Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khắc phục rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập ( nghiên cứu trường hợp viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN NGỌC LONG

KHẮC PHỤC RÀO CẢN
TRONG QUÁ TRÌNH TỰ CHỦ CỦA CÁC
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG LẬP
(Nghiên cứu trƣờng hợp Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN NGỌC LONG

KHẮC PHỤC RÀO CẢN
TRONG QUÁ TRÌNH TỰ CHỦ CỦA CÁC
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG LẬP
(Nghiên cứu trƣờng hợp Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60 34 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Huy Tiến

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................7
1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 7
2. Tổng quan tính hính nghiên cứu ................................................................ 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 13
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 13
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 13
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 13
7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 14
8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14
9. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
10. Kết cấu của Luận văn ............................................................................. 14
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................17
1.1. Khái niệm .............................................................................................. 17
1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................... 41
CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG TỪNG LĨNH VỰC
TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ NC&TK TRỰC THUỘC VIỆN
HÀN LÂM KHCNVN ................................................................................44

2.1. Tính hính thực hiện tự chủ của Viện Hàn lâm KHCNVN .................... 44
2.2. Hiện trạng tự chủ của các đơn vị .......................................................... 57
2.3. Nhận diện những rào cản trong quá trính tự chủ của các đơn vị .......... 62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG QUÁ
TRÌNH TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ NC&TK TRỰC THUỘC
VIỆN HÀN LÂM KHCNVN .....................................................................67
3.1. Biến quyền tự chủ thành năng lực tự chủ ............................................. 67
3.2. Khâu đột phá về năng lực tự chủ .......................................................... 70
3.3. Điều chỉnh Nghị định 115 ..................................................................... 76
1


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................78
1. Kết luận .................................................................................................... 78
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................80

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy,
cô, đồng nghiệp, nhà khoa học và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- PGS. TS. Phạm Huy Tiến đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh
nghiệm và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành đề tài.
- Các thầy cô công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cơ cơng tác tại Khoa
Khoa học quản lý nói riêng đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và tạo mọi điều
kiện để tác giả hồn thành chương trình học cao học. Đặc biệt cảm ơn PGS.
TS. Vũ Cao Đàm và TS. Đào Thanh Trường đã gợi ý đề tài, hỗ trợ tài liệu và

đóng góp nhiều ý kiến giúp tác giả hồn thành đề tài.
- Các nhà khoa học, nhà quản lý hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ tài liệu, tư vấn, chia sẻ kinh
nghiệm và đóng góp ý kiến giúp đỡ tác giả trong q trình thực hiện luận văn.
Ngồi ra, tác giả cũng cảm ơn Ban chủ nhiệm dự án điều tra cơ bản
“Tổng hợp kết quả điề u tra cơ bản của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đến năm 2010” mã số VAST.ĐTCB.03/13-14 đã hỗ trợ số liệu cho
luận văn.
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, luận văn này khơng tránh
khỏi còn nhiều khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và
chia sẻ.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Trần Ngọc Long

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN:

Chuyển giao công nghệ.

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước.

KH&CN:


Khoa học và Công nghệ.

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội.

NC&TK:

Nghiên cứu và Triển khai.

NCCB:

Nghiên cứu cơ bản.

NCƯD:

Nghiên cứu ứng dụng.

NSNN:

Ngân sách nhà nước.

SX-KD:

Sản xuất – Kinh doanh.

Viện Hàn lâm KHCNVN: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nghị định 115:

Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005

của Chình phủ.

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng và kinh phì thực hiện các đề tài, dự án
KH&CN năm 2014 (khơng kể các đề tài thuộc chương trính
NCCB) .................................................................................................. 52
Bảng 2.2. Số lượng đề tài NCCB của Viện giai đoạn 2010-2014 .............. 53
Bảng 2.3. Thống kê kế t quả cơng bớ các cơng trính khoa học, sở hữu trì
tuệ năm 2014 của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm ........................ 54
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số lượng các cơng bố khoa học, sáng chế,
giải pháp hữu ìch giai đoạn 2010-2014 của Viện ................................. 58

5


DANH MỤC HÌNH

Hính 1. Các mơ hính tổ chức trong hoạt động KH&CN ............................. 22
Hính 2. Hoạt động NC&TK theo khái niệm của UNESCO ........................ 26
Hính 3. Phân loại hoạt động NC&TK theo chức năng của nghiên cứu ....... 27
Hính 4. Phân loại hoạt động NC&TK theo tình chất của sản phẩm
nghiên cứu ............................................................................................. 27
Hính 5. Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN ............................... 46
Hính 6. Một số thiết bị nghiên cứu khoa học của các đơn vị ..................... 47
Hính 7. Phân bố nhân lực KH&CN năm 2014 của Viện ............................ 48
Hính 8. Tính hính nhân lực của Viện trong 5 năm gần đây ........................ 48

Hính 9. Số lượng các cơng trính cơng bố trong 5 năm gần đây (20102014) của Viện Hàn lâm KHCNVN .................................................... 57
Hính 10. Mơ hính tổ chức của các đơn vị.................................................. 60
Hính 11. Mơ hính th mua tài chình để đầu tư thiết bị ............................ 75

6


PHẦN MỞ ĐẦU

Tên đề tài:
Khắc phục rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ chức nghiên
cứu và triển khai công lập (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam).
1. Lý do nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan khoa học
thực hiện chức năng NCCB về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ;
cung cấp luận cứ khoa học cho cơng tác quản lý KH&CN và xây dựng chình
sách, chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH; đào tạo nhân lực KH&CN có
trính độ cao theo quy định của pháp luật. Là cơ quan trực thuộc Chình phủ,
Viện Hàn lâm được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức tại Nghị định số 108/2012/NĐ-CP của Chình phủ.
Tiền thân của Viện Hàn lâm KHCNVN là Viện Khoa học Việt Nam
được thành lập theo Nghị định số 118/CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng
Chình phủ. Năm 1993, Viện Khoa học Việt Nam lại được đổi tên thành Trung
tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia theo Nghị định số 24/CP ngày
22/5/1993 của Chình phủ. Tiếp đó, ngày 16/01/2004 Chình phủ đã ban hành
Nghị định số 27/2004/NĐ-CP đổi tên Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong suốt lịch sử hính thành và phát triển của mính, cùng với những

chình sách của Nhà nước tác động đến quá trính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đối với các tổ chức KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN luôn quan tâm, điều
hành để các đơn vị trực thuộc nói chung, các đơn vị nghiên cứu và triển khai
nói riêng phát triển theo hướng tự chủ.
Thực hiện quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/
2005 của Chình phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa
7


học và công nghệ công lập, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là
Viện Hàn lâm KHCNVN) đã giao cho mỗi đơn vị trực thuộc xây dựng Đề án
tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các Đề án chỉ là kiện toàn tổ chức,
hoạt động theo Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 115, chứ không chuyển đổi
được sang hính thức tự chủ cao như kỳ vọng bởi những rào cản, những khó
khăn nhất định.
Do đó trong luận văn này, tác giả tiến hành nhận diện và đề xuất giải
pháp khắc phục những rào cản trong quá trính tự chủ của các tổ chức nghiên
cứu và triển khai công lập thông qua việc nghiên cứu trường hợp cụ thể của
các đơn vị nghiên cứu và triển khai trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
1.2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu
Việc nhận diện và đề xuất giải pháp khắc phục những rào cản trong quá
trính tự chủ của các tổ chức NC&TK cơng lập (hay cịn gọi là tổ chức
KH&CN cơng lập) góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc điều chỉnh
chình sách quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học
và công nghệ công lập cho phù hợp thực tiễn.
1.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Hiệu quả thực tiễn của việc đề xuất giải pháp khắc phục những rào cản
trong quá trính tự chủ của các tổ chức KH&CN cơng lập sẽ góp phần vào việc
đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 115 trong thời gian qua và chuẩn bị cho
những điều chỉnh chình sách này cho phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng góp phần nhận diện các hạn chế
trong q trính tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN đã có
nhiều đề tài khoa học, bài báo, bài viết đề cập đến. Trong số đó cũng có
nhưng bài phân tìch về các chình sách liên quan đến q trính tự chủ của các
tổ chức KH&CN cơng lập. Nhưng có thể những cơng bố đó mới xét đến khìa
cạnh, góc độ mà tác giả quan tâm trên mặt bằng chung của các tổ chức
KH&CN mà chưa xem xét các vấn đề khó khăn, rào cản trong quá trính tự
8


chủ của các đơn vị cụ thể như các tại các đơn vị NC&TK trực thuộc Viện Hàn
lâm KHCNVN.
Lấy vì dụ, tác giả Nguyễn Thanh Bính, Viện Nghiên cứu hạt nhân,
trong luận văn cao học “Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị
R&D của ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và giải pháp khắc phục” của mính đã khắc hoạ được đơi nét
những khó khăn mà Viện Nghiên cứu hạt nhân gặp phải khi thực hiện tự chủ.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu hạt nhân chưa đủ sự đa dạng trong các hoạt động
NC&TK để làm nguyên mẫu đánh giá những rào cản trong quá trính tự chủ
của các tổ chức NC&TK công lập.
Gần đây nhất, tác giả Đỗ Thị Lâm Thanh, Viện Công nghệ môi trường
(trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN), trong luận văn cao học “Xây dựng
chình sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong điều
kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam” của mính đã nhận diện những rào cản và đề xuất giải pháp liên
quan đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề mới chỉ bó hẹp trong
khn khổ chình sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Đó cịn chưa kể đến
giải pháp, khuyến nghị chưa xác định được Viện Hàn lâm KHCNVN có vai

trị như thế nào, Chình phủ có vai trị như thế nào, các cơ quan hữu quan có
liên quan đóng vai trị như thế nào trong việc xây dựng chình sách này.
2.1. Tình hình nghiên cứu về rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ
chức NC&TK công lập trên thế giới
Mặc dù tự chủ không thường xuyên được coi là một biến cấu trúc trong
các nghiên cứu về tổ chức nhưng dần dần các nghiên cứu trong một vài thập
niên trở lại đây đã phần nào phản ánh yếu tố này.
Năm 1958, William R. Dill công bố một nghiên cứu về hai doanh nghiệp
của Na Uy trên Tạp chì Quản trị Khoa học. Bài viết có tên “Mơi trường với vai
trị một tác nhân đối với tự chủ quản lý”. Trong nghiên cứu của ông, mức độ tự
chủ của nhà quản lý và công nhân được đánh giá cùng với các yếu tố mơi
trường khác. Trong đó Dill cho rằng mức độ tự chủ càng cao thí nhiệm vụ được
9


giao càng ìt phức tạp, rủi ro càng thấp, nhiều quyền kiểm sốt đối với các luồng
thơng tin, và mức độ chình thức của các mối tương tác càng cao.
Năm 1965, Turner and Lawrence trong nghiên cứu “Các công việc và
người lao động của thời đại công nghiệp” đã đưa ra khái niệm tự chủ như là
một “thuộc tình nhiệm vụ cần thiết” để có được sự hài lịng về công việc và
giảm mức độ bỏ việc của người lao động ở các khu vực nông thôn nhỏ. Việc
trao cho các nhân viên cấp thấp nhiều quyền tự chủ ra quyết định là cơ sở để
giúp tăng cường tình cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năm 1966, Evan W. E. trong nghiên cứu “Hệ thống tổ chức: Hướng tới
một lý thuyết về quan hệ liên tổ chức” đã tím hiểu về tự chủ của các tổ chức
đã kết luận các tổ chức ìt tự chủ sẽ có nhiều quyền lực hơn. Cũng như các đại
biểu của lý thuyết phụ thuộc về chình trị và nguồn lực, các kết quả này phản
ánh quyền lực có được là do kiểm sốt các nguồn lực.
Năm 1975, Porter L. W., E. Lawler, và J. R. Hackman xuất bản cuốn
sách “Hành vi trong các tổ chức”. Trong đó, các tác giả cho rằng tự chủ là

một nhu cầu của con người, theo một nghĩa nào đó thí nó cũng giống như các
nhu cầu trong tháp phân cấp nhu cầu của Maslow.
Năm 1980, Osborn R. N., J. Hunt và L. Jauch trong ấn phẩm “Lý thuyết
tổ chức: Một cách tiếp cận tích hợp” đã kết luận rằng mức độ tự chủ thấp
thường gắn với đời sống lao động chất lượng thấp, mặc dù điều này còn phụ
thuộc vào từng cá nhân khác nhau.
Năm 1991, Hall R. H. trong cuốn “Các tổ chức: Cấu trúc, Quy trình, và
Đầu ra” đã bàn về tự chủ của tổ chức: Tương tự như đối với cá nhân, cũng có
thể xem xét tình tự chủ đối với một tổ chức. Điều này phù hợp với các tổ chức
có cơ cấu gồm các bộ phận nhỏ, như: các cơng ty thuộc một tập đồn kinh tế
hay các bộ phân ở các quốc gia của tổ chức đa quốc gia.
Cũng trong năm 1991, Datta D. K., J. Grant và N. Rajagopalan trong
nghiên cứu “Xung khắc trong quản lý và lợi ích của tự chủ: Các tác động đến
kết quả hoạt động”, đăng trên Tạp chì Quản trị chiến lược, định nghĩa tự chủ
của tổ chức là tự do hàng ngày trong quản lý.
10


Năm 1998, Gifford D. trong “Tự chủ bao nhiêu là đủ”, đăng trên Tạp
chì Kinh doanh Harvard đã chỉ ra những chức năng cụ thể nào có thể được
quyết định bởi trụ sở chình hay được phân quyền cho các nhà quản lý ở địa
phương khi nghiên cứu tự chủ trong các bộ phận khác nhau của các tập đoàn
đa quốc gia.
Năm 2001, Harris và Holden (trong nghiên cứu về tự chủ và kiểm soát),
cũng như năm 2003, Darr (trong nghiên cứu “Kiểm soát và tự chủ đối với
nhân viên kinh doanh”) đều coi hai yếu tố tự chủ và kiểm soát là những lực
đối cực của tổ chức.
Năm 2002, Patterson S. và D. Brock trong nghiên cứu “Sự phát triển
Quản lý các công ty con: Tổng quan và Phân tích lý thuyết” đăng trên Tạp chì
Kinh doanh Quốc tế, đã sử dụng phương pháp đếm từ trong một mẫu các bài

báo để xem các nhà cầm quyền đương đại đang theo xu hướng sử dụng các
khái niệm liên quan đến tự chủ nhiều hơn hay kiểm soát nhiều hơn.
Từ các nghiên cứu trên đây, có thể thấy tự chủ là một đề tài được
nghiên cứu nhiều, cả về lý thuyết và thực tiễn. Các nghiên cứu về chủ đề này
đã đưa ra những kết luận nổi bật như: tự chủ là một yếu tố quan trọng tác
động đến tâm lý của nhân viên trong tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ
chức. Tự chủ gồm nhiều loại, tự chủ của người lao động, tự chủ của người
đứng đầu tổ chức, tự chủ của tổ chức so với các tổ chức cấp trên của nó… Tự
chủ có mối liên hệ chặt chẽ với các khái niệm như tập trung hay phân quyền.
Việc thiết kế tổ chức sao cho mức độ tự chủ phù hợp khơng đơn giản.
2.2. Tình hình nghiên cứu về rào cản trong quá trình tự chủ của các tổ
chức NC&TK công lập tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tư tưởng về đổi mới hệ thống KH&CN đã hính thành và
phát triển trong một số cơng trính. Nổi bật phải kể đến các nghiên cứu của tác
giả Vũ Cao Đàm về chình sách KH&CN, hệ thống KH&CN của Việt Nam…
Trong các nghiên cứu của mính, tác giả đã phân tìch khá chi tiết các nội dung
như: Những vấn đề bức thiết của chình sách khoa học và kỹ thuật [12,25];
Đổi mới quan điểm về chình sách đối với trì thức KH&KT [12,54]; Dịch vụ
11


khoa học và công nghệ [12,101]; Bàn về tư tưởng học phiệt trong khoa học
[12,182]; Căn bệnh hành chình hóa khoa học [12,187]; Định hướng cải cách
thiết chế tài chình cho KH&CN trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường [12,191]; Đổi mới chình sách tài chình cho hoạt động khoa học và
công nghệ [12,201]; Lại bàn về khái niệm “doanh nghiệp khoa học và công
nghệ” [12,246]; Đầu tư mạo hiểm [12,265]; Đâu là giới hạn của việc xóa bỏ
cơ chế “xin – cho” trong hoạt động khoa học và công nghệ [12,273]… Các
nghiên cứu này đã bàn luận khá kỹ về các chủ đề có liên quan đến tự chủ của
tổ chức KH&CN, đưa ra một cơ sở lý luận tương đối toàn diện, đầy đủ về đổi

mới hệ thống KH&CN.
Ngồi ra, có thể kể đến các nghiên cứu về cải cách hệ thống KH&CN:
- Báo cáo khoa học chuyên đề “Cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu
và phát triển trong bối cánh chuyển sang kinh tế thị trường” của Hoàng
Trọng Cư và cộng sự đã đưa ra kiến nghị “nhà nước chỉ quản lý những viện
nghiên cứu và phát triển quốc gia, còn các tổ chức nghiên cứu và phát triển
khác chuyển giao quản lý cho các doanh nghiệp, các trường đại học và tư
nhân hóa…”.
- Báo cáo “Vai trị của nhà nước trong hoạch định chính sách đối với
hoạt động nghiên cứu và phát triển” của TS. Ngô Tất Thắng đã đưa ra kiến
nghị “Nhà nước cần quan tâm đến lực lượng nghiên cứu trong các trường
đại học…tạo cơ chế phối hợp Viện – Doanh nghiệp và Doanh nghiệp – Đại
học …. Giảm dần can thiệp của nhà nước đối với các hoạt động của tổ chức
R&D nhà nước bằng bằng cách chuyển các cơ quan R&D công nghiệp sang
hoạt đông theo cơ chế cơng ty…”.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam đã xuất hiện những cơng trính và đề
tài nghiên cứu việc cải cách, đổi mới tổ chức KH&CN. Chủ yếu các nghiên
cứu tập trung vào phân tìch q trính và mơ hính chuyển đổi của các tổ chức
này. Điều đó cho thấy, một mặt, hệ thống quản lý chưa theo kịp được với
những tư tưởng tiến bộ trong nghiên cứu. Mặt khác, hệ thống nghiên cứu
cũng chưa lý giải được bản chất của những vướng mắc trong thực tế.
12


Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 115 quy định cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập mà kết quả chưa được như
kỳ vọng và nhận thấy cần phải tím ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nên
tác giả quyết định dành mối quan tâm cho công việc nghiên cứu này. Đó là:
Nhận diên rào cản trong q trính tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển
khai công lập và đề ra giải pháp khắc phục chúng.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và đề xuất giải pháp khắc phục những rào cản trong quá trính
tự chủ của các tổ chức NC&TK công lập.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi về nội dung: Nghiên cứu này tập trung xác định và
đề xuất giải pháp khắc phục các rào cản, đặc biệt là rào cản trong chình sách
quản lý về tài chình ảnh hưởng đến q trính tự chủ của các đơn vị NC&TK
trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
- Giới hạn phạm vi quãng thời gian diễn biến của đối tượng nghiên cứu:
Từ khi Nghị định 115 có hiệu lực đến nay.
- Giới hạn phạm vi không gian khảo sát: Các đơn vị NC&TK trực thuộc
Viện Hàn lâm KHCNVN.
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát tại các đơn vị NC&TK trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
- Báo cáo tổng kết của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
- Số liệu từ dự án điều tra cơ bản “Tổng hợp kết quả điề u tra cơ bản của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010” mã sớ
VAST.ĐTCB.03/13-14.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trong q trính thực hiện tự chủ, các đơn vị NC&TK tại Viện Hàn lâm
KHCNVN thường gặp những rào cản nào và làm thế nào để khắc phục chúng ?
Cụ thể:
- Trong quá trính thực hiện tự chủ thường gặp những rào cản nào ?
13


- Giải pháp nào để khắc phục những rào cản đó ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận diện những rào cản về quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh
thần tự chủ.

- Giải pháp khắc phục rào cản:
+ Biến quyền tự chủ thành năng lực tự chủ.
+ Khâu đột phá năng lực tự chủ.
+ Điều chỉnh Nghị định 115.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các báo cáo hoạt động, báo cáo tổng
kết của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và số liệu từ dự án
điều tra cơ bản “Tổng hợp kết quả điề u tra cơ bản của Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010” mã sớ VAST.ĐTCB.03/13-14.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận với các học viên cùng khoá,
các nghiên cứu sinh của Khoa KHQL (đặc biệt là những nghiên cứu sinh đang
công tác tại Viện Hàn lâm KHCNVN) và các chuyên viên thuộc các tổ chức
giúp việc Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN.
9. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề nêu trên gồm 3 chương:
- Chương 1 trính bày các luận cứ lý thuyết, gồm các khái niệm và giới
thiệu một số cơng trính nghiên cứu có liên quan.
- Các luận cứ thực tế được trính bày trong các chương sau gồm:
+ Chương 2 trính bày hiện trạng thực hiện tự chủ để nhận diện được
những rào cản trong quá trính tự chủ của các đơn vị NC&TK trực thuộc Viện
Hàn lâm KHCNVN.
+ Chương 3 đề xuất các giải pháp khắc phục những rào cản nêu trên.
10. Kết cấu của Luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
14


2. Tổng quan tính hính nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu
5. Mẫu khảo sát
6. Câu hỏi nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Nội dung nghiên cứu
10. Kết cấu của Luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm
- Khái niệm về chình sách, về Tổ chức NC&TK, về hoạt động NC&TK
- Khái niệm tự chủ (Tự chủ là gí? Quyền tự chủ là gí? Năng lực tự chủ
là gí? Tinh thần tự chủ là gí?)
- Khái niệm về rào cản (Rào cản là gí ? rào cản trong tự chủ là gí ?)
1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG TỪNG LĨNH VỰC
TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ NC&TK TRỰC THUỘC VIỆN HÀN LÂM
KHCNVN
2.1. Tình hình thực hiện tự chủ của Viện Hàn lâm KHCNVN
- Tổng quan về Viện Hàn lâm KHCNVN
- Hiện trạng thực hiện Nghị định 115 và các quy định có liên quan của
Viện Hàn lâm KHCNVN
2.2. Hiện trạng tự chủ của các đơn vị
- Về định hướng nghiên cứu
- Về xây dựng kế hoạch hoạt động
- Về cơng tác tài chình
- Về công tác tổ chức
15



- Về nhân sự
- Về công tác hợp tác quốc tế
- Về các hoạt động KH&CN
2.3. Nhận diện những rào cản trong quá trình tự chủ của các đơn vị
- Những rào cản về quyền tự chủ
- Những rào cản về năng lực tự chủ của các đơn vị
- Những rào cản về tinh thần tự chủ của các đơn vị
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG QUÁ
TRÌNH TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ NC&TK TRỰC THUỘC VIỆN
HÀN LÂM KHCNVN
3.1. Biến quyền tự chủ thành năng lực tự chủ
- Biến quyền tự chủ về tổ chức bộ máy thành năng lực tự chủ
- Biến quyền tự chủ về tài chình, tài sản thành năng lực tự chủ
3.2. Khâu đột phá về năng lực tự chủ
- Đột phá về tổ chức
- Đột phá về tài chình
3.3. Điều chỉnh Nghị định 115
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm chính sách
1.1.1.1. Chính sách
Chình sách được đề ra và thực hiện ở từng tổ chức với những quy mơ

khác nhau, từ tồn cầu đến từng quốc gia, từ nhà nước đến từng đơn vị,...
nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của tổ chức trong thời hạn nhất định và
chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó. Chình sách cũng có thể coi là một
kế hoạch hoạt động được chủ thể xác định, lựa chọn trong tập hợp các phương
án khác nhau và được xây dựng cụ thể để giải quyết mục tiêu đề ra.
Thuật ngữ chình sách được sử dụng rất thường xuyên, đề cập đến nhiều
vấn đề, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, định nghĩa chình sách lại chưa có một sự
thống nhất.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc
cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”.
Theo ST. James Anderson, chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Thế giới:
“Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc
nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”.
Theo nghĩa hẹp, chình sách có thể là một chương trính, một mục tiêu
hay sự tác động của chương trính lên một số vấn đề của xã hội, chẳng hạn như
chình sách cải cách tiền lương hay chình sách trọng dụng nhân tài,... Trong
khi theo nghĩa rộng, chình sách được biết đến như chình sách đối nội, chình
sách đối ngoại.
17


Theo cách tiếp cận, chình sách có thể được biết đến bằng một số thuật
ngữ khác (vì dụ “cơ chế” có nghĩa là “chình sách” theo cách tiếp cận cơ học).
Theo quan niệm của các nhà xã hội học thí chình sách là tổng thể các
quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để
tác động lên các chủ thể kinh tế-xã hội nhằm giải quyết vấn đề để thực hiện
những mục tiêu nhất định. Theo quan niệm của các nhà chình trị, chình sách

là sự bày tỏ quan điểm chình trị của các tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định. Cịn đối với các nhà quản lý thí chình sách là những định
hướng tư duy, là cơ sở để ra các quyết định về hoạt động quản lý, điều hành.
Chình sách cũng có thể được hiểu như là cầu nối giữa chiến lược,
đường lối, chủ trương và các hành động cụ thể (dự án, chương trính).
Thuật ngữ “Chình sách” được sử dụng thường xuyên, trong nhiều lĩnh
vực, đề cập đến nhiều vấn đề và trong thời gian khá dài nhưng định nghĩa về
chình sách lại chưa có một sự thống nhất.
Tổng hợp những quan niệm trên, PGS.TS. Vũ Cao Đàm đã đưa ra định
nghĩa về chình sách: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa,
mà một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi
một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định
hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. [7, 13].
1.1.1.2. Chính sách cơng
Những chình sách do các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước ban hành
nhằm giải quyết những vấn đề có tình cộng đồng được gọi là chình sách cơng.
Chình sách cơng thường mang tình hành động, tập trung giải quyết một vấn
đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội với mục tiêu xác định. Hiện có
nhiều quan điểm về khái niệm này:
Theo quan điểm của một nhà chình trị William Jenkin đã đưa ra khái
niệm: “Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau
của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn
các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”.
18


Theo quan điểm quản lý thí Wiliam N. Dunn đưa ra khái niệm: “Chính
sách cơng là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao
gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các

quan chức nhà nước đề ra”, Peter Aucoin cho rằng: “Chính sách cơng bao
gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành” và B. Guy Peter thí cho
rằng: “Chính sách cơng là tồn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi cơng dân”,...
Chình sách cơng là tồn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng
một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi cơng dân. Nó là một
sự kết hợp phức tạp giữa những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau do cơ quan
Nhà nước đề ra (kể cả các quyết định không hành động).
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra khái niệm về
chình sách cơng khác nhau, song nội hàm đều chứa đựng những thơng tin thể
hiện bản chất của chình sách cơng như sau:
- Do nhà nước hoặc chình phủ đưa ra (hay nói cách khác thẩm quyền
ban hành là của nhà nước hoặc chình phủ).
- Mang lợi ìch cơng (cơng khai, ai cũng có quyền tiếp cận)
- Việc thi hành là bắt buộc (trừ chình sách có tình khuyến khìch, hỗ trợ).
- Vật mang là văn bản quy phạm pháp luật.
Từ những cách tiếp cận trên ta có thể kết luận: “Chính sách cơng là
thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước
nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội
theo mục tiêu xác định”.
1.1.1.3. Chính sách KH&CN
Chình sách KH&CN là một loại chình sách công được xây dựng để
điều tiết các hoạt động KH&CN (tạo ra động năng phát triển xã hội).
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) thí chình sách KH&CN là một tập hợp các biện pháp có quan hệ
nhân quả nhằm thúc đẩy hoạt động tạo ra tri thức, truyền bá, phổ cập, ứng
dụng các tri thức đó cho đổi mới.
19



Với mỗi cách tiếp cận khác nhau có các định nghĩa khác nhau về chình
sách KH&CN. Có ý kiến cho rằng chình sách KH&CN là tập hợp các mục
tiêu và hệ thống các biện pháp (tổ chức, hành chình, tài chình, kinh tế, xã
hội,…) để thực hiện mục đìch thúc đẩy hoạt động KH&CN. Trong đó, các
mục tiêu được phân loại như sau: mục tiêu chiến lược (dài hạn), mục tiêu
chiến thuật (ngắn hạn), mục tiêu tổng hợp và mục tiêu cụ thể, mục tiêu toàn
cầu và mục tiêu cục bộ (quốc gia),…
Theo tác giả Vũ Cao Đàm [7,16-17]: “Chính sách phát triển KH&CN
của một đất nước, một địa phương hoặc một hãng, trong đó có những lĩnh
vực nghiên cứu và những công nghệ được ưu tiên phát triển theo hai hướng:
- KH&CN phục vụ cho những mục tiêu ngắn hạn về phát triển kinh tế
và xã hội, đặc biệt là công nghệ phải phục vụ cho mục tiêu nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản xuất.
- Một mặt khác, KH&CN phải được phát triển đi trước, chuẩn bị cho
những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hoặc mục tiêu dài hạn của kinh tế và
xã hội, bên cạnh những lĩnh vực phải đáp ứng tức thời nhu cầu cạnh tranh của
sản xuất”.
Tóm lại, có thể hiểu: Chình sách là chương trính hành động do các nhà
lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi
thẩm quyền của mính.
1.1.2. Khái niệm về Tổ chức NC&TK
1.1.2.1. Khái niệm NC&TK
Năm 1980, UNESCO đưa ra khái niệm NC&TK như sau:
- Nghiên cứu (research) bao gồm hai loại, NCCB (fundamental
research), NCƯD (applied research).
- Quá trính “Triển khai” được UNESCO mô tả gồm 2 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Tạo sản phẩm mẫu, tức sản phẩm đầu tiên từ kết quả
nghiên cứu (prototype).
+ Giai đoạn 2: Làm Pilot để thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm mẫu
(prototype) vừa được tạo ra từ giai đoạn 1 (pilot production).

20


- “Triển khai” là một phần của hoạt động NC&TK. Đó là sự kế tục các
kết quả nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mẫu, là tiền đề cho sự ra đời những sản
phẩm mới và công nghệ mới. Trong quá trính triển khai, trong tư duy của
người nghiên cứu và trong phịng thì nghiệm chỉ mới xuất hiện những nguyên
lý công nghệ và những thực nghiệm đang tiến hành để hiện thực hóa ý tưởng
cơng nghệ thể hiện trên sản phẩm mẫu, chưa hề tồn tại bất cứ một công nghệ
nào [13, 349-353].
Luật Khoa học và Công nghệ (Khoản 4 đến 9, Điều 3, Luật số 29/2013/
QH13 ban hành ngày 18/6/2013) giải thìch chi tiết thuật ngữ NC&TK bằng
các thuật ngữ cụ thể như sau:
“4. Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu
bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo
giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
5. Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
6. Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả
nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới cơng nghệ phục vụ
lợi ích của con người và xã hội.
7. Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất
thử nghiệm để hồn thiện cơng nghệ hiện có, tạo ra cơng nghệ mới.
8. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.
9. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử nhằm hồn thiện cơng nghệ mới, sản phẩm mới trước
khi đưa vào sản xuất và đời sống”.
1.1.2.2. Khái niệm Tổ chức NC&TK

Tổ chức KH&CN là các cách gọi tắt của thuật ngữ “Tổ chức nghiên
cứu khoa học và triển khai công nghệ”.
Luật Khoa học và Công nghệ giải thìch thuật ngữ này tại Khoản 11,
Điều 3 như sau:
21


“11. Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu
là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt
động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động
theo quy định của pháp luật.”
Trên thế giới, có các mơ hính tổ chức KH&CN khác nhau và được tác
giả Vũ Cao Đàm tóm tắt thành bốn loại cơ bản như sau:
- Mơ hính I: là mơ hính cổ điển nhất, trong đó các tổ chức NC&TK
thực hiện trọn vẹn các giai đoạn của quá trính NC&TK, còn các doanh nghiệp
chỉ làm nhiệm vụ sản xuất và tiếp tục phát triển công nghệ trong sản xuất.
Giữa tổ chức NC&TK và doanh nghiệp tồn tại các công ty tư vấn đóng vai trị
cầu nối từ NC&TK tới sản xuất.
- Mơ hính II: là một nỗ lực của doanh nghiệp hướng tới làm chủ công
nghệ mới bằng cách tự mính làm triển khai, từ khâu chế tạo vật mẫu sản phẩm
mới (prototype), làm pilot để xây dựng công nghệ và sản xuất loạt “0”, đưa
vào sản xuất công nghiệp và tiếp tục phát triển công nghệ trong sản xuất.
- Mơ hính III: tổ chức NC&TK tạo ra các doanh nghiệp KH&CN (xì
nghiệp spin-off), chuyển tồn bộ khâu “triển khai” vào doanh nghiệp này, đồng
thời để doanh nghiệp này kiêm luôn cả chức năng của một công ty tư vấn.
- Mơ hính IV: doanh nghiệp KH&CN kéo dài chức năng về phìa trước,
bắt đầu từ nghiên cứu ứng dụng qua triển khai tới tư vấn.
Các mơ hính
tổ chức
Mơ hính I


Nghiên cứu
cơ bản

Nghiên cứu
ứng dụng

Triển
khai

Tổ chức NC&TK

Mơ hính II

Tổ chức NC&TK

Mơ hính III

Tổ chức NC&TK
Tổ chức
NC&TK

Mơ hính IV

Chuyển giao
tri thức

Phát triển
cơng nghệ


Cơng ty
tư vấn

Doanh
nghiệp

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp KH&CN
Doanh nghiệp KH&CN

Doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp

Hình 1. Các mơ hình tổ chức trong hoạt động KH&CN
Trích nguồn: [12,292]
Như vậy, tổ chức KH&CN bao gồm: tổ chức NC&TK và doanh nghiệp
KH&CN, trong đó:
22


a) Tổ chức NC&TK:
Tổ chức NC&TK được tổ chức dưới các hính thức Viện/Trung tâm
NC&TK, phịng thì nghiệm, trạm quan trắc/nghiên cứu/thử nghiệm,... với
nhiệm vụ theo quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động. Tùy theo phân cấp quản
lý hành chình các tổ chức NC&TK được chia thành:
- Các tổ chức NC&TK cấp quốc gia được thành lập chủ yếu thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của nhà nước nhằm cung cấp các
luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chình sách, pháp luật, tạo ra các

kết quả KH&CN mới có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, đảm
bảo quốc phòng - an ninh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN.
Các tổ chức NC&TK cấp quốc gia có thể là Viện Hàn lâm khoa học, Khu công
nghệ cao và các tổ chức NC&TK cấp quốc gia khác. Trong đó mơ hính tổ chức
NC&TK cấp quốc gia phổ biến ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa, cịn
những nước theo nền kinh tế thị trường thí hầu như khơng có mơ hính này.
+ Viện Hàn lâm khoa học là tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó bao
gồm các viện nghiên cứu khoa học với nhiều hướng chuyên mơn khác nhau.
Ở Việt Nam có hai cơ quan thuộc loại hính này là “Viện Hàn lâm Khoa học
và Cơng nghệ Việt Nam” và “Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam”.
+ Khu công nghệ cao: là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho phát
triển công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao gồm: Các tổ chức
NC&TK, các cơ sở đào tạo – huấn luyện, các doanh nghiệp công nghiệp và
dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ cao nhằm tiếp thu, đồng hóa cải tiến các
cơng nghệ được chuyển giao, sáng tạo công nghệ cao mới và sản xuất các sản
phẩm công nghệ cao. Ở Việt Nam hiện có một số khu cơng nghệ cao như Hoà
Lạc, Thủ Đức, Đà Nẵng,... nhưng đang trong giai đoạn hính thành.
- Các tổ chức NC&TK của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được lập ra chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục
vụ mục tiêu phát triển KT-XH của ngành và địa phương, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài về KH&CN. Đó là các Viện nghiên cứu cơ bản; Viện nghiên
cứu chình sách; Viện nghiên cứu công nghệ.
23


×