Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Yếu tố giới trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua một số tác phẩm của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.73 KB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
_______________________

HOÀNG VIỆT ANH

YẾU TỐ GIỚI TRONG PHÁT NGÔN HỎI
VÀ HỒI ĐÁP HỎI QUA MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
_______________________

HOÀNG VIỆT ANH

YẾU TỐ GIỚI TRONG PHÁT NGÔN HỎI
VÀ HỒI ĐÁP HỎI QUA MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS TS NGUYỄN VĂN KHANG



SƠN LA, NĂM 2015

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………..

6

1.

Lý do chọn đề tài.......................................................................

6

2

Lịch sử vấn đề………………………………………………....

7

3

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................

9

4


Phương pháp nghiên cứu..........................................................

10

5

Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu.................................

10

6

Ý nghĩa của luận văn...................................................................

10

7

Bố cục của luận văn...................................................................

11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

12

1.1

Vấn đề giới trong ngôn ngữ......................................................


12

1.1.1

Khái niệm giới............................................................................

12

1.1.2

Yếu tố giới trong ngôn ngữ.........................................................

13

1.2

Hành động ngôn ngữ hỏi..........................................................

25

1.2.1

Một số vấn đề về hành động ngôn ngữ......................................

25

1.2.1.1

Khái niệm hành động ngôn ngữ.............................................


25

1.2.1.2

Phân loại hành động ngôn ngữ..................................................

25

1.2.2

Hành động ngôn ngữ hỏi ...........................................................

27

1.2.2.1

Hành vi hỏi trong tiếng Việt.....................................................

27

1.2.2.2

Đặc điểm của hành vi hỏi trong tiếng Việt..............................

30

1.2.2.3

Hành vi hỏi trực tiếp và hành vi hỏi gián tiếp trong tiếng Việt..


31

1.2.2.4

Các nghiên cứu, khảo sát về hành vi hỏi trong tiếng Việt........

33

1.3

Đôi nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng.........................................

35

1.4

Tiểu kết....................................................................................

37

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ GIỚI TRONG PHÁT NGÔN HỎI TRỰC TIẾP VÀ

38

HỒI ĐÁP HỎI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
2.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam và hồi đáp........................


38

2.1.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nam và hồi đáp................

38

3


2.1.1.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nam và hồi đáp hỏi trực tiếp

38

2.1.1.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nam và hồi đáp hỏi gián tiếp

44

2.1.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nữ và hồi đáp ......................

50

2.1.2.1


Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nữ và hồi đáp hỏi trực tiếp

50

2.1.2.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nam với nữ và hồi đáp hỏi gián tiếp

53

2.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ và hồi đáp...................................

56

2.2.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nữ và hồi đáp........................

56

2.2.1.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nữ và hồi đáp hỏi trực tiếp

56

2.2.1.2


Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nữ và hồi đáp hỏi gián tiếp

58

2.2.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nam và hồi đáp ......................

60

2.2.2.1

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nam và hồi đáp hỏi trực tiếp

60

2.2.2.2

Phát ngôn hỏi trực tiếp của nữ với nam và hồi đáp hỏi gián tiếp

62

2.3

Đối chiếu phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp của nam và nữ

64

2.4


Tiểu kết chương 2.......................................................................

65

CHƯƠNG 3: YẾU TỐ GIỚI TRONG PHÁT NGÔN HỎI GIÁN TIẾP VÀ

67

HỒI ĐÁP HỎI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
3.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam và hồi đáp.................................

67

3.1.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nam và hồi đáp .................

67

3.1.1.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nam và hồi đáp hỏi trực tiếp

67

3.1.1.2


Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nam và hồi đáp hỏi gián tiếp

70

3.1.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nữ và hồi đáp ....................

76

3.1.2.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nữ và hồi đáp hỏi trực tiếp

76

3.1.2.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nam với nữ và hồi đáp hỏi gián tiếp

78

3.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ và hồi đáp.....................................

82

3.2.1


Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nữ và hồi đáp .........................

82

3.2.1.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nữ và hồi đáp hỏi trực tiếp

82

3.2.1.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nữ và hồi đáp hỏi gián tiếp

84

3.2.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nam và hồi đáp .....................

86

4


3.2.2.1

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nam và hồi đáp hỏi trực tiếp

86


3.2.2.2

Phát ngôn hỏi gián tiếp của nữ với nam và hồi đáp hỏi gián tiếp

89

3.3

Đối chiếu phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp của nam và nữ

94

3.4

Tiểu kết chương 3..........................................................................

95

KẾT LUẬN

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

PHỤ LỤC

104


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

5


1.1. Hỏi - đáp là nhân tố không thể thiếu trong giao tiếp dù đó là các cuộc
trò chuyện trực tiếp hàng ngày hay là các kết quả được thể hiện trên văn bản.
Trong những năm gần đây vấn đề này được quan tâm chú ý và được nghiên cứu trên
nhiều bình diện, trong đó có đóng góp không nhỏ của các nhà ngôn ngữ học xã hội.
Phát ngôn hỏi (PNH) và hồi đáp hỏi (HĐH) có vai trò đáng kể trong hoạt
động giao tiếp. Đây là một trong những hành vi ngôn ngữ phổ biến tham gia thường
xuyên vào cấu trúc hội thoại. Hành động hồi đáp hỏi ngoài việc làm rõ “điều chưa
biết”, “cái không rõ” còn bộc lộ tính mức độ lịch sự của phát ngôn, quan hệ liên
nhân giữa các nhân vật tham gia giao tiếp.
1.2. Vấn đề giới là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu
của Ngôn ngữ học xã hội. Giới hay giới tính là một nhân tố xã hội có tác động
mạnh mẽ đến việc sử dụng ngôn ngữ. Với tư cách là các nhóm xã hội, trong sử
dụng ngôn ngữ, giữa nam giới và nữ giới bên cạnh những điểm giống nhau còn có
những điểm khác nhau để hình thành nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới. Vì thế
luận văn nghiên cứu yếu tố giới trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua một số tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng là mong muốn góp một phần nhỏ vào nghiên cứu
đặc điểm của loại phong cách ngôn ngữ này.
1.3. Trong lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng phức tạp,
song ít có nhà văn nào lại trở thành một “vấn đề” ngay khi mới xuất hiện như Vũ
Trọng Phụng. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thành công không chỉ ở bình diện
nội dung mà còn rất đặc sắc ở bình diện nghệ thuật, trong đó ngôn ngữ là một biểu
hiện rất nổi bật. Tính đến thời điểm này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng trên các phương diện nội dung, nghệ thuật, song theo

những tài liệu mà chúng tôi có dịp tìm hiểu thì chưa có công trình nào chuyên sâu
nghiên cứu về PNH và HĐH trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu các phát ngôn hỏi – hồi đáp
hỏi nhìn từ góc độ giới nói chung và mong muốn được nghiên cứu vấn đề này từ
các tác phẩm văn học nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn và tìm hiểu đề tài là: Yếu tố

6


giới trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua một số tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trên thế giới, ngữ dụng học xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX với nhiều
nhà nghiên cứu có tên tuổi như: J.R Searle, JJ Katz, J.L.Austin, Ballmer…Ở Việt
Nam những người có công mở đường cho ngành ngữ dụng học như Đỗ Hữu Châu
(1993, 2001), Nguyễn Đức Dân(1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Sau đó cũng có
nhiều bài viết trên cơ sở lí thuyết của ngữ dụng học đã nghiên cứu các hành vi ngôn
ngữ cụ thể của tiếng Việt như Nguyễn Thị Hoàng Yến, Vũ Thị Nga … với đề tài về
hành vi cam kết; Nguyễn Thị Hoài Linh, Nguyễn Thu Hạnh … với đề tài khảo sát
hành vi ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ học Việt Nam nghiên cứu về câu hỏi cần phải kể đến các tác
giả như: Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Trọng Phê, Trần
Thị Thìn, Lê Đông, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Đăng Sửu…Tác giả Lê Đông trong
công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi chính danh” [1996] đã chỉ
rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu hỏi. Tác giả đã phân tích cụ
thể một số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh thực. Năm 1991 trong công trình
“Sơ thảo ngữ pháp chức năng” Giáo sư Cao Xuân Hạo đã phân tích hiệu lực ngôn
trung của câu nghi vấn, từ đó thấy câu nghi vấn không chỉ được dùng để thể hiện
hành vi hỏi…
Đối tượng mà ngữ nghĩa – ngữ dụng quan tâm đến không chỉ là nội dung

mệnh đề, cái lõi miêu tả của câu gắn với một phân đoạn thực tế bên ngoài, mà còn
là trình bày ngữ nghĩa – ngữ dụng của nó trong thành phần của hành động ngôn
ngữ.
Phát ngôn hỏi - đáp được khai thác từ nhiều góc độ với những qua điểm,
khuynh hướng nghiên cứu khác nhau. Các nhà ngữ pháp học truyền thống chủ yếu
quan tâm đến ngôn ngữ và các bình diện của nó như: cấu trúc câu, thành phần
chính, thành phần phụ của câu, câu phân loại theo mục đích nói như: câu trần thuật,
câu cảm thán, câu hỏi…

7


Câu nghi vấn (câu hỏi) là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích
nói. Kiểu câu này được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ
những năm 80 trở lại đây,vấn đề hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi nói
riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức
Dân, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp… Luận văn đã kế thừa
các thành tựu nghiên cứu trên vào tìm hiểu, phân tích ngữ liệu, từ đó rút ra các giá
trị sử dụng trên thực tế và giá trị nghệ thuật trong văn chương của phát ngôn hỏi và
hồi đáp hỏi qua tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
2.2. Nghiên cứu yếu tố giới trong ngôn ngữ là một trong những nội dung
quan trọng của ngôn ngữ học xã hội. Từ hai hướng tiếp cận: ngôn ngữ của mỗi giới
và ngôn ngữ nói về mỗi giới, các công trình nghiên cứu đã xác định rõ mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và giới, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về ngôn ngữ giữa nam giới và
nữ giới. Người mở đường cho nghiên cứu này là R. Lakoff trong tác phẩm “Ngôn
ngữ và vị trí của người phụ nữ trong xã hội” (1973). Ông cho rằng: Nữ giới thích
dùng thêm thành phần phụ cho câu hỏi, nữ giới thích dùng các từ tự do, nữ giới
thích dùng ngữ điệu để nói các câu trần thuật, nữ giới thích dùng nhiều cách nói
mang tính lịch sự… Ở Việt Nam người đề cập đến nội dung này đầu tiên là tác giả
Nguyễn Văn Khang năm 1996 “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ” và

các công trình tiếp theo của tác giả năm 1999,2003,
2004, 2012…Tiếp đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Việt, ngôn ngữ các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như các công trình đối chiếu…đều coi giới là một
nhân tố xã hội quan trọng khi nghiên cứu ngôn ngữ. Một số công trình tiêu biểu
như: Nguyễn Văn Khang (2004) Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch
hóa ngôn ngữ chống kỳ thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ. Phạm Thị
Hà (2010), Một số vấn đề về hành vi khen và giới, Ngôn ngữ và Đời sống 1.2011.
Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải
Nghệ Tĩnh, ĐH Vinh. Vũ Thị Thanh Hương (1999), Giới tính và lịch sự, Ngôn ngữ,
số 8, tr.1-12. Lương Văn Hy (chủ biên) (2000), “Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ
thực tiễn tiếng Việt”, Nxb Khoa học xã hội HN. Đỗ Thu Lan (2006) Tác động của

8


nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, Luận văn Thạc sĩ,
Hà Nội. Nguyễn Lê Lương (Luận văn thạc sĩ 2006) Đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới
qua hành vi hỏi trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyên ngắn Nam Cao trước
1945. Hoàng Thị Sâm (2009), Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn
Nguyễn Thi, ĐH Vinh. Nguyễn Đức Thắng (2000), Về giới và ngôi ở những từ xưng
hô trong giao tiếp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2 (149), tr.59-70. Nguyễn Trà My
(2011), Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của
người Việt. Trần Thị Quế (2001), Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở
Việt Nam...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua nghiên cứu, khảo sát, phân
tích, so sánh các phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ giới qua một số tư liệu là
phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, từ đó luận văn muốn đóng góp một
phần nhỏ vào nghiên cứu yếu tố giới tác động đến giao tiếp ngôn ngữ của người

Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát yếu tố giới
trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng góp
phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội mà
cụ thể là yếu tố giới. Để đạt được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết được ba
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Khảo sát yếu tố ngôn ngữ của mỗi giới trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi
qua một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
- Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc trong phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi của mỗi
giới qua một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
4. Phương pháp nghiên cứu

9


Phương pháp chủ đạo của luận văn này là phương pháp phân tích diễn ngôn
và các phương pháp, thủ pháp khác như: khảo sát, thu thập, thống kê và xử lí tư
liệu.
5. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Yếu tố ngôn ngữ của mỗi giới trong phát
ngôn hỏi và hồi đáp hỏi qua một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu phát ngôn hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ giới trong
một số phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được in trong cuốn “Tuyển tập
Vũ Trọng Phụng” (Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá sưu tầm, tuyển chọn) Nhà
xuất bản Văn học, 2011.
5.3. Tư liệu nghiên cứu

- Phóng sự, gồm: 1/ Cạm bẫy người; 2/ Kỹ nghệ lấy Tây; 3/ Cơm thầy cơm
cô; 4/ Một huyện ăn Tết.
- Tiểu thuyết, gồm: 1/ Giông tố; 2/ Vỡ đê; 3/ Số đỏ; 4/ Trúng số độc đắc.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ thêm yếu tố giới tác
động đến giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thông qua một hành động
ngôn ngữ cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua luận văn chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới trong việc khẳng
định vị trí vai trò của nhà văn Vũ Trọng Phụng đối với nền văn học Việt Nam. Bên
cạnh đó, đây có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy
chuyên đề ngôn ngữ văn học Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại
học.

7. Bố cục của luận văn

10


Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Cấu
trúc của luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài.
Chương 2: Yếu tố giới trong phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp qua một số
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Chương 3: Yếu tố giới trong phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp qua một số
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

Chương 1


11


CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề giới trong ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm giới
Vấn đề giới tính (sex) và giới (gender) là một chủ đề lớn liên quan đến nhiều
mặt của đời sống con người như: nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn
hóa... Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các nhà nghiên cứu về
ngôn ngữ và giới đã định nghĩa về giới tính/giới như sau:
Giới tính “là những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với
giống cái ”, Hoàng Phê (2000) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. [48]. Giới tính
(giống) chỉ sự khác biệt về mặt thể chất giữa nam và nữ. Sự khác biệt này chủ yếu
liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do yếu tố di truyền tự nhiên quy
định. Nói đến giống là nhấn mạnh đến tính ổn định, bất biến của một số đặc điểm về
chức năng sinh lý của nam và nữ. Nhìn rộng ra thì giới tính còn được hiểu:“Giới
tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, luật
pháp và thói quen, thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội,
phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình và công sở, phong cách xử sự,
quan niệm về cái tôi, phân bố nguồn lực, các giá trị thẩm mĩ và đạo đức và nhiều
lĩnh vực khác nữa” [Sally Me Connell Ginet].
Giới là vấn đề được xem xét trên hai phương diện. Về mặt lí luận, “Giới là sự
tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kì vọng về các đặc điểm và năng
lực cần được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ
(hoặc một cậu bé hay một cô bé) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định”,
Lê Hồng Linh (2010), Mối liên hệ giữa giới tính và ngôn ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh, tạp chí Ngôn ngữ, số 1-2. [43]. Về mặt thực tiễn, “Vấn đề giới liên quan
mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình cũng như ở
ngoài xã hội giữa nam và nữ”, Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội,
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [31]. Giới là khái niệm chỉ mối quan hệ xã hội,

mối tương quan về địa vị xã hội của nam và nữ trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Nói đến giới là nói đến những điều kiện xã hội và yếu tố xã hội quy định vị trí, vai
trò, hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Như vậy, nếu giới tính được hiểu là sự phân định giữa nam và nữ về mặt sinh
học thì giới lại là sự phân định giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nếu giới tính có tính bẩm

12


sinh (sinh ra đã có), đồng nhất (nam giới hay phụ nữ trên khắp thế giới đều có cấu tạo
sinh học cơ bản giống nhau), không biến đổi (cấu tạo và chức năng sinh học của nam
và nữ trong suốt quá trình lịch sử là bất biến) thì giới có tính tập nhiễm (do giáo dục mà
có), tính đa dạng (khác nhau tùy phạm vi địa lí hay văn hóa) và năng động (luôn vận
động và thay đổi), Phạm Thị Hà (2013) Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng
Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen. [15]. Tuy nhiên, đi vào từng lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể hai khái niệm này lại được nhìn nhận khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà tâm lí xã hội học thì: Giới tính và giới là hai khái
niệm liên quan nhưng có nội hàm khác nhau. Nam giới và nữ giới khác nhau ở hai
khía cạnh: thể chất (sinh lý học) và xã hội. Khác với giới tính, giới không phải là cái
bẩm sinh đã có mà là cái được hình thành trong quá trình con người hành động, xử
sự trong các hoạt động xã hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũng
như tự giáo dục. Có thể nói, những hành vi giới là kết quả của sự luyện tập của con
người dựa vào những chuẩn tắc trong cộng đồng mà họ sinh sống, nhằm đáp ứng sự
trông đợi hay kì vọng của cộng đồng đó.
Theo các nhà ngôn ngữ học, hai thuật ngữ “giới tính” và “giới” đều được sử
dụng trong nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội. Trong một số trường hợp chúng được
dùng thay thế cho nhau. Chẳng hạn: P.Trudgill (1983), D.Baron (1986) sử dụng sex;
D.Bolinger (1980) sử dụng sexism; R.Shuy (1975), J.Holmes (1989, 1991, 1993) sử
dụng gender; C.West (1979), S.Romaine (1989) sử dụng gender and sex; D.H.
Zimmerrman (1977), R. Lakoff (1979) sử dụng sex, gender. Trong tiếng Việt, Vũ Thị

Thanh Hương (1999) sử dụng giới tính. Lương Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình
(2000) sử dụng giới. Nguyễn Văn Khang sử dụng giới tính (1989, 2005), sử dụng giới
(2012). Mặc dù việc sử dụng thuật ngữ có khác nhau nhưng nội hàm nghiên cứu thì
không khác nhau, đều nhìn nhận giới với tư cách là một biến xã hội tác động đến ngôn
ngữ. Phạm Thị Hà (2013) Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành
vi khen và tiếp nhận lời khen. [15].
1.1.2. Yếu tố giới trong ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người, bản thân nó không bao hàm sự
phân biệt về giới tính, nhưng do có sự khác biệt về phân công xã hội, về đặc trưng
tính cách, về sinh lý giữa hai giới nam và nữ nên mỗi một ngôn ngữ đều mang trong
nó những đặc trưng giới tính rõ nét. Chính vì thế một trong những mối quan tâm
của ngôn ngữ học xã hội là vấn đề giới trong giao tiếp ngôn ngữ. Giới là một nhân

13


tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tư duy cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong mọi
lĩnh vực giao tiếp. Từ hai hướng tiếp cận ngôn ngữ của mỗi giới và ngôn ngữ nói về
mỗi giới, nhiều công trình nghiên cứu đã xác định rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
giới tính, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về ngôn ngữ giữa nam giới và nữ giới. Theo
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa hai giới thể
hiện chủ yếu trên ba phương diện:
Thứ nhất, đó là sự khác nhau về cấu tạo cơ thể, "như vị trí của phần "chứa"
ngôn ngữ trong não cũng như những đặc điểm về sinh lí cấu âm".
Thứ hai, thể hiện ở ngôn ngữ được dùng để nói riêng về từng giới.
Thứ ba, là sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới.
Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và giới như
O.Jersperson, E. Sapir đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và giới nhưng phải đến R.
Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới được nghiên cứu một
cách hệ thống. Với cuốn "Language and woman’s place"(Ngôn ngữ và vị trí của

người phụ nữ), có thể khẳng định rằng, R. Lakoff là người tiên phong trong những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Nghiên cứu mối quan hệ giữa
ngôn và giới, R. Lakoff tập trung nghiên cứu trên các phương diện: ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và ngữ dụng. Dựa vào quá trình xem xét nội quan và khả năng
trực giác của mình, R. Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổi bật về
ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữ của
phụ nữ.
1/ Về ngữ âm: Theo R. Lakoff thì trong phong cách ngôn ngữ của giới nữ có
những đặc điểm sau: Thứ nhất, nữ phát âm chuẩn mực hơn nam giới. Ví dụ:
Nữ giới phát âm chính xác các âm như âm (g) trong từ (going) thay vì cách nói thân
mật (goin). Thứ hai, phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ và ngữ điệu trong phát
ngôn, họ cũng sử dụng những cách thể hiện sự cường điệu hóa, dùng trong dấu “...”
mà Lakoff gọi đó là cách nói nhấn âm. Thứ ba, phụ nữ hay lên giọng ở cuối câu
(chẳng hạn ngữ điệu lên giọng tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường thuật).
Ví dụ:
- Trời ơi! Làm sao lại đến nỗi thế?
- Nhà có mấy sào ruộng mầu thì đem bán hôm mồng bẩy tết rồi, bây giờ còn đâu là
của mình mà chả đi ăn trộm?...

14


(Giông tố; tr303; XIV; lời của Long với Mịch)
- Thế thì ai bảo cô mời những hai ông lang? Hở cô ả?
- Đẻ bảo tôi thế thì tôi cứ thế, chứ tôi biết đâu đấy?
(Số đỏ; tr654; lời của Văn Minh với Tuyết).
- Ồ hay! Cái cô nằm giường này đâu mất rồi?...
- Ấy, cô ta vừa đây mà! Hay là ra đằng sau chăng?
- Một người khác cũng vu vơ thêm:
- Cô ta đi đâu dễ đến nửa giờ rồi...Ra đằng sau lại lâu thế!

(Giông tố; tr234,235; lời của người khán hộ và mấy người đàn bà)
Thứ tư, phụ nữ thích sử dụng ngôn điệu khi nói các câu trần thuật, Nguyễn Văn
Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [31].
2/ Về từ vựng: Trong nghiên cứu của mình, R. Lakoff cũng chỉ ra một số đặc
điểm về từ vựng trong phong cách ngôn ngữ của nữ giới.
Thứ nhất, phụ nữ dùng từ chỉ màu sắc nhiều hơn, linh hoạt và chính xác hơn
nam giới. (Ví dụ: beige (màu be), mauve (màu tím hồng), ecru (vàng xám),
aquamarine (màu ngọc xanh biển) ...).
Thứ hai, phụ nữ có vốn từ vựng phong phú hơn nam giới trong một số lĩnh
vực sở trường như: nữ công, may vá, thêu thùa, nấu nướng,…
Thứ ba, phụ nữ ưa sử dụng các từ đệm, từ cảm thán ở dạng trung tính, nhẹ
nhàng. Ví dụ: oh dear (trời/ trời ơi/ eo ơi), ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, biết bao, xiết
bao...
- Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao!
- Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

(Chinh phụ ngâm khúc)

Còn nam giới ưa dùng từ ngữ ở dạng thức ngôn ngữ mạnh mẽ, có phần thô
thiển, dung tục như: shit (mẹ kiếp, chó chết, chết tiệt)…
Ví dụ: - Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ấy ở nhà chúng ta một
phút nào nữa! Thật là khốn nạn.
(Số đỏ; tr696; lời của ông Văn Minh với vợ)

15


- Thế còn cô? Thế tại sao lúc nó về hỏi thì cô vui mừng như bắt được của rồi nhận
lời ngay tức khắc? Sao thế? Sao thế, hở đồ chó! Đứa nào tham của, thấy vàng phụ

ngãi...?
(Giông tố; tr358; XXIII; Long nói với Mịch)
– Ô hay! thế ra nó nói với mày một giọng, nói với tao lại một giọng khác hay sao?
- Con cũng chả biết. Con chỉ biết là sau khi anh ấy đã nỡ ăn nói đến như thế, thì
chúng con chả còn hy vọng gì sum họp được với nhau.
(Giông tố; tr308; XV; lời của ông đồ với Mịch)
Thứ tư, phụ nữ thường sử dụng các từ do dự: I think (tôi nghĩ), I guess (tôi
đoán)... (Ví dụ: He couldn’t live without her, I guess/ Anh ấy không thể sống thiếu
cô ấy, tôi đoán thế) với hàm ý tránh biểu thị thái độ một cách trực diện như: e rằng,
không chắc lắm, có vẻ, theo tôi, hình như…
Ví dụ: – Ô kìa, con bé lạ nhỉ? Thế mày làm sao?
- Mịch run rẩy khẽ nói:
- U ạ, dễ thường tôi...dễ thường tôi chửa...
(Giông tố; tr281; XI; lời của bà đồ Uẩn với Mịch)
– Mày có mang? Giời cao đất dày ơi! Mày có mang?
- Hình như thế thì phải...
- Thế dạo này có tội không?
- Dễ đến hơn tháng nay, không thấy gì cả.
(Giông tố; tr281; XI; lời của bà đồ Uẩn với Mịch)
Thứ năm, đối với những từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp thông tin,
phụ nữ thường sử dụng một số từ nghe có vẻ “dịu dàng” (ví dụ: adorable (thay vì
great), sweet (thay vì coll)...).
Ví dụ: - Chị ở phố này là rất phải, chọn chỗ khéo quá! Thế bà đâu? Bà có ở nhà
không thì chị cho em vào chào nào...
- Thôi, chị ạ, mẹ em mệt, hiện ngủ, chị để cho đến lần sau...
(Vỡ đê; tr518; phần thứ ba, chương I; lời của Dung với Yến)
Thứ sáu, phụ nữ thường dùng các từ tăng cường như: so (you are so cute),
very (She is very beautiful), really,…để nhấn mạnh nhằm tăng hiệu quả giao tiếp,

16



đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ kind of (kiểu như, hơi hơi) trong (kind of
difficult) để làm dịu căng thẳng.
3/ Về ngữ pháp:
Thứ nhất, phụ nữ ưa sử dụng câu hỏi đính kèm, nhằm thuyết phục và làm
“mềm hóa” phát ngôn. (Ví dụ: “John is here, isn’t John?”. Ở trường hợp này, người
nói chỉ cần hỏi “John is here?”, nhưng phụ nữ lại thường thêm “isn’t” với mục đích
yêu cầu người khác thừa nhận). Thứ hai, phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở
dạng kết hợp và gián tiếp để thực hiện tính lịch sự (ví dụ: “I wonder if you would
mind handing me that book” (Tôi băn khoăn rằng có làm phiền ngài lắm không khi
tôi mượn cuốn sách đó). Thứ ba, phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc nghe
có vẻ như một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp lực của thông tin
(chẳng hạn như: well, I know ( As far as I know, they are married), I’m not sure
(I’m not sure if this is right, but I heard it was a secret ceremony). Thứ tư, phụ nữ
dùng nhiều cách nói mang tính nghi lễ, lịch sự như: please, thank you…và các hình
thức cầu khiến phức hợp. Chẳng hạn để đề nghị ai đó làm một việc mà mình muốn,
có nhiều cách nói khác nhau nhưng phụ nữa ưa dùng cách nói tỏ ra lịch sự như: Will
you shut the window for me, please? (thay vì “Shut the window”), Nguyễn Văn
Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [31].
Từ những vấn đề trên cho thấy: Ngôn ngữ của nữ giới có đặc điểm chung là
hướng tới tính chuẩn mực và lịch sự. Khác với nam giới, nữ giới ưa dùng ngôn ngữ
nhẹ nhàng, trung tính, thậm chí là nhún nhường, khép nép…
Ví dụ: - Lạy anh, anh tha cho, tôi xấu hổ quá
- Thưa anh, tôi không dám nhìn mặt anh nữa
- Xin anh cam đoan là sẽ thương hại tôi mãi mãi đi! Anh Long ơi, nêu bao giờ anh
mất lòng thương tôi thì tôi sẽ phải chết mất, anh ạ. Tôi khổ sở lắm, chán đời lắm,
anh ạ.
(Giông tố; V; trang 237; Mịch nói với Long)
– Cậu lên chơi đấy à? Thế có ông ở trong xe không? Ồ! Cậu Tú lên chơi! Chúng ta

ra đón đi, các chị ơi!...Lạy cậu ạ! Cậu mới lên chơi.
- Không dám, chào các cô. Ông hiện ở nhà nào bây giờ?
- Bẩm cậu, quan ông chưa về. Nhưng mà cũng sắp về rồi đấy ạ.
(Giông tố; tr220; lời của một cô với cậu Tú)

17


Ngôn ngữ của nữ giới mang phong cách nữ tính rõ nét. Sự mềm mỏng trong
ngôn ngữ của nữ trong rất nhiều trường hợp đem lại hiệu quả giao tiếp cao. Ngôn
ngữ của nữ giới và nam giới có những điểm khác nhau cơ bản. Lí giải về sự khác
nhau ấy R. Lakoff cho rằng nó được bắt nguồn từ ba nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Do tâm lí xã hội ở từng giới khác nhau. Quan niệm “nam phải nói
thế này”, “nữ phải nói thế kia” nhiều khi đã ăn sâu vào tư duy trở thành sự tự giác
trong ý thức đến mức thành thói quen, một tiêu chuẩn vô hình.
Thứ hai: Do tâm lí chung của xã hội và trở thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử
dụng ngôn ngữ của nam và nữ.
Thứ ba: Do môi trường giáo dục và tâm lí ảnh hưởng tới phong cách ngôn ngữ
giới. Từ khi còn nhỏ, nữ đã được dạy cách nói năng thế này còn nam thì phải nói
năng như thế kia. Cụ thể: nữ ăn nói nhún nhường, khép nép mang tính “nữ tính” và
nam thì ngược lại. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội. [31].
Ví dụ:
- Bẩm quan lớn đó là tiền bán rạ.
(Giông tố; tr267; IX; lời của Mịch với Ông huyện )
- Thôi lạy quan, quan cho con xuống kẻo họ đợi.
(Giông tố; tr206; lời của chị nhà quê với quan)
- Tao đẹp lắm phải không?
- Đẹp thật.
- Thế mà tao xưa kia đã giết một người!

- Đừng nói dối!
- Nói dối à? Mày có muốn biết rõ cái độc ác của tao không?
(Kỹ nghệ lấy Tây; chương III; tr152; Bác lính lê dương nói với vợ)
– Quái nhỉ? Cậu mà cũng còn buồn kia à?Thế thì ở đời này ai sung sướng?
- Chả ai sướng cả. Đã giàu lại muốn giàu hơn, đã danh giá, lại muốn danh giá hơn!
Chứ như tao đây, lại không sướng hơn vua rồi ấy? Thế mà kỳ chung tao cũng vẫn
khổ.
(Giông tố; tr392; XXVII; lời của Thị Tín với Nghị Hách)

18


Với những kết quả nghiên cứu trên, có thể nói R. Lakoff là người có đóng góp
đáng kể đối với việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của nữ giới.
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ và
giới như Vũ Thị Thanh Hương, Lương Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình, Đỗ Thị Kim
Liên, Lê Hồng Linh... Tuy nhiên, đặt vấn đề cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và giới ở
Việt Nam là tác giả Nguyễn Văn Khang. Trong những nghiên cứu của mình tác giả
Nguyễn Văn Khang đã lí giải sự khác biệt giới tính được thể hiện trong ngôn ngữ
trên ba bình diện sau:
1/ Bình diện ngữ âm:
Thứ nhất, sự khác nhau về cơ quan phát âm của mỗi giới. Về mặt sinh lý, bộ
máy phát âm của nam và nữ không giống nhau. (Ví dụ: dây thanh của nữ ngắn,
mỏng, lỏng hơn của nam). Về mặt tâm lý, sự khác nhau thể hiện ở đỉnh công chấn
của nguyên âm. Với những sự khác nhau tinh tế trong bộ máy phát âm cho nên có
nhiều điểm khác nhau trong cách phát âm giữa nam và nữ. Thể hiện rõ nhất của sự
khác nhau này là sự chênh lệch về âm vực trung bình của hai giới (nam có âm vực
trầm và ngược lại nữ có âm vực bổng). Vì thế, trong Tiếng Việt có câu: “giọng ồm
ồm như đàn ông” hay “giọng the thé như đàn bà”...
Thứ hai, trong cách phát âm, giữa nam và nữ cũng có cách phát âm khác nhau

đối với một số âm. (Ví dụ: trong tiếng Anh Mĩ, nam giới sử dụng âm mũi hóa nhiều
hơn nữ giới
Thứ ba, do ảnh hưởng của đặc trưng xã hội nên ngôn ngữ giữa nam và nữ có
sự khác nhau. Bởi: “âm sắc phản ánh các tiêu chí sinh học, tâm lý và những đặc
trưng xã hội của người nói” [Lave, 1968]. “Sự khác biệt về âm sắc và phong cách
ngôn ngữ giữa mỗi giới, một nửa là do sự khác nhau về kết cấu sinh lý, một nửa còn
lại là do chịu sự tác động của các nhân tố văn hóa, địa vị kinh tế, xã hội, cá tính và
bối cảnh giao tiếp” [Sachs, 1975]. Những định kiến, những kinh nghiệm khác nhau
của nam và nữ dẫn đến những cách thức sử dụng và hiểu ngôn ngữ không giống
nhau. Xuất phát từ quan niệm “nam tôn nữ ti”, nữ giới thường ở vị trí phụ thuộc
trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nên so với nam giới vốn ngôn ngữ của họ bị
hạn chế. Cũng như vậy họ chọn cách nói vòng vo, nhẹ nhàng, thể hiện sự tuân thủ
và thích làm hài lòng người khác. Theo sự điều tra trên cơ sở giới tính, Peter
Trudgill (1972) đã đưa ra nhận xét: “Các nữ nghiệm viên đã sử dụng các dạng thức
có liên quan đến chuẩn uy tín ở mức độ thường xuyên hơn các nam nghiệm viên”,

19


nhìn chung, “phụ nữ ý thức về vị thế ở mức độ cao hơn nam giới”, phụ nữ ý thức
cao hơn nam giới về các biến thể ngôn ngữ. Để giải thích điều này, tác giả nêu ra
hai lý do: (1) Do vị trí xã hội của nữ “ít đảm bảo hơn nam” và “thường thấp hơn vị
trí của nam giới” có thể vì thế mà phụ nữ thấy cần phải ghi nhận vị trí xã hội của
mình bằng các phương tiện ngôn ngữ. (2) Do ngôn ngữ của tầng lớp lao động, cũng
như các khía cạnh văn hóa khác của tầng lớp này, dường như có các hàm ý về “nam
tính”, chẳng hạn như, coi “tính thô lỗ và cứng rắn” là “đặc điểm nam tính được ưa
thích”, còn “lịch lãm và tế nhị” là những đặc trưng ưa thích ở phụ nữ. Trần Thanh
Vân (2012) Đặc trưng giới tính biểu hiện cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp,
[59].
Ví dụ:


- Thày bảo gì ạ?

- Không ạ.
- Anh ấy không nói gì ạ.
- Sao mày lại giấu tao? Nó không nói gì mà mày lại khóc à?
(Giông tố; tr308; XV; lời của Mịch với ông đồ)
– Thằng nào đấy, hở? Hở con voi giày kia?
(Giông tố; XXVIII; trang 404,405; Nghị Hách nói với bà Nghị Hách
- Nhà bác ngu lắm! Vỡ đê, ngập lụt mất cả chin tổng, thì ắt là phải thiệt hại, chớ lại
còn phải hỏi gì nữa! Nhà bác mới ở trên giời rơi xuống đây à?
- Thưa cụ, con làm ở đê đã năm hôm nay, nào con có hiểu gì đâu! Chỉ biết là vỡ đê
thôi, nay gặp cụ ở làng ra, con mới phải hỏi.
(Vỡ đê; chương 8; tr501; Ông lão già nói với Phú)
2/ Bình diện từ (ngôn ngữ nói về mỗi giới)
Mỗi ngôn ngữ, dường như có sự mặc định một số từ ngữ chỉ dùng cho một
giới nhất định. Có nghĩa là đối với mỗi giới người ta chỉ có thể dùng từ này mà
không thể dùng từ kia. Điều này được biểu hiện rõ nhất ở hình thức cấu tạo từ trong
từng ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn trong tiếng Anh sử dụng hai đại từ he/his (nam)
và she/her (nữ). Trong tiếng Việt: ông, anh, cậu, chú, bác (nam) và bà, chị, mợ, cô,
dì (nữ). Trong tiếng Anh, chỉ dùng handsome để nói về vẻ đẹp của nam giới,
beautiful để nói về vẻ đẹp của nữ giới. Còn trong tiếng Việt, các từ thướt tha, yểu
điệu, yêu kiều, duyên dáng, mĩ miều chỉ dùng cho nữ giới và mạnh mẽ, phong trần,
nam tính dùng cho nam giới.

20


Mặt khác, ở quy tắc phối hợp về giống, số trong một số ngôn ngữ có sự phân
biệt giới tính rất rõ (tiếng Nga); ở một số ngôn ngữ khác như tiếng Việt là sự phân

định các danh từ, các đại từ cho mỗi giới để tạo thành các cặp từ tương ứng (Ví dụ:
nam – nữ, trai – gái, ông – bà, chú – thím, cậu – mợ , cô – chú, anh – chị,...).
Nhưng rõ hơn cả là sự phân định ranh giới ở một số không nhỏ các tính từ, động từ
chuyên dùng cho từng giới, nếu sử dụng không đúng theo giới thì sẽ dẫn đến sự
thay đổi nội dung theo hướng “mang đặc điểm của giới đó”. Ví dụ: trong tiếng Việt
các tính từ: yểu điệu, thướt tha, dịu hiền, chua ngoa, đanh đá,... thiên về chỉ nữ giới.
Với những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ nói về mỗi giới của nam và nữ nêu trên
đã tạo nên đặc trưng ngôn ngữ nói về mỗi giới.
3/ Bình diện giao tiếp (phong cách ngôn ngữ của mỗi giới)
Giới là một biến xã hội khi nghiên cứu ngôn ngữ. Với cách nhìn này khảo sát
sự khác biệt về giới trong ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng
hạn, ở Melagacy: nữ giới nói năng thẳng thắn, thoải mái hơn nam giới; ở
Amsterdam (Hà Lan): nữ giới và nam giới có địa vị cao trong xã hội khi nói năng
rất ít phát âm hai loại hình thức thông tục (a) của phương ngữ địa phương
[R.Fasold, 1990]. Cũng nhấn mạnh vai trò của ngữ cảnh, J. Holmes (1986) cho
rằng: cùng một lời nói nhưng ngữ điệu khác nhau có thể dẫn tới chức năng khác
nhau. Và trong cuộc giao tiếp giữa nam và nữ thì lượng nói của nam nhiều hơn nữ,
nam nắm quyền chủ động trong giao tiếp.
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: phong cách ngôn ngữ của mỗi giới không có
sự phân định ranh giới trong lứa tuổi ấu thơ. Nó chỉ bắt đầu được hình thành từ lứa
tuổi 5-7 tuổi. Lúc này, do môi trường tiếp xúc ngày càng rộng mở, các cá tính
nam/nữ dần dần được hình thành thì yếu tố giới tính bắt đầu được thể hiện trong
ngôn ngữ của mỗi giới. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới được thể hiện ở rất nhiều
khía cạnh. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản trong
phong cách nói năng giữa nam và nữ như:
- Xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu tố đặc trưng giới và tư
duy, cho nên trong giao tiếp và hội thoại mang tính nghi thức (hội thảo), chúng ta
thấy có một số hiện tượng đáng chú ý về phong cách ngôn ngữ giới như: Nam có
lượng nói nhiều hơn nữ. Nam thường nắm quyền chủ động trong giao tiếp. Nam
thỉnh thoảng chèn lời, cắt lời của đối ngôn hoặc thay đổi chủ đề giao tiếp.


21


- Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [31]. Khi khảo sát các cuộc giao tiếp vợ chồng người
Việt có rút ra một số kết luận thú vị về phong cách ngôn ngữ giới như: Nam giới có
cách diễn đạt mạnh mẽ hơn nữ giới. Nam giới ưa dùng cách nói khẳng định hoặc
phủ định rứt khoát, ngắn gọn. Nam thể hiện tính công khai quyền lực trực
tiếp…Trái lại, nữ giới thường diễn đạt dài, uyển chuyển, ít ra lệnh thẳng thắn như
nam giới, thường lặp đi, lặp lại vấn đề muốn nói, ưa dùng lối nói gián tiếp, tế nhị,
lịch sự, nữ tính…
Ví dụ: - Thằng này! Mày đứng làm gì ở đây?
- Không phải chuyện mày tao! Tôi là một người viết báo đến lấy tin! Tôi là một
người viết báo đến lấy tin.
(Kỹ nghệ lấy tây; chương III; bác Lê dương nói với Tôi)
- Thế nào? Quan đùa với mày đấy à?
- Cô Mịch run sợ, ấp úng kể:
- Bẩm lạy quan lớn...rồi người ấy bảo con đem rạ đến bán cho người ấy ở chỗ ô
tô...rồi người ấy mua rạ thật, rồi người ấy bảo con lên xe, rồi người ấy...
- Xong rồi người ấy lấy 5 đồng cho mày, có phải không?
- Vâng...à bẩm không.
(Giông tố; tr264,265; lời của Ông huyện với Mịch)
- Đặc biệt, dường như đang có sự dần chuyển đổi phong cách ngôn ngữ giới .
Nữ ngày nay sử dụng nhiều cách nói của nam và ngược lại. Điều này được lí giải vì
ngày nay với sự bình đẳng nam nữ, người phụ nữ được thoát ra khỏi những khuôn
mẫu, hướng ngoại và càng ngày càng khẳng định vị thế trong gia đình cũng như
ngoài xã hội. Mặt khác, nữ dễ thích nghi và hướng tới chuẩn ngôn ngữ rõ và nhanh
hơn nam giới.
Qua khảo sát, tìm hiểu các nhà nghiên cứu đã rút ra một số kết luận như sau:

Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới thường mạnh mẽ hơn cách diễn
đạt của nữ giới. Khi trả lời, nam giới thường dùng cách nói khẳng định/phủ định
một cách dứt khoát, trong khi đó nữ giới lại diễn đạt bằng các cụm từ đồng ngữ
hoặc phản ngữ với những từ khẳng định/phủ định.
Ví dụ: – Cụ năm nay bao nhiêu tuổi?
- Bẩm, con đúng sáu chục rồi đấy ạ.

22


- Thế con cái cụ đâu?
- Bẩm, chả có mống nào cả.
(Giông tố; tr314; XVI; lời của Long với ông phu xe)
– Thế số tiền học phí thu được bao nhiêu?
- Bẩm tổng cộng năm trăm sáu mươi tư đồng.
(Giông tố; tr246; VII; Tú Anh nói với Long)
– Làm gì mà lâu thế? Lúi húi mãi thế? Có thấy mẩu bánh không?
- Thưa cô, có bánh, nhưng hộp bơ đặc cả kiến rồi.
(Kỹ nghệ lấy tây, chương IV; bà Cẩm nói với một ả me)
– À, nhưng mà con đã có chồng rồi hay là chưa?
- Thôi lạy quan, quan cho con xuống kẻo họ đợi.
(Giông tố; tr206; lời của quan với chị nhà quê)
Trong khi nam giới thích dùng các câu khẳng định, yêu cầu, ra lệnh thì nữ giới
lại ưa dùng câu phối hợp xin – yêu cầu – ra lệnh. Chính vì vậy mà cách diễn đạt của
nữ giới thường gây ấn tượng mạnh và trong nhiều trường hợp đạt hiệu quả giao tiếp
cao hơn nam giới.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn
ngữ vừa có chức năng phản ánh thực tại xã hội, vừa có chức năng củng cố và duy trì
tồn tại xã hội. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, ngôn ngữ có chức năng phản ánh
thực tại xã hội. Vì thế, những đặc điểm về giới được thể hiện trong ngôn ngữ là sự

khác nhau về ngôn ngữ của mỗi giới, bao gồm: 1/ Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa
mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như vị trí của phần ngôn ngữ ở trong não, đặc
điểm sinh lí cấu âm như giọng nói, tần số HZ,... khác nhau giữa nam và nữ. 2/ Sự
khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ để nói về mỗi giới. 3/ Sự
khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng,
hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ giới. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ
học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [31, tr.243].
Trong công trình “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ” (trên cứ liệu
giao tiếp gia đình người Việt) tác giả Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và giới tính trong giao tiếp nói chung và giao tiếp gia đình nói riêng.
Ở đây, tác giả đã đưa ra những lí giải để khẳng định rằng: “Yếu tố giới tính là sự tồn

23


tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ. Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của
giới tính đến việc lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp thì
giới tính được bộc lộ”, Nguyễn Văn Khang (1996) Sự bộc lộ giới tính trong giao
tiếp ngôn ngữ...[26, tr. 187].
Nhìn từ góc độ coi giới là một nhân tố tác động đến giao tiếp, chỉ ra tác động
của giới đối với giao tiếp ngôn ngữ của người Việt, nhiều công trình khoa học, luận
án, luận văn đã đi theo hướng nghiên cứu này. Chẳng hạn, các luận án tiến sĩ như:
Nguyễn Thị Mai Hoa “Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh”
[18]; Trần Thanh Vân “Đặc trưng giới tính biểu hiện cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng
Tháp” [59]; Phạm Thị Hà, “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua
hành vi khen và tiếp nhận lời khen” [15].
Nhìn từ góc độ tác động của yếu tố giới tới tư duy ngôn ngữ có Nguyễn Trà
My “Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người
Việt" (khảo sát trên đối tượng là sinh viên). Nguyễn Trà My (2011), Tác động của
nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt [45].

Từ phương diện giới tính và lứa tuổi có Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) “Xưng
và gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội
và Hoài Thị” [2], “Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát
triển ngôn ngữ ở trẻ em” [3].
Nghiên cứu vấn đề lịch sự gắn với yếu tố giới có Vũ Thị Thanh Hương “Giới
tính và lịch sự” [21] và Luận án tiến sĩ của Vũ Tiến Dũng “Lịch sự trong tiếng Việt
và giới tính (qua một số hành động nói)” [8].
Nhìn từ góc độ đối chiếu sự tác động của nhân tố giới tới việc sử dụng ngôn
ngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác có Đỗ Thu Lan (2006), “Tác động của
nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu ngữ khí
từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt) [40]; Nguyễn Thị Việt
Thanh (1999), “Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong
tiếng Nhật” [56].
Từ góc độ độ giới và sự kì thị về giới được thể hiện trong ngôn ngữ có:
Nguyễn Văn Khang “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kì thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ
chống kì thị đối với nữ giới trong việc sử dụng ngôn ngữ” [30]; Trần Xuân Điệp
“Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt” [10]; Đỗ

24


Thị Kim Liên “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ
Việt”[38]; .
1.2. Hành động ngôn ngữ hỏi
1.2.1. Một số vấn đề về hành động ngôn ngữ
1.2.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra lý thuyết về hành động ngôn ngữ là J. Austin
(1962) trong công trình nghiên cứu How to do things with words đã đưa ra tiêu chí
phân biệt hành động ngôn ngữ. Theo J.Austin trong cùng một hành động ngôn ngữ
có hành động ở lời, hành động tạo lời và hành động mượn lời. Nhờ đưa ra tiêu chí

phân biệt J.Austin đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
lời nói.
Hành động lời nói cũng gắn với lý thuyết hành động ngôn từ do J.Austin đề
xướng vào những năm 60 của thế kỷ XX, về sau được nhà ngôn ngữ J.Searle kế
thừa và thành công sâu sắc. Ông đã chỉ ra hạn chế trong lý thuyết của J.Austin là
chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành động ngôn ngữ và động từ biểu hiện
ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, vấn đề lý thuyết hành động ngôn ngữ cũng đang là vấn đề ngày
càng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm.
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu: “Một hành động ngôn ngữ được thực
hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe
hoặc người đọc Sp2 trong ngữ cảnh C” [5, tr.88].
Theo Đỗ Thị Kim Liên tác giả cuốn: Ngôn ngữ học đại cương cho rằng “Khi
miêu tả, kể, nhận xét, khuyên…là chúng ta đang hành động – hành động bằng
ngôn ngữ. Ta có thể sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ (hay hành vi ngôn
ngữ) để chỉ những hành động bộ phận bằng ngôn ngữ của con người” [35, tr.69].
1.2.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
Theo J.Austin hành động lời nói (hay hành động ngôn ngữ) bao gồm 3 loại:
Hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời.
1/ Hành động tạo lời:

25


×