Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Những bệnh dễ mắc khi thiếu kẽm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.66 KB, 1 trang )

Những bệnh dễ mắc khi thiếu kẽm
SKĐS - Chán ăn, chậm phát triển, đặc biệt là trẻ em (suy dinh dưỡng, còi
xương) và lứa tuổi đang phát triển. Một số trường hợp bị rụng tóc...

Chán ăn, chậm phát triển, đặc biệt là trẻ em (suy dinh dưỡng, còi xương) và lứa tuổi đang
phát triển. Một số trường hợp bị rụng tóc, tổn thương ở da (mụn trứng cá, vết thương lâu
lành), mắt (khô mắt, quáng gà) hoặc rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân (tiêu chảy mạn
tính). Thiếu kẽm làm giảm testosteron trong huyết tương gây thiểu năng sinh dục nam (gây
bất lực). Thiếu kẽm cũng gây thiểu năng sinh dục nữ (giảm ham muốn tình duc). Thiếu kẽm
làm cho người luôn mệt mỏi, giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn giấc ngủ,
nhất là trẻ em và người có tuổi.
Để biết cơ thể thiếu kẽm, cần xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ kẽm có trong huyết
tương kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng của các bệnh lý liên quan với sự thiếu kẽm (chậm
phát triển thể lực, chậm phát triển tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, giảm chức năng
sinh dục, rụng tóc, tiêu chảy mạn tính).
Để phòng thiếu kẽm cần ăn đủ chất chứa nhiều kẽm (sò huyết, các loại thịt màu đỏ, thịt gia
cầm, gan, đậu, các loại quả có nhân, ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí, hạt hướng dương). Nên
tăng cường ăn rau, trái cây. Cần vận động cơ thể thường xuyên, đều đặn để khí huyết lưu
thông. Khi nghi ngờ thiếu kẽm cần được khám bệnh và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.



×