Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Phát triển sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện tại học viện quân y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ THỊ NGUYỆT MINH

PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ THỊ NGUYỆT MINH

PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học Thông tin - Thư viện
60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN THANH
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh

PGS.TS. Trần Thị Quý

Hà Nội - 2015


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trần Thị Quý


Lời cảm ơn!
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được tỏ lịng cảm ơn tới các thầy cô giáo, giảng viên trong
và ngồi khoa Thơng tin - Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Cảm ơn các thủ trưởng, các đồng chí, đồng nghiệp đang cơng tác
tại Thư viện Học viện Quân y đã tạo điều kiện thuận loại giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin được dành lời cảm ơn tới gia đình đã quan tâm và động
viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày......tháng......năm 201...
Tác giả luận văn

Ngô Thị Nguyệt Minh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ........................................................... 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN HỌC VIỆN QUÂN Y ............ 14
1.1.

Cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ................... 14

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ............................. 14
1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ...................... 17
1.1.3. Tiêu chí đánh giá đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện .......... 19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện ...................................................................................... 21
1.2.

Khái quát về Thƣ viện Học viện Quân y ................................................ 27

1.2.1. Học viện Quân y - trung tâm đào tạo nghiên cứu y học và y học quân sự ... 27
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Học viện Quân y ........... 28
1.2.3. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Quân y .................... 32
1.2.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Học viện Quân y .... 35
1.2.5. Vai trị của sản phẩm và dịch vụ thơng tin - thư viện tại Thư viện
Học viện Quân y ......................................................................................... 44
1.2.6. Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện Thư viện
Học viện Quân y ......................................................................................... 45
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN QUÂN Y......................................... 48
2.1.

Sản phẩm thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Học viện Quân y .............. 48

2.1.1. Hệ thống mục lục ........................................................................................ 49
2.1.2. Thư mục ...................................................................................................... 54
2.1.3. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................... 56

2.1.4. Trang Web của Thư viện ............................................................................. 59

1


2.2.

Các dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Học viện Quân y ........... 60

2.2.1. Dịch vụ đọc tại chỗ ..................................................................................... 61
2.2.2. Dịch vụ mượn về nhà .................................................................................. 64
2.2.3. Dịch vụ sao chụp tài liệu ............................................................................ 66
2.2.4. Dịch vụ hướng dẫn người dung tin ............................................................. 67
2.2.5. Dịch vụ hỏi - đáp thông tin ......................................................................... 68
2.2.6. Dịch vụ tra cứu trên Internet ...................................................................... 70
2.2.7. Dịch vụ tra cứu tin ...................................................................................... 71
2.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Học viện Quân y ................................ 72

2.3.1. Môi trường pháp lý ..................................................................................... 72
2.3.2. Trình độ nguồn nhân lực của Thư viện....................................................... 73
2.3.3. Hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị phụ trợ ............................... 74
2.3.4. Công cụ xử lý thông tin, mức độ ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ............... 76
2.3.5. Người dùng tin và nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện ... 77
2.4.

Đánh giá chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại
Thƣ viện Học viện Quân y ....................................................................... 79


2.4.1. Đánh giá chất lượng sản phẩm thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện
Quân y ......................................................................................................... 79
2.4.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Học viện
Quân y ......................................................................................................... 84
2.5.

Nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện
Học viện Quân y ........................................................................................ 89

2.5.1. Điểm mạnh của các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện Thư viện
Học viện Quân y ......................................................................................... 89
2.5.2. Hạn chế của các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện Thư viện
Học viện Quân y ......................................................................................... 94
2


CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN HỌC VIỆN QN Y .............. 100
3.1.

Hồn thiện các sản phẩm thơng tin - thƣ viện tại Thƣ viện Học viện
Quân y ........................................................................................................ 100

3.1.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin - thư viện hiện có ............... 100
3.1.2. Xây dựng các sản phẩm thơng tin - thư viện có giá trị gia tăng cao ......... 103
3.2.

Hoàn thiện các dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Học viện
Quân y ........................................................................................................ 107


3.2.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ thơng tin - thư viện hiện có ................... 107
3.2.2. Phát triển các dịch vụ thông tin - thư viện mới .......................................... 112
3.3.

Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................. 120

3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin của Thư viện .................................................120
3.3.2. Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu .....................................................................122
3.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị ..........................................................123
3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thông tin - thư viện...................................................124
3.3.5. Nâng cao chất lượng đào tạo người dung tin....................................................127
3.3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước .....................129
3.3.7. Tăng cường công tác marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện.....130
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 136
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt Tiếng Việt
STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT

1


CNTT

Công nghệ thông tin

2

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

DV TT-TV

Dịch vụ Thông tin - Thư viện

4

NCT

Nhu cầu tin

5

NDT

Người dùng tin

6


SP TT-TV

Sản phẩm Thông tin - Thư viện

7

SP&DV TT-TV

Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện

8

TT-TV

Thông tin - Thư viện

9

TV HVQY

Thư viện Học viện Quân y

2. Các từ viết tắt Tiếng Anh
STT

GIẢI NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT


1

AACR2

2

ILL

3

MARC

4

OPAC

Anglo - American Cataloguing Rules 2nd
Quy tắc biên mục Anh-Mỹ 2
Inter Library Loan
Mượn giữa các thư viện
Machine Readable Cataloging
Biên mục đọc máy
Online Public Access Catalog
Mục lục truy cập trực tuyến

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH


STT

TRANG

I

DANH MỤC CÁC BẢNG

1

Bảng 1.1: Các phòng chức năng tại Thư viện Học viện Quân y

30

2

Bảng 1.2: Tổng hợp thành phần vốn tài liệu tại TV HVQY

33

3

Bảng 1.3: Mục đích sử dụng thông tin của NDT tại TV HVQY

39

4

Bảng 1.4: Lĩnh vực chuyên môn NDT sử dụng tại TV HVQY


43

II

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1

Biểu đồ 1.1: Thành phần vốn tài liệu tại TV HVQY

33

2

Biểu đồ 1.2: Thành phần NDT tại Học viện Quân y

36

7

Biểu đồ 1.3: Thời gian thu thập thông tin của NDT tại TV HVQY

40

8

Biểu đồ 1.4: Loại hình tài liệu NDT tại TV HVQY thường dùng

41


9
10

Biểu đồ 1.5: Thói quen sử dụng Tài liệu của các nhóm NDT tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.1: Tần suất sử dụng hệ thống mục lục dạng phiếu tại TV
HVQY

42
51

11

Biểu đồ 2.2: Tần suất sử dụng OPAC tại Thư viện Học viện Quân y

54

12

Biểu đồ 2.3: Tần suất sử dụng thư mục tại Thư viện HVQY

56

13

Biểu đồ 2.4: Tần suất sử dụng CSDL tại thư viện HVQY

58


14

Biểu đồ 2.5: Tần suất sử dụng trang Web của Thư viện HVQY

60

15

Biều đồ 2.6: Tần suất sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ tại TV HVQY

64

16

Biểu đồ 2.7: Tần suất sử dụng dịch vụ mượn về nhà tại TV HVQY

66

17

Biểu đồ 2.8: Tần suất sử dịch vụ sao chụp tài liệu tại TV HVQY

67

18
19
20
21

Biểu đồ 2.9: Tần suất sử dụng dịch vụ hướng dẫn NDT tại TV

HVQY
Biểu đồ 2.10: Tần suất sử dụng dịch vụ hỏi - đáp thong tin tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.11: Tần suất sử dụng tra cứu trên Internet tại Thư viện
HVQY
Biểu đồ 2.12: Tần suất sử dụng dịch vụ tra cứu tin tại TV HVQY

5

68
69
71
72


BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

STT
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

III

Biểu đồ 2.13: Tần suất sử dụng các SP TT-TV của NDT tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.14: Tần suất sử dụng các DV TT-TV của NDT tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.15: Đánh giá tính thân thiện của SP TT-TV tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.16: Đánh giá tính kinh tế của SP TT-TV tại TV HVQY
Biểu đồ 2.17: Đánh giá về mức độ bao quát nguồn tin của sản phẩm
TT-TV tại TV HVQY
Biểu đồ 2.18: Đánh giá về mức độ cung cấp thơng tin kịp thời,
chính xác của SP TT-TV tại TV HVQY
Biểu đồ 2.19: Đánh giá về khả năng cập nhật, tìm kiếm thơng tin
của SP TT-TV tại TV HVQY
Biểu đồ 2.20: Đánh giá chi phí thực hiện dịch vụ của DV TT-TV
tại TV HVQY
Biểu đồ 2.21: Đánh giá tính thân thiện của DV TT-TV tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.22: Đánh giá tính kịp thời của DV TT-TV tại TV HVQY
Biểu đồ 2.23: Đánh giá tính thuận tiện của DV TT-TV tại TV
HVQY
Biểu đồ 2.24: Đánh giá tính tồn diện của DV TT-TV tại TV
HVQY

TRANG
78
78
80
81

82
83
84
85
86
87
88
89

DANH MỤC CÁC HÌNH

1

Hình 2.1: Hệ thống tủ mục lục của TV HVQY

49

2

Hình 2.2: Giao diện trang tra cứu OPAC của TV HVQY

52

3

Hình 2.3: Giao diện trang Web của TV HVQY

59

4


Hình 2.4: Giao diện phân hệ mượn trả tài liệu của Thư viện

65

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học viện Quân y nằm trong hệ thống nhà trường Quân đội, tiền thân là
Trường Quân y sỹ Việt Nam, được thành lập theo sắc lệnh số 234/SL ngày 28-081948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 65 năm qua, Học viện đã khơng ngừng phát triển,
trở thành một trung tâm lớn về đào tạo, nghiên cứu y học và y học quân sự có uy tín
trong qn đội và cả nước. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Học viện
Quân y là đào tạo đội ngũ bác sỹ có trình độ cao, có phẩm chất cách mạng tốt đẹp
cho Quân đội.
Thư viện Học viện Qn y (TV HVQY) thuộc phịng Thơng tin Khoa học
Quân sự, là đơn vị cấu thành của Học viện, đóng vai trị chủ chốt trong việc phân
phối tài liệu, thông tin khoa học phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu của Học viện.
Thư viện với nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin y học được
coi là giảng đường thứ hai của mỗi cán bộ, học viên trong việc tự học tập và nghiên
cứu. Năm 2010, Thư viện đã triển khai dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ
Quốc phòng, trong đó nội dung phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
(SP&DV TT-TV) được chú trọng đặc biệt, được coi là một trong những nhân tố
quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; là công cụ, phương tiện và
là cầu nối giữa người dùng tin (NDT) với nguồn lực thông tin, giúp NDT truy cập,
khai thác nguồn tin một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng và biến đổi không ngừng của xã
hội thông tin, việc đảm bảo thông tin phục vụ cho NDT tại Học viện Quân y cịn
nhiều bất cập, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường

cũng như nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và điều trị. Điều đó thể hiện qua các
SP&DV TT-TV của Thư viện vẫn cịn mang nặng tính truyền thống, chưa đa dạng,
phong phú về hình thức và nội dung, chất lượng cịn chưa cao, chưa khai thác được
các thế mạnh của các loại hình SP&DV TT-TV hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Để
nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và điều trị của cán
bộ, học viện tại Học viện cần có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng
7


của các SP&DV TT-TV, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển các SP&DV
TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y.
Với mong muốn tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm phát triển các
SP&DV TT-TV đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin tại Học
viện, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của Thư viện đồng thời góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và điều trị tại Học viện Quân y, tôi
lựa chọn đề tài “Phát triển sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thƣ viện tại Học
viện Quân y” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề về SP&DV TT-TV đã được nghiên cứu trên bình diện lý thuyết ở cuốn
giáo trình “Sản phẩn và dịch vụ Thông tin - thư viện” của tác giả Trần Mạnh Tuấn
xuất bản năm 1998 và giáo trình “Thơng tin học” của tác giả Đồn Phan Tân xuất
bản năm 2006. Các tài liệu này đã cung cấp một cách cơ bản các vấn đề lý luận về
các loại hình SP&DV TT-TV. Tuy nhiên trong các tài liệu này tác giả chưa đi sâu
phân tích về các loại hình sản phẩm và dịch vụ trong từng loại hình thư viện cụ thể.
SP&DV TT-TV cũng được đề cập đến trong các tạp chí chuyên ngành, liên
ngành như các bài viết sau:
- Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại
Việt Nam của tác giả Nguyễn Hữu Hùng đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu - số
2 - năm 2008 - tr.1-6
- Dịch vụ các thư viện chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội: Hiện trạng và vấn

đề của tác giả Nguyễn Thị Hạnh đăng trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu - số 2 - năm
2008 - tr. 10-14
- Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: Nội dung và một số kiến nghị
của tác giả Trần Mạnh Tuấn đăng trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu - số 1- năm
2003 - tr. 9-14
- Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin của tác
giả Trần Mạnh Tuấn đăng trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu - số 4 - năm 2003 tr. 15-21
8


- Sản phẩm thơng tin từ góc độ Marketing của tác giả Trần Mạnh Tuấn đăng
trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu - số 3 - năm 2004 - tr. 7-12
- Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thực trạng và các vấn đề của tác giả Trần
Mạnh Trí đăng trên Tạp chí Thơng tin Khoa học Xã hội - số 4 - năm 2003 - tr. 19-26
- Đánh giá các dịch vụ thông tin và thư viện của tác giả Vũ Văn Sơn đăng
trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu - số 4 - năm 1997 - tr. 10-14
Các bài viết này đã mô tả khái lược một số sản phẩm, dịch vụ thông tin tiêu
biểu và phổ biến hiện nay, giúp liệt kê, nhận dạng các nhóm SP&DV TT-TV, xác
định mối quan hệ giữa cơ sở phân nhóm sản phẩm và dịch vụ theo những mục đích,
khía cạnh khác nhau. Đồng thời đề cập đến những phương pháp đánh giá cũng như
phân tích các quan điểm tiếp cận về tính hiệu quả của các SP&DV TT-TV.
Bên cạnh đó, vấn đề SP&DV TT-TV cũng đã được nhiều luận văn nghiên
cứu đến như:
- “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Phạm Thị
Yên công bố năm 2005.
- “Nghiên cứu hoàn thiện các dịch vụ cung cấp thông tin khoa học Kiến trúc
- Xây dựng tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Mỹ Nguyên
công bố năm 2008.
- “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung

tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Vũ Huy
Thắng công bố năm 2009.
- “Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư
viện tại Thư viện Hà Nội” của tác giả Trần Nhật Linh cơng bố năm 2010.
- “Hồn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng” của tác giả Trần Thị Ngọc Diệp công bố năm
2011.
- “Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại trường Đại học
Ngoại thương Hà Nội” của tác giả Thạch Lương Giang công bố năm 2012.

9


Những đề tài này đã nghiên cứu và làm rõ khái niệm về SP&DV TT-TV, mối
quan hệ giữa chúng, khảo sát và đánh giá các sản phẩm và dịch vụ hiện có, đề xuất
những giải pháp nhằm hồn thiện và phát triển các SP&DV TT-TV.
Mặc dù có nhiều cơng trình khoa học cùng nghiên cứu về chủ đề SP&DV
TT-TV song mỗi đề tài có phạm vi nghiên cứu khác nhau và cho đến nay chưa có
một đề tài nào nghiên cứu, tìm hiểu về các SP&DV TT-TV tại Thư viện học viện
Quân y. Nghiên cứu về Thư viện Học viện Quân y mới chỉ có một đề tài “Phát triển
nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Quân y” của tác giả Nguyễn Trung
Thành công bố năm 2005. Đề tài này mới chỉ giải quyết được khía cạnh nguồn lực
thông tin trong hoạt động thông tin tại Thư viện Học viện Quân y. Vì vậy đề tài
“Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Học viện Qn y” là đề tài
hồn tồn mới, khơng bị trùng lặp với bất cứ đề tài nào và trên thực tế đề tài này
phù hợp với nhiệm vụ của Thư viện Học viện Quân y trong định hướng nâng cao và
hoàn thiện chất lượng giáo dục tào tạo của Học viện Quân y trong giai đoạn hiện
nay cũng như trong thời gian tới.
Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn sẽ kế thừa những thành quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước và những kinh nghiệm của bản thân để làm rõ thực

trạng SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y. Qua đó đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển các SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y phù với yêu cầu
và nhiệm vụ của Thư viện trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng các lý luận chung về SP&DV TT-TV và khảo sát thực
trạng các SP&DV TT-TV hiện có, đề xuất các giải pháp để phát triển các SP&DV
TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y nhằm thỏa mãn tối đa NCT của NDT, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và điều trị tại Học viện
Quân y trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới

10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm
vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung liên quan đến SP&DV TT-TV.
- Nghiên cứu đặc điểm, yêu cầu đối với SP&DV TT-TV phục vụ công tác
đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị tại Học viện Quân y;
- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện Học viện
Quân y.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng các SP&DV TT-TV tại Thư viện Học
viện Quân y.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các SP&DV TT-TV tại Thư viện
Học viện Quân y.
4. Giả thuyết nghiên cứu
SP&DV TT-TV tại Học viện Quân y đã được triển khai nhưng chưa đa dạng,
phong phú. Nếu Thư viện Học viện Quân y chú trọng tới việc phát triển các
SP&DV TT-TV thì sẽ tăng cường được hiệu quả của hoạt động thông tin tại Thư

viện Học viện Quân y, đáp ứng hiệu quả hơn nữa nhu cầu tin trong đào tạo, nghiên
cứu khoa học và điều trị tại Học viện trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời
gian tới.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các SP&DV TT-TV.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thư viện Học viện Quân y
- Phạm vi thời gian: trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu lý luận chung về SP&DV TT-TV, thực trạng,
giải pháp pháp triển các SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y.
11


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác sách báo và hoạt động TT-TV phục vụ
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước để phân tích, lý
giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết.
6.2. Phương pháp cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát trực tiếp;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp thu thập - phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu;
- Phương pháp thống kê, so sánh, suy luận;
7. Những đóng góp của luận văn.
7.1. Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, làm rõ hệ thống lý luận về
SP&DV TT-TV của Thư viện các trường đại học nói chung và của Thư viện Học
viện Quân y nói riêng .
7.2. Đóng góp về thực tiễn
Đánh giá được hiện trạng các SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y
trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện và nâng
cao chất lượng hệ thống SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ Thư viện Học viện Quân
y nói riêng và đại học trong cả nước nói chung về vấn đề SP&DV TT-TV
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Luận văn dự kiến khoảng từ 100 đến 120 trang.
Nội dung nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các SP&DV TT-TV.
12


- Đánh giá thực trạng các SP&DV TT-TV tại Thư viện Học viện Quân y.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các SP&DV TT-TV tại Thư viện
Học viện Quân y.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện và khái
quát về Thư viện Học viện Quân y
Chương 2: Thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư
viện Học viện Quân y
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
tại Thư viện Học viện Quân y

13



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THÔNG TIN
THƢ VIỆN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN HỌC VIỆN QUÂN Y
1.1. Cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện
SP&DVTT- TV được hình thành do nhu cầu trao đổi thơng tin trong xã hội.
SP&DV TT-TV là một hệ thống hết sức năng động, ln phát triển. SP&DV TTTV nói chung khơng phải là kết quả của việc tạo ra những thông tin mới mà chính
là kết quả của việc xử lý và hệ thống hóa các nguồn tin đã có. Qua khai thác hệ
thống SP&DV TT-TV người dùng tin lại tạo ra được những thông tin mới.
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm thông tin - thư viện
Sản phẩm là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và hoạt động
thực tiễn của nền sản xuất. Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong
muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể chào bán trên thị
trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng sản phẩm. Để có quan
niệm đúng đắn về sản phẩm thông tin - thư viện (SP TT-TV), trước hết cần phải tiếp
cận một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 3: “Sản phẩm là kết quả của
các hoạt động hoặc các quá trình. Sản phẩm bao gồm dịch vụ, phần cứng, vật liệu
đã chế biến, phần mềm hoặc tổ hợp của chúng”. [13, tr. 723]
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “ Sản phẩm là cái do con người lao động tạo ra
hoặc cái được tạo ra như một kết quả của tự nhiên”. [15, tr. 1427]
Theo định nghĩa của Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa: “Sản phẩm là kết quả của của sản xuất. Tổng hợp các
thuộc tính về lý học, cơ học, hóa học và các thuộc tính có ích khác là cho sản phẩm
có cơng dụng nhất định và có thể thỏa mãn những nhu cầu của con người”. [4, tr. 39]
Trong các tài liệu nghiệp vụ về hoạt động thông tin thư viện (TT-TV) xuất
hiện phổ biến các thuật ngữ sản phẩm thông tin, dịch vụ thông tin…Về nguyên tắc,
các thuật ngữ trên được tạo ra trên cơ sở sự phát triển và vận dụng các khái niệm
“sản phẩm” và “dịch vụ” đã từng phổ biến trong các lĩnh vực: kinh tế học, thực tiễn

hoạt động sản xuất, kinh doanh… của xã hội.
14


Theo định nghĩa của Giáo trình Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện:
“Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thơng tin, do một
cá nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng tin”.
[11, tr.21]
SP TT-TV được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin bao
gồm: nhu cầu tra cứu thông tin và nhu cầu về chính bản thân thơng tin. Như vậy,
sản phẩm phải phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng như sự biến đổi của nhu cầu.
SP TT-TV là kết quả của qúa trình xử lý thơng tin bao gồm biên mục, phân
loại, định từ khố, tóm tắt, chú giải, biên soạn tổng quan cũng như các quá trình phân
tích, tổng hợp thơng tin. Người thực hiện q trình xử lý thơng tin có thể là các
chun gia làm việc tại một cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp thơng tin, hoặc
cũng có thể là các nhà khoa học, các chuyên gia - NDT - trong quá trình tự thỏa mãn
nhu cầu thơng tin cho mình hoặc theo yêu cầu đặt hàng của các cơ quan TT-TV.
SP TT-TV có nhiều hình thức khác nhau, gồm cả những sản phẩm mang tính
truyền thống và những sản phẩm mang tính hiện đại. Những SP TT-TV truyền
thống có thể là hệ thống mục lục, các thư mục, tổng quan, tổng luận... Các sản phẩm
hiện đại tuy ra đời sau nhưng cũng đã khá đa dạng, phong phú, có thể là những sản
phẩm cũ nhưng xuất bản dưới dạng điện tử hoặc là những sản phẩm mới như: các
cơ sở dữ liệu, các bản tin điện tử...
SP TT-TV có đáp ứng được nhu cầu của NDT chính xác và đầy đủ hay
không phần lớn phụ thuộc vào nguồn tin. Mức độ thoả mãn nhu cầu thông tin của
những sản phẩm khác nhau cũng rất khác nhau. Các sản phẩm thông tin thư mục có
khả năng thoả mãn những nhu cầu tra cứu thông tin về tài liệu. Các sản phẩm thông
tin dạng dữ kiện, tồn văn, tổng thuật…có khả năng thoả mãn nhu cầu về chính bản
thân thơng tin.
Như vậy, ta có thể hiểu sản phẩm thơng tin - thư viện là kết quả của q

trình xử lý thơng tin (bao gồm biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú giải,
biên soạn tổng luận…) do một cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn
nhu cầu của NDT khi sử dụng các cơ quan TT-TV.
15


1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ thông tin - thư viện
Dịch vụ là một thuật ngữ mà trong xã hội hiện nay đã trở nên rất thông dụng.
Do nhu cầu đa dạng tuỳ theo sự phân cơng lao động nên có nhiều loại dịch vụ: dịch
vụ phục vụ sản xuất, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt cộng đồng, dịch
vụ gia đình, dịch vụ y tế…
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2007), Tập 1: “Dịch vụ là những hoạt
động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt…
Do nhu cầu rất đa dạng và tuỳ theo sự phân công lao động mà có nhiều loại dịch vụ:
dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng; dịch vụ
cá nhân; dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi khả năng đặc biệt (hoạt
động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những dịch vụ liên quan đến đời sống và
sinh hoạt công cộng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí). Sự phát triển dịch vụ hợp lý, có
chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh”.
[12, tr. 671]
Trong Đại Từ điển tiếng Việt: "Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo
quần chúng". [15, tr. 537]
Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt: “Dịch vụ thư viện
(library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động cũng như
chương trình được thư viện cung cấp để đáp ứng với nhu cầu về thông tin của cộng
đồng độc giả”. [5, tr. 119]
“Dịch vụ thông tin (information service) là dịch vụ cá nhân trực tiếp do nhân
viên của ban tham khảo của thư viện cung cấp cho độc giả trong tiến trình truy tìm
thơng tin của họ”. [5, tr.106]
Theo Stuart A. Sutton: “Dịch vụ thông tin là những dịch vụ được cung cấp

để đáp ứng nhu cầu của một tổ chức hoặc cá nhân, trong đó cần thiết phải có mối
quan hệ người thực hiện dịch vụ - khách hàng và cung cấp thông tin chọn lọc thỏa
mãn yêu cầu”. [38]
Theo Trần Mạnh Tuấn thì DV TT-TV được định nghĩa: “Dịch vụ TT-TV bao
gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của
người sử dụng các cơ quan TT-TV nói chung.” [11, tr.24]
16


Trong hoạt động TT-TV, dịch vụ ra đời cùng với sự hình thành của các cơ quan
TT-TV. Cùng với sự phát triển của hoạt động TT-TV, dịch vụ thông tin - thư viện (DV
TT-TV) ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của NDT.
Nhu cầu thơng tin và trao đổi thơng tin thuộc nhóm nhu cầu tinh thần, địi hỏi
có những nghiệp vụ và khả năng đặc biệt cũng như tính chun mơn hóa cao trong
cung cấp dịch vụ. Khi thực hiện dịch vụ, cần thiết phải sử dụng (tạm thời hoặc phối
hợp) một số tài sản lâu bền nào đó, hoặc sử dụng một số sản phẩm nào đó. Hiện
nay, các cơ quan TT-TV đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau phục vụ cho
nhu cầu của người dùng tin, ví dụ: dịch vụ cung cấp tài liệu, các dịch vụ phổ biến
thơng tin, dịch vụ tìm tin...
Từ những dẫn chứng trên, có thể hiểu dịch vụ thơng tin - thư viện là những
hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin và trao
đổi thông tin của người dùng tin.
1.1.1.3. Khái niệm phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
Theo từ điển tiếng Viêt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2008, phát triển
nghĩa là ”Biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp
đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.
Hiểu theo nghĩa này, tác giả cho rằng, phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin
- thư viện là làm cho các sản phẩm và dịch vụ tăng lên theo chiều hướng tốt về chất
lượng và nhiều về số lượng. Nghĩa là, sản phẩm phải bao qt nguồn tin, thơng tin
chính xác, có độ tin cậy và độ ổn định...; dịch vụ phải thuận tiện, kịp thời...Còn

nhiều về số lượng, nghĩa là có nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin để đáp
ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho NDT.
1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin
SP TT-TV và DV TT-TV là công cụ để thực hiện các mục tiêu của cơ quan
TT-TV. Bằng việc tạo ra SP&DV TT-TV thích hợp giúp cho NDT ở mọi nơi, mọi
lúc đều có thể truy nhập, khai thác và trao đổi thông tin một cách thuận tiện và
nhanh chóng, cơ quan TT-TV có thể thực hiện một cách tốt nhất vai trò, chức năng
và nhiệm vụ của mình. Giữa SP&DV TT-TV thường tồn tại mối quan hệ chuyển
hoá lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển và không thể tách rời nhau.
17


SP&DV TT-TV đều là kết quả của quá trình xử lý thông tin nhằm thoả mãn
nhu cầu của NDT. SP TT-TV là một trong những tiền đề để cơ quan TT-TV triển
khai và phát triển các DV TT-TV khác nhau, là một trong những nguồn khai thác
thông tin quan trọng và tin cậy nhất của cơ quan TT-TV. Thông thường gắn với mỗi
sản phẩm đều có tương ứng một/ một số dịch vụ nhằm làm cho hiệu quả sử dụng
của nó được nâng lên mức cao nhất có thể. Có thể đánh giá sản phẩm thông qua
dịch vụ tạo nên. Mặt khác, chất lượng và sự đa dạng của SP TT-TV có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng và sự đa dạng của DV TT-TV. Nói cách khác, sản phẩm và dịch
vụ cần được xem xét trong mỗi quan hệ tương hỗ với nhau, cái này là cơ sở cho cái
kia một cách liên hoàn.
Các cơ quan TT-TV muốn triển khai các DV TT-TV phải dựa trên các SP TTTV như: hệ thống mục lục, thư mục, các CSDL, các ấn phẩm thơng tin, các trang tin
điện tử… của chính mình hoặc của các cơ quan TT-TV khác. Tổ chức tốt các DV
TT-TV sẽ đưa các SP TT-TV đến với người dùng một cách nhanh chóng và thuận
tiện. Thơng qua việc thực hiện các nhóm dịch vụ như: nhóm dịch vụ cung cấp thơng
tin, nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin và nhóm dịch vụ tư vấn thơng tin, các cơ
quan TT-TV có thể giới thiệu đến đơng đảo NDT những SP TT-TV mà mình đã xây
dựng được. Từ đó, mức độ khai thác SP TT-TV của NDT sẽ nhiều hơn, góp phần
phát huy hiệu quả và nâng cao giá trị của SP TT-TV.

DV TT-TV còn là kênh nhận thơng tin phản hồi từ phía NDT, giúp cho cơ
quan TT-TV có cơ sở đánh giá, điều chỉnh và hồn thiện hệ thống sản phẩm, dịch
vụ thơng tin của mình để đáp ứng tốt hơn NCT ngày càng đa dạng và phức tạp của
NDT.
Mối quan hệ giữa SP&DV TT-TV là mối quan hệ trong đó có sự kết hợp của
cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa con người và cơng nghệ. Vì
có mối quan hệ chặt chẽ và có tính tương tác cao như vậy nên việc đảm bảo sự phát
triển cân đối, đồng bộ hệ thống SP&DV TT-TV của các cơ quan TT-TV là hết sức
cần thiết.

18


1.1.3. Các tiêu chí đánh giá đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Để đánh giá được chất lượng SP&DV TT-TV cần có những tiêu chí cụ thể sau:
* Tiêu chí chung:
- Mức độ thân thiện của sản phẩm và dịch vụ:
Mức độ thân thiện của sản phẩm thể hiện ở hình thức của sản phẩm phải gây
được sự chú ý, thân thiện với NDT. Đáp ứng được yêu cầu này, SP TT-TV sẽ thu
hút được NDT, nâng cao tần suất tiếp cận và sử dụng sản phẩm của NDT. Trong
điều kiện hiện nay có thể nói đây là một trong những tiêu chí quan trọng không thể
thiếu đối với mỗi SP TT-TV.
Mức độ thân thiện của dịch vụ thể hiện ở hình thức triển khai dịch vụ có
khiến NDT cảm thấy hài lịng hay khơng, có thu hút được nhiều NDT sử dụng
dịch vụ hay khơng.
- Chi phí thực hiện sản phẩm và dịch vụ
Chi phí thực hiện là một tiêu chí quan trọng để đánh giá SP&DV TT-TV. Chi
phí này gồm chi phí hiện và chi phí ẩn;
Chi phí ẩn phản ánh những khoản chi khó xác định: trình độ, kinh nghiệm,
chun mơn để xây dựng và bảo trì các nguồn thơng tin; chi phí th chun gia tìm

tin, chi phí cho việc thực hiện các dịch vụ tư vấn …;
Chi phí hiện là tất cả những chi phí dễ dàng nhận thấy như chi phí in ấn tài
liệu, chi phí sao chụp tài liệu, dịch tài liệu...;
Hiệu quả chi phí: được xác định bởi cách thức tiến hành để thực hiện các sản
phẩm và dịch vụ đã tiết kiệm nhất hay chưa? Tức là sản phẩm và dịch vụ được thực
hiện có thỏa mãn nhu cầu của NDT hay không? Sản phẩm và dịch vụ có cung cấp
cho NDT những thơng tin mà nếu sử dụng nó người ta sẽ đạt được lợi ích, hiệu quả
cao nhất hay không?
Lợi ích chi phí: tức là việc sử dụng chi phí để thực hiện sản phẩm và dịch vụ
đã thực sự tối ưu hay chưa? Cùng với một chi phí xác định, sản phẩm và dịch vụ
cần thực hiện như thế nào để thỏa mãn được NDT ở mức cao nhất?

19


* Tiêu chí đối với sản phẩm thơng tin - thư viện
- Mức độ bao quát nguồn tin:
Mức độ bao quát nguồn tin thể hiện ở khả năng bao quát toàn bộ nguồn tin, thể
hiện ở sự đầy đủ, đa dạng, phong phú bao quát các lĩnh vực thông tin mà NDT quan
tâm. Bên cạnh đó, mức độ bao quát nguồn tin khơng chỉ địi hỏi ở sự phát triển đồng
đều giữa các loại hình sản phẩm mà phải phát triển các loại hình mới phù hợp với
những đối tượng NDT mới.
- Mức độ chính xác, khách quan
Tính chính xác thể hiện thông tin phải sát thực với tài liệu gốc, đảm bảo những
nguyên tắc trong việc sử dụng và xử lý thông tin từ biên mục, phân loại, định từ
khóa...Bên cạnh đó khắc phục, loại bỏ những thơng tin không cần thiết, không rõ
ràng, nội dung sai lệch hoặc khơng chính xác ...
Tính khách quan thể hiện các SP TT-TV phải phù hợp với nhu cầu, thói quen,
tập quán, trình độ của NDT và khả năng khai thác thơng tin qua các sản phẩm.
- Khả năng cập nhật thông tin và tìm kiếm thơng tin

Khả năng cập nhật thơng tin thể hiện ở chỗ thông tin phải được tiến hành đều
đặn, bổ sung thường xuyên, đảm bảo tính liên tục.
Khả năng tìm kiếm thơng tin thể hiện ở các phương tiện tra cứu tin phải giúp
NDT dễ sử dụng, khai thác. Tốc độ tìm tin nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tối đa
NCT cho NDT. Ngoài ra, khả năng tìm kiếm thơng tin phải được thể hiện ở dưới
nhiều hình thức tìm khác nhau như: mục lục chữ cái, mục lục phân loại, thư mục
hay trên các cở sở dữ liệu... Tính đa dạng và phong phú của các kiểu tìm kiếm thơng
tin đặc trưng cho khả năng linh hoạt của mỗi sản phẩm.
- Chất lượng của quá trình xử lý thông tin để tạo nên sản phẩm thông tin
Chất lượng của q trình xử lý thơng tin thể hiện ở chỗ công tác xử lý tài liệu
đảm bảo độ chính xác cao, đảm bảo tính nhất quán, được thực hiện đúng phương
pháp, tuân thủ các nguyên tắc, quy định cụ thể đặt ra trong từng khâu xử lý đi
cùng với các công cụ đạt chuẩn như các chuẩn biên mục, khổ mẫu nhập máy,
khung phân loại ...
20


- Số lượt sử dụng sản phẩm của NDT và mức độ hài lòng của NDT
Số lượt NDT sử dụng sản phẩm được thể hiện thông qua tỷ lệ NDT thường
xun sử dụng sản phẩm đó nhiều hay ít. Mức độ hài lịng của NDT được thể hiện
thơng qua tỷ lệ NDT đánh giá về chất lượng của sản phẩm đó như thế nào. Thơng
thường một sản phẩm có tỷ lệ NDT sử dụng thường xuyên cao là sản phẩm có chất
lượng được đánh giá tốt, thỏa mãn được yêu cầu của NDT.
* Tiêu chí đối với dịch vụ thơng tin - thư viện
- Tính kịp thời của dịch vụ: được thể hiện ở chỗ các kết quả mà DV TT-TV
cung cấp có đến được đúng lúc khi NDT cần đến hay khơng; có đủ để NDT sử dụng
chúng một cách hợp lý và hiệu quả hay khơng?
- Tính thuận tiện: thể hiện ở chỗ NDT sử dụng các dịch vụ đó có thuận tiện,
dễ dàng, nhanh chóng và thủ tục đơn giản nhất hay khơng? Ngồi ra, DV TT-TV
cịn phải đảm bảo, khẳng định được tính kịp thời khi cung cấp các DV TT-TV

nhanh chóng, chính xác, phù hợp với nhu cầu của NDT;
- Khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thể của NDT: thể hiện ở tỷ lệ NDT thường
xun sử dụng dịch vụ đó nhiều hay ít. NDT đánh giá chất lượng của dịch vụ đó
như thế nào. Khi một dịch vụ được sử dụng thường xuyên và được đánh giá cao có
nghĩa là dịch vụ đó có khả năng đáp ứng yêu cầu cụ thể của NDT.
Các SP&DV TT-TV công cụ cơ bản để thỏa mãn NCT của NDT, chúng cũng
là các chỉ số quan trọng để nghiên cứu, đánh giá hoạt động của cơ quan TT-TV.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện
1.1.4.1. Yếu tố khách quan
a. Môi trƣờng pháp lý
Trong đời sống đương đại, hiện tượng khuyết danh hầu như khơng cịn nữa.
Mỗi cơng trình khoa học, mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật hay nói chung là mỗi
tài liệu được sản sinh ra đều gắn liền với tên tác giả đã có cơng làm nên tác phẩm
ấy. Vì thế, vì thế bảo hộ quyền tác giả đang là một vấn đề quan trọng trong đời sống
21


×