Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX trong giai đoạn 2013 – 2015 và định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.05 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất
nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX trong giai đoạn 2013 – 2015 và định
hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.GV Nguyễn Thị Kim Ngân
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Họ và tên

MSV

PHẠM THỊ THU HUYỀN

1311110306

VŨ THU HUYỀN

1311110307

TRẦN ĐÌNH NGUYÊN

1311110505

TRẦN THỊ KIỀU OANH

1314160088

ĐOÀN UYÊN THẢO



1311110629

Hà Nội, tháng 3 năm 2016

1


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ............................................................................................. 4
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 5
PHẦN I............................................................................................................................................... 7
I.

Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................................... 7

II. Hoạt động kinh doanh của Công ty ..................................................................................... 8
III.

Những thành tựu đạt đƣợc của Công ty ......................................................................... 8

IV.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty ............................................................. 8

V. Những nhân tố kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của
Công ty ......................................................................................................................................... 10
1.


Các nhân tố bên ngoài .................................................................................................... 10

2.

Nhân tố bên trong ........................................................................................................... 12

PHẦN II ........................................................................................................................................... 14
I. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản
CADOVIMEX ............................................................................................................................. 14
1.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty ................................................................ 14

2.

Tính tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán ................................. 20

II. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu
Thủy sản CADOVIMEX ............................................................................................................ 24
1.

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ................................................................................... 24

2.

Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh bộ phận............................................................... 25

3.

Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: ........................................................................... 30


4.

So sánh với các đối thủ cạnh tranh................................................................................ 34

III.
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất
nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX ......................................................................................... 38
PHẦN III ......................................................................................................................................... 40
Những thuận lợi và khó khăn ............................................................................................ 40

I.
1.

Thuận lợi.......................................................................................................................... 40

2.

Khó khăn ......................................................................................................................... 41

II. Những tồn tại ....................................................................................................................... 42
III.
Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu
CADOVIMEX ............................................................................................................................. 43
1.

Nhóm chỉ tiêu về tài chính .............................................................................................. 43

2.


Nắm bắt cơ hội trƣớc cánh cửa hội nhập...................................................................... 44

3.

Liên quan đến lao động .................................................................................................. 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT
CADOVIMEX

CAD

Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản
CADOVIMEX
Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản
CADOVIMEX

CTCP

Công ty Cổ phần

XNK


Xuất nhập khẩu

HĐQT

Hội đồng quản trị

TS

Tài sản

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TSDH

Tài sản dài hạn

HTK

Hàng tồn kho

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


CP

Cổ phiếu / chi phí

TSCĐ

Tài sản cố định

GVHB

Giá vốn hàng bán

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

CPBH

Chi phí bán hàng

DTT

Doanh thu thuần

BHXH

Bảo hiểm xã hội

SX


Sản xuất

LNST

Lợi nhuận sau thuế

KNTT

Khả năng thanh toán

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình
Hình 1: Tốc độ tăng giá USD, giá tiêu dùng từ năm 2008 đến 06/2014 ......................... 10
Bảng
Bảng 1- Bảng đánh giá khái quát cơ cấu tài sản............................................................... 14
Bảng 2 - Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ........................................................ 15
Bảng 3 - Cơ cấu nguồn vốn của Công ty ........................................................................... 17
Bảng 4 - Bảng phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn của Công ty....................................... 18
Bảng 5 - Bảng chỉ tiêu về tính tự chủ trong tài chính của Công ty .................................. 20
Bảng 6 - Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty ........................................... 21
Bảng 7 - Nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty Cổ phần niêm yết ................... 22
Bảng 8 - Kết quả họat động kinh doanh tổng hợp............................................................. 23
Bảng 9 - Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ........................................................................ 24
Bảng 10 - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản....................................................... 25
Bảng 11 - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn............................................................ 27
Bảng 12 - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí ...................................................... 28
Bảng 13 - Thống kê thuế năm 2013 - 2015 của Công ty ................................................... 29

Bảng 14- Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động............................................................... 29
Bảng 15 - Bảng xu hướng lưu chuyển tiền tệ của CADOVIMEX trong giai đoạn 2013 2015 ...................................................................................................................................... 31
Bảng 16 - Bảng tỷ trọng các dòng tiền trong lưu chuyển của CTCP Chế Biến & XNK
Thủy Sản CADOVIMEX 2015; 2014; 2013 ...................................................................... 31
Bảng 17- Bảng cơ cấu vốn của các Công ty năm 2015 ..................................................... 34
Bảng 18- Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của các Công ty năm 2015 .................. 34
Bảng 19 - Bảng chỉ tiêu so sánh về khả năng sinh lời các Công ty năm 2012 ................ 35
Bảng 20 - Bảng so sánh chi phí kinh doanh của các Công ty năm 2012 ......................... 37
Bảng 21 – Bảng kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013 – 2015 ................................ 39

4


LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trên đà hội nhập. Việc tham vào việc tham gia cộng đồng ASEAN
cũng như một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ được ký kết hoặc bắt đầu có
hiệu lực, điều này có những tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị của đất
nước nói chung và đến ngành hàng thủy sản nói riêng Những tác động tích cực đó bao gồm
việc gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng hàm lượng chế
biến và có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản, nhưng
cũng mang đến nhiều thách thức. Làm sao đáp ứng nhu cầu của thị trường rộng hơn, và
cũng khó tính hơn, giữ được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong
và ngoài nước, tối đa hóa lợi nhuận, kết quả kinh doanh… hiện nay đang là những bài toán
khó cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, nhóm em đã chọn phân tích tình hình kết quả
kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX –
là một doanh nghiệp có vị thế trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản trong
giai đoạn 2013 – 2015 để phân tích và đưa ra định hướng cho các doanh nghiệp trong thời
kỳ hội nhập hiện nay, với tên đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần

Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX trong giai đoạn 2013 – 2015 và
định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận là phương pháp so sánh, thu
thập số liệu thông tin, phân tích – tổng hợp số liệu qua ba năm tài chính từ đó sử dụng
phương pháp đánh giá để đưa ra các ý kiến về đối tượng phân tích hay chính là hiệu quả
kinh doanh của Công ty
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, tiểu luận được chia làm 3 phần:
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX.

5


Phần 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX GIAI
ĐOẠN 2013 - 2015.
Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
CADOVIMEX.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và định hướng của ThS.GV Nguyễn Thị Kim
Ngân giúp nhóm em hoàn thành được bài tiểu luận của mình. Do hạn chế về lý luận và thời
gian nên bài viết còn nhiều thiếu sót, nhóm kính mong nhận được sự góp ý của cô để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Thành viên trong nhóm:
Họ và tên

MSV

PHẠM THỊ THU HUYỀN


1311110306

VŨ THU HUYỀN

1311110307

TRẦN ĐÌNH NGUYÊN

1311110505

TRẦN THỊ KIỀU OANH

1314160088

ĐOÀN UYÊN THẢO

1311110629

6


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN CADOVIMEX.
- Tên gọi Công ty: Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX
- Tên giao dịch đối ngoại : CADOVIMEX SEAFOOD IMPORT-EXPORT AND
PROCESSING JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : CADOVIMEX-VIETNAM
- Địa chỉ : Khóm 2, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

- Nhãn mác sản phẩm : CADOVIMEX, DRAGON
- Mã số thuế: 2000102580
- Vốn điều lệ đăng ký: 207.999.270.000 đồng
- Vốn điều lệ thực góp: 207.999.270.000 đồng
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2000102580 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cà
Mau cấp ngày 01/02/2005, đăng ký thay đổi lần 12 ngày 18/07/2012
I.

Quá trình hình thành và phát triển
 Tiền thân của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX
là Công ty Liên hiệp Thủy sản Cái Nước.
 Năm 1985 chuyển đổi thành Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cái Đôi Vàm.
 Ngày 28/03/1997 Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cái Đôi Vàm chuyển thành Công ty
Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Thủy sản Cái Đôi Vàm (CADOVIMEX) với số vốn là
11.471.000.000 đ.
 Theo quyết định số 874/QĐ-CTUB ngày 30/11/2004 của UBND tỉnh Cà Mau, Ban
Giám đốc Công ty đã mạnh dạn lập phương án cổ phần hoá 100% và chính thức hoạt
động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 6103000045 ngày 01/02/2005 của Sở Kế
Hoạch Đầu Tư tỉnh Cà Mau.
 Ngày 05/01/2009, cổ phiếu CAD được chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM.
Ngày 04/05/2012, Công ty nhận quyết định hủy niêm yết cổ phiếu CAD của Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM do lợi nhuận sau thuế của Công ty âm 03 năm liên tiếp.
 Ngày 04/06/2012, cổ phiếu CAD chính thức hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM.
7


 Ngày 05/06/2012, Công ty nhận thông báo của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt
Nam về việc chốt danh sách đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán để chuyển sàn giao

dịch từ HSX sang sàn UPCoM.
 Ngày 29/6/2012 Công ty đã hoàn tất đợt phát hành riêng l tăng vốn từ
87.999.270.000 đồng lên 207.999.270.000 đồng.
 Ngày 18/07/2012, Sở KH ĐT Tỉnh Cà Mau đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thay đổi lần thứ 12 với số vốn mới là 207.999.270.000 đồng.
II.

Hoạt động kinh doanh của Công ty
 Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thủy sản;
 Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy móc phục
vụ cho sản xuất và đời sống;
 Nhận thực hiện các dịch vụ thương mại: Nông lâm thủy sản và xuất nhập khẩu trong
và ngoài nước;
 Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản;
 Kinh doanh xăng, dầu, nhớt;
 Dịch vụ vận tải hàng hóa.

III.

Những thành tựu đạt đƣợc của Công ty
 Năm 2001, đạt Huân chương lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng
 Năm 2003, 2006, đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” do Ủy ban Trung ương Hội
Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam trao tặng
 Năm 2003 đạt giải thưởng “ Mai Vàng Hội Nhập”
 Năm 2005, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp uy tín chất lượng” do Ban tổ chức mạng
doanh nghiệp Việt nam trao tặng
 Năm 2006, đạt giải cúp vàng thương hiệu Việt “Uy tín chất lượng” do mạng Thương
hiệu trao tặng.
 Năm 2001 đến 2005 nhận Bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ Thương Mại trao
tặng


IV.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
Đại Hội đồng cổ đông: là tổ chức quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo

Luật doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
8


Hội đồng Quản trị: Số thành viên của HĐQT gồm 07 thành viên. Hội đồng Quản
trị Công ty là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và hoạt động của Công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng Quản trị
có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch kinh doanh, đưa ra các biện pháp, các quyết định
nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Ban Kiểm soát: Số thành viên của Ban kiểm soát gồm 03 thành viên. Ban kiểm soát
có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính và kiểm tra nội bộ của Công ty.
Ban Tổng Giám đốc: Ban tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm 04
thành viên là Tổng Giám đốc và các Phó tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của
Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định
của Công ty, song song đó là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định
các mục tiêu, chính sách.
Các Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc thường trực tại Công
ty.
Các phòng ban chức năng



Phòng Tổ Chức Hành Chánh



Phòng Kinh Tế - Kế Hoạch



Phòng Kinh Doanh



Phòng Quản Lý Chất Lượng và Phát triển sản phẩm



Phòng Cơ Điện Lạnh

Xây Dựng Cơ Bản

9


Những nhân tố kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh

V.

của Công ty
1. Các nhân tố bên ngoài
a. Thị trường tiêu thụ

Nhìn chung, có nhiều yếu tố của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu của công ty như: khoảng cách địa lý, GDP của nước nhập khẩu, thuế quan…,
tất cả các yếu tố này sẽ khác nhau ở mỗi thị trường khác nhau. Hiện nay, trong hầu hết
mọi trường hợp các vấn đề mà các công ty gặp phải khi xâm nhập các thị trường đó là
các rào cản của hàng rào phi thuế quan, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao
có thể nắm bắt và vượt qua được các các rào cản đó một cách khéo léo và phù hợp với
quy định chung và đương nhiên phải phù hợp năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Hiện tại hầu hết các rào cản phi thuế quan mà công ty gặp phải đều tập trung ở thị
trường Mỹ và EU, Nhật BảnThị trường Mỹ
b. Tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm phát và lãi suất ngân hàng
 Tỷ giá hối đối và tỷ lệ lạm phát
Các chỉ số thống kê cho thấy tốc độ tăng giá USD, giá tiêu dùng từ năm 2008 đến 06/2014 như sau:

Hình 1: Tốc độ tăng giá USD, giá tiêu dùng từ năm 2008 đến 06/2014
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê
10


Diễn biến tỷ giá VND/USD từ năm 2008 đến nay được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là từ 2008 đến 2011. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tỷ giá khá
cao, trung bình hơn lên đến 7%/năm. Giai đoạn thứ hai từ 2012 đến nay, tốc độ tăng tỷ
giá khá thấp, tăng trung bình chưa đến 0,5%/năm.
Nhìn chung theo các công trình nghiên cứu trước đây thì tỷ giá VND/USD chịu
tác động của nhiều yếu tố như: tốc độ tăng/giảm của giá xuất nhập khẩu, lạm phát ở
trong nước, cán cân tổng thể và động thái mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ảnh
hưởng bởi lòng tin của người dân, doanh nghiệp và chính sách điều hành tỷ giá của Nhà
nước.
Khi tỷ giá của VND/USD tăng, tức là giá của đồng dollar sẽ tăng giá làm tăng
thêm doanh thu cho công ty khi xuất khẩu. Tuy nhiên một khi tỷ giá tăng quá cao sẽ làm
cho tiền đồng mất giá, và kết quả là sẽ khiến lạm phát tăng mạnh, một khi lạm phát tăng

lên khiến cho chi phí nguyên liệu trong nước tăng lên và chi phí đầu vào của doanh
nghiệp cũng theo đó mà tăng lên.
Tóm lại, doanh nghiệp cũng cần xem trọng yếu tố biến động tỷ giá hối đoái và
lạm phát, để từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa trước những rủi ro biến động khó
dự báo như hiện nay. Góp phần ổn định nguồn lợi nhuận thu về trong tương lai và thúc
đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng cần ổn định tâm lý và lòng tin vào đồng
tiền quốc gia, để chủ động thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái thích hợp theo
tình hình cụ thể của chính phủ đưa ra.
 Lãi suất ngân hàng
Nhìn chung lãi suất ngân hàng tác động đến hoạt động sản xuất và đầu tư của doanh
nghiệp, đặc biệt là kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất hay mở rộng thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp. Một khi lãi suất ngân hàng cao thì doanh nghiệp buộc phải tính toán lại
hiệu quả trong các hoạt động kinh tế hiện có của doanh nghiệp, các kế hoạch mở rộng
quy mô sản xuất hay mở rộng thị trường có thể bị hoãn lại. Ngược lại khi lãi suất ngân
hàng giảm, đây có thể là động lực giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mở rộng thị
trường hay đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ…
 Đối thủ cạnh tranh

11


Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp trong ngành thủy sản tại
Việt Nam và các doanh nghiệp đối thủ ở nước ngoài.
2. Nhân tố bên trong
 Nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là một xu thế tất yếu của tất cả các doanh nghiệp trong
ngành, cho nên công ty phải không ngừng năng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên,
tuyển chọn các cán bộ giỏi cho công ty để góp phần năng cao năng lực cạnh tranh của
công ty mình, từ đó góp phần năng cao sản xuất và đẩy mạnh kim ngạch xuât khẩu cho
công ty.

 Công nghệ sản xuất – Quy trình sản xuất
Công ty hiện đang áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo các tiêu
chuẩn như: IFS, BRC, HACCP, GMP, SSOP, ISO và được kiểm soát tốt về chất lượng
đủ điều kiện đáp ứng được thị trường lớn và khó tính như

Mỹ, EU. Do đó, thị trường

tiêu thụ các sản phẩm chủ lực gần như không hạn chế, đảm bảo cho doanh nghiệp có đầu
vào ổn định và ngày càng phát triển.
Hiện tại công ty có khoảng 30 cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản về HACCP, áp
dụng thành thạo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 và một số tiêu chuẩn về
an toàn vệ sinh thực phẩm BRS, IFS, HACCP (là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cần
thiết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, EU, Úc, Nga…) và đã đạt được các
điểm đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của các hệ thống phân phối
như Cysco (Mỹ), Youngs (Anh)…
 Hoạt động Marketing
Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản
phẩm ra thế giới thông qua các kênh như quảng cáo, tham gia hội chợ thủy sản hàng
năm trên thế giới, các tổ chức ngoại thương của các nước nhập khẩu, tổ chức thăm
viếng khách hàng thân thiết để giữ các mối quan hệ cũng như nắm được các như cầu và
xu hướng mới của khách hàng…
Nói chung thì để tăng cường kim ngạch xuất khẩu thì công tác Marketing đóng vai trò
rất quan trọng. Vì vậy, công ty cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng
quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của
12


công ty. Ngoài ra công ty cũng cần tích cực thường xuyên tham gia các hội chợ chuyên
ngành


thủy

sản

trong



ngoài

nước.

13


PHẦN II
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
I.

Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản
CADOVIMEX
1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Khi xem xét đánh giá hoạt động của một Công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình
tài chính. Hiệu quả kinh doanh của Công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng
tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh có tốt, lợi nhuận có cao sẽ là cơ sở để tình
hình tài chính được củng cố và phát triển.
Để tìm hiểu về đặc điểm tài chính của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu
Thủy sản CADOVIMEX, ta sẽ xem xét tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty.
a. Tình hình về tài sản

Bảng 1- Bảng đánh giá khái quát cơ cấu tài sản
Đơn vị: %
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Tỷ trọng TSNH/ Tổng TS

26,7

26,4

22

2

Tỷ trọng TSDH/ Tổng TS

73,3

73,6


78

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2013 - 2015 của CADOVIMEX)
Qua bảng số liệu cho thấy Công ty trong ba năm gần đây không có sự đổi mới rõ nét về
cơ cấu tài sản trong bảng cân đối kế toán. Công ty vẫn chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều
hơn là tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản dài hạn trong ba năm tài chính đều ở mức cao (từ 73,3%
năm 2013 tăng lên 73,6% năm 2014 và đến năm 2015 là 78%). Giải thích tỷ trọng tài sản ngắn
hạn thấp là do tích chất của Công ty là chế biến và xuất nhập khẩu nên chú trọng nhiều hơn tài
sản dài hạn, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, nhà xưởng được ưu tiên hàng
đầu. Việc tỷ trọng tài sản dài hạn cao hơn các năm trước là do các nhân tố bên trong của Công ty
như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác có sự biến đổi. Điều đó không

14


đồng nghĩa rằng tình hình tài chính của Công ty khả quan trong thời điểm này, cụ thể hơn, chúng
ta hãy cùng đi sâu vào phân tích tình hình tài sản của Công ty trong giai đoạn năm 2013 – 2015:
Bảng 2 - Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013
Số tiền

A

TSNH


I

Tiền

II

Năm 2014
Tỷ

Số tiền

Năm 2015

Tỷ

Số tiền

Tỷ

trọng

trọng

trọng

(%)

(%)

(%)


163,746

26,7

176,504

26,4

152,076

22

2,329

0.4

3,145

0.5

825

0.1

Các khoản phải thu

79,955

13.1


77,047

11.5

47,133

6.8

1

Phải thu khách hàng

24,176

3.9

56,208

8.4

24,176

3.5

2

Trả trước người bán

11,126


1.8

11,678

1.7

11,126

1.6

3

Các khoản phải thu khác

11,220

1.8

9,160

1.4

11,220

1.6

4

TS thiếu chờ xử lí


610

0.1

-

-

610

0.1

III

HTK

44,712

7.3

87,454

13.1

79,403

11.5

IV


TSNH khác

36,750

6.0

8,859

1.3

24,715

3.6

B

TSDH

448,407

73,3

491,316

73,6

540,138

78


I

TSCĐ

153,119

25.0

143,471

21.5

138,326

20.0

1

TSCĐ hữu hình

54,487

8.9

44,855

6.7

39,726


5.7

2

TSCĐ vô hình

98,632

16.1

98,616

14.8

98,600

14.2

II

Các khoản phải thu dài hạn

170,384

27.8

172,768

25.9


151,416

21.9

III

TSDH khác

124,904

20.4

175,077

26.2

250,396

36.2

Tổng TS

612,153

100

667,820

100


692,214

100

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2013 - 2015 của CADOVIMEX)
Qua bảng số liệu phân tích cho thấy cơ cấu tài sản của Công ty năm 2015 có quy mô tăng
so với năm 2014 là gần 25 tỉ đồng hay 3,7%; trong khi đó cơ cấu tài sản năm 2014 tăng còn
nhiều hơn, so với năm 2013 là hơn 55 triệu hay gần 9%, đây là một kết quả chưa được khả quan
15


khi qua 2 năm, tốc độ tăng trưởng giá trị tài sản của Công ty giảm. Bên cạnh đó, phần tăng chủ
yếu ở khoản mục tài sản dài hạn, còn tài sản ngắn hạn của Công ty không có sự đầu tư tăng thêm
và do đó, giá trị tài sản ngắn hạn sụt giảm mạnh vào năm 2015. Năm 2015 giảm 24 tỉ đồng so
với năm 2014 hay 13%, năm 2014 tăng nhẹ 13 tỉ đồng tương đương 7,8% so với năm. Điều này
cho thấy Công ty chưa quá chú trọng đến chế biến và xuất nhập khẩu quy mô lớn trong giai đoạn
vừa qua.
Nguyên nhân:
Thứ nhất là do các khoản phải thu dài hạn của Công ty khá nhiều, đây là khoản mục có tỉ
trọng lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của TSDH/Tổng tài sản, chứng tỏ Công ty có chính
sách tương đối rộng rãi với khách hàng trong quá trình thanh toán, điều này sẽ giúp Công ty thu
hút được khách hàng, tăng doanh thu, nhưng cần có biện pháp khống chế số vốn bị chiếm dụng,
việc bị chiếm dụng quá nhiều vốn sẽ khiến Công ty gặp khó khăn khi cần vốn, đặc biệt khi kinh
tế đang có nhiều biến động, việc vay ngân hàng lại không dễ, sẽ làm cho Công ty hoạt động kinh
doanh không thuận lợi, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
Thứ hai là do giá trị tài sản cố định của Công ty tương đối lớn, mặc dù có giảm nhẹ qua các
năm, cụ thể: năm 2015 giảm 3,59% so với năm 2014 và năm 2014 cũng giảm 6,3% so với năm
2013. Trong tài sản dài hạn, đây là nhân tố thứ hai có biến động nhiều, việc tài sản cố định giảm
cho thấy Công ty đang có những biện pháp cắt giảm tài sản cố định nhưng còn ở quy nhỏ, do đặc

thù lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Thứ ba, khoản TSDH khác tăng nhanh đáng kể từ năm 2013 cho đến năm 2015, cụ thể:
năm 2015 tăng 42,85% so với năm 2014, và năm 2014 tăng 41% so với năm 2013, trong đó chủ
yếu là Chi phí trả trước dài hạn. Do đặc thù kinh doanh mà Công ty buộc phải bỏ chi phí rất lớn
để trả trước cho rất nhiều khoản, công đoạn kinh doanh, tuy nhiên cần có nhiều biện pháp mạnh
hơn nữa để kiểm soát tình trạng tăng nhanh chi phí trả trước như trong giai đoạn vừa qua.
b. Tình hình nguồn vốn
Ngoài tài sản, chúng ta cũng cần xem xét nguồn vốn để biết được tình hình sử dụng
nguồn vốn của Công ty như thế nào, Công ty đang thiếu vốn của mình vào đâu.

16


Bảng 3 - Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

I.

II.

Năm 2013

Năm 2014
Số tiền

Năm 2015

Số tiền


%

%

Số tiền

%

1. Nợ phải trả

670,805

109,6 724,133

108,4 744,325

107,5

2. NVCSH

-58,652

-9,6

-56,312

-8,4

-52,111


-7,5

612,153

100

667,820

100

692,214

100

Cơ cấu NV

Tổng NV

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2013 – 2015 của CADOVIMEX)
Bảng số liệu cho thấy Công ty có xu hướng sử dụng vốn nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu,
thậm chí vốn chủ sở hữu qua các năm đều âm do hậu quả làm ăn thua lỗ của các năm trước
để lại. Việc dùng nhiều vốn nợ sẽ tạo ra nhiều đòn bảy tài chính trong việc giảm thuế, tiết
kiệm số thuế phải nộp, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho Công ty, nhưng dùng
nhiều và đồng thời vốn chủ sở hữu âm thể hiện tình hình kinh doanh của Công ty chưa đem
về hiệu quả như mong muốn.
Hiện nay, Công ty đang tăng dần việc dùng vốn nợ, từ 109,6% năm 2013 đã tăng lên
107,5% năm 2015. Đây là một mức không an toàn cho Công ty nhưng là bắt buộc để duy trì hoạt
động kinh doanh chế biến và xuất nhập khẩu.

17



Bảng 4 - Bảng phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: Đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014
Tỷ

Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
109.6

Năm 2015

trọng

Tỷ
Số tiền


(%)
108.4

(%)

Nợ phải trả

670,805

I

Nợ ngắn hạn

743,290

1

Phải trả người bán

25,243

8.7%

48,715

7.3%

53,432

3.6%


539

0.0%

245

0.0%

16

0.1%

2,895

0.4%

3,725

0.6%

2,364

0.4%

445

0.1%

499


0.1%

494

0.1%

275,255

26.3%

198,838

29.8%

160,935

39.8%

439,351

73.9%

471,076

70.5%

452,379

63.5%


-438

0.0%

2

3

4

5

6

7

Người mua trả tiền
trước
Phải trả người lao
động
Chi phí phải trả
ngắn hạn
Phải trả ngắn hạn
khác
Vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn
Dự phòng phải trả
ngắn hạn


109.4
%

723,098

%
108.3
%

744,325

107.5

A

%

724,133

trọng

669,620

0.0%

%
107.4
%

-0.1%


II

Nợ dài hạn

1,035

0.2%

1,035

0.2%

1,185

0.1%

B

Vốn chủ sở hữu

-58652

-9.6%

-56312

-8.4%

-52,111


-7.5%

1

Vốn chủ sở hữu

207,999

34.0%

207999

31.1%

207,999

30.0%

85,539

14.0%

85539

12.8%

85,539

12.4%


Thặng dư vốn cổ
2

phần

18


Vốn khác của chủ
3

sở hữu
Chênh lệch tỷ giá

4

hối đoái

7,090

1.2%

7090

1.1%

7,090

1.0%


4,600

-0.2%

457

0.1%

(920)

0.7%

0.0%

5,725

0.0%

Quỹ dự phòng tài
5

Quỹ khác thuộc vốn
6

chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế

7


0.9%

chính

chưa phân phối
Tổng nguồn vốn

5,725

0.0%

-363,065

59.5%

612,153

100

5725

-363123
667,820

0.9%

54.4%
100

0.8%


-364085
692,214

52.4%
100

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2010 - 2012 của CADOVIMEX)
Như đã phân tích ở trên, năm 2015 tình hình nguồn vốn của Công ty vẫn tập trung vào việc
dùng nợ vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu (tỷ trọng nợ vay năm 2015 tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn). Và trong năm 2015, khoản mục vốn chủ sở hữu của Công ty rất đáng quan
tâm khi khoản mục này bị âm, do một số nguyên nhân sau:
Năm 2013, 2014 do tình hình kinh tế nhiều biến động, khiến Công ty gặp khó khăn trong
việc kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ và để lại hậu quả tương tự cho năm 2015.
Trong đó đáng chú ý là khoản mục nợ phải trả người bán của Công ty trong 3 năm qua
tăng rất ít, nhất là năm 2015 tăng đôi so với năm 2014 và năm 2013 khá nhẹ, cho thấy Công ty
đã không khai thác hiệu quả vốn của người bán.
Trong VCSH đáng quan tâm là tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối của Công ty trong 3 năm bị
thâm hụt, nhất là năm 2013 và năm 2014, mặc dù năm 2015 đã có một số tiến triển tích cực
nhưng vẫn còn rất nhẹ, điều này cho thấy năm vừa qua, dù đã cố gắng nhưng Công ty kinh doanh
vẫn không mấy hiệu quả nên lợi nhuận thu về thấp, bị thâm hụt nhiều, cần phải có chiến lược để
gia tăng lợi nhuận trong các năm tới, do tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn tiếp tục có
nhiều biến động gây ảnh hưởng gián tiếp đến Công ty.

19


Nhận xét:
Qua phân tích cho thấy năm 2014 tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty có nhiều biến
động và thay đổi mạnh mẽ, hiện tại Công ty vẫn quá chú trọng đến đầu tư tài sản dài hạn, sử dụng

vốn chủ sở hữu nhiều, không phát huy được lợi thế khi sử dụng vay nợ. Tình hình kinh tế biến động
trong các năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nên trong những năm tới
Công ty cần có kế hoạch và chiến lược để thay đổi cách thức kinh doanh, huy động vốn, sử dụng tài
sản để phát huy được hiệu quả sử dụng tốt nhất, góp phần giúp nâng cao kết quả và hiệu quả kinh
doanh.
Đi vào chi tiết thì các khoản mục phải thu dài hạn, khoản tài sản cố định, tài sản dài hạn
khác là những điểm mà Công ty cần đặc biệt lưu tâm để có chính sách quản lý tốt và cơ cấu các
khoản hợp lý hơn. Ngoài ra, Công ty cũng nên xem xét việc giảm đầu tư TSDH để duy trì phát
triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
2. Tính tự chủ trong hoạt động tài chính và khả năng thanh toán
a. Tính tự chủ trong hoạt động tài chính
Bảng 5 - Bảng chỉ tiêu về tính tự chủ trong tài chính của Công ty
Đơn vị: Lần
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

0,095

0,084

0,075

0,13


0,11

0,1

VCSH
1

Hệ số tài trợ = ------------------------Tổng nguồn vốn
VCSH

2

Hệ số tự tài trợ = ------------------------Tài sản dài hạn

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2013 - 2015 của CADOVIMEX)
Với kết quả trên cho thấy cuối năm 2015, tính tự chủ trong kinh doanh của Công ty không
quá cao so với cuối năm 2014 và năm 2013, thể hiện ở giá trị của các chỉ tiêu chỉ chênh lệch 0,1
đơn vị, và đều ở mức cao, như hệ số tự tài trợ của Công ty rất tốt, VCSH không những đảm bảo

20


tốt cho tài sản dài hạn mà hiện đang ở mức quá cao, tài sản dài hạn của Công ty không nhiều,
nếu Công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải đầu tư thêm TSDH.
Hệ số tài trợ của Công ty cũng cao chứng tỏ Công ty sử dụng rất ít nợ, tình hình tài chính ít
bị phụ thuộc vào vốn vay, các nguồn vốn ổn định đảm bảo an toàn cho tài sản dài hạn. Nhìn
chung, tính tự chủ trong tài chính của Công ty tốt, nhưng cần cân đối lại để phục vụ cho mục tiêu
dài hạn, mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh của Công ty.
b.


Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Bảng 6 - Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị: Lần

STT

Chỉ tiêu

31.12.2013

31.12.2014

31.12.2015

1

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

0,90

0,92

0,93

2

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

0,23


0,20

0,24

3

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

0,004

0,004

0,019

4

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

132,18

138,66

133,69

(Nguồn: Tính toán của tác giả, báo cáo tài chính năm 2013 - 2015 của CADOVIMEX)
Cuối năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng, ngoại trừ chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh
toán nợ dài hạn, cho thấy khả năng thanh toán của Công ty tăng so với năm 2014 và năm 2013.
Khả năng thanh toán đều trong đà tăng nhẹ; trước hết là hệ số khả năng thanh toán hiện hành của
Công ty tăng 0,03 trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác về

khả năng thanh toán của Công ty như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh… đều
ở mức an toàn, như vậy Công ty có thể đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến
hạn, do khoản vay của Công ty không nhiều nên chi phí lãi vay cũng rất ít, nhưng nếu Công ty
tiếp tục duy trì việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm sút.
Công ty chỉ cần duy trì khả năng thanh toán ở mức vừa phải, an toàn để đảm bảo khả năng thanh
toán tốt, tránh rủi ro về tài chính và dùng những nguồn vốn khác cho hoạt động kinh doanh,
tránh để bị ứ đọng vốn hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

21




Chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phẩn niêm yết
Bảng 7 - Nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của Công ty Cổ phần niêm yết
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thu nhập của mỗi
cổ phiếu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

33

137


43

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 - 2015 của CADOVIMEX)
Giá cổ phiếu là một yếu tố để phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, và
bảng tính toán trên đã cho thấy Công ty hiện nay có tình hình kinh doanh đi xuống, thu nhập trên
một cổ phiếu năm 2015 chỉ bằng 1/3 năm 2014 và tương đương năm 2012. Chỉ tiêu này thấp
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh kém, làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm. Và với như hiện
nay, cổ phiếu của Công ty chưa thực sự hấp dẫn, làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các nhà
đầu tư, điều này làm giảm tính cạnh tranh, khả năng thu hút vốn trên thị trường. Công ty cần có
chiến lược cụ thể và có sự đầu tư để cải thiện tình hình vì việc sụt giảm này không chỉ do tình
hình kinh tế, sự suy giảm của thị trường chứng khoán mà còn do hiệu quả kinh doanh của Công
ty chưa thực sự hiệu quả.

22




Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 8 - Kết quả họat động kinh doanh tổng hợp
Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015


Giá trị

% tăng giảm

1

Tổng giá trị tài sản

667,820

692,214

3,65

2

Doanh thu thuần

473,945

190,673

-59,77

-3,451

757

121,9


3

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh

4

Lợi nhuận khác

4,757

-339

-107,1

5

Lợi nhuận trước thuế

1,305

418

-67,97

6

Lợi nhuận sau thế

1,207


376

-68,84

7

Thuế TNDN

98

42

-57,14

8

Lãi cơ bản của CP

476

422

-11,3

(Nguồn: tính toán của tác giả, Báo cáo tài chính năm 2014 - 2015 của CADOVIMEX)
Qua bảng số liệu cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty là chưa tốt, năm 2015 lợi nhuận
sau thuế của Công ty giảm 68,84% so với năm 2014 một phần do doanh thu năm 2015 giảm so
với năm trước (59,77%), Công ty cần thận trọng xem xét nguyên nhân cụ thể để có các biện pháp
cải thiện kết quả kinh doanh do LNST đang đi xuống.


23


Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2015 giảm sút mặc dù lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh tăng đáng kể (với mức tăng là 121,9%). Ngoài ra, lượng thuế mà Công ty nộp
cũng thuyên giảm so với năm trước do tình hình hoạt động không khả quan (giảm 57,14%), bên
cạnh việc kết quả kinh doanh của Công ty không tốt thì tổng giá trị tài sản của Công ty vẫn tiếp
tục tăng 3,65% trong năm 2015.

II.

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy
sản CADOVIMEX
1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 9 - Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

STT

1

2

3

Năm
Chỉ tiêu
Tỷ suất sinh lời của VCSH
(ROE)
Tỷ suất sinh lời của tài sản

(ROA)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
(ROS)

2013

2014

2015

0,5

2,1

0,72

0,05

0,19

0,054

0,072

0,254

0,197

(Nguồn : Tự tính toán từ Báo cáo tài chính của các công ty)
Bảng số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt,dủ năm 2014 có v tốt

hơn nhưng đến năm 2015,tất cả các chỉ tiêu đều giảm. Trong 3 năm, nhìn chung các chỉ tiêu đều
rất thấp.
Trước tiên xét về ROE. ROE là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất, thường được xem là tỷ lệ
tối thượng có thể lấy được từ BCTC của Công ty. Từ các số liệu trên ta có thể thấy hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu trong năm 2015 rất thấp, giảm nhiều so với năm 2014, cho thấy Công ty đang
sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả, lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu đi xuống, giảm khả
năng đầu tư. Công ty làm ăn không hiệu quả, cần phải có giải pháp để khắc phục tình trạng này,
nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh, không thể mở rộng để tăng quy mô
24


và đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, đây là chỉ tiêu quan trọng với các nhà đầu tư vì nó cho
thấy Công ty hoạt động hiệu quả hay không, khả năng huy động vốn thế nào, từ đó họ sẽ đưa ra các
quyết định có nên đầu tư hay không.
Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của tài sản và doanh thu trong năm 2015 giảm so với năm
2014 ; như vậy trong năm này Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí không tốt, ngày
một đi xuống. Do các chi phí dịch vụ, giá cả nguyên vật liệu, lãi suất thay đổi không ngừng... các
biến động này tác động rất lớn đến Công ty làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, nhìn một các tích cực, thì so với năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty
năm 2015 vẫn có cơ hội phục hồi nếu như Công ty có những chiến lược mới hiệu quả hơn.
2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh bộ phận
a. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 10 - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014


Năm 2015

0,05

0,19

0,054

1

ROA

2

Sức sản xuất của TSCĐ

10,656

13,24

5,52

3

Sức hao phí của TSCĐ

0,09375

0,0755


0,18125

4

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

0,57%

2,52%

0,816%

5

Tỷ suất sinh lời của TSNH

0,179 %

0,684%

0, 247%

6

Số vòng quay của TSNH

2,49

2,69


1,25

7

Hệ số đảm nhiệm của TSNH

0,4

0.37

0,8

8

Số vòng quay hàng tồn kho

8,5

6,55

1,94

9

Thời gian 1 vòng quay HTK (ngày)

42,9

55,73


188.14

10

Hệ số đảm nhiệm HTK

0,11

0,17

0,416

(Nguồn : Tự tính toán từ Báo cáo tài chính của các công ty)
25


×