Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX
1. Tình hình thị trường tiêu thụ thủy sản ở công ty Cafatex
1.1. Thị trường trong nước
Công ty Cafatex đi đầu trong việc xuất khẩu thủy sản ở nước ta, tuy nhiên nói về
tình hình tiêu thụ trong nước thì Công ty đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các
doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng thủy sản. Công ty không chú trọng nhiều đến
thị trường trong nước, mà hiện nay thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ta lại rất có
tiềm năng.
Qua nghiên cứu thì thấy rằng mức tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại đối với
các loại thủy sản ước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa prôtêin và
các trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao, chủ yếu tại các hệ
thống nhà hàng, siêu thị. Do đó, Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn thị trường
trong nước, vì có thể nói thị trường nội địa hiện nay đang bắt đầu trở thành một tiềm
năng lớn của ngành thủy sản. Cùng với sự giàu lên, hiện đại lên nhanh chóng của đời
sống kinh tế, dẫn đến xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang
trong bữa ăn của mỗi gia đình và mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc
biệt là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản
phẩm cá, tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần
quan trọng.
Chính vì vậy, thời gian qua Công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi
nhuận của mình khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa.
Nhưng hiện nay, Công ty đã và đang có nhiều kế hoạch nhằm quảng bá, giới thiệu để
đưa sản phẩm thủy sản của Công ty đến tay người tiêu dùng trong nước một cách
nhanh nhất. Đồng thời, Công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao,
bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn
-1-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
1
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở các nước ta. Thị trường trong
nước vào thời điểm này đang là một thị trường đầy tiềm năng và rất lớn của ngành
thủy sản.
1.2. Thị trường xuất khẩu của công ty Cafatex
Từ khi hình thành và phát triển, công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực:
chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác) và nhập khẩu. Nhưng hoạt
động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Những năm
gần đây, công ty đã đầu tư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và hiện nay, công ty cũng
đang cố gắng để tiếp tục thực hiện và phát triển hơn nữa các lĩnh vực này ở những
năm tiếp theo. Đây là một số lĩnh vực chủ yếu:
- Chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu là mặt hàng hiện nay rất được ưa chuộng tại
thị trường Mỹ (thị trường nhập khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới).
- Chế biến đóng gói nhỏ các loại thủy hải sản cao cấp đông lạnh tiêu thụ trực
tiếp ở hệ thống các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
- Hợp tác chế biến các loại rau, cũ, đậu đông lạnh xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các loại nấm, củ, quả đóng hộp xuất khẩu.
- Hợp tác chế biến các mặt hàng hải sản tươi sống ăn liền xuất khẩu.
Trong đó, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty: tôm đông, cá đông block
truyền thống và sản phẩm cao cấp (tôm đông, cá đông và các loại thủy sản đông lạnh
khác).
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Bắc
Mỹ, Hồng Kông, Singgapore, Thái Lan, Hàn Quốc… đây là những thị trường tương
đối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa
fillet đông lạnh thị trường Mỹ có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng,
chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Sản phẩm chủ yếu của thị
trường này là cá đông, tôm đông, cá tôm cao cấp các loại. Bên cạnh đó, thị trường EU
cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhập thị
trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng
cao và mang lại giá trị rất lớn.
-2-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
2
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Đánh giá:
Nhìn chung, qua 3 năm (2003-2005) thì sản phẩm của công ty Cafatex đều có
mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2004
tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá mạnh ở các thị trường, trong đó thị trường Nhật
Bản và thị trường EU tăng mạnh nhất.
Tuy nhiên, đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng
giảm xuống, nguyên nhân do hai thị trường lớn là thị trường Nhật Bản và thị trường
Mỹ có kim ngạch xuất khẩu thấp. Mặc dù, số lượng xuất khẩu sản phẩm ở hai thị
trường Mỹ và Nhật Bản tăng cũng khá cao nhưng vào thời điểm này thủy sản của
nước Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn như là các vụ kiện phá giá tôm, cá…nên
giá cả xuất sang hai thị trường này giảm, ngược lại các chi phí vận chuyển lại tăng lên
do giá dầu, giá xăng tăng cao. Chính vì vậy, số lượng xuất khẩu tăng nhưng phần giá
trị thu được lại giảm so với những năm trước. Qua báo cáo xuất khẩu, ta thấy số
lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Nhật Bản có giảm nhưng Mỹ và
Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực và lớn nhất của Công ty.
-3-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
3
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX (2003-2005)
Đơn vị tính: tấn, 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
2004/2003 Chênh lệch 2005/2004
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
Tổng kim
ngạch XK 7.528,47
66.214,1
4 8.278,71 85.426,37 7.819,33 64.631,68 750,24
19,212.2
3 -459,38 -20.794,69
1. Kim ngạch
XK trực tiếp 6.892,85
64.328,6
1 6.237,20 67.317,03 7.818,28 64.626,97 -655,65 2.988.42 1.581,08 -2.690,06
Nhật bản 2.064,64 24.110,93 2.112,03 26.268,66 2.188,24 25.137,91 47,39 2.157.73 76,21 -1.130,75
Hồng Kông 49,91 423,61 18,00 170,11 64,48 233,79 -31,91 -253.50 46,48 63,69
Đan Mạch 0,00 0,00 44,10 151,52 143,92 441,06 44,10 151.52 99,82 289,54
Đức 5,38 43,77 0,00 0,00 225,40 1.104,27 -5,38 -43.77 225,40 1.104,27
Anh 219,41 1.951,58 161,19 1.371,51 14,04 116,07 -58,22 -580.07 -147,15 -1.255,44
Tây Ban Nha 0 0 33,79 120,62 156,96 590,43 33,79 120.62 123,17 469,81
Hà Lan 218,21 1.905,94 438,66 2.237,32 1.021,67 4.781,28 220,45 331.38 583,01 2.543,96
Pháp 57,38 358,41 98,49 410,53 342,77 1.625,60 41,11 52.13 244,28 1.215,07
Mỹ 3.977,46
34.070,1
7 2.887,65 33.734,50 3.019,65 26.784,25 -1.089,81 -335.67 132,00 -6.950,25
Libăng 12,96 127,79 4,52 35,07 12,04 119,75 -8,44 -92.72 7,52 84,68
Úc 53,31 374,46 0,00 0,00 23,48 58,10 -53,31 -374.46 23,48 58,10
Singapor 88,53 199,05 67,13 161,36 89,74 289,48 -21,40 -37.69 22,61 128,12
Canada 18,53 54,81 36,11 130,75 0,00 0,00 17,58 75.94 -36,11 -130,75
Thuỵ Sỹ 127,08 708,06 335,47 2.525,06 420,45 2.867,61 208,39 1.817.00 84,98 342,55
Thái Lan 0,00 0,00 0,00 0,00 89,27 437,30 0,00 0.00 89,27 437,30
Hàn Quốc 0,00 0,00 0,00 0,00 6,11 40,00 0,00 0.00 6,11 40,00
2. Xuất ủy thác 635,62 1.885,53 2.041,51 18.109,34 1,04 4,71 1.405,89
16.223.8
1 -2.040,47 -18.104,63
-4-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
4
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
-5-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
5
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Trong các thị trường xuất khẩu lớn của Công ty ngoài thị trường Nhật Bản và
Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm.
Do đó, Công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu
thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều càng tốt.
Ngoài giá trị kim ngạch xuất khẩu biểu hiện trên báo cáo xuất khẩu của Công ty
thì còn có một số sự kiện khá đặc biệt, tiêu biểu như năm 2003, sản phẩm của công ty
ngưng xuất sang Thái Lan, vì Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu thủy sản
lớn trên thế giới, sản phẩm của công ty Cafatex khó cạnh tranh với thị trường này
ngay tại đất nước của họ. Do đó, số lượng sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị
trường này không đáng kể, tỷ suất lợi nhuận không cao và mất thời gian làm ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu vào các thị trường lớn. Còn đối với thị trường Úc,
công ty chưa hiểu rõ thị trường này, nên vấn đề làm ăn lâu dài còn khá nhiều hạn chế.
Năm 2005, thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường
Hàn Quốc, một thị trường đang rất phát triển, thị trường này sẽ đem lại cho công ty
khá nhiều lợi nhuận. Đồng thời, vào năm 2005 này, Công ty sau một thời gian nghiên
cứu thị trường Thái Lan thì Công ty đã quyết định xuất khẩu sản phẩm sang thị
trường Thái Lan trở lại và qua bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của công ty Cafatex
thấy rằng công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một lượng đáng kể đem
lại một phần lợi nhuận cho Công ty.
Nhận xét một số thị trường chủ lực của Công ty:
Qua bảng 4 tổng kết tình hình xuất khẩu trên thì các thị trường xuất khẩu chủ
yếu của công ty Cafatex hiện nay là ba thị trường chủ lực sau thị trường Nhật Bản,
thị trường Mỹ và thị trường EU. Đối với các thị trường này thì mặt hàng thủy sản
đông lạnh của công ty Cafatex đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp
phát triển này đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tỷ trọng
xuất khẩu ở các thị trường lớn Nhật, Mỹ và EU quyết định giá trị tổng kim ngạch xuất
khẩu của Công ty trong năm và sự tăng trưởng của nó qua các năm.
-6-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
6
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Bảng 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CHUNG Ở CÁC
THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC CỦA CÔNG TY CAFATEX
(2003-2005)
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2005/2004
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng kim ngạch
XK
66.214,1
4 100
85.426,3
7 100
64.631,6
8 100 19.212,23 29,01 -20.794,69 -24,34
1. Kim ngạch
XK trực tiếp
64.328,6
1
97,1
5
67.317,0
3
78,8
0
64.626,9
7 99,99 2.988,42 4,64 -2.690,06 -3,99
Nhật bản 24.110,93 36,41 26.268,66 30,75 25.137,91 38,89 2.157,73 8,95 -1.130,75 -4,30
EU 4.967,78 7,50 6.816,57 7,98 11.526,35 17,83 1.848,79 37,22 4.709,78 69,09
Mỹ 34.070,17 51,45 33.734,50 39,49 26.784,25 41,44 -335,67 -0,98 -6.950,25 -20,60
Các nước khác 1.179,72 1,79 497,29 0,58 1.178,44 1,83 -682,43 -57,84 681,15 136,97
2. Xuất uỷ thác 1.885,53 2,85
18.109,3
4
21,2
0 4,71 0,01 16.223,81 860,44 -18.104,63 -99,97
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
-7-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
7
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty
Cafatex, năm 2003 tổng giá trị xuất khẩu là 24.110,93 (1000 USD) đạt tỷ trọng là
36,41% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2004 con số này là 26.268,66
(1000 USD) đạt tỷ trọng là 30,75% đã tăng so với năm 2003 một khoảng là 2.157,72
(1000 USD) và đến năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu 25.137,91 (1000 USD) có tỷ
trọng 38,89%, mặc dù, giá trị xuất khẩu của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004
nhưng tỷ trọng lại đạt cao hơn là vì ở năm này lượng xuất uỷ thác giảm đi một lượng
rất lớn nên Công ty chỉ chú trọng đến các thị trường xuất khẩu. Từ đó, thấy rằng tình
hình xuất khẩu của Công ty tương đối không được ổn định, vì vậy, tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại. Có hai nguyên do: thứ nhất,
do sự cạnh tranh giữa công ty Cafatex với các doanh nghiệp trong nước như Caminex,
Cataco, Seaprodex,… thứ hai, là sự cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp ở
những nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia,…
Nhìn chung, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí
quan trọng đối với Công ty, thị trường nay đứng thứ hai sau thị trường Mỹ. Do đó,
công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm sống, cá ngừ tươi,
đông lạnh, các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng
cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị
chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
và thị hiếu của thị trường Nhật. Đồng thời, phải tìm nhiều phương pháp tốt nhất nhằm
giữ vững và ổn định được thị trường Nhật Bản để có thể xuất khẩu hàng thủy sản vào
thị trường này nhiều hơn nữa.
Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim
ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối lớn
nhưng Công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một
số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái
Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty mà Công
ty cần phải quan tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm
năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản.
-8-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
8
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường Mỹ luôn có sóng gió và biến động. Giá trị
kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 34.070,17 (1000 USD), trong khi đó năm 2004
con số này không tăng lên mà lại giảm xuống có giá trị kim ngạch xuất khẩu là
33.734,50 (1000 USD) và chiếm tỷ trọng 39,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty. Đến năm 2005, thì giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ còn có 26.784,25 (1000
USD), giảm đi một khoảng tương đối cao nhưng tỷ trọng lúc bấy giờ là 41,44%,
chính vì vậy, mà thị trường Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty
Cafatex. Mặc dù, tình hình xuất khẩu của Công ty ở thị trường Mỹ gặp không ít
những khó khăn nhưng bên cạnh đó, Việt Nam nói chung và Công ty Cafatex nói
riêng vẫn có được sự đồng tình từ các doanh nghiệp lớn trên nước Mỹ, vừa qua các
công ty Mỹ đánh giá Việt Nam là một thị trường ổn định tăng trưởng nhanh và nhiều
hứa hẹn, điều đó cũng đem đến cho công ty Cafatex nhiều cơ hội tốt.
Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ ngày càng cao thì Công ty phải
có thật nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện
cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định
phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt
quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường
Mỹ, nâng cao hiệu quả sản xuất, mặt khác, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá
nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường
Mỹ đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống.
Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của
Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của
Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ 4.967,78 (1000 USD)
với tỷ trọng 7,50% năm 2003 lên 6.816,57 (1000 USD) với tỷ trọng 7,98% và đến năm
2005 thì giá trị xuất khẩu đã tăng cao 11.526,35 (1000USD) với tỷ trọng chiếm 17,83% trong
tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Qua đó có thể thấy sự tăng trưởng ở thị trường này từ
năm 2003 đến 2005 tăng rất cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói riêng đã có những nổ lực trong việc tìm
thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường Mỹ trong những năm qua.
-9-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
9
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm
mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì
Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc
tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và
quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của
EU như Tây Ban Nha, Pháp,…
Thị trường ở các nước khác: Trong năm 2004, giá trị kim ngạch xuất khẩu của
Công ty ở thị trường này có sự giảm tương đối đột ngột, cụ thể là chỉ còn 497,29
(1000 USD) chiếm tỷ trọng 0,58 % thấp hơn nhiều so với năm 2003, tuy nhiên, đến
năm 2005 thì giá trị xuất khẩu của Công ty đã ổn định trở lại và có giá trị là 1.178,44
(1000 USD) có tỷ trọng 1,83%. Vì vậy, để phát triển mạnh hơn nữa thì Công ty nên ra
sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu này nhằm chủ động
về thị trường khi các thị trường chủ yếu như Nhật, Mỹ, EU có biến động. Đồng thời,
Công ty cần phải quan tâm đến các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Australia,
Canada, thị trường các nước thành viên EU trong đó có Đức, Tây Ban Nha và các
nước Đông Âu mới gia nhập. Mặt khác, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu vào các
nước Trung Đông, Châu Phi và tiếp cận các thị trường tiềm năng như Brazil.
Tóm lại, dù có những biến động lớn về thị trường đặc biệt trong vụ kiện chống
phá giá của Mỹ, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex đã có những chuyển
biến tích cực, mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của tất cả các thị trường
qua ba năm không tăng cao nhưng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn rất đạt hiệu
quả. Hơn nũa, thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt là Châu Âu
– một thị trường vốn rất khó tính – đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty. Trong khi thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng giá trị kim ngạch
có sự suy giảm thì ngoài thị trường EU là thị trường mới giúp công ty tăng kim ngạch
xuất khẩu, còn có một thị truờng khác đó là thị trường xuất uỷ thác. Chính xuất uỷ
thác cũng đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng
trưởng cao. Qua đó cho thấy Công ty đã rất nổ lực trong việc tìm kiếm thị trường, cải
tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được kết quả
và hiệu quả xuất khẩu cao.
-10-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
10
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cafatex
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty Cafatex
Trong hoạt động kinh doanh việc đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công
ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tăng
trưởng và phát triển của đơn vị mình thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ thị
trường, đồng thời cũng xác định được sự phát triển của Công ty.
-11-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
11
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BẢNG 5: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN
CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2005/2004
2003 2004 2005 Giá trị % Giá trị %
1. Sản phẩm đông
block truyền thống 21,66 191,31 533,29 169,65 783,24 341,98 178,76
Tôm đông block 20,80 34,95 35,14 14,15 68,03 0,19 0,54
Mực đông block 0 0 0,11 0 0 0,113 0
Cá đông block 0,81 156,36 498,04 155,55 19.203,70 341,68 218,52
Thủy sản khác 0,04 0 0 -0,041 -100 0 0
2. Sản phẩm cao cấp 31,81
2.991,4
8 496,93 2.959,67 9.304,21 -2.494,55 -83,39
Tôm đông 7,94 3,29 15,52 -4,65 -58,56 12,23 371,73
Cồi điệp 6,02 17,67 42,68 11,65 193,52 25,01 141,54
Nghêu 12,84 21,46 0 8,62 67,14 -21,46 -100
Cá đông 5,01 2.949,05 438,72 2.944,04 58.763,27 -2.510,33 -85,12
Tổng sản lượng 53,47
3.182,8
0 1.030,23 3.129,33 5.852,49 -2.152,57 -67,63
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex)
-12-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
12
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
-13-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
13
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
2.1.1. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường nội địa
Tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty Cafatex tại thị trường nội địa tương đối
thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợi
nhuận hơn thị trường nội địa nên những năm trước đây Công ty vẫn chưa tập trung
nhiều đến thị trường trong nước. Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty là sản phẩm
đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp, trong đó thì tôm và cá là hai loại sản
phẩm chính của Công ty, ngoài tôm và cá còn có các loại thủy sản khác như nghêu,
cồi điệp, mực… Qua bảng tiêu thụ sản phẩm trên thì ta thấy rằng sản phẩm cao cấp
tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm đông block truyền thống, cụ thể như sau:
- Sản phẩm đông block truyền thống: Trong đó, tôm và cá đông block chiếm
sản lượng cao nhất và qua ba năm 2003 đến 2005 thì sản phẩm tôm và cá đông block
luôn luôn tăng. Đối với sản phẩm tôm thì sản lượng tôm năm 2004 tăng hơn năm
2003 một lượng là 14,15 tấn đạt tỷ trọng là 68,03% và đến năm 2005 thì sản lượng
tôm lại tăng cao hơn năm 2004. Còn đối với mặt hàng cá đông block thì sản lượng cá
tiêu thụ ngày một tăng rất cao, tiêu biểu như năm 2003 thì sản lượng cá đông block
tiêu thụ chỉ 0,81 tấn thì đến năm 2004 sản lượng tiêu thụ đã tăng lên 156,36 tấn một
sản lượng rất cao, tuy nhiên, vào năm 2005 thì sản lượng cá tiêu thụ đã đem lại sự bất
ngờ cho Công ty khi sản lượng cá tăng lên đến 498,04 tấn. Ngoài ra, năm 2005 thì
Công ty đã bắt đầu tiêu thụ được 0,11 tấn mực đông block đầu tiên, điều đó đã làm
cho Công ty phấn khởi hơn và bắt đầu tập trung cao vào tình hình tiêu thụ ở thị trường
nội địa để đẩy mạnh sự phát triển và đi lên của Công ty.
- Sản phẩm cao cấp: Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và
cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ khá cao. Từ năm 2003 đến 2005 thì sản
lượng tiêu thụ của tôm và cồi điệp tăng cao, còn sản lượng của sản phẩm nghêu và cá
tiêu thụ tương đối thấp, và đến năm 2005 thì Công ty lại không tiêu thụ được sản
phẩm nghêu. Vì vậy, Công ty nên có những giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ cá và
nghêu nhiều hơn nữa để doanh thu của Công ty ngày một tăng cao. Để thấy rõ hơn sự
tăng giảm của sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp tăng giảm qua
ba năm ta có biểu đồ về tình hình sản lượng tiêu thụ nội địa sau:
-14-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
14
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BIỂU ĐỒ 3: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA (2003-2005)
Qua biểu đồ về sản lượng của sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm
cao cấp của công ty Cafatex ta thấy rõ rằng ở thị trường nội địa thì hai loại sản phẩm
này tăng giảm không tương đồng nhau, năm 2004 thì sản phẩm cao cấp tăng một cách
đáng kinh ngạc trong khi đó thì năm 2005 sản phẩm đông block cao cấp mới gia tăng.
Từ bảng 6 và biểu đồ 3 cho thấy khi sản phẩm này tăng lên thì sản phẩm kia lại giảm
xuống, đồng thời, sản phẩm cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn sản phẩm đông
block truyền thống nhưng không vì thế mà Công ty xem nhẹ sản phẩm đông block
truyền thống.Vì vậy, Công ty cần phải có những phương pháp quảng cáo và phát triển
sản phẩm để sao cho hai sản phẩm này tăng lên một cách đều đặn nhằm phát triển thị
trường nội địa ngày càng mạnh.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng tại thị trường xuất khẩu
Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của bảng 6, ta thấy tổng sản lượng năm
2004 đến năm 2005 có giảm những rất ít là 5,54% tương đương một lượng là 459,38
tấn, nhưng một số mặt hàng vẫn tăng như tôm đông block và cá đông cao cấp. Tuy là
công ty Cafatex đã nổ lực rất lớn trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và
đổi mới công nghệ, chủng loại, mẫu mã, bao bì… nhưng một số mặt hàng thủy sản
xuất khẩu vẫn chưa được phong phú còn chiếm tỷ lệ thấp như cồi điệp, nghêu,
seafood mix tiêu thụ không được cao, thậm chí năm 2005 lại không có khả năng tiêu
thụ.
-15-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
15
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BẢNG 6: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG
THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2005/2004
2003 2004 2005 Giá trị % Giá trị %
1. Sản phẩm đôngblock
truyền thống
1.674,2
6
1.973,8
9 2.005,11 299,63 17,89 31,22 1,58
Tôm đông block 1.083,00 1.504,23 1.691,48 421,23 38,89 187,25 12,45
Cá đôngblock 591,26 469,66 313,62 -121,60 -20,57 -156,04 -33,22
2. Sản phẩm cao cấp 5.854,20
6.304,8
1
5.814,2
2 450,61 7,69 -490,59 -7,78
Tôm đông 4.389,00 4.762,87 3.058,73 373,87 8,52 -1.704,14 -35,78
Nghêu 0.021 6,52 0 6,50 30,948 -6,52 -100
Cá đông 1.313,96 1.535,41 2.755,48 221,45 16,85 1.220,07 79,46
Cồi điệp 130,36 0 0 -130,36 -100 0 0,00
Seafood mix 0,49 0 0 -0,49 -100 0 0,00
Tổng sản lượng 7.528,47
8.278,7
1
7.819,3
3 750,24 9,9654 -459,38 -5,54
-16-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
16
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex)
-17-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
17
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
- Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của sản phẩm đông block truyền
thống của Công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai
thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn
1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu
thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block, vì giá xuất khẩu tôm đông truyền thống
tương đối thấp. Điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của Công
ty, do đó, trong những năm sắp tới Công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản
phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho Công
ty.
- Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng cá đông giữ vai trò trung
phong trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Sản phẩm cá tra, cá ba sa đông lạnh
là mặt hàng mới của Công ty, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu
sản phẩm này vào năm 2000 và tới năm 2004 sản phẩm cá đông block đã có mặt tại
11 nước trên thế giới, thị trường chủ lực của công ty Cafatex ở thị trường quen thuộc
như Mỹ và EU,… trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất. Trong 3 năm qua 2003
đến 2005 thì thị trường Mỹ đã tiêu thụ sản lượng tôm đông của Công ty nhiều nhất so
với các mặt hàng thủy sản đông lạnh khác.
BIỂU ĐỒ 4: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU (2003-2005)
Nhìn chung, qua biểu đồ 4 về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm đông
block truyền thống và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng
cao hơn các mặt hàng đông block. Mặt hàng tôm đông, cá đông cao cấp,… có giá
tương đối cao vì chất lượng hoàn hảo, mặt hàng này có thể đáp ứng được những thị
-18-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
18
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
trường khó tính như thị trường EU, nhưng do công nhân của Công ty chưa có trình
độ tay nghề cao để chế biến khâu này nên vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, Công ty cũng
đang cố gắng đào tạo những nhân viên tay nghề tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm
thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được các
thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của Công ty.
2.2. Phân tích doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của Công ty Cafatex
Doanh số tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu vô vùng quan trọng vì nó phản ánh
kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở mỗi thời điểm.
Thông qua sự thay đổi, biến động của doanh số tiêu thụ sẽ cho chúng ta có thể nhìn
nhận được rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có đạt hiệu quả hay
không đạt hiệu quả.
2.2.1. Doanh số tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng của Công ty
-19-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
19
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BẢNG 7: DOANH SỐ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN
CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2005/2004
2003 2004 2005 Giá trị % Giá trị %
1. Sản phẩm đông
block truyền thống 82,67 550,49
1.517,0
9 467,82 565,89 966,60 175,58
Tôm đông block 80,41 149,35 122,32 68,94 85,73 -27,03 -18,09
Mực đông block 0 0 0,102 0 0 0,10 0
Cá đông block 2,09 401,13 1.394,66 399,04 19,09 993,53 247,68
Thuỷ sản khác 0,15 0 0 -0,15 -100 0,00 0
2. Sản phẩm cao cấp 158,68 8,775,69
1.326,5
9 8617 5430,4 -7.449,10 -84,88
Tôm đông block 118,2 11,97 66,99 -106,2 -89,87 55,02 459,65
Nghêu 25,68 40,06 0 14,38 55,99 -40,06 -100
Cồi điệp 6,75 20,14 47,83 13,39 198,37 27,69 137,48
Cá đông block 8,04 8.703,50 1.211,76 8.695,5 108.152 -7.491,74 -86,07
Tổng sản lượng 241,35
9.326,1
8
2.843,6
8 9.084,8 3.764,2 -6.482,50 -69,51
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex))
-20-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
20
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BIỂU ĐỒ 5: DOANH SỐ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY
(2003-2005)
Công ty Cafatex chủ yếu chế biến hàng thủy sản để xuất khẩu sang thị trường
các nước khác, chính vì vậy, doanh số tiêu thụ tại thị trường nội địa của Công ty
không lớn lắm. Doanh số mà Công ty thu được từ sản phẩm đông block truyền thống
tăng đều qua ba năm, cụ thể năm 2003 thu được 82,67 (1000 USD), năm 2004 thu
được 550,49 (1000 USD) và đến năm 2005 có giá trị là 1.517,09 (1000 USD). Từ đó,
ta thấy rằng tại thị trường nội địa thì sản phẩm đông block được tiêu thụ rất tốt, chứng
tỏ người dân ở nước ta rất chuộng các mặt hàng truyền thống này, chủ yếu là tôm
đông block và cá đông block được tiêu thụ cao nhất.
Mặc dù, doanh số của sản phẩm đông block tăng qua các năm nhưng vẫn thấp
hơn nhiều so với doanh số của sản phẩm cao cấp đó là năm 2003 và 2004. Riêng năm
2005, thì doanh số sản phẩm đông block đã vượt qua doanh số tiêu thụ của sản phẩm
cao cấp, điều đó có nghĩa là Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh lượng
tiêu thụ các mặt hàng thủy sản đông block truyền thống hơn so với những năm trước,
điển hình như là Công ty đã có thêm sản phẩm mực đông block.
Tóm lại, muốn tăng doanh thu cao và có khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác cùng ngành thì Công ty nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn
nữa cho hai nhóm sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp, cụ thể như
là mở rộng thị trường, quảng cáo tiếp thị sản phẩm mạnh mẽ hơn,… nhằm đưa lợi
nhuận của Công ty ngày một tăng cao.
-21-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
21
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
BẢNG 9: DOANH SỐ TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN
CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính:1000 USD
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch
2005/2004
2003 2004 2005 Giá trị % Giá trị %
1. Sản phẩm đôngblock
truyền thống 13.740,44 22.688,16 20.633,92 8.947,72 65,12 -2.054,24 -9,05
Tôm đông block 11.901,03 21.191,34 19.661,24 9.290,31 78,06 -1.530,10 -7,22
Cá đôngblock 1.839,40 1.496,82 972,68 -342,58 -18,62 -524,14 -35,02
2. Sản phẩm cao cấp 52.473,70 62.738,21 43.997,76 10.264,51 19,56 -18.740,45 -29,87
Tôm đông 48.483,64 56.536,28 33.906,19 8.052,64 16,61 -22.630,09 -40,03
Nghêu 36,12 14,39 0 -21,73 -60,16 -14,39 -100
Cá đôngblock 3.642,75 6.187,53 10.091,56 2.544,78 69,86 3.904,03 63,09
Cồi điệp 305,33 0 0 -305,33 -100 0 0
Seafood mix 5,84 0 0 -5,84 -100 0 0
Tổng sản lượng 66.214,14 85.426,37 64.631,68 19.212,23 29,02 -20.794,69 -24,34
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex)
-22-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
22
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
2.2.2. Doanh số tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty
BIỂU ĐỒ 6: DOANH SỐ TIÊU THỤ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
(2003-2005)
Doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản, trong
đó doanh số từ sản phẩm cao cấp luôn cao hơn doanh số từ sản phẩm đông block
truyền thống. Thông qua bảng số liệu doanh số tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và biểu
đồ 6, ta có thể kết luận và đánh giá tình hình doanh số như sau:
Năm 2003: Doanh số thu được từ thị trường xuất khẩu là 66.214,14 (1000USD),
trong đó, doanh số bán của sản phẩm đông block truyền thống đạt giá trị là 13.740,44
(1000 USD) và doanh số bán của sản phẩm cao cấp là 52.473,70 (1000 USD). Chứng
tỏ rằng doanh số của sản phẩm mà Công ty thu được gấp ba lần so với doanh số sản
phẩm đông block truyền thống. Sở dĩ, doanh số bán của sản phẩm cao cấp này cao
hơn là do sản lượng của sản phẩm tôm đông, cá đông, nghêu và cồi điệp bán ra tăng
nhiều hơn so với sản phẩm đông block, cho thấy sự tiếp nhận của thị trường đối với
sản phẩm này rất khả quan.
Thêm vào đó tại thời điểm năm 2003 này, dịch cúm gia cầm bùng nổ nên người
dân chuyển hướng sang tiêu thụ hàng thủy sản thay thế và những sản phẩm chế biến
sẵn rất phù hợp với các nước công nghiệp hiện đại, vì đa số người dân ở các nước này
không có thời gian nhiều cho việc chế biến thức ăn. Ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản,
Hà Lan,… doanh số từ sản phẩm tôm đông cao cấp rất cao đạt 48.483,64 (1000USD)
chiếm tỷ trọng 73,22 % trong tổng nhóm sản phẩm cao cấp và cũng cao hơn nhiều so
-23-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
23
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
với sản phẩm cá đông cao cấp, lý do là từ sức ép cạnh tranh trên thị trường gay gắt
nên Công ty đã hạ giá bán sản phẩm tôm cao cấp kích thích rất mạnh
đến sức mua của người tiêu dùng đối với mặt hàng này.
Năm 2004: Đây là một năm mà Công ty Cafatex đạt hiệu quả kinh doanh tốt
nhất so với tình hình kinh doanh từ trước đến nay. Doanh số bán của sản phẩm đông
block truyền thống và sản phẩm cao cấp trong năm là rất cao. Doanh số thu được là
85.426,37 (1000 USD) tăng 19.212,22 (1000 USD) so với năm 2003, trong đó, doanh
số có được từ sản phẩm cao cấp chiếm đa số vì sản phẩm cá, tôm cao cấp đem lại
doanh số bán nhiều hơn sản phẩm cá, tôm đông block truyền thống. Do sản phẩm
tôm, cá cao cấp là sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng và giá bán cũng
phù hợp, được khách hàng chấp nhận, nên số lượng đặt hàng nhiều hơn sản phẩm
đông block truyền thống dẫn đến việc doanh số bán mặt hàng cao cấp này tăng cao.
Với năm 2004 này, thì sản phẩm tôm cao cấp đem lại cho Công ty lợi nhuận rất
lớn và sản phẩm tôm cao cấp này được Công ty xem là sản phẩm chiến lược trong
nhóm sản phẩm cao cấp. Ngoài ra, năm 2004, hoạt động quảng cáo tiếp thị của Công
ty đã được duy trì ở mức độ cao để tìm kiếm thị trường mới và giảm sức ép cạnh
tranh ở thị trường cũ.
Năm 2005: Doanh số tiêu thụ xuất khẩu năm 2005 là 64.631,68 (1000 USD)
thấp hơn so với 2004 một khoảng 20.794,68 (1000 USD) giảm tương đương 24,34%
nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn còn rất cao với các doanh nghiệp cạnh tranh khác.
Trong tổng doanh số tiêu thụ thì doanh số sản phẩm cao cấp 43.997,76 (1000 USD)
chiếm 68,07 %, phần còn lại là doanh số thu từ sản phẩm đông block truyền thống.
Trong hai nhóm sản phẩm này thì sản phẩm cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn sản
phẩm đông block và chính sản phẩm cao cấp này góp phần rất lớn trong việc tăng
doanh số tiêu thụ xuất khẩu của Công ty. Sản phẩm cao cấp vào những năm trước có
nhiều loại mặt hàng thủy sản đáp ứng được yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng tại các
thị trường xuất khẩu, trong khi đó năm 2005, Công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng tôm
đông và cá đông nên hạn chế rất nhiều và không thoả mãn được phần nào nhu cầu tiêu
dùng cho người dân ở tại các thị trường này, vì vậy, doanh số của năm 2005 có giảm
xuống. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty ở năm 2005 gặp khó khăn
-24-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
24
Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex
qua các sự kiện như tôm, cá bị chết hàng loạt làm cho người nuôi giảm việc nuôi tôm,
cá và chuyển sang nghề khác đã gây ảnh hưởng khá lớn đến tình hình nguyên liệu của
Công ty và kéo theo lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty cũng giảm theo.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty
Cafatex
Mục đích của hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là doanh thu và lợi nhuận, nó chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại
nhau. Vì vậy, muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm thì Công ty cần xác định được các
nhân tố ảnh hưởng và đây là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng mộtcách trực tiếp đến tình
hình tiêu thụ sản phẩm của Côngty Cafatex.
3.1. Chất lượng của sản phẩm
Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản
phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chất lượng và có khả năng
xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ
sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, đối với mặt hàng thủy sản
của công ty Cafatex thì chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng
này đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, do đó, những sản phẩm này phải
đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Hiện nay, tình hình xuất khẩu thủy sản dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ
cao nhưng chất lượng thủy sản của Công ty được đánh giá cao ở các thị trường xuất
khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU,… do nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai
thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản
phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao. Chất lượng sản phẩm thủy sản của
Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản
phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Bangladesh. Vì vậy, Công
ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ - khoa học kỹ thuật trong khâu
chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu Công ty
ngày càng được nâng cao. Cụ thể yêu cầu về chất lượng ở một vài thị trường đặc
trưng sau:
Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp của Nhật Bản chỉ đặt
hàng chế biến đơn giản ở công ty Cafatex và sau này khi đã tin tưởng thì Nhật bắt đầu
-25-
GVHD: Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Việt Ngân
25