Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với nhật bản từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

LƢƠNG THỊ VÂN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

LƢƠNG THỊ VÂN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã ngành: 60220315

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Văn Thịnh



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp với đề tài: Đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản
từ năm 1996 đến năm 2010. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình
làm việc nghiêm túc và khoa học của bản thân tôi dựa trên những nguồn tài
liệu đáng tin cậy và có tham khảo các bài viết của các tác giả đi trước.
Hà Nội, ngày 30/11/2015
Học viên

Lương Thị Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo, PGS.TS. Lê Văn Thịnh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian tôi làm luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô
trong khoa Lịch sử - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã giảng dạy tôi trong thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người đã luôn
bên cạnh, là nguồn động viên, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ phía thầy cô,
bạn bè và những người quan tâm đến đề tài để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015

Học viên

Lương Thị Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á

APEC

: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

: Liên minh châu Âu

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

JETRO

: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản


JICA

: Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

GDP

: Tổng kim ngạch quốc nội

KEIDAREN : Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản
KNXNK

: Kim ngạch xuất nhập khẩu

NK

: Nhập khẩu

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức

TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

USD

: Đô la Mỹ


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XK

: Xuất khẩu

XNK

: Xuất nhập khẩu

WB

: Ngân hàng thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 7
6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7
7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 8
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦNG CỐ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT
NAM VỚI NHẬT BẢN CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 .... 9
1.1. Những nhân tố tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản ... 9
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển của Việt Nam, Nhật Bản ....... 9
1.1.2 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản trước năm 1996..... 14
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt Nam
với Nhật Bản từ năm 1996 đến năm 2000 ................................................... 21
1.2.1 Chủ trƣơng củng cố quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản......... 21
1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện ................................................................ 28
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 44
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA
VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 .............. 45


2.1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt Nam
với Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2005. .................................................. 45
2.1.1. Chủ trương phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản ....... 45
2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt Nam
với Nhật Bản từ năm 2006 đến năm 2010 ................................................... 58
2.2.1. Chủ trương phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản ....... 59
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ................................................................ 61
Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 74
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 76
3.1. Một số nhận xét ...................................................................................... 76
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................. 76

3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 83
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ................................................................. 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Danh sách 5 bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam ............. 16
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (1973-1991). ... 17
Bảng 1.3: Kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1996-2000 ...... 31
Bảng 1.4: Sự thay đổi giá trị thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Nhật Bản
1996-2000........................................................................................................ 34
Bảng 1.5. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1996-2000. 38
Bảng 1.6: Đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Nam 1996-2000 ..................... 42
Bảng 2.1. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2001-2005 ...... 52
Bảng 2.2. Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 20062010 ................................................................................................................. 64
Bảng 2.3. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam
2006-2010........................................................................................................ 68
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 2006-2010 .............. 72
Bảng 2.5. Danh sách các quốc gia đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam tính tới ngày 19/12/2008 ........................................................................ 73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, kinh tế đối ngoại được ví như một mắt xích quan
trọng trong guồng máy của nền kinh tế Việt Nam. Nó đang đóng vai trò quan
trọng, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Qua hoạt động
kinh tế đối ngoại không những góp phần đắc lực vào quá trình thúc đẩy toàn
bộ nền kinh tế mà còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế về các lĩnh

vực khác. Kinh tế đối ngoại đã và đang trở thành nhân tố tích cực góp phần
giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, làm cho toàn bộ
nền kinh tế năng động hơn.
Bước vào thập kỉ 90 thế kỉ XX, xu thế hợp tác và đối thoại ngày càng
phát triển, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đang ngày càng trở nên mạnh
mẽ trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Trong bối cảnh đó, châu Á – Thái Bình
Dương nổi lên là một khu vực rất quan trọng cả về chính trị và kinh tế, thu hút
sự quan tâm ngày càng lớn của các nước lớn.
Nhật Bản vốn là cường quốc kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới
thứ hai, song cũng do tình trạng suy thoái trong thập niên 90 – thập niên mất
mát của nền kinh tế Nhật mà vị trí, vai trò kinh tế của Nhật đang bị thách
thức, trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh.
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại, quay trở lại với châu Á, chủ động hơn trong quan hệ đối ngoại, đặc
biệt là ở Đông Nam Á. Trên thực tế, Nhật Bản muốn phát triển và khẳng định
vai trò kinh tế và chính trị của mình thì phải tạo ra được quan hệ hợp tác, hòa
bình chặt chẽ với ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, có quy mô
dân số lớn thứ hai trong ASEAN và có tiềm năng phát triển. Hợp tác với Việt
Nam, Nhật không những có điều kiện khai thác các tiềm năng của Việt Nam
mà qua đó nâng cao uy tín, vai trò của mình trong khu vực.

1


Đối với Việt Nam, sau 10 năm tiến hành đường lối đổi mới toàn diện
và thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, Việt Nam đã
chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, công cuộc đổi mới đã đưa đất nước chuyển
sang giai đoạn chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Để đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngoài việc phát huy nội lực

phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, nhất là những quốc gia đã có trình độ
phát triển cao như Nhật Bản.
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Nhật Bản kể từ sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc đã có bước phát triển mới. Quan hệ hợp tác không chỉ dừng lại ở
các hoạt động mậu dịch, tài trợ ODA mà các hoạt động đầu tư trực tiếp đã
được thực hiện và phát triển nhanh. Tuy nhiên, quy mô quan hệ kinh tế Việt –
Nhật còn rất khiêm tốn so với khả năng và nhu cầu của hai nền kinh tế. Trong
tình hình hiện nay, trước đòi hỏi cấp bách của hoạt động xuất nhập khẩu, nhu
cầu mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, tôi chọn
vấn đề: “Đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản từ năm
1996 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của mình. Qua việc nghiên cứu đề tài có thể đưa ra những
kết luận khoa học về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm góp
phần thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước ngày càng hiệu quả đáp ứng yêu cầu
phát triển trong hoàn cảnh mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/7/1973. Từ
đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng sâu rộng và bền chặt. Trên cơ sở
phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực
trong thời gian qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ
đối tác chiến lược năm 2009, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bước lên tầm cao
mới: Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
2


Vì vậy, nghiên cứu quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và lĩnh
vực kinh tế nói riêng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam
đặc biệt chú trọng. Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định

thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (nay là Viện nghiên cứu Đông Bắc
Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về Nhật Bản cũng như mối quan hệ hai nước Việt Nam – Nhật Bản của các
nhà Nhật Bản học của Việt Nam. Các nghiên cứu này đã tập trung phân tích
quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, khái
quát về mối quan hệ kinh tế, thương mại, hoạt động của nguồn vốn ODA, hợp
tác giáo dục, văn hóa, du lịch… bao gồm sách, bài viết đăng trên báo, tạp chí
chuyên ngành hoặc tham luận tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
Vũ Văn Hà (chủ biên), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong những
năm 1990 và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. Tác giả trình bày
thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn viện trợ
ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm 1990 trong bối cảnh mới
của kinh tế quốc tế, khu vực và sự đổi mới chính sách đối ngoại của hai nước, từ
đó dự báo triển vọng và đề xuất các giải pháp phát triển.
Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với
Việt Nam từ năm 1995 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Công
trình đã khái quát tình hình kinh tế Mỹ và Nhật cũng như chính sách kinh tế,
quan hệ kinh tế của mỗi nước với Việt Nam.
Dương Phú Hiệp – Vũ Văn Hà, Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. Các tác giả
tập trung phân tích tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đến quan hệ
song phương giữa hai quốc gia; khảo sát, đánh giá thực tiễn hợp tác trên các mặt
thương mại, đầu tư và ODA từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực
3


châu Á 1997-1998; phân tích các quan điểm hợp tác, dự báo triển vọng cũng như
đề xuất các giải pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác.
Trần Anh Phương, Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình
phát triển quan hệ giữa hai nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Trên

cơ sở những thành tựu đạt được trong quan hệ thương mại giữa hai nước giai
đoạn 1973-2008, tác giả tổng kết, phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của
thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1973-2008 và đề
ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển.
Ngoài những công trình đã kể trên, còn có một số bài nghiên cứu, bài
viết trên các báo và tạp chí về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên nhiều lĩnh
vực, trong đó có quan hệ kinh tế:
Vũ Huy Mừng, 25 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: một chặng
đường nhìn lại, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 10, 1998; Đỗ Đức Bình,
Nguyễn Đông Hải (2003), Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật
Bản tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á, số 6 (48); Nguyễn Thanh Hiền (2003), Quan hệ Việt Nhật trong
thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, những dấu ấn ngoại giao đậm nét, Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 (46); Nguyễn Văn Hảo (2006),
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Tạp chí
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 10, tr. 21-23; Hà Linh, Đối tác bền
vững Việt - Nhật, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 209, ngày 19/10/2006; Minh
Trí, Ưu tiên cho lĩnh vực chế tạo: Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển đổi cơ cấu
vốn đầu tư, Báo Đầu tư, ngày 13/9/2006, tr26; Ngọc Doanh, Vốn ODA của
Nhật Bản phát huy tốt hiệu quả, Đầu tư, ngày 16/10/2006; Nguyễn Hải Ngọc,
Nhật Bản mở rộng thị trường ở Việt Nam, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc
Á, số 5(59), tháng 10-2005; Nguyễn Thanh Đức, Nhật Bản – thị trường mở
cho xuất khẩu hàng hóa may mặc của Việt Nam, Nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á, số 5 (53), tháng 10-2004; Trần Anh Phương (2003), Quan hệ
4


Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6
(48); Trần Anh Phương (2006), 33 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Tạp
chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 (125), tr. 62; Phan Minh

Tuấn (2007), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam – Cơ hội, thách
thức và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2 (72),
tr. 6-17; Phương Liên, Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang
Việt Nam, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (59), tháng 10-2005;
Trần Anh Phương, Góp phần đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam – Nhật Bản những năm 1990, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5, tháng
10/2000; Trần Quang Minh, Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, thành
tựu, vấn đề và giải pháp, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 59, tháng
10/2005; Vân Anh, Bước phát triển mới trong quan hệ Việt – Nhật, Thời báo
Kinh tế Việt Nam, số 212 ngày 24/10/2006.
Những công trình nghiên cứu và bài viết trên đều phản ánh mối quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản nói chung và quan hệ kinh tế, các lĩnh vực của kinh tế
nói riêng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ kinh tế Việt
Nam và Nhật Bản trong những năm 1996 đến năm 2010. Để quan hệ kinh tế
của Việt Nam với Nhật Bản được củng cố, phát triển vươn tới tầm đối tác
chiến lược, trước tiên là do những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nắm bắt kịp thời xu hướng của tình hình kinh tế thế
giới và phù hợp với hoàn cảnh trong nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng về quan hệ kinh tế của
Việt Nam với Nhật Bản và diễn biến của quan hệ này từ năm 1996 đến năm
2010 là để rút ra những ưu điểm, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm bổ

5


ích, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong
giai đoạn tiếp theo.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống những tư liệu về chủ trương của Đảng trong lĩnh
vực kinh tế đối ngoại nói chung và với Nhật Bản nói riêng.
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển kinh tế của Đảng với Nhật Bản và cách thức thực hiện chủ
trương, đường lối đó trong giai đoạn từ 1996-2010.
- Tập hợp số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, nguồn
vốn đầu tư và viện trợ của Nhật, qua đó thấy được thực trạng quan hệ kinh tế
Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn 1996-2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo quan hệ kinh tế
của Việt Nam với Nhật Bản của Đảng và diễn biến của quan hệ kinh tế này
trong giai đoạn 1996-2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, quan hệ kinh tế có nội hàm rất rộng, trong đón luận
văn nghiên cứu ba trụ cột chính là: Thương mại, đầu tư và ODA.
- Về thời gian, luận văn nghiên cứu bắt đầu từ năm 1996. Đây là năm
mà ngành ngoại giao Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến mới, khi mà
trước đó, năm 1995: Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ; gia
nhập ASEAN, và từ năm 1996 tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN
(AFTA).Vì vậy, quan hệ giữa hai nước không còn trở ngại nào. Thêm vào đó,
trong quan hệ với Nhật Bản, sau khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam
(1992), năm 1995, Chính phủ Nhật Bản chủ trì “Diễn đàn phát triển toàn diện
cho Đông Dương”, quan tâm nhiều hơn trong quan hệ với Việt Nam. Mặt
khác, để thấy được sự phát triển trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt
6


Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 1996-2010, tác giả đã trình bày một phần

hoạt động kinh tế giữa hai nước giai đoạn trước 1996. Năm 2010 là năm kết
thúc, khi mà quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản được nâng lên tầm đối tác
chiến lược (2009) và đến tháng 10-2010, hai bên ra: “Tuyên bố chung Việt
Nam – Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa
bình và phồn vinh ở châu Á”.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập; những Nghị quyết, chỉ
thị của Trung ương Đảng về kinh tế đối ngoại, về quan hệ kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản.
- Tài liệu lưu trữ: Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc gia Hà Nội.
- Các công trình khoa học, tạp chí, sách báo nghiên cứu về mối quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, mô tả đúng chủ trương,
đường lối của Đảng về kinh tế đối ngoại, mô tả các văn bản, Hiệp định kí kết
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
Sử dụng phương pháp logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lập
bảng để phân tích về hoạt động thương mại xuất nhập khẩu qua các năm, thời
kỳ, về đầu tư và viện trợ ODA.
6. Đóng góp của luận văn
Thành công của luận văn sẽ góp phần làm rõ những nỗ lực của Đảng
trong việc chủ động khôi phục, duy trì và phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam
– Nhật Bản; đồng thời thấy được chủ trương, chính sách của Đảng trong việc
phát triển kinh tế đối ngoại nói chung trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.
Luận văn bước đầu đưa ra một số kinh nghiệm để từ đó phát triển hơn
nữa mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu quả.
7



7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Chủ trương củng cố quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản
của Đảng từ năm 1996 đến năm 2000
Chương 2: Chủ trương phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với
Nhật Bản từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm

8


Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦNG CỐ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT
NAM VỚI NHẬT BẢN CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Những nhân tố tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật
Bản
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển của Việt Nam, Nhật Bản
Trong quá trình lịch sử thế giới đã chứng kiến hai bước ngoặt quan hệ
kinh tế quan trọng đó là: sự phát sinh, phát triển kinh tế thị trường ở một số
quốc gia dẫn tới sự hình thành quan hệ quốc tế về kinh tế ở một số khu vực
nhất định và bước ngoặt thứ hai diễn ra vào thập kỉ 70, 80 của thế kỉ XX với 2
cuộc cách mạng: cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp
lần thứ ba. Sức mạnh hội tụ của 2 cuộc cách mạng này đã chuyển nền kinh tế
công nghiệp lên nền kinh tế tri thức, chuyển quá trình quốc tế hóa sang quá
trình toàn cầu hóa. Yêu cầu khách quan đặt ra là phải mở rộng thị trường lên
một tầm mới, bằng các phương thức mới. Từ đó xuất hiện khái niệm “toàn cầu
hóa kinh tế”.
Toàn cầu hóa kinh tế được hiểu như một quá trình loại trừ dần tình trạng
khép kín, biệt lập giữa các nền kinh tế đưa đến sự nhất thể hóa môi trường
quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có một vị trí nhất định trong quá trình hình

thành và xác lập quan hệ, ứng xử cộng đồng, tiêu chí và luật lệ, cơ chế và
trật tự cộng đồng.
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện, nó lập tức ảnh hưởng đến các
quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới nói chung.
Một là, nó là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập các chiến lược
kinh tế đối ngoại của các quốc gia nhằm thích ứng với môi trường kinh tế
quốc tế mới đã và đang thay đổi. Hai là, trong quá trình toàn cầu hóa nói
chung, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học công nghê, cách mạng tin học đã
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế

9


tri thức, biểu hiện là tri thức và thông tin trở thành nhân tố quan trọng nhất
trong phát triển kinh tế.
Xu hướng toàn cầu hóa nói chung và kinh tế nói riêng đã tác động
mạnh mẽ đã đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn mới:
trung tâm tăng trưởng kinh tế chuyển sang hướng đa nguyên hóa, chủ đạo thị
trường tư bản nay là sự kết hợp sức mạnh kinh tế của Mỹ, EU và Nhật Bản.
Vì vậy, Việt Nam lúc này muốn phát triển kinh tế, bên cạnh việc mở rộng
quan hệ kinh tế với với Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga... thì không thể bỏ
qua việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản.
Xu hướng toàn cầu hóa được xem là cơ hội cho Việt Nam tham gia các
hoạt động hợp tác kinh tế tốt hơn. Việt Nam có thể tìm kiếm các nguồn lực bổ
sung mà chúng ta không có từ đối tác Nhật Bản như vốn, công nghệ, quản lý
và thị trường. Ngược lại, Nhật Bản cũng có thể tìm các nguồn bổ sung cho sự
thiếu hụt cho mình từ Việt Nam, ví dụ như thị trường tiêu thụ, nguồn cung
cấp nguyên liệu phong phú, thị trường lao động rẻ cho các hoạt động đầu tư...
Hơn nữa, trong điều kiện thực tế bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam trải qua 10
năm mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển không ngừng của xu

hướng toàn cầu hóa, sự dựa vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau của kinh tế các
nước ngày càng sâu sắc, đặc biệt là vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế
Việt Nam ngày một tăng cao hơn. Do đó, Việt Nam nói riêng cần phải áp
dụng các chính sách có hiệu quả, cần tiến hành sự hợp tác và phát triển sao
cho có thể thu được lợi ích tối đa và hạn chế ở mức thấp nhất trong hợp tác và
phân công lao động quốc tế với Nhật Bản.
Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng những
thách thức đối với các quốc gia, vì mở rộng thị trường sẽ làm giảm, thậm chí
loại bỏ hàng rào thuế quan, phạm vi cạnh tranh được mở rộng với mức độ
cạnh tranh ngày càng cao hơn, hàng hóa và dịch vụ cùng chủng loại của các
quốc gia khác nhau có cơ hội như nhau trong việc thâm nhập vào thị trường
10


mới. Vì vậy,Việt Nam phải có những tính toán hợp lý cho các bước đi trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình.
Có thể nói rằng từ cuối thế kỉ XX cho tới nay, tri thức hóa và toàn cầu
hóa kinh tế đã trở thành một kết quả tất yếu của phát triển kinh tế, chính trị và
khoa học công nghệ. Do đó, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của sự vận động hai xu thế lớn đó của kinh tế thế giới. Một
mặt, nó tạo ra nhu cầu hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản ngày càng cao.
Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức mới đòi hỏi
hai nước cần có chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý.
Trước tình hình quốc tế đó đã tạo ra yêu cầu khách quan cho mỗi quốc
gia phải mở cửa, tăng cường giao lưu với các quốc gia khác. Thêm vào đó là
nhu cầu hợp tác từ mỗi phía đã tạo ra động lực để củng cố, phát triển quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trước hết, đối với Việt Nam, Việt Nam đang bắt tay vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước thông qua các kế hoạch và chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, khôi phục và xây dựng đất nước. Việt Nam đẩy mạnh đường

lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng “tiếp
tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và
đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển” [21, tr. 120]. Thực tế cho thấy, công cuộc cải cách, phát triển kinh tế xã hội, hội nhập thế giới được thực hiện bằng chính sức mạnh nội lực của
Việt Nam. Tuy nhiên, muốn quá trình đó đi đến thành công thì rất cần sự giúp
đỡ của các nước, nhất là các nước lớn, trong đó có Nhật Bản. Sự giúp đỡ về
vốn, khoa học – kỹ thuật, trình độ quản lý cao sẽ là trợ lực thúc đẩy tiến trình
trên một cách có hiệu quả.
Thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam sẽ thu được rất nhiều lợi
ích. Việt Nam cần tranh thủ được viện trợ phát triển của Nhật Bản, vì trên
11


thực tế, Nhật Bản là nước viện trợ ODA và đầu tư trực tiếp FDI lớn nhất ở
khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản sẽ
giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư quan trọng để phát triển kinh
tế, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc
thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản cũng góp phần tạo ra cầu nối quan trọng để
Việt Nam tham gia vào các mối liên kết kinh tế quốc tế, trước tiên là với
mạng lưới sản xuất của các công ty Nhật Bản ở Đông Nam Á.
Nhật Bản cũng là một quốc gia trỗi dậy từ đống tro tàn của chiến tranh
nên những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc khôi phục và phát triển
kinh tế của Nhật Bản sẽ rất hữu ích đối với Việt Nam.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động và cạnh tranh như
hiện nay, các nước lớn đang đẩy mạnh việc tranh giành ảnh hưởng của mình ở
khu vực ASEAN. Nhật Bản có uy tín rất lớn trên thế giới. Quan hệ với Nhật
Bản sẽ giúp Việt Nam cân bằng lực lượng giữa các nước lớn, tránh bị cô lập,
cũng như tìm được sự ủng hộ quan trọng trong việc hội nhập và nâng cao vị
thế quốc tế.

Đối với Nhật Bản. Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Bắc Á, luôn được
biết đến là một quốc gia có điều kiện tự nhiên khó khăn và nguồn tài nguyên
thiên nhiên hầu như không có gì ngoài đá vôi và khí sunfua, hiện tượng núi
lửa và động đất lại liên tục diễn ra. Bên cạnh đó ¾ diện tích là đồi núi. Để đáp
ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế, hằng năm, Nhật Bản
phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu cơ bản và phần lớn số đó đều được
nhập khẩu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này và nhất là cửa
ngõ của nó là Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có một vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, vì
đây vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn vừa là nơi có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó dầu mỏ với trữ lượng đáng kể và nền
công nghiệp với tiềm năng còn ẩn giấu. Hơn nữa, Việt Nam còn có nguồn lao
12


động dồi dào, với khả năng lao động sáng tạo, thông minh, tay nghề khéo léo.
Một đất nước với dân số già như Nhật Bản thì thị trường lao động của Việt
Nam có một sức hút cực mạnh. Do đó, phát triển quan hệ với Việt Nam, Nhật
Bản có thể thâm nhập mở rộng thị trường buôn bán, đầu tư, tiêu thụ hàng hóa
và khai thác nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, mở rộng thị trường. Đó
là nhu cầu về mặt phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Còn về chính trị, với vai trò chiến lược và vị thế của Việt Nam hiện nay
trong khu vực Đông Nam Á, hợp tác với Việt Nam giúp Nhật Bản nâng cao
uy tín, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này. Từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Á, Nhật Bản không chỉ
phải phục hồi nền kinh tế mà còn phải thực hiện một cuộc cải cách toàn diện,
nhằm tạo lập một nước Nhật Bản mới không chỉ mạnh về kinh tế mà còn có
vai trò chính trị quan trọng trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
ASEAN trở thành địa bàn chiến lược để cả Trung Quốc và Nhật Bản khẳng
định vai trò kinh tế và chính trị của mình trong khu vực. Nhật Bản và ASEAN

đã có quan hệ gắn bó truyền thống tốt đẹp. Trong bối cảnh mới, khi các quốc
gia lớn đều có chiến lược tranh thủ ASEAN, coi ASEAN là bàn đạp ban đầu
để thúc đẩy mở rộng hợp tác trong khu vực đòi hỏi Nhật cũng phải có những
điều chỉnh. Và thực tế cho thấy, trong những năm gần đây các nhà lãnh đạo
Nhật trong các bài phát biểu của mình đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp
tác Nhật Bản – ASEAN. Việt Nam là một quốc gia có tiềm lực phát triển. Vai
trò đóng góp của Việt Nam trong ASEAN ngày một tăng. Hợp tác với Việt
Nam, Nhật Bản có nhiều điều kiện khai thác các tiềm năng của Việt Nam
đồng thời nâng cao uy tín, vai trò của mình trong khu vực. Bên cạnh đó, nhu
cầu gia tăng hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam còn xuất phát từ việc muốn
đẩy nhanh quá trình tạo lập nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và qua đó, tách
Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này không chỉ là mong
muốn của Nhật Bản mà còn nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trên thực
13


tế, cả Nhật Bản và Mỹ đều lo ngại Trung Quốc, đặc biệt trong những năm gần
đây khi nền kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng. Do đó, việc đẩy
mạnh hợp tác với Việt Nam, một mặt tạo cơ hội để Nhật Bản gia tăng quan hệ
với các quốc gia Đông Dương, mặt khác giúp kiềm chế vai trò, sự ảnh hưởng
lan tỏa của Trung Quốc xuống phía này.
1.1.2 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam với Nhật Bản trước năm
1996.
Trước năm 1991, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong tình trạng
hạn chế và khó khăn. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
ngày 21/9/1973. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân
dân Việt Nam cũng như do bối cảnh quốc tế mà trong chính sách cụ thể với
Việt Nam, Nhật Bản dường như lựa theo thái độ của Mỹ và sự phản ứng của
các quốc gia Đông Nam Á.
Từ sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ giữa hai nước đã có

những bước đi quan trọng đầu tiên, đó là việc trao đổi Đại sứ và mở Đại sứ
quán ở thủ đô của mỗi nước vào tháng 1/1976 và đặc biệt là thỏa thuận bồi
thường chiến tranh của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam với danh nghĩa
viện trợ không hoàn lại trị giá 13,5 tỉ Yên. Tháng 8/1977, trong chuyến thăm
đến Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai chức tại Manila, Thủ tướng
Nhật Bản Takeo Fukuda đã đưa ra phương châm, chính sách về Đông Nam Á
mà sau này gọi là học thuyết Fukuda, nhấn mạnh cam kết giúp đỡ các nước
Đông Dương, trong đó có Việt Nam, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục và phát triển đất nước.
Nhật Bản đã tiến hành hợp tác kinh tế với Việt Nam trên hai lĩnh vực:
thương mại và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nhật Bản lập dự án cung
cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 16 tỷ Yên trong 4
năm (1978-1981) và khoản vay 20 tỷ Yên (70 triệu USD) với lãi suất ưu đãi
là 2.75% trả trong 30 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Bên cạnh sự hỗ trợ về
14


vốn, Nhật Bản còn áp dụng “Chính sách bảo hiểm thương mại” để đẩy mạnh
hoạt động thương mại của Nhật với Việt Nam. Chính phủ Nhật ban hành các
hình thức bảo hiểm trung và dài hạn cho các công ty Nhật đến vay tiền các
ngân hàng nhằm mua hàng hóa từ Việt Nam và bán chịu hàng hóa của Nhật
cho Việt Nam. Chính sách này đã khuyến khích các doanh nghiệp Nhật mở
rộng buôn bán với Việt Nam.
Do chịu sự chi phối của Mỹ, Chính phủ Nhật đã ban hành quy chế
“Hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các
nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam”. Quy chế này phần nào kìm
hãm sự phát triển của hoạt động thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, Nhật
Bản vẫn trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ hai sau Liên Xô của Việt
Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 13 triệu USD năm 1973 lên 216 triệu
USD năm 1976. Đây là năm đầu tiên Việt Nam nhập siêu với Nhật Bản một

khối lượng hàng hóa giá trị 118 triệu USD, nó mở đầu cho một thời kỳ nhập
siêu triền miên trong quan hệ thương mại với Nhật sau này.
Vấn đề Campuchia vào cuối năm 1978 đã đẩy quan hệ Việt Nam –
Nhật Bản rơi vào tình trạng bất ổn. Dưới sức ép của Mỹ và áp lực từ các nước
đồng minh, Nhật Bản đã quyết định đình chỉ viện trợ phát triển chính thức
(ODA) cho Việt Nam kể từ tháng 12/1978 và bắt đầu sử dụng viện trợ kinh tế
như một điều kiện về chính trị làm áp lực đối với Việt Nam. Một mặt, Nhật áp
dụng chính sách “Trừng phạt Việt Nam” để giữ mối quan hệ hợp tác với Mỹ và
các nước phương Tây, mặt khác vẫn duy trì chính sách “Hướng về Việt Nam”.
Đặc trưng nổi bật trong chính sách của Nhật trong thời kỳ này là thực
hiện chủ trương “đông cứng” tài trợ kinh tế và dừng mọi hoạt động hợp tác
kinh tế cấp chính phủ nhưng không đình chỉ các cuộc tiếp xúc ngoại giao,
viện trợ nhân đạo và hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước.
Với nhận định Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên phong phú, lao
động dồi dào, cần cù, khéo léo, giá nhân công rẻ và là thị trường hứa hẹn
15


nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm nên khi Việt Nam thực hiện chính
sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn
1986-1988, Chính phủ Nhật đã bật đèn xanh cho phép các doanh nghiệp Nhật
Bản vào Việt Nam thăm dò thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh.
Từ năm 1986, KNXNK Việt – Nhật có xu hướng tăng trưởng trở lại và năm
1988- năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Nhật. Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam tăng vọt đạt 390 triệu USD tăng 20,7% so với năm 1987.
Bảng 1.1.Danh sách 5 bạn hàng thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam
(1978-1989)
Nƣớc

Tỉ trọng %trong tổng kim

ngạch xuất khẩu

Xếp hạng

Liên Xô

60,9%

1

Nhật Bản

7,7

2

Hồng Kông

3,4

3

Pháp

3,0

4

Singapo


2,9

5
[33, tr. 84]

Trong 5 bạn hàng lớn nhất của thương mại Việt Nam, các nước thuộc
XHCN thì Liên Xô là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Còn các nước thuộc
TBCN thì Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn nhất vượt qua cả Pháp. So với
Liên Xô thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản còn rất khiêm tốn. Tuy
nhiên đây cũng là những dấu hiệu tốt trong thương mại của Việt Nam với
Nhật Bản. Việt Nam thấy rằng ngoài các nước XHCN muốn phát triển kinh tế
cần quan hệ với các nước ngoài XHCN.
Tháng 11/1991, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDAREN)
đã cùng với phía Việt Nam thành lập “Ủy ban Kinh tế Việt – Nhật” nhằm mở
rộng giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Với những nỗ lực như trên,

16


tổng KNXNK Việt – Nhật năm 1991 đã tăng 70,3% so với năm 1989 đạt 879
triệu USD.
Thương mại là lĩnh vực phát triển nhất trong quan hệ kinh tế Việt Nam
– Nhật Bản. Trong vòng 19 năm (1973-1991), tổng KNXNK Việt – Nhật đạt
5120 triệu USD. Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Nhật tăng nhanh. Năm 1986 đạt 83 triệu USD đến năm
1991 đã lên tới 662 triệu USD, tăng 697,6%. Nhật Bản vươn lên là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thay thế dần vị trí của Liên Xô (cũ).
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (1973-1991).
Đơn vị: triệu USD
Kim

ngạch
XK

Kim
ngạch
NK

Tỷ lệ tăng so
Trị giá
Năm
với năm trƣớc
xuất
(%)
siêu
1973 8
5
13
3
1974 30
21
51
329,3
9
1975 28
65
93
182,4
-37
1976 49
167

216
232,3
-118
1977 73
173
246
113,9
-100
1978 52
229
281
114,2
-177
1979 48
116
164
58,4
-68
1980 49
111
160
97,6
-62
1981 37
109
146
91,3
-72
1982 36
93

129
88,4
-57
1983 38
119
157
121,7
-81
1984 51
119
170
108,3
-68
1985 65
149
214
125,9
-84
1986 83
189
272
127,1
-106
1987 144
179
323
118,8
-35
1988 196
194

390
120,7
2
1989 347
169
516
132,3
178
1990 595
214
809
156,8
381
1991 662
217
879
108,7
445
(Nguồn: Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản và Tổ chức xúc tiến mậu
Tổng kim
ngạch XNK

dịch Nhật Bản – JETRO năm 1991).

17


×