Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực trạng làng gốm bát tràng (1986 2016) và triển vọng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2
3. ...........................................................................................................
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 4
4. ...........................................................................................................
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
5. Đóng góp của khóa luận ...............................................................................6
NỘI DUNG.........................................................................................................7
Chương 1 ............................................................................................................7
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG GỐM BÁT TRÀNG .................................. 7
(GIA LÂM-HÀ NỘI) .........................................................................................7
1.1..........................................................................................................
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIÊN Tự NHIÊN ................................................. 7
1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................8
1.2.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng......................................... 9
1.2.2. ......................................................................................................
Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng ................................................... 11
1.3. KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI .............................................................14
1.3.1. Kinh tế...................................................................................................14
1.3.2. Văn hóa .................................................................................................14
Chương 2 ..........................................................................................................23


THựC TRẠNG LÀNG GỐM BÁT TRÀNG (1986- 2016) VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN ...................................................................................................23
2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỐM BÁT TRÀNG .............................23


2.1.1. Quá trình tạo cốt ...................................................................................23
2.1.2. .....................................................................................................
Quá trình trang trí hoa văn và phủ men ...........................................................27
2.1.3. Quá trình nung ......................................................................................29
2.2. SẢN PHẨM GỐM BÁT TRÀNG .........................................................31
2.3.........................................................................................................
GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA GỐM BÁT TRÀNG..............................................34
2.3.1. .....................................................................................................
Giá trị nổi bật về lịch sử ..................................................................................34
2.3.2. .....................................................................................................
Giá trị nổi bật về kinh tế ..................................................................................35
2.3.3. Giá trị văn hóa- xã hội ..........................................................................36
2.4. TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO sự PHÁT TRIỂN
NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG .............................................................................36
2.4.1. Tiềm năng để phát triển về du lịch ......................................................36
2.4.2. Một số khuyến nghị ..............................................................................43
KẾT LUẬN ......................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, gốm được người ta tìm
thấy ừong nhiều di chỉ văn hóa như Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu
kì đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... nhiều năm qua Việt Nam
được thế giới biết đến như một đất nước có một nền văn hóa độc đáo, đa dạng
và không thể không nhắc đến những đóng góp về phương diện loại hình dân
gian đặc sắc.

Trước kia trên thế giới nói đến gốm người ta nghĩ ngay đến gốm Trung
Quốc. Nhưng bằng những phát hiện ừên mảnh đất Việt Nam từ trước tới nay,
người Việt Nam có thể tự hào rằng gốm Việt Nam cũng không thua kém gì
gốm Trung Quốc về giá trị niên đại và giá trị nghệ thuật. Gốm men ngọc Việt
Nam được ví được so sánh với gốm Long Tuyền thời Tống ở Trung Quốc. Gốm
hoa nâu với dáng to, dầy và thô, có lớp men trắng ngà hoặc vàng nhạt. Đặc biệt
là gốm Bát Tràng được ví như “cội nguồn, tinh hoa” văn hóa dân tộc mang tính
dân gian sâu sắc.
Gốm rất gần gũi với con người, từ xa xưa người ta đã coi đó là thứ dừng
hằng ngày lại đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí... chúng ta có
thể bắt gặp gốm ở bất kì đâu từ chốn cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân
dã. Có lẽ rất ít có thứ vật dụng nào lại chiếm được vị trí quan trọng như gốm,
người ta dùng gốm làm vật dụng trong gia đình. Những chum, vại, chậu, bình...
đối với người dân thường thì họ dùng để chứa nước, trồng cây, muối dưa cà.
Còn đối với vua chúa hay hàng quan lại trong triều đình thì gốm làm công phu
hơn rất nhiều và ngoài những tác dụng vốn có, gốm ở đây dưới bàn tay tài hoa
của người thợ biến thành những đồ trang trí quý giá. Với bàn tay khối óc, con
mắt nghệ thuật tinh tế cộng với sự nỗ lực, người thợ tạo nên những tác phẩm
nghệ thuật bằng gốm thể hiện được những tinh hoa văn hóa dân tộc từ bao đời

1


truyền lại và hom thế thổi vào gốm cái hồn riêng sống động. Và đó chính là giá
trị đích thực khi chúng ta thưởng lãm một tác phẩm gốm.
Những cái tên Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Hưomg Canh, Thanh
Hà... đã trở nên nổi tiếng từ thế kỉ XV, XVI. Nhưng không ít làng gốm đã dàn
mai một theo thời gian bởi những điều kiện khách quan cũng như chủ quan,
không còn phát triển thịnh vượng như những thế kỉ trước nữa. Tuy nhiên, trong
các làng gốm nói trên có thể nói Bát Tràng là một làng nghề truyền thống tiêu

biểu, không chỉ trong quá khứ mà cả ở hiện tại vẫn giữ được nhịp độ phát triển
của một làng nghề, lửa ở Bát Tràng chưa bao giờ tắt, thậm chí ngày càng vươn
xa hơn, tỏa rộng hơn trong từng bước phát triển của mình.
Từ xưa đến nay, gốm luôn gắn liền với đời sống và nghệ thuật, trở thành
một chứng nhân cho đời sống của con người, in dấu những biến đổi ở mỗi giai
đoạn lịch sử của đất nước. Trong nhiều lò gốm trên cả nước, gốm Bát Tràng
luôn là cái tên quen thuộc với nhiều người dân. Vì thế, tìm hiểu về làng gốm
Bát Tràng không chỉ là việc tìm hiểu một làng nghề, mà nó còn là việc tìm hiểu
một địa chỉ văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay.
Tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng còn có ý nghĩa lý luận- thực tiễn quan
ừọng đối với một sinh viên ngành Lịch sử Văn hóa.
Chính vì những lí do như trên nên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu
“Thực trạng làng gốm Bát Tràng (1986- 2016) và triển vọng phát triển”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại
làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán
Việt, chữ Bát (ệậ) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patrà), chữ Tràng (ÍH,
còn đọc là Trường) nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên
môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim- ví với sự

2


giàu có, bản” có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát nhu vậy để
khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Hiện
nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được
viết bằng chữ Hán là iậH§.
Do nghề gốm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời đóng vai trò lớn
trong đời sống xã hội và lịch sử của dân tộc. Vì vậy sản phẩm gốm và kĩ thuật

chế tác đã được các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu ở
nhiều góc độ. Có nhiều cuốn sách giới thiệu chung về nghệ thuật gốm Việt
Nam nhưng các công trình chuyên sâu về gốm và kĩ thuật sản xuất gốm của
làng Bát Tràng thì không có nhiều.
Năm 1989, cuốn “Quê gốm Bát Tràng” của Đỗ Thị Hảo được xuất bản.
Sách có 91 trang in với khổ nhỏ giới thiệu những nét đẹp chung, tổng quát về
làng gốm Bát Tràng với lịch sử văn hóa, từ những di tích chùa đình, đền văn
bia, gia phả những dòng họ, danh nhân đến những phong tục tập quán xưa của
làng, kĩ thuật làm gốm truyền thống. Đồng thời cuốn sách cũng nêu nên những
định hướng phát triển cho làng nghề trong những năm sau đổi mới. Mặc dù
chưa thực sự chuyên sâu nhưng cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn tổng
quan về làng Bát Tràng và nghề làm gốm truyền thống nơi đây.
Năm 1995, nhóm tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn
Quang Ngọc xuất bản cuốn sách “Gẩm Bát Tràng thế kỉ XIV- XIX”. Đây là
công trình nghiên cứu về gốm Bát Tràng từ thế kỉ XIV- XIX gồm 209 trang.
Phàn đầu giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thảnh và phát triển của làng gốm.
Phàn hai là quy trình sản xuất gốm và những đặc điểm của gốm men Bát Tràng
cùng với những bức ảnh minh họa đồ gốm Bát Tràng từ thế kỷ XIV- XIX mà
Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã sưu tầm được. Tuy nhiên công trình này chỉ dừng
lại ở cách giới thiệu một cách tổng quát về kĩ thuật và những đặc

3


điểm chính của gốm Bát Tràng từ thế kỉ XIV- XIX và có những hình ảnh
cụ thể.
Năm 2010, bài luận án “Nghệ thuật tạo hình và trang trí gốm Bát Tràng
ngày nay” của tác giả Nguyễn Mỹ Thanh đã giới thiệu tổng quan về nghề gốm
Bát Tràng. Trình bày một cách hệ thống, phân tích nghệ thuật tạo hình và trang
trí ừên sản phẩm gốm Bát Tràng hiện nay, đúc kết và lý giải các nguyên nhân

dẫn đến biến đổi và đề xuất một số kiến nghị để gốm Bát Tràng phát triển bền
vững. Tuy vậy, nhưng bài nghiên cứu mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu tạo hình
và ừang trí của gốm Bát Tràng.
Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí hay các
buổi hội thảo trong và ngoài nước như: bài viết về “Làng gốm cổ truyền Bát
Tràng” của tác giả Cao Khương năm 2005 đăng trên Tạp chí thương mại số 43,
bài “Gốm Bát Tràng thương hiệu quốc gia đầu tiên Việt Nam” của Nguyễn Văn
Huân đăng trên Toàn cảnh sự kiện- Dư luận số 176 hay cuộc Kỷ yếu hội thảo
quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” (1996).
Có thể nói đây là những bài viết, những công trình tiêu biểu đã lấy
gốm Bát Tràng làm đối tượng nghiên cứu chính. Tuy nhiên, đều được xuất bản
cách đây nhiều năm, do đó chúng ta chỉ thấy được lịch sử hình thành, phát triển
cũng như những đặc điểm của gốm xưa mà không thấy được những nét mới
trong Bát Tràng ngày nay, những định hướng phát triển trong thời kì đất nước
đi lên, hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Vì vậy, tác giả khóa luận đã mạnh dạn triển
khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng làng gốm Bát Tràng ị1986- 2016) và triển
vọng phát triển ”.
3. Mục đích, đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Khi nghiên cứu đề tài này tác giả muốn làm rõ các vấn đề:
Làm rõ nét đặc trưng văn hóa làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm,

4


ngoại thành Hà Nội.
Tìm hiểu về nghề gốm Bát Tràng với quy trình sản xuất, các loại sản
phẩm, những giá trị nổi bật và tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Bát
Tràng.
Chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nghề gốm Bát Tràng đang gặp

phải trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển làng nghề truyền
thống.
3.2. Đối tượng
Khóa luận tập trung nghiên cứu những thành tố liên quan đến nghề gốm
Bát Tràng như: nguồn gốc, nguyên liệu, kĩ thuật, quy trình, các sản phẩm gốm
khác nhau, giá trị nổi bật và tiềm năng về du lịch.
3.3. Phạm vỉ nghiên cứu
về không gian: Đối tượng nghiên cứu chính là làng gốm Bát Tràng, về
thời gian: Từ năm 1986- 2016 với công cuộc đổi mới đất nước nghề ở Bát
Tràng có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra
nhiều khó khăn càn được giải quyết.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện khóa luận đã sử dụng các nguồn tư liệu
chủ yếu sau:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả về làng nghề truyền thống
nói chung và làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng.
Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu được đăng trên các
Tạp chí Trung ương và địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành được bài khóa luận này, trong quá trình nghiên
cứu tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như

5


phương pháp cơ bản của ngành khoa học lịch sử: Phương pháp lịch sử, phương
pháp logic và sự kết họp giữa hai ngành này là chủ đạo. Ngoài ra bài khóa luận
còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, đối chiếu,... để sưu tầm
tư liệu cũng như nghiên cứu để thấy rõ hơn các nội dung cần trình bày.

5. Đóng góp của khóa luận
Thông qua quá trình tìm hiểu đề tài, tác giả mong muốn trình bày được
một cách rõ ràng, xúc tích:
Một là, khái quát về làng Bát Tràng cũng những nét văn hóa của làng.
Hai là, trình bày về quá trình sản xuất gốm, các sản phẩm gốm, giá trị của gốm
Bát Tràng.
Ba là, chỉ ra những tiềm năng về phát trển du lịch và đưa ra một số
khuyến nghị cho sự phát triển của Bát Tràng.
6. Bố cuc
Ngoài phần mở đàu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận
gồm:
Chương 1: Lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm- Hà Nội).
Chương 2: Thực ừạng làng gốm Bát Tràng (1986- 2016) và triển vọng phát
triển.
NỘI DUNG
Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
(GIA LÂM- HÀ NỘI)
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng của Việt Nam. Tên Bát
Tràng đã đi vào lịch sử, đi vào ca dao tục ngữ, đi vào cuộc sống của người Việt

6


Nam. Sản phẩm Bát Tràng quen thuộc với nhân dân trong nước và được nhiều
nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và trên thế giới biết đến.
Ngày nay, xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc
huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội.

Xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp xã Đông Dư,
phía đông giáp xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm), phía tây giáp sông Hồng, phía nam
giáp xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) và xã Xuân Quan (huyện Châu Giang, tỉnh
Hải Hưng).
Trước đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời Lê, xã Bát Tràng thuộc
huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời Nguyễn, năm 1822
trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh. Lúc
này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, đến
năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Som.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, có một thời gian ngắn từ tháng 2
đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961
đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng
nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh.
Nhưng từ năm 1964, tên xã Bát Tràng được khôi phục gồm Bát Tràng và Giang
Cao như hiện nay.
Từ trung tâm Hà Nội có đường thủy và đường bộ đến Bát Tràng. Đường
thủy từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát
Tràng. Đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông
Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15km) hoặc theo quốc lộ
số 5 đến Trâu Qùy rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn
đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km).
1.1.2. Điều kiên tư nhiên
Địa hình: địa hình Bát Tràng không bằng phẳng, thấp dần từ mép sông

7


Hồng vào chân đê, một số diện tích trũng, mùa nước lớn gây ảnh hưởng rất lớn
đến sản xuất và đời sống.
Đất đai: toàn xã có 183 ha đất tự nhiên, trong đó 38 ha đất canh tác, đất

trồng lúa 12,5 ha, đất trồng rừng môi sinh 25,5 ha, đất ao hồ đầm 4,9 ha. Đất
dân cư là 53,8 ha, đất sông Hồng và đê điều là 91,2 ha.
Chế độ thủy văn: là xã nằm ven sông Hồng. 3Á diện tích xã nằm ngoài
đê, hằng năm vào mùa nước lớn, phần diện tích này thường bị ngập nước từ 1-2
tháng. Nguồn nước phục cho đời sống và sản xuất chủ yếu là nước giếng
khoan, nước mưa, nước sông Hồng, sông đào Bắc Hưng Hải, chất lượng nước
không đảm bảo cho sản xuất và đời sống. Những năm gần đây, Bát Tràng đã có
nước máy đáp ứng cho sản xuất và đời sống nhân dân địa phương.
Khỉ hậu: Bát Tràng nằm trong vùng khí hậu của Hà Nội. Nhưng do có
nghề gốm sứ truyền thống với rất nhiều các lò gốm hiện đang sản xuất kinh
doanh đã làm cho nhiệt độ tăng lên đáng kể. Theo kết quả đo của ủy ban Khoa
học Kỹ thuật Hà Nội cho thấy nhiệt độ tại khu vực của xã cao hơn từ 1,5- 3,5
độ c so với các điểm đối chứng trong vùng.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG
GỐM BÁT TRÀNG
1.2.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là một làng nghề ven đô, nằm bên tả ngạn sông Hồng. Từ xa
xưa Bát Tràng đã được nhắc đến trong các câu ca dao, tục ngữ dân gian mượt
mà và đằm thắm:
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”
Hay:
“Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.

8


Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.”

Qua đó, ta có thể thấy được làng gốm Bát Tràng có lịch sử lâu đời, làng
nghề vốn đi từ gốm xây dựng, gốm dân dụng sang gốm mỹ nghệ. Trải qua biết
bao thăng tràm lịch sử, làng nghề đã trở thành một địa chỉ gốm sứ nổi tiếng, tin
cậy ừong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Có rất nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng,
một trong những giả thiết đó như sau:
Theo kí ức và tục lệ dân gian thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân
bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như
bản địa và lâu đời nhất và trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng, năm 1010
khi mà vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội
ngày nay) thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng ở trường Vĩnh Ninh (Ninh Bình) đã
cùng theo về để sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường phục vụ cho công cuộc
xây dựng kinh thành mới. Bạch Thổ Phường (phường đất sét trắng) là tên gọi
đầu tiên của làng gốm Bát Tràng vào thời sơ khai, hiện nay đình Bát
Tràng vẫn còn lưu giữ bức hoành phi “Bạch thổ danh sơn ” ghi dấu mốc son
này. Nếu tính từ cái mốc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng di cư ra đất Bát Tràng
ngày nay thì làng Bát Tràng đã có gần 1000 năm lịch sử.
Nhưng theo những thư tịch cổ và truyền thuyết dân gian thu thập được ở
Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hon. Tại Bát Tràng hiện nay vẫn
lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của làng gốm như sau: “Vào thời
Trần (thế kỉ XIII- XIV), có ba vị đỗ Thái học sinh (ngang với tiến sĩ thời LêNguyễn) được triều đình cử đi xứ Bẳc Quốc là Hứa Vĩnh Kiều- người Bát
Tràng, Đào Tri Tiến- người làng Thổ Hà và Lưu Phương Tú- người làng Phù
Lãng. Sau khỉ hoàn tất cóng việc ngoại giao, trên đường trở về nước qua Triều
Châu, gặp bão lớn,họ phải dừng lại nghỉ, nơi đó có xưởng gốm Khai

9


Phong.Trong nửa tháng ba ông học lấy nghề làm gốm: từ cách thức xây lò, làm
bát đến làm men, chép lại thành sách và mỗi người thuê bốn người thợ khéo tay

ở bên ấy cùng về. Khỉ về nước, ba người hỏi nhau ai thích môn gì? Hứa Vĩnh
Kiều làng Bát Tràng thích làm đồ trắng, người làng Thổ Hà thích màu đỏ, còn
người làng Phù Lãng lại thích màu da lươn. Mỗi người trở lại quê hương lập
thành lò làm gốm từ đẩy” [28, tr.89]. Câu chuyện này cũng được lưu truyền ở
Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đứng vậy thì nghề
gốm ở Bát Tràng đã có từ thòi Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm
1127.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của 3 nhân
vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Theo sử biên niên có thể
xem thế kỉ XIV - XV là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng:
Đại Việt sử kí toàn thư chép “Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thứ 12
(1352) mùa thu tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm
ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất” [9, tr.206]. Xã Bát là
xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị sông Hồng ngày nay.
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và
còn có đoạn “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê cầu thuộc huyện Văn
Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung quốc là 70 bộ bát đĩa, 200
tấm vải thâm... ” [27, tr.160].
Cái tên Bát Tràng được xuất hiện làn đàu tiên đày đủ và chính xác như
ngày nay là trong tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV. Cái
tên này là tên ghép của hai từ Ninh Tràng và Bồ Bát.
Cùng với sự ra đời của làng là sự ra đời của nghề gốm sứ. Từ xưa, dân
Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ với việc khai thác “72 gò
đất trắng” của phường Bạch Thổ.

10


Đến cuối thời Lê nguồn đất sét để làm đồ gốm đã cạn, người Bát Tràng
phải mua đất từ làng cổ Điển bên Vĩnh Phú hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc

Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kì đầu là gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang
gốm đàn. Gốm đàn là loại gốm “xương” đỏ, miệng loe, mỏng và thấp.
Hiện nay, Bát Tràng vẫn sử dụng đất của vùng Dâu Canh nhưng đồng
thời họ cũng sử dụng cả đất cao lanh Lạc Tử, đất sét ừắng Hổ Lao và Trúc
Thôn (Đông Triều - Quảng Ninh) để sản xuất đồ sành trắng.
1.2.2. Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng
Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng cũng trải qua rất nhiều thăng
trầm, trong thế kỉ XV - XVI, dưới thời Lê và thời Mạc, làng gốm phát triển khá
thịnh đạt, đặc biệt dưới thời Mạc. Chính sách của nhà Mạc trong thời kì này với
công thương nghiệp rất cởi mở, không “ức thương” như trước nên kinh tế hàng
hóa có điều kiện phát triển thuận lợi, nhờ đó mà sản phẩm gốm Bát Tràng được
lưu thông rộng rãi. Sản phẩm gốm Bát Tràng thời kì này nhiều sản phẩm có
minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và tên người sản xuất. Qua
những văn minh này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao
cấp và quý tộc nhà Mạc như: Công chúa Phúc Tràng, Phò mã Ngạn quận công,
Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mĩ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra
ừên một không gian rộng bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ.
Thế kỉ XVI - XVII: Sau các cuộc phát kiến địa lý vào thế kỷ XV, nhiều
nước phát triển của Tây Âu ừàn sang phương Đông. Hàng loạt các công ty
được thành lập, hoạt động mậu dịch khu vực Đông Nam Á phát triển rất sôi
động. Trong khi đó ở Trung Quốc nhà Minh chủ trương bế quan tỏa cảng tạo
điều khiên cho gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vừng Đông Nam Á và
Nhật Bản.Thế kỉ XV - XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản
xuất gốm xuất khẩu Việt Nam với hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát

11


Tràng và Chu Đậu (Nam Sách - Hải Dương). Với hai đô thị, hai trung tâm mậu

dịch lớn ở Đàng Ngoài là Thăng Long và Phố Hiến (Hưng Yên), sản phẩm gốm
Bát Tràng đã có mặt tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII: Việc buôn bán và xuất khẩu gốm
sứ Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được
giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với
nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị
trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh ừanh. Nhật Bản,
sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã
đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường,
gốm sứ... Mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài.
Thế kỷ XVIII - XIX: Thời kỳ này chính quyền Trịnh, Nguyễn thực hiện
chính sách hạn chế ngoại thương làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt
Nam bị giảm sút trong đó có các mặt hàng gốm sứ. Điều này đã khiến cho một
số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất như làng gốm Chu Đậu, gốm Bát Tràng
tuy cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ một thị trường
tiêu thụ trong nước rộng lớn với các đồ gia dụng, đồ thờ, đồ ừang trí, gạch xây.
Và làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có
tiếng trong nước.
Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp
gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình
thường. Sau chiến ừanh Đông Dương (1945- 1954), năm 1957, 10 cá nhân là
địa chủ, con địa chủ (sự cải cách ruộng đất năm 1955) góp vốn thành lập công
ty gốm Trường Thịnh. Năm 1958, nhà nước làm công ty họp doanh, chuyển đổi
công ty gốm Trường Thịnh thành Xí nghiệp gốm Bát Tràng (đóng tại đất Giang
Cao), thuê công nhân thôn Bát Tràng vào làm việc. Với cơ sở vật chất đầy đủ,
nhân công Bát Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự chịu

12



khó, cần cù đã tạo nên được một thế hệ gốm có tay nghề vững chãi. Sau khi đất
nước hoàn toàn giải phóng, tại Bát Tràng một loạt các xí nghiệp, các họp tác xã
gốm sứ được thành lập như: Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, xí nghiệp X51, HTX
Hợp Thành.... các cơ sở này cung cấp những mặt hàng tiêu dừng ừong nước,
một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Với các nghệ nhân nổi tiếng
như: Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Tấn, Lê Văn Cam...
Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng
kinh tế thị trường. Các họp tác xã làn lượt giải thể hoặc chuyển sang thành các
công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn tồn tại nhiều tổ
sản xuất và phổ biến là những đơn vị nhỏ theo hộ gia đình. Cả xã Bát Tràng
(gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng.
Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu.
Sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu.
Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng đã trải qua nhiều tên gọi khác
nhau, duy có một điều bất biến: Nghề gốm của Bát Tràng không ngừng phát
triển, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Trong quá trình phát triển nghề gốm Bát Tràng có sự giao lưu, tiếp nhận một số
ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
1.3. KINH TÉ, VĂN HÓA, XẪ HỘI
1.3.1. Kinh tế
Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia đình
làm nòng cốt trong sản xuất- kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản
xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Do vậy, sản xuất của Bát Tràng
tăng lên nhanh chóng, thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần

13



được cải thiện rõ rệt.
Bát Tràng ngày nay ừải dài gần 3 km ven sông Hồng, có hai thôn Giang
Cao và Bát Tràng với 1700 hộ, gần 6700 nhân khẩu. Và đặc biệt là ít có làng
nghề truyền thống nào trong cả nước làm được: Đó là cả xã không còn hộ sản
xuất nông nghiệp. Ở Bát Tràng, cả xã có tới 83,7% hộ trực tiếp sản xuất gốm sứ
và 10,6 % hộ dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ sản
xuất theo hộ gia đình, Bát Tràng có nhiều mô hình như công ty cổ phần, công ty
TNHH, họp tác xã hay liên doanh vừa sản xuất, vừa hoạt động thương mại,
dịch vụ. Đen nay gốm Bát Tràng không chỉ dừng lại chiếm lĩnh ở một số thị
trường truyền thống như Nhật, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức mà đang tìm
đường đi Mỹ và lan rộng trong khu vực EƯ.
1.3.2. Văn hóa
Như mọi làng quê Việt Nam xưa, tại Bát Tràng có đình, chùa, đền miếu, văn
chỉ. Dường như những công trình kiến trúc ấy là những dấu
hiệu chứng minh về một làng quê văn hiến. Nơi đó chẳng những là niềm tự hào,
là nơi thiêng liêng để gửi gắm những ước mơ, khát vọng của mỗi người dân mà
còn là nơi mọi người cùng tham gia những sinh hoạt cộng đồng với hội hè đình
đám hàng năm.
a) Đình làng
Đình làng Bát Tràng là một ừong những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc
xưa. Đình nằm trong quàn thể di tích của làng gốm Bát Tràng, được xây dựng
vào năm 1720 dưới đời vua Lê Dụ Tông, với kiến trúc nguy nga, bề thế. Đình
quay về hướng Tây nhìn ra dòng sông Hồng đỏ rặng phù sa. Đình có kiến trúc
kiểu chữ Nhị: Phía sau là hậu cung- nơi thờ sáu vị thần được suy tôn là Lục Vị
Thành Hoàng, phía trước là tòa Đại Bái gồm 5 gian 2 trái. Chính giữa tòa Đại
Bái là hương án thờ Công đồng, bên trên treo 2 bức đại tự sơn son thếp vàng:
“Thiên địa kỉ hợp đức”- trong cuộc sống luôn lấy chữ Đức làm đàu. Đây cũng

14



là tôn chỉ của làng bao đời nay. Và bức đại tự: “Hiểu nghĩa cấp công”- đây là
tấm biển vua Tự Đức ban cho dân làng Bát Tràng khi nhà Nguyễn xây thành
Hà Nội, vì nghĩa lớn dân làng Bát Tràng đã cạy gạch sân đình đem nộp cho
triều đình.
Hai bên chái đình là ban thờ Vách Tả, Vách Hữu. Theo các cụ trong làng
kể lại, hai bên vách đình thờ những người trong làng không có con cái. Đây
cũng chính là một nét văn hóa đẹp thể hiện đức hiếu sinh của người dân làng
Bát.
Bục thấp nhất và sân đình được lát bằng gạch Bát- thứ gạch đã đi vào
thơ ca, huyền thoại của dân tộc, thứ gạch bền chắc không một loại rêu nào bám
được vào và đã được ưa dừng từ cung đình đến làng xã.
Bốn mái đình cong vút, lượn sóng, phía trên đắp hình nghê vừa mềm
mại, vừa khỏe khoắn, uy nghiêm.Trên của chính bước vào tòa Đại Bái ừeo bức
Hoành phi với bốn chữ “Bạch thổ danh sơn ” gợi nhớ lại cái khung cảnh sơ
khai của vùng đất sét trắng- Bạch Thổ Phường (Bát Tràng ngày nay) khi dòng
họ Nguyễn Ninh Tràng mới theo vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư.
Cột trụ đồng uy nghiêm như những cây bút lớn viết thẳng lên trời xanh
mang khí thế truyền thống khoa bảng của làng. Trên cột đồng trụ gắn đôi câu
đối sứ: “Ngũ hành tú khỉ chung anh kiệt/ Vạn trượng văn quang hiểu cát
tường” (Nơi hội tụ khí thiêng hun đúc nên các bậc anh hừng hào kiệt/ Ánh sáng
văn hóa tỏa xa vạn dạm biểu thị sự cát tường).
Cửa tả, cửa hữu lần lượt gắn hai hàng chữ “Thổ thành kim Đất biến
thành vàng, “Nê tác bảo”- Bùn làm ra của báu (Bùn đất qua đôi bàn tay người
nghệ nhân làng Bát trở thành những vật phẩm quý giá, đồ cống tế ngoại giao).
Trải qua các triều đại lịch sử, đình Bát Tràng hiện còn lưu giữ được hơn
50 đạo sắc phong. Chính bởi những giá trị về kiến trúc và văn hóa như vậy,
năm 2005, Bộ Văn hóa thông tin đã cấp bằng Di tích Văn hóa Kiến trúc Nghệ


15


thuật cho đình Bát Tràng. Sau gần 300 năm tuổi cộng với chiến tranh địch họa,
đình bị hư hỏng nặng. Từ năm 2005 dân làng đã cùng nhau đóng góp, đại trùng
tu đình. Nay công trình trùng tu đã hoàn tất, đình Bát Tràng đã trở lại đúng
dáng dấp xưa.
b) Chùa
Chùa còn có tên gọi khác là chùa Bát. Đây là ngôi chùa chính của làng
Bát Tràng, là một ngôi chùa nằm bên cửa sông Bắc Hưng Hải. Chùa có kiến
trúc “Nội công ngoại quốc ” với 74 chiếc cột đá, trong chùa có bức tượng hộ
pháp cao hơn 5m. Năm 1958, hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước vì nghĩa lớn
cả làng Bát Tràng đã di dời chùa đến một vị trí khác để nhường đất cho công
trình đại thủy nông lớn nhất thời bấy giờ để tưới tiêu cho ba tỉnh- công trình đại
thủy nông Bắc Hưng Hải.
Ngoài ra, trên đất làng cổ Bát Tràng còn có hai ngôi chùa lớn nữa là chùa
Am và chùa Bảo Minh. Noi đây còn lưu giữ được quả chuông quý “chuông Bảo
Minh tự ” đúc năm Ất Mão (1795), một di vật thời Tây Sơn. Hiện nay, chùa
Am và chùa Bát được sáp nhập vào làm một tại vị trí của chùa Am ngày nay.
c) Đen làng (hay còn gọi là đền Mầu)
Đền ra đời muộn hơn so với đình và chùa, được xây dựng vào cuối thế kỉ
XVIII. Đền thờ Mẩu Bản Hương- Mau nghi của làng. Theo truyền thuyết dân
gian hiện còn lưu giữ tại làng “Mau là người con gái họ Trần Đồng Tâm- Bát
Tràng, dung nhan xấu xí. Bà mất khi còn rất trẻ, sau khi mất thường hiển linh
lên giúp đỡ dân làng. Xác bà được thiêu thành tro rồi thả giữa dòng sông Hồng.
Tro trôi dạt vào đâu người dân ở đó hớt tro đem về đắp thành tượng để thờ.
Mau được vua Quang Tmng sắc phong công chúa, tên thụy Tràn Mỹ Tín ”.
Hiện, làng Bát Tràng còn lưu giữ được sắc phong vào đời vua Khải Định
(1921). Đền được dựng ở đầu làng, quay về phía Tây Nam, nhìn ra sông Hồng.
Đền được chia làm hai khu : khu Nhà Mau và khu Phủ Chúa.


16


Nhà Mau : Chính giữa là ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, phía sau là
ban thờ Mẩu Bản Hương (Đệ Tứ Khâm Sai), bên trái là Tam Tòa Thành Mau,
bên phải thờ Vương Phụ, Vương Mẩu- những bậc có công sinh thành ra Mẩu
Bản Hương. Hậu cung là nơi đặt long đình và võng thờ bằng gỗ sơn son thếp
vàng cổ và đẹp.
Phủ chúa: Chính giữa là ban thờ chúa Sơn Trang, hai bên trái, phải lần
lượt là ban thờ Chầu Đệ Nhị, Chầu Đệ Tam.
Trước năm 1942 làng có hai ngôi đền tục gọi là đền ừên và đền dưới
nhưng sau vụ nở đất năm 1942, hiện nay làng chỉ còn ngôi đền trên. Hàng năm
làng tổ chức hội vào ngày 22, 23, 24 tháng 9 âm lịch. Tại lễ hội còn có tục rước
nước và thả đèn hoa đăng.
d) Văn chỉ làng Bát Tràng
Được dựng ở phía sau đình làng, trên tam quan có ba chữ lớn bằng đá
“Ngưỡng di cao” (ừông cao vời vợi), giáo dục răn dạy các thế hệ dân làng phải
luôn luôn biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi. Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu
chữ Nhị đều 5 gian. Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò xuất
sắc của ông. Bên ừên bệ là bức Hoành phi sơn son thếp vàng “Thiên địa đồng
lưu” (đất trời cùng lưu chuyển).
Xưa kia, mỗi năm văn chỉ mở hội một lần. Các quan viên coi việc văn
chỉ thường đem hai bức trướng vóc ghi đầy đủ tên họ 364 vị khoa bảng của
làng treo lên trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng, động viên, khuyến khích
các thế hệ con cháu đời đời chuyên tấm học hành tấn tới.
Hiện nay, văn chỉ chính là nơi làng tổ chức phát phần thưởng cho những
con em trong làng có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc trong năm học, hoặc
những con em trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng vươn
lên trong học tập, rèn luyện. Buổi lễ thường được tổ chức vào ngày 4- 9 hàng

năm- trước ngày khai giảng một ngày nhằm tạo khí thế phấn khởi để con em

17


ừong làng cố gắng học tập vươn lên.
e) Le hội của làng :
Hàng năm, làng gốm Bát Tràng tổ chức lễ hội làng từ ngày 14 đến ngày
16 tháng 2 âm lịch. Lễ hội làng Gốm Bát Tràng có sự tham gia của ba làng
xung quanh: Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ, Thủy Lĩnh. Lễ hội gồm có phần lễ
và phần hội với rất nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian độc đáo.
Phần lễ gồm các nghi thức tế lễ theo phong tục truyền thống như lễ rước
nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Theo nghi thức này thì nước được rước từ
giữa sông Hồng về đền Mau ở ven sông để làm lễ Mộc Dục cho các bài vị đặt
tại đền, sau đó mới rước bài vị về sân đình tế lễ. Đây là một nghi thức nông
nghiệp cổ truyền của rất nhiều làng nghề khác nhau ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài ra còn có nghi lễ dâng cúng Thành Hoàng một con trâu to béo, thui vàng,
đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ
xong, các quan viên chức sắc đại diện 22 dòng họ cùng thụ lộc.
Sau khi phàn lễ kết thúc là đến phàn hội. Làng sẽ tổ chức đua tài bằng
những sản phẩm tinh xảo do các thợ trong làng chế tác ra. Giải thưởng tuy
không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình để
tạo ra những sản phẩm có giá trị vĩnh hằng. Ai cũng háo hức tham gia và họ có
niềm tin rằng người được giải chính là đã được Tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá
giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là một vinh dự vô giá, là cơ hội
để mỗi người thợ tự nâng cao tay nghề hơn đến năm sau lại có dịp đua tài. Sau
đó là các trò chơi dân gian vô cùng vui nhộn và đầy ý nghĩa như cờ người, chọi
gà... Đặc biệt là trong đêm 15- 2 có phàn thả đèn hoa đăng trên sông rất đông
vui và náo nhiệt.
Ngoài hội làng tại làng Bát Tràng còn có hội đền Mầu diễn ra từ 22 đến

24 tháng 9 Âm lịch, cũng với những nghi lễ và trò chơi như trong hội làng.
Đây là dịp những người con xa quê về thăm lại quê hương, họ hàng, làng

18


xóm, thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất quê hương. Đồng thời đây cũng
là một dịp để du khách thập phương, đặc biệt là những du khách quốc tế có dịp
được tham dự, hòa mình vào không khí buổi lễ hội để phàn nào hiểu được
những nét độc đáo, đặc sắc trong lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và
trong lễ hội làng nghề Việt Nam nói riêng.
1.3.3. Xã hội
Làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ lâu đời
(vì làng hoàn toàn không có diện tích đất nông nghiệp), nên có thể nói người
dân ừong làng có cuộc sống sung túc hơn các làng khác rất nhiều (nhất là các
làng thuần nông bên cạnh). Từ xa xưa, số hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối
trong làng. Toàn xã có hon 100 gia đình sắm máy vi tính, nối mạng internet, mở
trang thông tin tự giới thiệu sản phẩm, giao dịch buôn bán với nước ngoài. Phát
triển nghề gốm sứ, không chỉ Bát Tràng giàu, mà noi đây cũng tạo việc làm cho
4000- 5000 lao động từ các địa phương khác đến.
Nói đến làng nghề Bát Tràng không thể không nêu những linh hồn của
làng, đó là các nghệ nhân. Thời nay Bát Tràng có những nghệ nhân xứng đáng
với truyền thống của mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn cốn, Lê
Văn Cam hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ... Các nghệ nhân có người
chú ý về men, nói cách khác là giỏi và độc đáo về men, có nghệ nhân chuyên
sâu về tạo dáng, có nghệ nhân tài về vẽ... Nói đến gốm sứ, giá trị của nó đã
được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến nét khắc, vẽ. Giờ
đây gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng,
bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt tạo nên cái đẹp của đồ
gốm sứ. Bởi vậy, thị trường Bát Tràng đã mở rộng khắp cả nước và có một

lượng không nhỏ được đưa ra khắp năm châu.

19


Tiểu kết chương 1
Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và nổi tiếng trong lịch sử nước
ta. Làng gốm Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, làng Bát Tràng thuộc
huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km về phía đông - nam. Gốm
Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lê bằng sự kết hợp của năm dòng họ
gốm nổi tiếng vùng Thanh Hóa với dòng họ Nguyễn ở đất Ninh Tràng. Sau khi
Lý Thái Tổ dời đô về kinh thành Thăng Long, những nghệ nhân gốm xứ Thanh
cũng di cư về lập nghiệp tại vùng đất trù phú này. “Thiên thời, địa lợi, nhân
hòa”, những nghệ nhân nơi đây với đôi bàn tay khéo léo cùng óc sáng tạo độc
đáo đã tạo nên những tinh hoa của ngành gốm sứ.
Theo thời gian, gốm Bát Tràng ngày càng phát triển. Trong quá trình
giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số
đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt,
gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), làng gốm Bát Tràng đã có
sự chuyển bến lớn theo hướng kinh tế thị ữường. Tạo ra nhiều sản phẩm phong
phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ừong nước và xuất khẩu, đời sống của cư dân
không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Bên cạnh đó, cư dân trong quá trình xây dựng làng xóm đã tạo dựng một
hệ thống các công trình thờ cúng phục vụ cho đời sống tâm linh gồm: đình,
chùa, đền miếu. Ngoài ra, hàng năm dân làng còn tổ chức các nghi lễ, các lễ tiết
thờ cúng, lễ hội, phản ánh các tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, đặc trưng nghề
nghiệp riêng của cư dân ừong làng với mong muốn cuộc sống bình yên, mưa
thuận gió hòa.


20


Như vậy, nghề gốm Bát Tràng với tồn tại, phát triển lâu dài và liên tục
gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Cho tới nay, người Bát Tràng
đã giữ gìn và phát huy được truyền thống riêng của mình từ đời này sang đời
khác. Bằng những món nghề của mình người Bát Tràng đã, đang và sẽ tạo ra
những sản phẩm gốm độc đáo mang dấu ấn riêng.

21


Chương 2
THỰC TRẠNG LÀNG GỐM BÁT TRÀNG (1986- 2016) VÀ
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
Trong bức ừanh chung của nghề gốm Việt Nam, nghề gốm truyền thống
Bát Tràng có một vị trí riêng và khá đặc biệt. Những người thợ gốm Bát Tràng
đã tạo ra cho nghề gốm của làng mình những sắc thái riêng. Dưới đây tôi xin đi
vào phân tích những khía cạnh của nghề gốm truyền thống Bát Tràng như: quy
trình sản xuất, nguyên liệu, kĩ thuật, những sản phẩm chính và một số ý kiến
đóng góp cho sự phát triển nghề gốm Bát Tràng.
2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỐM BÁT TRÀNG
Theo quan niệm của người thợ gốm xưa, nói đến các vật phẩm gốm là
nói đến sự kết họp hài hòa hài hòa của Ngũ hành: Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ,
Kim loại ngâm trong xương gốm và trong men gốm tạo ra vẻ đẹp, sự huyền bí
của màu sắc.
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trải qua rất nhiều công đoạn:
chọn, xử lý, pha chế đất; tạo dáng, tạo hoa văn; phủ men; nung sản phẩm.
Những công việc ấy từ đời này sang đời khác cứ lặp đi lặp lại không chỉ ở một
gia đình, một dòng họ, một làng quê mà ở khắp mọi nơi có nghề gốm. Tuy thế

ở mỗi làng gốm, quy trình lao động kỹ thuật này đã được đúc kết thành những
phong cách truyền thống riêng. Có thể chia quy trình sản xuất gốm của người
Bát Tràng thành ba công đoạn chính: tạo cốt gốm; trang trí hoa văn, phủ men
và cuối cùng là nung sản phẩm.
2.1.1. Quá trình tạo
cốt Chọn đất
Cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo nên các lò gốm là nguồn đất sét làm
gốm. Sở dĩ dân làng Bồ Bát chuyển cư ra Bát Tràng cũng vì nơi đây có mỏ đất

22


×