Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.99 KB, 5 trang )

Tình hình gia công quốc tế hàng dệt may trong những năm vừa qua
Tình hình chung:
Hiện nay, hoạt động gia công quốc tế đang là hoạt động chính trong ngành Dệt may của Việt Nam
trong nhiều năm qua. Từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình
thức gia công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất
sản xuất xuất khẩu). Có thể thấy được rằng tỷ trọng xuất gia công các sản phẩm trong ngành dệt may
Việt Nam rất cao, được thể hiện điển hình qua các năm như sau:

* Năm 2011:
Năm 2011, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 14,0 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng
10,5% so với năm 2010. Trong đó, tỷ lệ hàng xuất gia công dệt may chiếm 76,5% với kim ngạch xuất
gia công khoảng 10,71 tỷ USD.

* Năm 2012:
Năm 2012, ngành dệt may Việt Nam đã về đích thành công với 15,1 tỷ USD kim ngạch, đạt mức tăng
trưởng 8,5% so với năm 2011. (Nguồn: Vinatex). Trong đó, tỷ trọng hai loại hàng xuất gia công và xuất
hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu của dệt may Việt Nam chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất khẩu hàng gia công chiếm 75,3% với kim ngạch
xuất gia công khoảng 11,37 tỷ USD; xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21,2%.

* Năm 2013:
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 18,5 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng kỳ; chiếm
13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nhưng theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam
(Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công cho các
doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó tỷ trọng các sản phẩm gia công chiếm từ 60%-80% tùy từng loại
hình sản phẩm gia công và tỷ trọng sản phẩm gia công xuất khẩu toàn ngành chiếm 72,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước với kim ngạch xuất gia công khoảng 13,41 tỷ USD. Chuỗi
sản xuất của ngành từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may nhưng đến nay may gia công vẫn là chính,
với nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu.



* Năm 2014: KNXK hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 10 tỷ
USD, tăng 17% so với năm 2013. Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may sang EU sẽ gia tăng mạnh mẽ
nếu Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – EU được kí kết. KNXK sang thị trường
Nhật Bản đạt 2.8 đến 3 tỷ USD, tăng 20%-25% so với năm 2013.
Theo VITAS, kể cả trong điều kiện chưa có thỏa thuận thương mại mới, thì ngành dệt may Việt Nam
2014 vẫn có thể đạt được tăng trưởng xuất khẩu khoảng 12%. Khi TTP được ký kết, mức tăng trưởng
này có thể đạt từ 17%-22% so với mức 20.1 tỷ năm 2013, tương ứng đạt 23.5- 24.5 tỷ USD.Trong XK
dệt may, tỷ lệ FOB và ODM (XK hàng may mặc bao gồm cả thiết kế) đã tăng lên, giảm tỷ lệ
gia công, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm.


Năm 2015: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 10
tháng năm 2015 đạt 18,95 tỷ USD, tăng 9,02% so với cùng kỳ năm 2014.
10 tháng đầu năm 2015,xuất khẩu dệt may vẫn tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Thị
trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 tháng năm 2015 là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
và Trung Quốc. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đứng đầu kim ngạch nhập khẩu với giá trị nhập khẩu
đạt 9,15 tỷ USD, tăng 12,32% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu
của ngành. EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 từ Việt Nam với giá trị nhập khẩu là 2,7 tỷ
USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 3 là Nhật Bản với kim ngạch nhập khẩu đạt
2,27 tỷ USD, tăng 5,67% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các thị trường khác cũng có kim
ngạch nhập khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông với giá trị nhập khẩu lần lượt là:
537,4 triệu USD; 206,03 triệu USD; 193,27 triệu USD.


Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác gia công hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Theo Số liệu thống kê từ Vitas năm 2013 cho thấy, tổng lượng xuất gia công dệt may Việt Nam vào
Mỹ đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Xuất gia công sang thị
trường EU đạt 1,85 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch. Thị trường Nhật Bản cũng đạt 1,7 tỷ USD,
chiếm 13% tổng kim ngạch. Thị trường Hàn Quốc cũng đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch. Các
thị trường khác đạt 1,85 tỷ USD chiếm 15%. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong

6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất gia công hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt hơn 4,57 tỷ
USD, tăng 15,8%, chiếm 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU
đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 27,7% và chiếm 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước; Nhật
Bản đạt gần 1,17 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2013.


Những con số này đã khẳng định vị thế của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, nhất là
tại 4 thị trường quan trọng là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó Mỹ vẫn là đối tác gia công
hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 2 là thị trường Châu Âu, tiếp theo là các thị trường
Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, Việt Nam và EU đã ký hiệp định về
hàng may mặc từ tháng 12/1992, trong hiệp định có qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà
Việt Nam được đưa vào thị trường EU tổng cộng là 151 nhóm hàng, trong đó có 108 nhóm hàng theo
hạn ngạch và 43 nhóm hàng phi hạn ngạch. Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần
tuân thủ các qui định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng chung Châu Âu.
Thị trường Mỹ : sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và chính thức phát huy hiệu lực
vào năm 2001 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường lớn và
đầy triển vọng này. Đây là thị trường hứa hẹn sẽ dành cho Việt Nam nhiều hợp đồng gia công lớn,
tuy nhiên thì đây cũng là một thị trường hết sức khó tính và đòi hỏi chất lượng cao. Điều đặt ra cho
các doanh nghiệp chúng ta hiện nay là cần hoàn thiện công nghệ gia công cũng như là nâng cao tay
nghề của đội ngũ lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của phía đối tác. Vừa qua thì tập đoàn JC
Penny, một trong những tập đoàn tiêu dùng lớn thứ ba của Mỹ đã có chuyến khảo sát thị trường Việt
Nam để dự định triển khai dự án dệt may gồm các công đoạn từ nguyên liệu, phụ liệu, sản xuất đến
xuất khẩu sản phẩm. Và theo đánh giá nhận xét của ông phó chủ tịch tập đoàn thì ông cho rằng Việt
Nam là nước sản xuất dệt may có hiệu quả, đây là một tin mừng cho các doanh nghiệp dệt may của
chúng ta để tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đây cũng là thị trường cạnh tranh đầy
khốc liệt khi nước ta phải cạnh tranh hàng dệt may sang Mỹ và đặc biệt là sức ép của hàng dệt may
Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng mở rộng thị phần ra nhiều nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
như: Thái Lan, các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), Canada….

Cơ cấu mặt hàng gia công:
Hàng gia công ngành dệt may Việt Nam ngày càng có nhiều chủng. Với thị trường xuất gia công rộng,
rõ ràng Việt Nam đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc cạnh tranh trên thế giới. Nhưng Việt
Nam vẫn chỉ cạnh tranh xuất gia công ở những mặt hàng tương đối hẹp, những sản phẩm may mặc
mà đang xuất gia công chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường
cấp trung và cấp thấp. Theo số liệu về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu năm 2013 cho thấy, hơn
60% giá trị xuất gia công của ngành may mặc là từ áo sơ mi, áo khoác, quần dài và quần áo thể thao.
Các sản phẩm từ dệt kim như quần áo lót, áo thun được sản xuất với khối lượng và giá trị xuất khẩu
vẫn còn tương đối nhỏ. Các sản phẩm cao cấp như váy, đồ vest được xuất gia công với số lượng rất
hạn chế



×