 18g protein. 20g hydratcacbon, 50
– 60g chất béo, 10,5mg sắt, 616mg phốt pho. 720mg kali, 60mg Natri, 30 đơn vị
vitamin A, 0,8mg B1, 0,2mg B2, 0,5mg Niacin, 2mg Vitamin C…Ngoài ra vừng
còn cung cấp cho ta một nguồn năng lượng lớn (560 – 580 calo).
Thành phần các chất trong 100kg vừng hạt (bảng 2.1).
Bảng 2.1 Thành phần các chất trong 100kg vừng hạt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Thành phần
Calo
Protein
Hydratcacbon
Chất béo
Sắt
Photpho
Kali
Natri
Vitamin A
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin C
Niacin
(Nguồn: )
Đơn vị
560 – 580 calo
18g
20g
50 – 60g
10,5mg
616mg
720mg
60mg
30 đơn vị
0,8mg
0,2mg
2mg
0,5mg
6
Đặc biệt lượng Ca trong vừng rất cao, gấp 20 lần lạc và nhiều hơn thịt
lợn rất nhiều và có lợi cho bệnh tim mạch, bệnh xốp xương. Trên thế giới dầu
vừng được dùng trực tiếp trong việc nấu nướng hoặc ăn sống với rau và làm
phụ gia trong công ngiệp thực phẩm nước chấm, công nghệ dược liệu, mỹ
phẩm, thuốc trừ sâu.
Vừng còn làm thuốc chữa bệnh cho người. Đông y coi vừng là loại
thuốc, vừng đen có tên là “Hắc Ma Chi”, làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, lợi
sữa. Theo Hải Thượng Lãn Ông thì vừng có vị ngọt tính bình, không độc, đi
vào bốn kinh phế, tỳ, gan, thận. Có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết,
nhuận tràng, điều hòa ngũ tạng, là loại thuốc tự dưỡng, cường tráng, chủ trị
thương phong hư nhược, ích khí lực, đầy trí não, bổ gan cốt, sáng tai mắt, sát
trùng, tiêu uất khí vv… .
Hạt vừng chứa 45-55 % dầu, 19-20 % protein, 8-11% đường, 5 %
nước, 4-6 % tro. Thành phần là axit hữu cơ chủ yếu là hai loại axit béo chưa
no (Axit oleic; axit linoleic), hàm lượng axit amin có trong bột vừng và trong
thịt (bảng 2.1). Ngoài ra hạt vừng chứa nhiều chất khoáng và năng lượng,
vừng là loại dầu quý được sử dụng nhiều lĩnh vực
Bảng 2.2. Thành phần dinh dƣỡng có trong bột vừng và trong thịt
Bột vừng (%)
Thịt (%)
Lysin
2,8
10,0
Triptophan
1,8
1,4
Methyonin
3,2
3,2
Phenilatnine
8,0
5,0
Leucine
7,5
8,0
Isolecine
4,8
6,0
Valine
5,1
5,5
Thrionine
4,0
5,0
Acid amin
(Nguồn: Morris, 2002)
7
Công dụng
Dùng trong thực phẩm
Hạt vừng là thành phần trong rất nhiều loại thức ăn, khoảng 70% sản
lượng vừng trên thế giới được chế biến thành bữa ăn và ép dầu. Trong tổng số
hạt vừng tiêu thụ có khoảng 60% dùng ép dầu, 35% dùng trong thực phẩm. Ở
Việt Nam hạt vừng phần lớn chế biến thức ăn như bánh kẹo bột vừng và ép
lấy dầu. Bột vừng dùng để làm kem..., bột vừng có hàm lượng protein khá cao
(hàm lượng valine, phenilanien, leucine) khoảng 10-12% trong dầu vừng.
Theo báo cáo của Morris 2002, trong hạt vừng chứa hàm lượng calcium cao
gấp ba lần calcium trong sữa.
Dùng trong dƣợc phẩm
Dầu vừng có chứa vitamin E và một vài chất chống oxy hóa quan trọng
khác, các chất chống oxy hóa như sesaimolinol và sesamol đã tìm thấy trong
dầu vừng. Tác giả Cooney và cộng sự 2001, đã báo cáo rằng trong dầu vừng
có chứa gamatocopherol cùng với sự hoạt động của vitamin E được tin tưởng
là ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch...
Theo báo cáo của Morris 2002 thì dầu vừng đã được dùng từ thế kỷ IV
ở Trung Quốc, như một loại thuốc chữa bệnh răng miệng, ơ Ấn Độ người ta
dùng dầu vừng như một loại thuốc súc miệng sát trùng, kháng vi khuẩn trị các
bệnh liên quan tới hội chứng lo âu, mất ngủ. Công dụng của vừng cho thực
phẩm và công nghiệp và mỹ nghệ như:
Thực phẩm: bánh kẹo, bánh tráng, bánh mì, gia vị, soup (sesame
seeds); dầu ăn, dầu trộn salad (sesame oil).
Công nghiệp và mỹ nghệ: kháng nấm bệnh, kháng nấm khuẩn, thuốc
trừ sâu, mỹ phẩm (Myristic acid), chất hòa tan, xà phòng (sesame oil).
Dược phẩm: các acid béo chống oxy hóa, lão hóa (sesamin sesamolin),
ngăn ngừa bệnh tim, trị bệnh về da, làm mịn da (sesame oil), sự hoạt động của
8
hypholycaemic (Flavonoids), ngăn ngừa các khối u (Linoleate in triglyceride
form), chống oxy hóa và chứn gan nhiễm mỡ (Lecithin), ngăn ngừa bệnh ung
thư (Myristic acid) (nguồn: Morris 2002).
Công nghiệp kỹ nghệ và tiềm năng cho biodiesel được tác giả Richard
Bell 2008, trình bày chi tiết tại hội thảo về năng lượng sạch, năng lượng có
thể tái tạo tại BăngKok Thái Lan (bảng 2.2)
Bảng 2.3 Tiềm năng của một số cây có dầu cho sản xuất dầu sinh học
Loại cây có dầu
Bông vải (cotton)
Sản lƣợng Biodiesel
(thùng/năm/mile/ vuông- Mile)
382
Đậu tương (Đậu nành Soybean)
542
Vừng (Mè Sesame)
807
Hướng dương (Sufmlower)
1113
Lạc (Đậu phộng Peanuts)
1233
Cải dầu (Rapseed)
1385
Olives
1407
Jojoba
2116
Dừa (Coconut)
3131
Jatropha
2204
Cọ dầu (Oli palm)
6927
(Nguồn: Richard Bell, 2010)
(Ghi chú: 1mile = 1,6km, 1mile 2 tương đương 256 ha, 1 thùng dầu
tương đương 160 lít)
2.2.2 Nguồn gốc phân loại và đặc điểm thực vật học
- Nguồn gốc
Cây vừng hay còn gọi là mè có tên khoa học là Sesamum Indicum
L…là một loại cây trồng đã có từ lâu đời, nó được biết cách đây khoảng
1400 - 2500 năm trước công nguyên.
9
Các loài vừng (mè) hoang dại có nguồn ngốc chủ yếu là ở Châu Phi,
một số loài có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri LanKa và Trung Quốc.
Tuy nhiên nguồn gốc chính xác của cây vừng vẫn chưa được xác định,
dù nhiều loài cây trong hoang dã có liên quan hiện diện ở Châu Phi và một số
loài ở Ấn Độ. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế
giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao.
Theo các tài liệu hiện hành, loài hoang dã nhất của giống vừng có
nguồn gốc ở vùng cận Sahara, Châu Phi.
Loài vừng trồng (Sesamum indicum) có nguồn gốc từ Ấn Độ (với tên
Latin là indicum). Là một trong những cây trồng dùng để sản xuất hạt vừng.
Cây vừng được coi là cây cho dầu lâu đời nhất được biết đến, vừng có
khả năng chịu hạn tốt. Nó đã được gọi là một cây trồng “sống sót”, với khả
năng phát triển nơi mà hầu hết các cây trồng khác thất bại.
- Phân loại
Phân loại khoa học:
Giới (reguum)
Plantae
Ngành (divsio)
Empryophyta
Lớp (class)
Spermatopsida
Bộ (ordo)
Malpighiales
Họ (familia)
Euphorbiaceae
Chi (henus)
Jatropha
Loài (species)
J.curcas
Dầu vừng (tên khoa học: Ratropha curcas) còn gọi là cây cọc rào, cọc
giậu, dầu lai là loại cây bụi lâu năm có độc, cây cao tới 5m, thuộc chi dầu
vừng, họ thầu dầu.
Cây dầu vừng bắt nguồn từ Trung Mỹ, lan rộng tới các nước nhiệt đới
và cận nhiệt đới khác, mọc chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Cây dầu vừng
10
chịu được độ khô hạn cao (hoặc có thể sống được nơi hoang mạc) do nó
không cạnh tranh với các cây trồng khác.
Hạt vừng chiếm 30% dầu có thể được xử lý để tạo được dầu diesel sinh
học chất lượng cao, sử dụng cho các động cơ diesel tiêu chuẩn.
Trên thế giới, vừng được trồng là Sesamum indicum Linn. Có số lượng
nhiễm sắc thể 2n= 64, ngoài ra còn có S capennsen; S alanum; S chenkii; S
laniatum có 2n= 64. Vừng có nhiều giống và dòng khác nhau về thời gian
sinh trưởng, màu sắc của hạt và dạng cây.
Một số giả thiết cho rằng có đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới
đã thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác nhau. Hiện nay phân loại vừng
dựa vào một số đặc tính thực vật như sau:
+ Về thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng
dài ngày (trên 100 ngày), giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100
ngày), cách phân loại này quan trọng để xây dựng công thức luân canh với
cây trồng khác như cây lúa, ngô, cây họ đậu khác...
+ Số khía trên quả vừng: phân loại các giống vừng có 4 khía, 6 khía, 8
khía dùng cách phân loại này để chọn cỡ hạt vừng nhỏ.
+ Quả vừng bị nứt hoặc không nứt trong khi thu hoạch: phân loại này
giúp cho tác xác định được khi thu hoạch sớm tránh bị nứt quả.
+ Màu sắc hạt: phân loại này thường phổ biến nhất (hạt màu đen, hoặc
màu vàng, trắng), trong phân loại có hai màu: vừng đen (Sesanum indicum
L), có phẩm chất tốt hơn vừng trắng. Vừng vàng (Sesanum orientalis L). Vỏ
hạt phân biệt vừng 1 vỏ với vừng 2 vỏ, vừng 1 vỏ có hàm lượng dầu cao.
Ngoài các cách phân biệt trên ta còn phân biệt vừng theo thời vụ trồng, số hoa
ở nách lá, sự phân cành trên cây.
Đặc điểm thực vật học
Rễ Vừng
Rễ vừng thuộc họ rễ cọc, có hệ thống rễ chùm phát triển. Kiểu sinh
trưởng của bộ rễ có mối quan hệ với điều kiện sinh thái, cho nên bộ rễ sinh
11
trưởng ở vùng có khí hậu khô và nóng có khí hậu ẩm có khác nhau, ở vùng
khí hậu khô thì hệ thống rễ phát triển nhanh, mạnh nhất đối với kiểu cây có
nhiều cành, còn kiểu cây ít cành, đơn thân thì yếu hơn. Rễ cọc của cây vừng ở
kiểu đơn cành phát triển nhanh hơn ở kiểu nhiều cành, trong khi đó thì rễ
chùm của kiểu nhiều cành lại phát triển nhanh hơn.
Sự phát triển của bộ rễ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất đất, ở đất cát
pha thì bộ rễ phát triển mạnh hơn ở đất sét. Nơi có độ ẩm cao thì bộ rễ lại phát
triển kém. Khi gặp úng vừng sẽ bị chết. So với nhiều loại cây trồng khác thì
bộ rễ của vừng phát triển chậm hơn, do đó mà khi gieo trồng vừng cùng lúc
với cây khác thì nó rễ cây khác cạnh tranh làm cho sự sinh trưởng của cây
vừng sẽ kém đi.
Thân và Cành
Cây vừng thuộc loại thân thảo, thẳng, mặt ngoài thường có nhiều lông.
Mặt cắt của thân có hình vuông và có bốn rãnh sâu. Các rãnh này thay đổi tùy
điều kiện ngày dài và mật độ quần thể của cây. Nếu quan sát kỹ mặt ngoài của
thân cây thì thấy nó có ba loại khác nhau là loại thân nhẵn, loại có lông nhưng
thưa và loại nhiều lông. Mật độ thưa, dày của lông trên thân có liên quan trực
tiếp đến tính chịu hạn của vừng.
Màu sắc của thân lúc đầu là màu xanh, xanh sáng hoặc trắng, còn khi
quả đã chin thì thân chuyển sang màu vàng cả. Chiều cao của cây thay đổi
theo giống, môi trường và điều kiện trồng trọt, thông thường từ 60-120 cm,
tuy nhiên cũng có giống thấp hơn 60 cm và cao hơn 120 cm, các giống vừng
trồng ở nước ta thường có chiều cao từ 80-120 cm. Các yếu tố thời tiết ảnh
hưởng tới chiều cao cây và chế độ nhiệt, độ dài ngày. Các giống chín sớm
chịu ảnh hưởng của các yếu tố này nhiều hơn các giống thuộc nhóm chín muộn.
Cành xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối
nhau,ca hf sẽ mang hoa và quả, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự
12
phân cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống vừng,
thường màu của cành trên thân giống như thân chính.
Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có 2 – 6
cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc.
Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực
tiếp bị ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.
Các dạng thân ngắn đâm cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín
muộn và có khuynh hướng chịu hán khá hơn. Các giống dài ngày thường phát
triển chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau.
Lá vừng
Lá vừng mọc cách và mọc đối. Lá có nhiều hình dạng khác nhau và
thay đổi tùy theo giống và vị trí trên thân. Lá có khi nguyên, có khi chia ra 3
thùy hoặc có răng cưa. Lá mọc đối hay luân phiên tùy giống, cách sắp xếp lá
ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và năng suất hạt trên cây. Lá mọc
đối tạo điều kiện có nhiều hoa. Kích thước của lá thay đổi từ 3 – 17,5cm chiều
dài và 1 – 1,5cm chiều rộng, cuống lá từ 1-5 cm.
Lá có mầu xanh thẫm và có sự thay dổi tùy thuộc vào độ màu mỡ của
đất, khi quả đã chín sẽ chuyển sang màu vàng. Trên mặt lá có nhiều lông và
có chất nhờn. Các khí khổng có trên mặt lá có mật độ khác nhau tùy theo từng
giống. Múi lá có sự thay đổi khác nhau tùy theo độ dài ngày và thời gian gieo
trồng. Số lá trên cây có sự tương quan với độ dài của ngày. Đối với các giống
thuộc nhóm chín sớm và trung bình thì sự tương quan đó càng chặt chẽ hơn.
Hoa vừng
Hoa vừng mọc ra từ nách lá thân và cành. Hoa có màu trắng, hơi hồng
hoặc tím. Đốt đầu tiên mang hoa của thân tính từ mặt đất trở lên là đặc điểm
di truyền của giống và có sự tương quan chặt chẽ với chiều cao cây, chiều cao
dóng quả và năng suất hạt. Vừng có hai loại hoa là hoa đơn và hoa chùm.
13
Trên nách của mỗi lá có thể ra 6-8 hoa. Hoa đơn là đặc điểm trội, có cuống
hoa ngắn, lá bắc cũng ngắn và mọc đối. Đài hoa có 5 thùy nông, hình sợi và
có lông mềm. Tràng hoa chia ra thành 5 thùy hình ống, hoa có hình chuông,
dài khoảng 3 cm với hai hoa môi yếu ớt, 3 tràng phía dưới liên kết lại thành
môi dưới. Hoa vừng có 5 nhị đực dài từ 0,5 - 0,6 cm.
Trong đó có 4 cái hoạt động (2 cái dài và 2 cái ngắn). Còn 1 cái bất
dục, chúng đính trên ống tràng thành 2 cặp. Bầu nhụy có lông mềm và nằm
trên đáy hoa, có vòi nhẵn, có từ 2 – 4 ngăn và được chia ra thành nhiều ngách
giả mang rất nhiều noãn. Thông thường thì 90% số hoa là tự thụ phấn, côn
trùng cũng có tác dụng giúp ích trong quá trình thụ phấn, còn gió không có
tác dụng gì. Loài ong Megachite umbrapennis, loài rầy Dersata và Aylonea
chính là những tác nhân thụ phấn. 90% số hoa nở vào thời gian từ 5 – 7 giờ
sáng và nó sẽ héo và rụng vào buổi chiều từ 16,30 – 18 giờ. Quá trình thụ
phấn bao phấn nở dọc. Hạt phấn có khả năng thụ tinh ngay sau khi bao phấn
nở không lâu. Đầu nhị bắt đầu hoạt động một ngày trước khi hoa nở và kéo
dài tới ngày hôm sau. Hạt phấn có hiệu quả thụ phấn đến 24 giờ sau khi hoa nở.
Thời gian ra hoa có liên quan nhiều tới giống, các giống khác nhau ra
hoa khác nhau phụ thuộc vào giống, điều kiện canh tác, mùa vụ cụ thể. Trong
thời gian ra hoa nếu gặp mưa kéo dài thì tỷ lệ đậu quả sẽ giảm đi rõ rệt.
Nhưng lúc ra hoa không may gặp hạn hán được tưới nước thì sẽ làm cho năng
suất của vừng tăng hơn so với việc tưới ở bất kỳ thời sinh trưởng nào của cây.
Quả vừng
Quả vừng thuộc loại quả nang dài, chia ra 2 phần, bên trong xếp rất
nhiều hạt xếp dọc theo từng ngăn do các vách giả tạo thành. Trên quả có
nhiều lông, mật độ lông này cũng là một trong những tiêu chuẩn để phân loại
giống. Số quả trên mỗi mắt cũng thay đổi tùy theo giống, có giống chỉ có 1
quả nhưng có giống có từ 3 – 5 quả hay nhiều hơn trên mỗi mắt. Số quả trên
14
cây là đặc điểm di truyền của giống đồng thời cũng có mối quan hệ với số hoa
trên cây và tỷ lệ đậu quả, có những giống chỉ có 8 – 9 quả trong khi có những
giống có đến 25 -28 quả. Quả lớn nhanh trong thời gian 9 ngày đầu tiên sau
khi hoa thụ tinh và tiếp tục phát triển thêm trong thời gian 24 ngày tiếp theo
và đạt được trọng lượng khô tối đa ở 27 ngày sau khi hoa nở.
Quả dài từ 2- 8 cm, rộng 0,5 – 2,00 cm, có 4 – 12 ngăn. Chiều dài của
quả có mối tương quan tới số hạt trong quả phụ thuộc vào giống và điều kiện
canh tác và mật độ gieo trồng thì ảnh hưởng đến chiều cao cây và đường kính
gốc. Trọng lượng P1000 hạt ảnh hưởng do giống và điều kiện canh tác.
Quá trình chín của vừng diễn ra từ gốc lên ngọn như quá trình ra hoa
trước đó. Khi quả đã chín già, nó sẽ tự tách ra theo các vách ngăn hạt và hạt
sẽ rời ra. Đối với những giống có vách ngăn dày thì sau khi thu hoạch, phơi
đập hạt sẽ khó hơn các giống có vách mỏng.
Hạt vừng
Trong quả vừng có rất nhiều hạt nhỏ. Hạt vừng có hình trứng dẹp,
chiều dài từ 2 -4 mm, chiều rộng khoảng 1,5- 2 mm, dày 1 mm. Trọng lượng
1000 hạt từ 2- 4 g. Các giống vừng địa phương của ta có hạt bé hơn, trọng
lượng 1000 hạt chỉ trên 2 g. Hạt vừng có nhiều màu sắc khác nhau như trắng,
vàng, hơi đỏ, nâu, xám vv… Vừng đen có hạt to hơn vừng vàng và vừng nâu.
Vỏ hạt có thể nhẵn hoặc nháp. Màu sắc của hạt là đặc trưng riêng của từng
giống. Hạt vừng chứa nhiều dầu và alơrôn. Bình thường trong hạt vừng có
khoảng 50 % dầu, 25% protein, 5 % khoáng chất, 1 % canxi, 3 % các axit hữa
cơ, 4 % chất xơ và 6 % thủy phần.
Một số giống vừng của ta đã được nghiệm thu cho thấy tỷ lệ dầu thấp
dưới 50 %, giống vừng đen cao hơn so với các giống vừng vàng và nâu, hàm
lượng protein 3 %, bình thường khoảng 2,5 – 2,6 %, nhưng lại có chỉ số axit
cao làm chất lượng vừng thấp, giá trị kinh tế thấp và gây khó khăn cho việc
15
bảo quản và chế biến. Thời gian chiếu sáng dài có tác dụng làm tăng hàm
lượng dầu nhưng sự thay đổi này tối đa cũng chỉ đến 5,9 %.
Thành phần hóa học của hạt vừng (bảng 2.4)
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của hạt vừng – USA
Thành phần
Hạt cả vỏ
Hạt trần
Độ ẩm (%)
5,4
5,5
Năng lượng (calo)
563
582
Protein (g)
18,6
18,2
Mỡ (g)
49,1
53,4
Hydratcacbon (g)
21,6
17,6
Xơ (g)
6,3
2,4
Tro (g)
5,3
5,3
1,160
110
P (mg)
616
592
Fe (mg)
10,5
2,4
Na (mg)
60
_
Kali (mg)
725
_
30
_
Thriamine (mg/100g)
0,98
0,18
Riboflarin (mg/100g)
0,24
0,13
5,4
5,4
Canxi (mg)
Vitamin A (IU)
Niacin (mg/100g)
(Nguồn: Theo Weiss E.A, 1983)
Thành phần của dầu vừng
Do vừng có chứa hàm lượng dầu cao vừa khó khăn cho việc bảo quản,
dễ mất sức nảy mầm. Nếu thu hoạch thủ công lại được bảo quản trong kho
lạnh đủ tiêu chuẩn thì tỷ lệ nảy mầm hàng năm chỉ giảm mất khoảng 10 %,
16
còn nếu thu hoạch bằng máy thì chỉ sau 6 ngày tỷ lệ nảy mầm giảm từ 97 %
xuống chỉ còn 65 %.
Bảng 2.5 Thành phần của dầu vừng – USA
Thành phần
(%)
Oleic Axit
45,3 – 49,3
Linoleic Axit
37,7 – 41,2
Palmitic Axit
7,8 – 9,1
Stearic Axit
3,6 – 4,7
Arachidic Axit
0,4 – 1,1
Hexadecennoic Axit
0,0 – 0,5
Myrisic Axit
0,1
Iodine value
_
(Nguồn: Theo Weiss E.A, 1983)
Đặc điểm sâu bệnh hại vừng
a) Sâu khoang
Đặc điểm: Sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có đốt to bao
quanh, được chuyển từ cây trồng vụ trước sang gây hại vừng. Sâu ăn trụi lá,
cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa, làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả
làm ảnh hưởng tới năng suất.
Biện pháp phòng trừ:
+ Trước khi làm đất phải kiểm tra mật độ sâu khoang trong đất, nếu cao
thì dùng 0,5kg Basudin 10H/500m2 trộn với đất bột rải đều trên ruộng và bừa
1-2 lần để diệt sâu.
+ Khi gây hại cây con nên dùng biện pháp thủ công bắt vào chiều tối
hoặc sáng sớm.
17
b) Sâu cuốn lá
Đặc điểm: Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép
lá vừng vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến
quang hợp của cây, làm giảm năng suất.
Biện pháp phòng trừ:
+ Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì
kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu.
+ Khi sâu ở mật độ cao dùng các loại thuốc như: Match 50ND
(20ml/sào) pha với 30 lít nước để phun; Polytrin 440ND; Sherpa 25EC… liều
dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.
c) Bệnh héo xanh vi khuẩn
Đặc điểm: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra làm cho
vừng bị héo xanh đột ngột, lá vẫn giữ màu xanh, cắt ngang cây thấy bó mạch
có màu nâu sẫm, rễ bị đen và thối, bóp nhẹ chỗ bị thối có dịch nhầy trắng tiết
ra. Bệnh này hại từ lúc cây con cho đến khi thu hoạch, vi khuẩn thường ký
chủ trên nhiều loại cây nhất là cây họ đậu, họ cà.
Bệnh phát sinh mạnh ở nhiệt độ 25 – 300C khi trời có mưa nắng xen kẽ,
ẩm độ đất cao, ruộng thoát nước chậm.
Biện pháp phòng trừ: Đây là bệnh nguy hiểm và gây hại nặng trên diện
rộng, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Để hạn chế tối đa bệnh
héo xanh do vi khuẩn, cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Bón đầy đủ vôi và phân cân đối.
+ Giữ đúng mật độ quy định.
+ Luống vừng phải cao, thoát nước nhanh khi mưa to.
+ Nhổ bỏ và tiêu hủy cây vừng bị nhiễm bệnh.
+ Trồng luân canh với các loại cây trồng khác.
18
d) Bệnh chết thối do nấm
Đặc điểm: Bệnh gây héo lá nhưng không đột ngột, khi bị nặng làm cho
cây vừng bị khô, các bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp
thân không có dịch nhầy. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng bón phân
không cân đối, độ ẩm đất cao.
Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, gieo đúng mật độ. Khi vừng bị
bệnh dùng các loại thuốc sau: Dacanil 75WP; Anvil 55C, liều dùng theo
khuyến cáo.
2.3 Tình hình sản xuất vừng trên Thế giới và Việt Nam.
2.3.1 Tình hình sản xuất vừng trên Thế giới.
Trên thế giới, trước chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích trồng vừng
khoảng 5 triệu ha năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia
trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, tiếp đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha,
Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha và các quốc gia
khác có diện tích < 50.000 ha gồm: Pakistan, Megeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Unganda.
Tuy nhiên hiện nay diện tích trồng vừng không nhiều nhưng đã được
trồng khắp các châu lục trên thế giới, sản lượng vừng hằng năm khoảng 2
triệu tấn. Các vùng trồng chính:
- Châu Á, sản xuất chiếm 55- 65 % sản lượng trên thế giới.
- Châu mỹ chiếm, 18-20 %.
- Châu Phi chiếm, 18-20%.
Còn lại là các châu lục khác trồng với diện tích không đáng kể.
Một số nước trồng nhiều vừng trên thế giới:
- Ấn Độ, đứng đầu thế giới với sản lượng khoảng 4.000.000 nghìn
tấn/năm.
- Trung Quốc, nước sản xuất lớn đứng thứ 2 sản lượng đạt 320-350
nghìn tấn/năm.
19
- Su Dan, sản lượng đạt 150-200 nghìn tấn/năm.
- Mehico, 150-180 nghìn tấn/năm.
Ngoài ra còn một số nước có sản lượng tương đối như: Buma, Pakistan,
Thái Lan (Đông Nam Á); Tanazania, Uganda (Châu Phi); Colombia,
Venezuela (Châu mỹ).
Tình hình sản xuất vừng và một số cây có dầu trên thế giới (bảng2.6)
(bảng 2.7) và (bảng 2.8).
Bảng 2.6 Diện tích sản xuất vừng và một số cây có dầu trên
thế giới năm 2010 - 2013
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Cây có dầu
2010
2011
2012
2013
Vừng
8.298.161
8.654.469
7.952.407
9.398.770
102.807.828
103.805.537
104.918.105
111.269.782
Hướng dương
23.132.656
25.721.316
25.107.691
25.590.104
Lạc
25.477.523
24.740.451
24.590.726
25.445.613
Đậu tương
(Nguồn: FAO.STAT, 2015)
Qua bảng trên cho thấy:
Cây vừng năm 2010 có diện tích là 8.298.161 ha đến năm 2011 diện
tích đã tăng lên 356.308 ha với tổng diện tích năm 2011 là 8.654.469 ha, đến
năm 2012 thì diện tích sản xuất của cây vừng đã giảm xuống còn 7.952.407
ha như vậy so với năm 2011 thì diện tích đã giảm xuống 702.062 ha so với
năm trước. Vậy nhưng đến năm 2013 thì diện tích sản xuất đã tăng vọt lên so
với những năm trước với tổng diện tích sản xuất năm 2013 là 9.398.770 ha.
Cây đậu tương nhìn chung có diện tích sản xuất tăng từ năm 2010 đến
năm 2013, diện tích sản xuất năm 2010 là 102.807.828 ha và đến năm 2011
thì diện tích sản xuất đã tăng lên là 103.805.537 ha, đến năm 2012 diện tích