Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong các thế kỷ XI - XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.52 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH




Nguyễn Thò Ngọc Yến



QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI
TRUNG HOA TRONG CÁC THẾ KỈ XI – XIX


Chuyên ngành: Lòch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH THANH












Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận án


Nguyễn Thò Ngọc Yến


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong lòch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, mối quan hệ của Việt Nam với các nước
bên ngoài, đặc biệt là với Trung Hoa láng giềng là hết sức quan trọng và phức tạp. Việt Nam
luôn là đối tượng bò xâm lấn trong chính sách bành trướng lãnh thổ xuống phía nam của các
triều đại phong kiến Trung Hoa. Mỗi khi chiến tranh xảy ra, quan hệ láng giềng giữa hai nước
lại trở nên rất căng thẳng. Khi chiến tranh kết thúc, dù thắng trận nhưng Việt Nam thường chủ
động giảng hoà, thiết lập mối quan hệ thân thiết trở lại với Trung Hoa. Trong quan hệ ngoại
giao với Trung Hoa, Việt Nam luôn tỏ ra là nước nhỏ, thần phục Trung Hoa để mong tránh xung
đột, giữ vững sự ổn đònh của quốc gia, tập trung lực lượng cho công cuộc xây dựng đất nước, bảo

vệ lâu dài nền độc lập tự chủ của mình. Đồng thời với mối quan hệ chính trò ngoại giao, mối
quan hệ về kinh tế giữa hai nước cũng luôn được duy trì. Trung Hoa có nền văn minh lâu đời,
ảnh hưởng rất lớn đối với các nước bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Sự giao lưu, ảnh hưởng về
kinh tế, chính trò, văn hoá giữa hai nước Việt Nam – Trung Hoa đã diễn ra liên tục do có nhiều
thuận lợi về đặc điểm cư dân và lãnh thổ.
Hiện nay, việc nhận thức lòch sử Việt Nam một cách đầy đủ, chính xác đòi hỏi người
nghiên cứu cần tiếp cận nhiều nguồn tư liệu lòch sử khác nhau, cần có thêm những kiến giải
khoa học, những nhận đònh thỏa đáng. Việc nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế của Việt Nam
với Trung Hoa trong một thời kỳ lòch sử sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu, làm phong phú thêm
tri thức lòch sử trong lónh vực này, đồng thời đối với tác giả luận văn có thể góp phần nâng cao
kiến thức, trình độ chuyên môn, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Trong quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới hiện nay, quan hệ về kinh tế được
đẩy mạnh sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác cùng phát triển kinh tế với các nước, giúp Việt Nam
có thêm những bước tiến mới về kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân, đồng thời bảo vệ được nền độc lập tự chủ của mình. Những bài học lòch sử về mối
quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong thời phong kiến cũng góp phần giúp Việt
Nam rút ra những kinh nghiệm q báu vận dụng vào việc phát triển nền kinh tế hiện nay và
tương lai. Bên cạnh đó, các nước bên ngoài cũng có cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về các chính
sách kinh tế đối ngoại của nhà nước Việt Nam, từ đó có các kế hoạch, chính sách thiết lập các
mối quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam.
Với ý nghóa khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết đònh chọn vấn đề quan hệ kinh tế của
Việt Nam với Trung Hoa trong thời kì phong kiến làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
chương trình cao học của mình.
2. Lòch sử nghiên cứu vấn đề:
Mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa chủ yếu được đề cập với nội dung trao
đổi hàng hoá, vật phẩm giữa hai nước, trong đó có nhiều hình thức trao đổi như sau:
- Nhân dân thực hiện việc buôn bán, trao đổi hàng hoá dọc theo biên giới của hai nước và
hải cảng, giang cảng của Việt Nam.
- Nhà nước thực hiện việc trao đổi hàng hoá, vật phẩm qua hình thức cống phú, trong các
hoạt động ngoại giao.

Ngoài ra, quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa còn thể hiện qua việc lónh hội và
tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, trong cách thức
mua bán, trao đổi hàng hóa,…
Với quan niệm về nội dung quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa như trên, những
thăng trầm trong mối quan hệ về chính trò của Việt Nam với Trung Hoa và do nhận thức hạn chế
của thời phong kiến về kinh tế thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, tài liệu ghi chép về
quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa khá ít ỏi. Có thể kể một số công trình tiêu biểu:
Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Só Liên và các sử thần triều Lê biên soạn, là tài liệu biên
niên các sự kiện lòch sử của nước ta từ thời Lý đến thời Lê Sơ, có những đoạn ghi chép rải rác,
lẻ tẻ về các hoạt động đi sứ, việc cống phú và các sự kiện giao thương của Việt Nam với Trung
Hoa.
Lòch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, biên soạn vào thời Nguyễn ở thế kỷ
XIX, ghi chép các sự kiện lòch sử của Việt Nam theo từng nội dung khác nhau từ thời Lý cho
đến hết thời Lê, trong đó, phần Quốc dụng chí (quyển XXX – XXXII) ghi chép việc đúc tiền,
dùng tiền, chế độ thuế khoá của nhà nước, phần Bang giao chí (quyển XLVI – XLVII) ghi chép
mối quan hệ với các nước, trong đó có Trung Hoa, về các năm đi sứ, thực hiện triều cống, danh
sách vật cống,… Đây là nguồn tư liệu có giá trò cho việc nghiên cứu vấn đề quan hệ kinh tế của
Việt Nam với Trung Hoa trong thời phong kiến.
Các tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như: Đại Nam thực lục, Quốc triều
chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí
,… đã cung cấp những thông tin lòch sử theo hình thức
biên niên về chính sách kinh tế, những hoạt động ngoại giao (trong đó có quan hệ kinh tế) của
các vua Nguyễn.
Khâm đònh Đại Nam hội điển sự lệ của Nội các triều Nguyễn tập hợp các chỉ dụ của vua
Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức (1802-1883), các tấu sớ của quan lại, các bản đình nghò của
triều thần đã được nhà vua phê chuẩn và ban hành,... phản ánh nội dung lòch sử ở thời Nguyễn
theo từng cơ quan nhà nước và chức năng của việc quản lý nhà nước bấy giờ, trong đó phần
Bang giao có nội dung về các quan hệ với nước ngoài. Những ghi chép tương đối có hệ thống,
có liên quan đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa dưới thời Nguyễn thuộc các
quyển: Từ quyển 128 đến 131 ghi chép rõ các lần nhà Nguyễn cử người đi sứ, danh mục các lễ

phẩm, cống phẩm,… phản ánh mối quan hệ trao đổi, buôn bán hàng hóa, vật phẩm thông qua
con đường ngoại giao. Quyển 44 – 49 ghi chép các khoản thuế của nhà nước. Quyển 53 ghi chép
về pháp luật và tiền tệ. Quyển 54 ghi chép về các kho chứa, các đơn vò đo lường, các lệnh
cấm,… Quyển 64 – 67 ghi chép các sản vật, đồ dùng nhà nước thu mua từ Trung Hoa như lụa
Tàu, các vò thuốc, các thứ quả, vật dụng,...
Tác phẩm Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX của Thành Thế Vỹ do
Nhà xuất bản Sử học xuất bản năm 1961 có đề cập hoàn cảnh trong nước và thế giới liên quan
đến ngoại thương của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, đồng thời nêu khái quát tình
hình ngoại thương của Việt Nam cũng như cách thức mua bán, trong đó có quan hệ buôn bán với
Trung Hoa.
Cuốn sách Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Thế
Anh có chương thứ năm viết về thương nghiệp, trong đó có đề cập đến nền ngoại thương và vai
trò của thương nhân Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam dưới triều Nguyễn. Tác phẩm
do Nhà xuất bản Trình Bày, Sài Gòn xuất bản năm 1968.
Tác phẩm Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc (thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) của Tạ
Ngọc Liễn có chương hai đề cập đến vấn đề sách phong và triều cống trong quan hệ Việt Nam
– Trung Hoa, trình bày tương đối khái quát về các lễ vật cống trong thời kì đầu nhà nhà Lê,
chương ba đề cập đến quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Trung Hoa ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ
XVI rất chi tiết. Đây là tác phẩm có giá trò tham khảo cho việc nghiên cứu mảng đề tài này. Tác
phẩm do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản năm 1995.
Tác giả Đỗ Bang với Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn do Nhà xuất bản
Thuận Hoá xuất bản năm 1997, đã khai thác hiệu quả nguồn tài liệu gốc từ Đại Nam thực lục và
Mục lục Châu bản triều Nguyễn, đề cập về vấn đề giao thông, tiền tệ, đo lường và chính sách
của nhà Nguyễn đối với thương nghiệp, trong đó có buôn bán với Trung Hoa.
Xứ Đàng Trong – Lòch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và XVIII là công trình nghiên
cứu của Li Tana – một nhà nghiên cứu Việt Nam học người Trung Hoa. Trong tác phẩm này, tác
giả viết về thành phần thương gia và tiền tệ, thương mại ở vùng đất Đàng Trong dưới thời các
chúa Nguyễn, trong đó có hoạt động buôn bán của người Hoa ở Đàng Trong. Sách do Nguyễn
Nghò dòch, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 1999.
Tác phẩm Buôn bán qua biên giới Việt – Trung. Lòch sử – Hiện trạng – Triển vọng do Ngô

Minh Hằng chủ biên, có chương một đề cập ngắn gọn đến quan hệ buôn bán qua biên giới của
hai nước Việt Nam – Trung Hoa từ thời kì đầu thành lập nhà nước cho đến thế kỉ XX. Qua tác
phẩm, người đọc nắm được sơ lược toàn bộ mối quan hệ buôn bán qua biên giới hai nước Việt
Nam – Trung Hoa trong lòch sử. Sách do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 2001.
Bộ sách Bang giao Đại Việt (5 tập) của tác giả Nguyễn Thế Long đã khắc hoạ lại bức
tranh ngoại giao của Việt Nam với các nước ở các triều đại phong kiến Việt Nam qua từng câu
chuyện riêng biệt, trong đó ghi chép nhiều về mối quan hệ với Trung Hoa. Trong tác phẩm, tác
giả đề cập đến quá trình quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Hoa dưới các hình thức đi
sứ, nộp cống, báo tin, chúc mừng,… Tác giả cũng nêu các sự kiện sứ giả học hỏi kó thuật tiến bộ
của Trung Hoa về chỉ dạy cho người Việt, hoặc trong những lần đi sứ, các sứ giả đem hàng
trong nước theo bán và mua hàng hoá từ Trung Hoa về. Bộ sách do Nhà xuất bản Văn Hóa
Thông Tin xuất bản năm 2005.
Ngoài ra, về vấn đề quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa trong thời kì phong
kiến, còn có nhiều tài liệu khác đề cập:
- Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn của Đỗ Bang, Nhà xuất bản
Thuận Hoá, Huế năm 1998.
- Việt Nam thế kỉ XIX của Nguyễn Phan Quang, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2000.
- Đại cương lòch sử Việt Nam toàn tập do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu
Hãn chủ biên, Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2003.
Một số bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu lòch sử, Nghiên cứu kinh tế có liên quan đến
lónh vực nghiên cứu vấn đề:
- “Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn” của Chu Thiên, Tạp chí Nghiên cứu lòch
sử (số 33), năm 1961.
- “Nhà Nguyễn với các thương nhân người Hoa thế kỉ XIX” của Trương Thò Yến, Tạp chí
Nghiên cứu lòch sử (số 3), năm 1981.
- “Sản xuất hàng hoá và thương nghiệp ở Nam Bộ thế kỉ XVII – đầu XIX” của Lê Văn
Năm”, Tạp chí Nghiên cứu Lòch sử (số 5+6), năm 1988.
- “Thương nghiệp ở nông thôn Việt Nam truyền thống: mấy hiện tượng đáng lưu ý” của
Nguyễn Quang Ngọc, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 5), năm 1989.

- “Vài nét về thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” của Trương Thò Yến, Tạp chí
Nghiên cứu lòch sử (số 6), năm 1993.
- “Hải cảng miền Đông Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỉ XVII (qua các
nguồn tư liệu phương Tây)” của Hoàng Anh Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lòch sử (số 1), năm 2007.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề quan hệ kinh tế của Việt Nam
với Trung Hoa trong các thế kỉ XI đến XIX ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung, vấn đề
liên quan thường được đề cập hoặc trình bày lẻ tẻ về thời gian hoặc giới hạn trong một không
gian nhất đònh và thường được trình bày trong tình hình ngoại thương nói chung của Việt Nam
chứ chưa chủ yếu tập trung vào đối tượng buôn bán là Trung Hoa. Vì vậy, một công trình
chuyên khảo về mối quan hệ kinh tế với Trung Hoa trong các thế kỉ XI – XIX trong lòch sử Việt
Nam là một nhu cầu cần thiết đối với người nghiên cứu và học tập lòch sử. Luận văn này được
thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tư liệu, những kết quả nghiên cứu và các kiến
giải khoa học của các công trình nói trên đồng thời làm rõ các vấn đề sau:
- Những điều kiện về tự nhiên, xã hội tác động đến mối quan hệ kinh tế của Việt Nam
với Trung Hoa.
-Tình hình chính trò, kinh tế, xã hội của hai nước Việt Nam – Trung Hoa có liên quan đến
quan hệ kinh tế của hai nước.
- Quan hệ về kinh tế của Việt Nam với Trung Hoa qua các thời kì lòch sử.
- Vai trò của quan hệ kinh tế với Trung Hoa trong lòch sử Việt Nam, (mặt tích cực và hạn
chế).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn này tập trung nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế của
Việt Nam với Trung Hoa trong thời kì phong kiến độc lập của Việt Nam (từ thế kỉ XI đến cuối
thế kỉ XIX), cụ thể từ khi thành lập vương triều Lý năm 1010 mở ra thời kì phát triển của quốc
gia Đại Việt về mọi mặt, đến năm 1884, khi triều Nguyễn kí hàng ước với thực dân Pháp, đất
nước ta rơi vào vòng đô hộ.
Trong mối quan hệ với Trung Hoa, những chủ trương, chính sách và quá trình lòch sử được
xem xét từ phía quốc gia Đại Việt và các vương triều Đại Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp lòch sử để phản ánh bản thân

sự kiện lòch sử cần nghiên cứu, đồng thời kết hợp với phương pháp lôgic để nhận thức được bản
chất của sự kiện lòch sử trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Hoa. Ngoài ra, các
phương pháp khác như thống kê, phân tích các số liệu được áp dụng nhằm góp phần hệ thống
hoá các sự kiện.
5. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên – xã hội của quan hệ kinh tế với nước ngoài của Việt Nam.
Chương 2: Quan hệ của Việt Nam với Trung Hoa về mặt kinh tế.
Chương 3: Vai trò lòch sử của quan hệ kinh tế với Trung Hoa.





CHƯƠNG 1:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI CỦA QUAN HỆ KINH TẾ VỚI NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM

1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vò trí đòa lí:
Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, thuộc Đông
Nam Á lục đòa. Diện tích của Việt Nam khoảng 331.700 km
2
. Đọc trên bản đồ vò trí đòa lí, Việt
Nam nằm trong phạm vi của 33
0
2

bắc và 8

0
30

bắc, kéo dài từ Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang) đến xóm Mũi (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau). Điểm cực Tây nằm ở 102
0
10

kinh
đông (xã Apa Chải, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Điểm cực đông trên đất liền là ở 109
0
24


kinh đông trên bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa). Phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Hoa,
phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp với biển Đông (Thái Bình
Dương). Lãnh thổ Việt Nam có đặc điểm hẹp về chiều ngang và có đường bờ biển chạy dài từ
Bắc tới Nam (dài 3.260 km). Do đó, ngay từ thời cổ đại, ở Việt Nam đã hình thành các mối quan
hệ về kinh tế, chính trò, xã hội với các nước láng giềng, trong đó có nước Trung Hoa rộng lớn ở
phía Bắc.
Việt Nam nằm trên những con đường biển quốc tế đi từ Ấn Độ Dương lên Bắc Thái Bình
Dương, từ bán đảo Đông Dương đến các quần đảo của châu Đại Dương, khống chế một ngã tư
đường biển trọng yếu. Việt Nam nằm ở vò trí giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa,
lại là nơi tiếp giáp của hai vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do đó, ngay từ rất
sớm Việt Nam đã nắm giữ một vò trí chiến lược quan trọng trong hoạt động giao lưu kinh tế, văn
hoá giữa Đông và Tây, Nam và Bắc.
Việt Nam có vò trí trung chuyển, trú đỗ trên con đường biển thuộc hệ thống thương mại
châu Á, có vò trí thuận lợi nằm trên đường giao thương giữa Trung Hoa với Ấn Độ và thế giới
phương Tây, cóù đường bờ biển dài, nhiều vùng vònh kín gió là điều kiện thuận lợi để xây dựng
các cảng biển cho tàu bè qua lại, neo đỗ, tiếp thêm lương thực, nước uống. Mặc dù Việt Nam

không phải là đích đến cuối cùng trên con đường giao thương quốc tế, song các thương nhân Ấn
Độ và phương Tây đến Trung Hoa và ngược lại cũng đều ghé đến Việt Nam như một trạm dừng.
Ở đây, họ cũng tìm thấy những nguồn lợi kinh tế lớn qua việc trao đổi buôn bán hàng hóa và
sản vật nên ngay từ rất sớm ở Việt Nam đã có sự trao đổi giao thương qua đường biển với các
nước bên ngoài.
Đặc biệt, biên giới đất liền Việt Nam giáp giới với Trung Hoa rất dài (1.400 km) trên
toàn bộ vùng Tây Bắc – Bắc và Đông Bắc, chung đường bờ biển dài và chòu chế độ bán nhật
triều là điều kiện thuận lợi để cư dân hai nước qua lại buôn bán. Từ đó, các tụ điểm buôn bán
dọc theo biên giới của hai quốc gia được hình thành gọi là các bạc dòch trường như: Vónh Bình,
Hoành Sơn (ở Việt Nam), Khâm Châu, Liêm Châu (ở Trung Hoa) và các hải cảng Phố Hiến,
Hội An, Hà Tiên,… Các đòa điểm này diễn ra hoạt động buôn bán tấp nập của cư dân hai nước
Việt Nam, Trung Hoa trong suốt tiến trình lòch sử lâu dài.
1.1.2. Tài nguyên, thổ nhưỡng:
Việt Nam nằm trong vành đai nóng quanh năm nhận được một lượng nhiệt rất lớn của
Mặt Trời, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 đến 27
0
C. Ngoài nhiệt ra, Việt Nam quanh năm
cũng nhận được một lượng ẩm rất lớn. Độ ẩm tương đối dao động từ 80 đến 100% với lượng
mưa đều đặn hàng năm. Đất nước trải dài giáp biển nên chòu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió
mùa. Nhờ có lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm phong phú như trên nên rừng rậm rạp và có nhiều
tầng, cây cối quanh năm ra hoa kết quả, ruộng đồng mỗi năm làm được từ hai đến ba vụ. Do đó,
ở Việt Nam có nguồn sản vật, khoáng vật rất phong phú như giáng hương, trầm hương, tốc
hương, song mây, gỗ mun, gỗ lim, gỗ hoa nu, gỗ kiền kiền, hương liệu, ngà voi, sừng tê giác,
nhân sâm, yến sào, mật ong, sáp ong, ngũ cốc, hải sản, diêm tiêu, vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm,
thiếc,… Như các thương nhân Trung Hoa nhận xét “An Nam nơi đô hội lớn ở phía Nam, ruộng tốt
lúa, đất tốt dâu, núi chứa vàng bạc, biển sinh châu ngọc” [103, tr.103]. Chính nguồn sản vật,
khoáng vật này là đối tượng thèm muốn, vơ vét của Trung Hoa, đồng thời là nguồn hàng hóa
cho giao thương hai nước, tạo điều kiện để Việt Nam trao đổi phẩm vật, đổi lấy sự hòa hiếu,
thân thiện, yên ổn.
Môi trường tự nhiên của Việt Nam thuận lợi phát triển nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới

ẩm, gió mùa, mưa đều đặn với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chòt, đất phù sa màu mỡ là
điều kiện sinh trưởng tốt cho cây lúa và nhiều lại cây trồng khác (có nhiều loại cây q và dược
liệu q): cau, hồ tiêu, mía, trầm hương, kì nam hương, nhân sâm,... phục vụ cho đời sống và trao
đổi với nước ngoài.
Chính gió mùa đã đem lại cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hóa cho người Việt Nam. Với hai
mùa rõ rệt Đông Bắc (khoảng giữa tháng 8 đến đầu tháng 3) và Tây Nam (giữa tháng 3 đến
giữa tháng 8), gió mùa đã tạo nên những luồng giao thương trên biển theo mùa. Những thương
nhân từ Trung Hoa đến Ấn Độ, các nước phương Tây và ngược lại phải đón hướng gió để đi.
Trong thời gian đợi hướng gió thay đổi để có thể quay ngược hành trình thì Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam là một điểm dừng lí tưởng cho thương nhân các nước. Qua đó, hoạt động trao
đổi hàng hóa được diễn ra giữa người bản xứ và các thương nhân nước ngoài.
Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú và thổ nhưỡng thích hợp
cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và khai thác các sản vật tự nhiên. Nguồn hàng hóa
phong phú đã tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ buôn bán, trao đổi với Trung
Hoa.
1.1.3. Đòa hình, sông ngòi:
Đòa hình Việt Nam có đặc điểm dốc về phía biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với
hệ thống sông ngòi chằng chòt tạo thành những đồng bằng châu thổ và dải đồng bằng ven biển
trù phú, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống. Theo tác giả Lê Bá Thảo: “Hệ thống kênh rạch tự
nhiên trong đồng bằng có thể coi là có mật độ lớn bậc nhất thế giới, chúng trở thành những
đường giao thông thủy tiện lợi làm người ta có thể đi xuồng len lỏi vào những nơi hẻo lánh
nhất” [92, tr. 44]. Chính vì thế, ngay từ tất sớm, cư dân đã tập trung sinh sống đông đúc, tạo nên
những trung tâm kinh tế, những tụ điểm buôn bán, những đầu mối trao đổi vật phẩm từ vùng núi
đến đồng bằng và ngược lại.
Các vùng dân cư hình thành ở đồng bằng, ở các cửa sông và dọc theo các con sông tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu, liên kết giữa các vùng, các khu vực với nhau, từ Bắc xuống
Nam, từ Tây sang Đông (hướng giao lưu chính) và ngược lại. Do điều kiện đòa hình bằng phẳng,
nhiều sông ngòi, thuận lợi cho việc sản xuất và sinh sống của nhân dân, thuận lợi cho việc giao
lưu rộng rãi các vùng trong nước nên vua Lý đã chọn vùng đất Thăng Long làm kinh đô. Kinh
đô Thăng Long qua các triều đại dần dần trở thành đô thò lớn, là trung tâm kinh tế của cả nước,

quy tụ nhiều làng nghề, phường nghề vừa sản xuất vừa bán hàng thủ công. Đặc biệt là gốm sứ,
tơ lụa, hàng mỹ nghệ,... là những thứ được thương nhân nước ngoài rất ưa chuộng.
Việt Nam có nhiều cửa biển, hải cảng, bến sông như Vân Đồn (Quảng Ninh), Phố Hiến
(Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Cần Hải, Hội Thống, Triều Khẩu (Nghệ An), Lạch Bạng
(Thanh Hóa), Hà Tiên,… nên giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi, là điều kiện quan trọng
cho hoạt động trao đổi hàng hóa các vùng trong nước và với nước ngoài.
Từ xa xưa Việt Nam và Trung Hoa đã có mối giao lưu, liên hệ mật thiết về mọi mặt, nhất
là về kinh tế, văn hóa, dân cư. Với vò trí đòa lí giáp giới với Trung Hoa, Việt Nam có nhiều
thuận lợi và thách thức trải qua hàng ngàn năm. Hai quốc gia với đòa hình núi liền núi, sông liền
sông rất dễ dàng hòa hợp thân thiện, liên hệ mật thiết gắn bó như trong một nhà. Tuy nhiên, do
lãnh thổ gắn liền với nhau nên Trung Hoa dễ xâm chiếm, xâm lấn. Xung đột, chiến tranh, sự đối
đầu thường xuyên đã cản trở sự giao lưu, phát triển kinh tế. Mặc khác, Việt Nam là một nước
nhỏ, thế và lực đều yếu hơn Trung Hoa nên mọi quan hệ đều không bình đẳng. Việt Nam luôn
tỏ ra là một nước nhỏ, lệ thuộc Trung Hoa, chòu nộp cống,… để mong được yên ổn. Trong quan
hệ ngoại giao, khi trao đổi phẩm vật, đôi khi Việt Nam nhận được từ Trung Hoa những thứ hàng
hóa rất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là việc tiếp thu, lónh hội
được những kó thuật tiến bộ của Trung Hoa để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp và thủ công
nghiệp.
1.2. Điều kiện xã hội:
1.2.1. Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Việt Nam:
Trong thời kỳ độc lập tự chủ từ thế kỷ XI – XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn
quán triệt đường lối đối ngoại thân thiện với các nước bên ngoài, đặc biệt là với Trung Hoa. Tuy
nhiên, khi nền độc lập bò đe dọa, đất nước bò xâm lấn thì Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ dân
tộc lên hàng đầu, quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
Năm 1022, quân dân nhà Tống thuộc Khâm Châu và Như Hồng đến quấy phá vùng đất
Quảng Yên. Vua Lý “xuống chiếu cho Dực Thánh Vương đem quân đi đánh bộ lạc Đại Nguyên
Lòch, quân ta đi sâu vào trại Như Hồng đất Tống, đốt kho vựa rồi về” [22, I, tr. 251].
Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, triều đình nhà Lý đã chủ động mang quân tấn
công giặc với kế hoạch “tiên phát chế nhân”. Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã mang quân vượt
biên giới tấn công vào Châu Ung, Châu Khiêm và Châu Liêm, đốt phá kho binh lương mà quân

Tống chuẩn bò cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với thắng lợi này, nhà Lý đã bước đầu
làm suy yếu lực lượng và giáng một đòn mạnh vào âm mưu xâm lược Việt Nam của nhà Tống,
đồng thời là bước đệm quan trọng cho chiến thắng vang dội trên sông Như Nguyệt năm 1077.
Thời nhà Trần, quân Mông – Nguyên đã ba lần sang xâm lược Việt Nam. Dựa vào sức
mạnh quân sự của mình, quân Nguyên nhiều lần cử sứ giả sang kêu gọi vua quan nhà Trần đầu
hàng. Vua Trần đã nhiều lần từ chối sang chầu. Trước sự tấn công của quân Nguyên, vua quan
nhà Trần đã đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân xâm lược, lập nên những chiến công
vang dội vào các năm 1258, 1285, 1287 – 1288. Những chiến thắng đó là thành quả của cuộc
đấu tranh bền bỉ trên mặt trận ngoại giao của vua quan nhà Trần. Thắng lợi trước kẻ thù hùng
mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đã giúp Việt Nam giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đất
nước bước vào thời kì độc lập xây dựng và phát triển.
Khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, nhà Minh ở Trung Hoa đã cử quân sang xâm lược nước ta.
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống giặc Minh thất bại, Việt Nam bò đô hộ trong hai mươi năm
(1407-1427), đến khi Lê Lợi đánh đuổi được chính quyền đô hộ nhà Minh, khôi phục nền độc
lập tự chủ của dân tộc, lập nên một triều đại mới: Nhà Hậu Lê.
Triều Quang Trung tiếp theo thực hiện cuộc kháng chiến chống quân Thanh thành công
vào mùa Xuân Kỉ Dậu (1789), đã giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của nhà nước
phong kiến Trung Hoa. Nền hòa bình được lập lại, đất nước được thống nhất, Quang Trung đã
bắt tay vào xây dựng đất nước về mọi mặt.
Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, ý đồ xâm lược, dựng lại ách đô hộ lên đất
nước ta vẫn được các vua Tống, Nguyên, Minh, Thanh thực hiện mỗi khi có tiềm lực mạnh mẽ,
thời cơ thuận lợi. Điển hình là các cuộc xâm lược của nhà Tống thời Lý, giặc Nguyên thời Trần,
giặc Minh thời Hồ, giặc Thanh thời Tây Sơn,… Những âm mưu này đều bò các triều đại phong
kiến Việt Nam đánh bại bằng những chiến thắng quân sự vẻ vang ở những đòa điểm như sông
Như Nguyệt, sông Bạch Đằng, cửa Hàm Tử, Chương Dương, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp,… Sau khi
hòa bình được lập lại, bề ngoài các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn giữ quan hệ hòa hiếu,
thần phục và chòu cống nạp cho các triều đại phong kiến Trung Hoa với mong muốn giữ mối
quan hệ hòa bình, thân thiện giữa hai nước, nhưng cũng rất cương quyết trước những hành động
xâm chiếm đất đai, quấy phá biên giới của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Trên cơ sở mối
quan hệ ngoại giao thân thiện này, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Trung Hoa

được duy trì trong suốt thời gian dài.
1.2.2. Cư dân:
Việt Nam ở vào khu vực là ngã ba đường của Đông Nam Á nên đã sớm trở thành nơi sinh
trưởng, gặp gỡ và tiếp xúc giữa các bộ lạc thuộc nhiều thành phần nhân chủng khác nhau và các
luồng giao lưu kinh tế văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên đất liền và các hải đảo của
vùng Nam Á. Hơn nữa, qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, người Việt đã có
sự giao lưu lâu dài với người Trung Hoa. Chính sự hội tụ đa dạng này tạo nên một nền kinh tế
và văn hóa Việt Nam hết sức phong phú. Người Việt khá cởi mở và tiếp thu nhanh chóng mọi
tinh hoa của các nền kinh tế, văn hóa khác nhau trên thế giới, không cực đoan về tín ngưỡng tôn
giáo và phong tục tập quán. Do đó, kinh tế, văn hóa Việt Nam có điều kiện phát triển sớm.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên ngay từ rất sớm
cư dân đã sinh sống đông đúc. Đất nước với diện tích không lớn nhưng dân số rất đông (theo
tổng điều tra dân số ngày 1. 4. 2009 là 85.789.573 người) gồm 54 dân tộc tạo nên một nền kinh
tế, văn hóa đa dạng. Cư dân Việt Nam vốn quen canh tác lúa nước, chinh phục đồng bằng, nên
sinh sống tập trung ở vùng ven sông, ven biển. Nguồn sống chính của họ là kinh tế nông nghiệp
với nghề trồng lúa nước. Những lúc nông nhàn, đàn ông đẵn gỗ, chặt tre, làm nhà cửa, đan
thúng mủng, rèn cái cày, cái cuốc,… phụ nữ dệt vải, đan chiếu, chăm sóc con cái,… họ sống quây
quần trong cộng đồng thôn xóm, làng xã.
Bên cạnh các đặc tính đó, người Việt còn có tư tưởng sống gắn chặt với quê hương của
mình. Họ hiếm khi rời khỏi lũy tre làng. Họ chòu ảnh hưởng Nho giáo về đòa vò của các tầng lớp
trong xã hội: só, nông, công, thương. Thương nhân bò xếp hạng cuối cùng. Người dân Việt Nam
còn cho rằng “buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Đặc điểm trên tạo ra tính thụ động
của người Việt đối với hoạt động buôn bán.
Người dân Việt Nam thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc
ngoại xâm tàn bạo nên phải gồng mình lên bằng đức tính cần cù, thông minh, khéo léo để tồn
tại và phát triển. Nhận thức được sự khó khăn của nhà nước non trẻ, còn nhiều hạn chế, người
Việt nêu cao tinh thần học hỏi những tiến bộ trong sản xuất, những nghề mới đặc biệt là của
Trung Hoa. Những khi có dòp đi sứ sang Trung Hoa, các sứ thần đều tranh thủ học tập một nghề
mới về truyền dạy lại cho nhân dân. Những người Hoa sang Việt Nam đònh cư đã đem theo
nghề của mình để sinh sống và sẵn sàng truyền dạy lại cho người Việt, qua đó tạo ra một khối

lượng hàng hóa phong phú phục vụ trong nhân dân và bán ra nước ngoài.
1.2.3. Cơ sở kinh tế:
Trong thời kì phong kiến dân tộc, nền kinh tế nông nghiệp giữ vò trí quan trọng. Nhà nước
và nhân dân cùng chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính sách “trọng nông” được thực
hiện trong suốt thời kì phong kiến dân tộc. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều thực hiện các
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: làm thủy lợi, bảo vệ sức kéo, phát triển giống
cây nông nghiệp, khai khẩn,… Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp tăng lên, các mặt hàng nông
nghiệp phong phú có sản lượng lớn: lúa, tiêu, cau, các loại củ quả. Ngoài ra, các sản phẩm được
thu thập từ tự nhiên như cá, hải sản, các loại gỗ q, sừng tê, ngà voi,… góp phần cải thiện, ổn
đònh cuộc sống người dân. Nền thủ công nghiệp và thương nghiệp trong nước cũng được mở
rộng. Các làng nghề và phường buôn bán xuất hiện ngày càng nhiều mang tính chuyên nghiệp
cao như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), nghề làm đồ sành, đồ vại ở làng Thổ Hà (Bắc
Ninh), nghề khắc bản in ở làng Liễu Tràng, Liễu Lục (Hải Dương), làng dệt nón ở Triều Sơn,
làng làm Giấy ở Đốc Sơn, làng làm mui thuyền ở Dã Lễ,… Các làng này góp phần to lớn, thúc
đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa phát triển. Các làng nghề thủ công thể hiện tính chuyên môn
cao. Sự hưng khởi của nhiều ngành kinh tế trong nước và mối liên hệ giữa miền ngược với miền
xuôi, giữa trung tâm kinh tế đồng bằng với các vùng biên viễn xa xôi đã củng cố tiềm lực và tạo
đà cho kinh tế ngoại thương phát triển. Chợ có ở khắp nơi, họp đều kì. Kinh đô Thăng Long là
trung tâm của cả nước, có 61 phường buôn bán tấp nập, nhộn nhòp cả về ban đêm. Những năm
cuối thế kỉ XIII, “vua Trần Anh Tôn đêm đêm thường đi kiệu cùng vài chục người dạo chơi
khắp kinh thành đến gà gáy mới trở về cung” [50, tr. 51]. Vân Đồn, sau có thêm Phố Hiến, Hội
An, Hà Tiên,… là những đòa điểm giao thương quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các
nước khác.
1.2.4. Tâm lí dân tộc:
Việt Nam và Trung Hoa là hai quốc gia liền kề nhau nằm trong khu vực châu Á do đó từ
sớm có sự giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trò, xã hội. Sự tiếp giáp biên giới rộng lớn làm cho
Việt Nam luôn luôn trong tình trạng chống chọi với âm mưu xâm lược nhưng đồng thời cũng tạo
điều kiện thuận lợi để người Việt tiếp thu những thành tựu rực rỡ của văn minh Trung Hoa. Sự
ảnh hưởng chủ yếu diễn ra trong thời kì Việt Nam bò Trung Hoa đô hộ hơn một ngàn năm. Trong
hơn một ngàn năm đô hộ, hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến có tác động mạnh đến kinh tế, chính

trò, xã hội Việt Nam. Một trật tự xã hội theo khuôn khổ Nho giáo được duy trì, qui đònh chặt chẽ
các thứ bậc trong xã hội. Thiết chế nhà nước theo chế độ quân chủ chuyến chế với sự tập trung
quyền lực vào tay vua được duy trì trong suốt thời kì phong kiến Việt Nam. Hệ tư tưởng “trọng
nông ức thương” được duy trì để củng cố, bảo vệ quyền lợi cho nhà nước phong kiến.
1.2.5. Nhu cầu quốc phòng:
Quốc phòng là một lónh vực quan trọng đối với mỗi triều đại phong kiến Việt Nam, là
công cụ để duy trì ổn đònh đất nước, bảo vệ biên cương, hải đảo, bảo vệ đất nước khi có giặc
ngoại xâm. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam luôn chú tâm và xây dựng một lực lượng quân
đội mạnh để có thể bảo vệ biên cương và lãnh thổ. Quân đội còn là công cụ để nhà nước duy trì
và bảo vệ quyền lợi của mình, đàn áp lại những cuộc nổi loạn trong dân chúng. Lực lượng quân
đội ngày càng được tổ chức có qui mô, hoàn chỉnh trong công tác huấn luyện và trang bò vũ khí.
Các vua đã biết kế thừa kinh nghiệm xây dựng lực lượng quân sự ở các triều đại trước, đồng
thời cũng nghiên cứu và học tập binh chế của Trung Hoa, nhằm xây dựng cho mình một lực
lượng quân sự hùng mạnh.
Thời Lý, quân đội được chia làm bốn bộ phận, bao gồm: Thiên tử quân, quân các lộ,
quân vương hầu và dân binh. Để xây dựng quân đội, nhà Lý thực hiện chế độ nhân đinh trong
khắp cả nước, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Quân đội gồm đủ bốn binh chủng: bộ
binh, thủy binh, tượng binh và kò binh, trong đó bộ binh và thủy binh có số lượng đông nhất.
Thời nhà Trần, quân đội gồm hai bộ phận: cấm quân và quân các lộ. Cấm quân là lực
lượng vũ trang thường trực, có nhiệm vụ bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành và triều đình trung ương.
Quân các lộ là lực lượng vũ trang ở đòa phương, có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và trật tự xã
hội ở các đòa phương. Ngoài cấm quân và quân các lộ, dưới thời Lý, Trần còn có lực lượng vũ
trang tư nhân, do các bậc Vương tước và Hầu tước tuyển chọn, huấn luyện và chỉ huy. Ở các
làng xã, nhân dân còn có lực lượng bán vũ trang do họ tổ chức, đó là các đội dân binh.
Bên cạnh đó là lực lượng quân đội của các tù trưởng dân tộc miền núi. Đây là một bộ
phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ vùng biên cương và góp sức vào các cuộc kháng chiến
chống xâm lược của Việt Nam. Các triều đại luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tù
trưởng miền núi, coi đó là một trong những chính sách quan trọng trong việc duy trì, bảo vệ
quyền lực của mình và hòa bình của đất nước.
Quân đội được trang bò đầy đủ vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ, được tập luyện có bài

bản, theo qui chế, với chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cần nhiều”. Thời Trần, quân
đội được huấn luyện theo binh pháp của Đại Việt, sự ra đời của bộ Binh thư yếu lược do Trần
Hưng Đạo biên soạn đã đánh dấu sự phát triển của khoa học quân sự Việt Nam lúc bấy giờ.
Dưới thời Lê sơ nhà nước nắm độc quyền tổ chức huấn luyện quân đội và huấn luyện lực
lượng vũ trang, độc quyền sản xuất và quản lí vũ khí,… đây chính là điểm khác biệt so với các
triều đại trước của Việt Nam. Thời vua Lê Thái Tổ, nhà nước đã qui đònh rõ số ngạch cho từng
đạo quân và lệnh cho các tướng lónh, quân só trong năm đạo. Vua chia số quân làm năm phiên:
một phiên tại ngũ, bốn phiên về nhà sản xuất nông nghiệp theo chính sách “Động ư binh, tònh ư
nông”. Chế độ tuyển lựa và huấn luyện quân đội được qui đònh rõ ràng, chặt chẽ, cứ ba năm
nhà nước kiểm tra dân số một lần. Tất cả dân đinh từ 18 tuổi trở lên được chia làm sáu hạng
khác nhau: Tráng, Quân, Dân, Lão, Cố và Cùng. Tráng hạng thì nhập ngũ. Quân hạng chỉ đăng
kí tên trong sổ lính nhưng vẫn được ở nhà sản xuất. Chính sách “ngụ binh ư nông” được tiếp tục
duy trì. Chính sách này góp phần giữ vững nhòp độ sản xuất nông nghiệp và giảm được chi phí
quốc phòng, lại có thể duy trì được một đội quân hùng mạnh. Lực lượng quân đội hùng mạnh là
cơ sở để nhà nước bảo vệ bình yên ở vùng biên cương, đặc biệt là ở biên giới phía Bắc.
Quân đội ở Đàng Trong và Đàng Ngoài được tổ chức chặt chẽ với số lượng lớn để tiến
hành các cuộc chiến tranh phân chia quyền lực. Ở Đàng Ngoài, quân đội được tổ chức thành hai
bộ phận chính: quân túc vệ và ngoại binh. Chính quyền Đàng Ngoài mở các trường dạy võ, tổ
chức các kì thi võ để chọn nhân tài. Trong ghi chép của Cristophoro Borri về Đàng Trong năm
1621, ông có đề cập đến lực lượng quân sự ở Đàng Ngoài: “… còn quân đội thì như chúng tôi đã
nói ở trên, có thể lên tới 80.000 người. Nên không khó gì khi chúa muốn thì chúa có thể mộ
thêm cho tới 300.000 hoặc hơn với đầy đủ vũ khí, bởi vì các tướng lãnh trong nước như ở nước
chúng ta có các công hầu bá tước, họ phải tự lực cung cấp đủ cho cuộc chiến tranh. Còn lực
lượng của nhà vua thì không quá 40.000 binh lính hộ vệ” [17, tr. 125]. Ở Đàng Trong, quân đội
của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc vệ, quân chính qui ở các dinh và thổ binh. Quân đội
được chia thành cơ, đội, thuyền. Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bò đầy
đủ các loại vũ khí, các chiến thuật chiến đấu. “Về binh pháp và cách cai trò trong chinh chiến thì
cũng gần như ở châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công
và rút quân” [17, tr. 83]. Qua ghi chép của Cristophoro Borri thì lực lượng quân sự của Đàng
Trong là rất mạnh, được trang bò đầy đủ các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh: “… ngài có một

trăm thuyền chiến và hơn nữa, chúa rất mạnh về đường biển, như đã mạnh về đường bộ về súng
ống … việc họ buôn bán thường xuyên với người Nhật đã đem lại cho chúa rất nhiều đao hay
gươm đao theo kiểu Nhật Bản, với nước thép rất tốt. Trong nước còn rất nhiều ngựa, tuy thấp bé
hơn, nhưng rất tốt và rất can đảm, dùng để cưỡi và bắn nỏ, hằng ngày không ngớt thao luyện.
Thế lực của chúa rất mạnh đến nỗi khi ngài muốn, ngài có thể tuyển ngay được tám mươi ngàn
quân binh chiến đấu” [17, tr. 83 – 84]. “… ngoài biển họ chiến đấu trên thuyền như đã nói, mỗi
thuyền có súng đại bác và nhiều súng musqueton. Và người ta sẽ không thấy làm lạ khi biết
chúa Đàng Trong luôn luôn có tới một trăm thuyền chiến có đủ súng ống và nghiêm chỉnh
nghênh chiến” [17, tr. 84]. Với sức mạnh về quân sự của mình, Đàng Trong và Đàng Ngoài đã
bảo vệ, ổn đònh được chính quyền cai quản của mình tạo cơ sở cho các hoạt động kinh tế, văn
hóa,… phát triển.
Thời Quang Trung, quân đội được kiện toàn và củng cố, bao gồm thủy binh, bộ binh,
tượng binh, kò binh và pháo binh. Chiến thuyền có nhiều loại, có loại lớn chở được voi chiến,
trang bò 50, 60 đại bác, chở được 500 – 700 quân. Vũ khí có giáo mác, cung tên, súng trường,
đại bác, hỏa hổ. Để huy động lực lượng nhân dân, Quang Trung đã tiến hành việc lập lại sổ hộ
ở các xã. Nhân đinh được chia làm ba hạng: tráng hạng (18 – 55 tuổi), lão hạng (56 – 60 tuổi),
lão nhiêu (trên 60 tuổi). Tất cả trai tráng, không phân biệt sang hèn, xuất thân đều phải ghi tên
vào sổ hộ. Nhà nước phát thẻ tín bài cho mọi dân đinh, đi đâu đều phải mang theo vì có ghi họ
tên, quê quán và điểm chỉ. Thời Quang Trung, vấn đề biên cương ở phía Bắc được ổn đònh,
nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa tấp nập, tạo nên khung cảnh buôn bán sầm uất.
Quân đội dưới triều Nguyễn được đầu tư xây dựng mạnh. Quân đội chia thành ba bộ
phận: Thân binh (hộ vệ vua), Cấm binh (phòng thủ hoàng thành), Tinh binh hay Biền binh (ở
kinh đô và các đòa phương). Ngoài ra có một số thuộc binh (lính lệ, hộ vệ các quan). Theo nhận
đònh của hai người Pháp làm ở triều Gia Long là Baredi (Barisy) và Senhô (Chaigneau): “bấy
giờ có 115.000 bộ binh và 17.600 thủy binh” [83, tr. 440]. Theo Đại Nam thực lục: “tổng số quân
năm 1820 là hơn 204.220 người; năm 1840 là hơn 212.290 người. Ước tính các loại là 4 vạn bộ
binh bảo vệ triều đình trung ương, 15.000 thủy binh và 10 vạn biền binh. Ngoài ra còn có một
đạo tượng binh mạnh (riêng ở kinh thành có 105 thớt voi với hơn 500 quân, Bình Đònh có 15 thớt
voi với 119 quân, Hà Nội có 13 thớt voi với 122 quân, Quảng Nam có 25 thớt với 223 quân,…) và
một lực lượng pháo binh lớn (các thành tỉnh đều có đại bác: Hà Nội 150 cỗ, Nam Đònh, Hải

Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh: đều 200 cỗ,… các thành phủ, thành huyện cũng đặt đại bác,…) thêm
một số quân dùng súng tay” [83, tr. 440].
Nhận thức được sự cần thiết của quốc phòng, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã có
sự đầu tư nhất đònh cho quân đội. Nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh, nước Việt Nam đủ sức
đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, ổn đònh được
đất nước. Trên cơ sở đó tạo nhiều thuận lợi cho hai nước Việt Nam – Trung Hoa thiết lập mối
quan hệ kinh tế.
Các chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, về cư dân, đặc điểm tâm lí, nhu
cầu quốc phòng,… thuận lợi cho quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước bên ngoài, trong đó
có sự tiếp xúc và quan hệ với Trung Hoa, nước láng giềng lớn mạnh. Cả hai nước đã có sự giao
lưu về kinh tế, văn hóa lâu đời, đến các thế kỉ Việt Nam độc lập, mối quan hệ này được củng cố
và đẩy mạnh.
Tuy nhiên, do hạn chế bởi tư tưởng phong kiến, nền kinh tế Việt Nam chỉ bó hẹp trong
phạm vi cả nước, với nền nông nghiệp là cơ bản nhất, thương nghiệp kém phát triển nên mối
quan hệ với bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Các kó thuật để Việt Nam mở rộng quan hệ với các
nước cũng rất hạn chế như kó thuật đóng tàu thuyền còn rất yếu (không có nghề thủ công đóng
tàu đi biển), cư dân không có kinh nghiệm buôn bán và thói quen hoạt động thương mại. Chỉ có
hoạt động thương mại của các nước bên ngoài đến Việt Nam mà thôi.









CHƯƠNG 2:
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG HOA VỀ MẶT KINH TẾ


2.1. Những điều kiện về chính trò, kinh tế, xã hội tác động đến quan hệ kinh tế của Việt
Nam với Trung Hoa:
2.1.1. Tình hình chính trò, kinh tế, xã hội ở Việt Nam:
2.1.1.1. Sự thònh vượng dưới hai triều Lý, Trần (thế kỉ XI đến thế kỉ XIV):
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lập nên nhà
Lý. Nhà Lý được thành lập mở ra một thời kì mới của dân tộc – thời kì phát triển và ổn đònh của
chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Lý thiết lập bộ máy cai trò hoàn chỉnh từ trung ương đến đòa
phương, dựa trên tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nhà nước do vua đứng đầu,
vua đặt quan lại, luật pháp, xây dựng quân đội và làm mọi việc để củng cố khối đoàn kết dân
tộc trên đất nước Việt Nam.
Với sự thành lập vương triều Lý đã chứng tỏ rằng từ thế kỉ XI, Việt Nam đã là một quốc
gia phong kiến tồn tại độc lập, không còn phụ thuộc Trung Hoa nữa. Chính vì vậy, cũng từ thế
kỉ XI, mối quan hệ mới về chính trò, kinh tế, xã hội giữa hai nước Việt Nam, Trung Hoa được
hình thành trên cơ sở hai nước độc lập có chung biên giới quốc gia.
Vừa lên ngôi, mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư sang thành Đại La.
Trong lời chiếu dời đô có nói: “Ngày xưa nhà Thương đến Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà
Chu đến Thành Vương là ba lần dời đô há phải là các vua đời tam đại ấy theo ý riêng mà tự dời
đô bậy đâu, là vì mưu chọn chỗ ở chính giữa làm kế cho con cháu ức muôn đời, trên kính mệnh
trời, dưới theo lòng dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi. Bởi thế ngôi truyền dài lâu, phong tục giàu
thònh. Thế mà nhà Đinh, nhà Lê lại theo lòng riêng, lơ là mệnh trời, không noi theo việc cũ của
nhà Thương nhà Chu, yên ở nơi quê quán, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ
hao tổn, muôn vật không nên. Trẫm rất xót thương, không thể không dời đi nơi khác. Huống chi,
đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, tiện hình thế núi sông
sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn
vật rất thònh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp của
bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” [22, I, tr. 241]. Sau đó, Lý Công Uẩn đổi
tên thành Đại La thành Thăng Long, từ đó Thăng Long trở thành kinh đô của các triều đại
phong kiến Việt Nam suốt từ nhà Lý đến hết nhà Lê (1789). Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long là một bước tiến bộ mới trong sự trưởng thành của ý thức dân tộc và của giai cấp
phong kiến. Sự kiện này có ý nghóa lớn lao: mở ra một triển vọng to lớn cho sự phát triển của cả

dân tộc Việt Nam. Quyết đònh dời đô về Thăng Long cho thấy sự sáng suốt của một ông vua tài
giỏi, biết quan tâm đến kinh tế, coi kinh tế là yếu tố quyết đònh để xây dựng đất nước hùng
mạnh, để đủ sức bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước. Vì thế vua Lý đã chọn một nơi có
nhiều thuận lợi để dân cư tập trung sinh sống, làm ăn.
Triều Lý tồn tại đến năm 1225 thì suy yếu, chính quyền chuyển sang dòng họ Trần (1225
– 1400). Trong thời kì cai trò đất nước cả hai triều Lý, Trần đều đặc biệt quan tâm đến kinh tế
nông nghiệp, thủ công nghiệp và cả thương nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp là cơ sở của nhà nước phong kiến và của cả xã hội phong kiến cho
nên các vua Lý, Trần đều có những chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Để đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp, nhà nước chú ý đảm bảo phân công lao động cho nông nghiệp. Lý Công Uẩn
vừa lên ngôi đã ra lệnh cho những người phiêu tán về quê quán làm ăn. Mùa đông, tháng 10
năm 1266, vua Trần “xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập
những người xiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang”
[22, I, tr. 441]. Nhà Lý, Trần thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” cho quân lính luân phiên
về quê sản xuất, vừa có lợi cho nhà nước đỡ gánh nặng nuôi quân vừa đảm bảo sức lao động
cho nghề nông.
Các luật lệnh để bảo vệ trâu bò, nhằm duy trì sức kéo được các vua coi trọng. Nhà nước
còn chú trọng đến thuỷ lợi. Năm 1108, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá (đê sông Hồng ở Phúc Xá, Hà
Nội). Năm 1248, vua Trần cho đắp đê Quai Vạc,… Để đảm bảo đê điều được tốt, nhà Trần còn
đặt chức hà đê chánh phó sứ để trông coi.
Ngoài ra, để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cũng được các
vua thường xuyên thực hiện như: lễ cày tòch điền, lễ hạ điền đầu mùa cày cấy,… có tác dụng
khuyến khích người dân lạc quan, tin tưởng vào giai cấp thống trò, tin tưởng vào trời đất, vào
thần thánh mà yên tâm lo việc nhà nông và cũng là biện pháp giúp nhà nước có thể thân dân
hơn.
Những thành tựu trong các chính sách nông nghiệp của nhà nước Lý, Trần về thuỷ lợi, về
bảo vệ con người – sức lao động, bảo vệ số lượng trâu bò – sức kéo nông nghiệp,… đã thể hiện
tính tích cực của nhà nước Lý, Trần trong các thế kỉ XI đến XIV. Nhờ đó mà xã hội Việt Nam
có thể đứng khá vững chắc, đời sống của cư dân tương đối ổn đònh và đủ sức mạnh để thực hiện
cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên thành công, bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp thời Lý, Trần cũng có những
bước phát triển đáng kể với những nghề: dệt vải, làm gốm, đúc đồng, làm giấy, khai thác
vàng,…
Dưới thời Lý, Đại Việt sử kí toàn thư ghi năm 1040 “Vua đã dạy cung nữ dệt được gấm
vóc, tháng ấy, xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở kho để may áo ban cho các quan,
từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ tứ phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc để tỏ ra vua
không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa” [22, I, tr. 276].
Nghề làm gốm phát triển mạnh với nhiều loại có giá trò: gốm đàn hoa nâu, gốm men
ngọc,… một số trung tâm sản xuất gốm như Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), đồ sành, đồ vại ở
làng Thổ Hà (Bắc Ninh) nổi tiếng xuất hiện.
Nghề đúc đồng có những thành tựu đáng kể: đúc tượng, đúc chuông, đúc tiền, vũ khí và
các đồ dùng sinh hoạt. Theo Việt sử lược “năm 1198, nhà nước tổ chức khai thác mỏ đồng ở
Lạng Châu” [83, tr. 145].
Để thuận tiện cho việc đi lại, nhà Lý, Trần còn cho đào vét các sông ngòi, đắp đường,
làm cầu. Năm 1029, Lý Thái Tông cho đào sông Đản Nãi (Ái Châu); năm 1051, cho đào kênh
Lãm (thuộc Bắc Thái). Năm 1192, khơi sâu sông Tô Lòch; năm 1231, đào sông Trầm và sông
Hào ở Thanh Hoá đến nam Diễn Châu; năm 1357, đào thêm sông ở Nghệ An, Thanh Hoá,…
thuyền bè đi sông, đi biển đều thuận lợi.
Nhờ có nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nên khối lượng hàng hoá được tạo ra
nhiều, loại hàng hoá phong phú, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ngoài ra còn có
sản phẩm để trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
Nền kinh tế thương nghiệp thời Lý, Trần cũng được nhà nước quan tâm. Mặc dù có phần
bò hạn chế do xuất phát từ tư tưởng kinh tế “trọng nông”. Để bảo vệ nền độc lập của đất nước,
các vua Lý, Trần của Việt Nam đều chủ trương quan hệ hoà hảo với nhà Tống, Nguyên của
Trung Hoa, hàng năm đều nộp cống phú và tỏ ra thần phục, biểu hiện rõ qua việc cầu phong,
xin được công nhận là vua nước An Nam. Các vua Lý, Trần còn chủ động xin được buôn bán với
Trung Hoa ở những vùng gần biên giới hai nước. Do đó, mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với
Trung Hoa dưới triều Lý, Trần diễn ra thuận lợi và khá phát triển.
Nhìn chung, trong các thế kỉ XI đến XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ
được xây dựng chặt chẽ, các vua đều quan tâm đến kinh tế để phát triển đất nước, tạo cơ sở thúc

đẩy mối quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước bên ngoài, đặc biệt là với Trung Hoa rộng
lớn.
Cuối thế kỉ XIV, sự suy yếu của nhà Trần và việc chiếm đoạt quyền lực của họ Hồ đã
làm cho tình hình đất nước trở nên rối loạn, tạo điều kiện cho quân Minh sang xâm lược nước ta.
2.1.1.2. Chính sách đô hộ của nhà Minh:
Sau khi đánh bại cuộc kháng chiến của nhà Hồ, quân Minh thủ tiêu nền độc lập của nước
ta và đặt nước ta thành quận Giao Chỉ thuộc nhà Minh. Nhà Minh thi hành chính sách đàn áp và
nô dòch tàn khốc đối với nhân dân Việt Nam.
Về chính trò, quân sự, nhà Minh thi hành chính sách vừa mua chuộc, chia rẽ vừa trấn áp
khủng bố bằng thủ đoạn “chia để trò”, “dùng người Việt trò người Việt”, dùng những thủ đoạn
man rợ đối với những hành động phản kháng của nhân dân ta. Nhà Minh ra lệnh bắt nhân dân
nộp hết mọi thứ khí giới và tuyệt đối cấm đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí để dễ dàng đàn áp,
bóc lột và nô dòch.
Về văn hoá, quân Minh thi hành chính sách đồng hoá đối với nhân dân Việt Nam. Chính
sách chung là bắt nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán cũ của dân tộc, để theo những
phong tục tập quán mới của Trung Hoa. “Năm 1414, Hoàng Phúc ra lệnh cấm con trai, con gái
không được cắt tóc ngắn, phụ nữ phải mặc áo ngắn quần dài” [95, tr. 6]. Để làm cho nhân dân
ta quên đi dó vãng đấu tranh anh dũng, bất khuất, quên đi quá trình xây dựng đất nước lâu dài và
đầy sáng tạo của mình, chính quyền đô hộ lại chủ trương thu vét hết những tài liệu văn hoá từ
trước tới đây của nước ta đưa về Trung Hoa. Theo Lòch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú thì các sách văn học, lòch sử, hình luật, chính trò của ta từ nhà Trần trở về trước đều bò mất
hết.
Về giáo dục, nhà Minh một mặt triệt để thi hành chính sách ngu dân, mặt khác ra sức hạn
chế việc thi cử.
Về kinh tế, nhà Minh thi hành chính sách bóc lột vơ vét rất tàn ác. Nhà Minh đặt ra vô số
thứ thuế đánh vào mọi hạng người và mọi nghề làm ăn của nhân dân, từ thuế ruộng, thuế thủ
công, thuế muối, thuế lâm thổ sản,… đặc biệt thuế ruộng, cho tăng gấp ba lần so với mức thuế
thời nhà Hồ, nắm độc quyền về muối, cấm việc thông thương với nước ngoài.
Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh được ghi vào lòch sử của dân tộc ta như hai mươi năm
tội ác của đế chế phong kiến Trung Hoa ở thế kỉ XV. Dưới ách thống trò nặng nề của chính

quyền đô hộ nhà Minh, mất mùa, đói kém, bệnh tật liên tiếp xảy ra. Nhân dân sống đói khổ, thợ
thủ công bò bắt đưa về Trung Hoa, những người còn lại chòu thuế khóa nặng nề. Thủ công
nghiệp suy sụp, sự buôn bán không thể có điều kiện phát triển lên được, đồng thời lại bò sách
nhiễu, khám xét, cấm đoán luôn nên lại càng đình trệ. Việc đi lại buôn bán bò hạn chế: “nhân
dân các xứ ra khỏi ngoài trăm dặm buôn bán làm ăn hay mua bán thóc gạo và các thứ thực
phẩm đều phải trình báo với các quan sở tại”, “người nào không trình báo, tự ý đi xa đều bò tù
tội” [84, tr. 208].
Như vậy, trong hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước
Việt Nam – Trung Hoa không được thực hiện, thay vào đó là công cuộc vơ vét, bóc lột tàn bạo
của nhà Minh đối với nước ta để thu lợi. Từ đó tạo nên một sự mâu thuẫn rất lớn giữa nhân dân
Việt Nam với nhà Minh. Nhiều cuộc khởi nghóa của nhân dân Việt Nam chống chính quyền đô
hộ nhà Minh diễn ra liên tục, rộng khắp.
2.1.1.3. Quá trình xây dựng đất nước của vương triều Lê (đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ
XVI):
Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghóa của nhân dân Việt Nam đã nổ ra,
trong đó lớn mạnh nhất là cuộc khởi nghóa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Sau mười năm trường
kì gian khổ (1418 – 1428), cuộc khởi nghóa Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng đất
nước, khôi phục nền độc lập dân tộc, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ của quốc gia Việt
Nam.
Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, mở đầu triều đại nhà Lê. Trong
khoảng bảy mươi năm (1428 – 1503), trải qua các đời vua Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông,
Thánh Tông, Hiến Tông đất nước Việt Nam dần dần được khôi phục và phát triển cao về mọi
mặt chính trò, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thiết lập trở lại mối
quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Hoa, tạo điều kiện cho mối quan hệ
kinh tế được duy trì.
Đất nước trở lại độc lập, nhà nước và nhân dân với ý thức tự hào dân tộc sâu sắc đã hợp
sức cùng nhau nhanh chóng khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh và sau đó là đưa
nền kinh tế phát triển lên một giai đoạn mới. Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến
khích nông nghiệp. Theo Đại Việt sử kí toàn thư: “Năm Đinh Mùi [1427]: Hạ lệnh cho dân xiêu
tán về quê quán cũ mà cày cấy. Người nào không có điền sản thì cho được buôn bán. Người nào

bỏ nghề nghiệp thì xử tội nặng” [22, II, tr. 50]. Nhà nước ngăn cấm việc bỏ hoang ruộng đất,
ruộng đất giao cho làng xã quản lí theo chế độ quân điền. Nhà nước chú trọng đến khai hoang,
mở rộng diện tích canh tác. Nhiều làng xóm ven biển Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An đã ra đời.
Nhà Lê cũng như các triều Lý, Trần đều rất chăm lo đến nông nghiệp. Công tác thuỷ lợi,
các qui đònh về bảo vệ sức kéo của trâu bò,… được nhà nước coi trọng.
Như vậy, với sự nỗ lực của nhà nước và nhân dân, nền nông nghiệp được phục hồi và
phát triển, thúc đẩy sản xuất xã hội, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và thương
nghiệp.
Để tiện cho việc buôn bán, trao đổi, nhà Lê bỏ tiền giấy nhà Hồ, đúc tiền đồng mới, qui
đònh rõ: 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng. Các đơn vò đo lường cũng được thống nhất.
Về ngoại thương, nhà nước nắm độc quyền và hạn chế nghiêm ngặt. Thuyền buôn ngoại
quốc chỉ được vào một số cửa biển nhất đònh như Vân Đồn, Càn Hải (Cửa Hội), Hội Thống
(Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hoá). Ở các nơi này có Sát hải sứ để kiểm soát tàu bè, có An phủ
ty và Đề bạc ty để kiểm soát việc đi lại, mua bán. Nhà nước nghiêm cấm nhân dân không được
buôn bán lén lút, vi phạm sẽ bò phạt rất nặng.
Về đối ngoại, các vua Lê luôn cố gắng tạo ra một quan hệ bang giao hoà hoãn, một mặt
triều đình nhà Lê thi hành chính sách mềm dẻo, không để mất thể diện của kẻ vừa bò nhân dân
ta đánh bại. Lê Lợi cử một đoàn sứ bộ do Lê Thiếu Dónh dẫn đầu lên đường sang Yên Kinh
(Bắc Kinh ngày nay) mang theo đồ cống, thư “tạ lỗi” vì đã chống cự thiên triều, cùng một bản
danh sách tù binh gồm quân tướng Minh bò bắt ở Việt Nam sẽ được Lê Lợi trao trả cho Trung
Hoa. Sau đó, Lê Lợi sai sứ sang cầu phong và nộp cống phẩm hàng năm, mặt khác nhà Lê kiên
quyết bảo toàn lãnh thổ và giữ vững chủ quyền của một nước độc lập. Thế là sau hai mươi năm
bò cắt đứt, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Hoa đã được xây dựng trở lại.
Sau khi Trung Hoa và Việt Nam mở cửa ải thông sứ, quan hệ ngoại giao giữa hai nước
trong những năm đầu chưa ổn đònh, còn có nhiều trở ngại và ở đây đã diễn ra cuộc đấu tranh

×