Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.65 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ ĐƢƠNG ĐẠI
(Khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ ĐƢƠNG ĐẠI
(Khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lƣu Khánh Thơ

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Lưu Khánh Thơ, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ rõ những hướng đi
đúng đắn cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình – là nguồn sức mạnh
tinh thần và chỗ dựa vững chắc để tôi có thể đạt được kết quả này.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 10
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁI
TÍNH TRONG TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG
TÁC CỦA TUYẾT NGA, PHẠM THỊ NGỌC LIÊN ............................... 11
1.1. Giới thuyết về phái tính và nữ quyền ................................................... 11
1.1.1. Ý thức phái tính ..................................................................................... 11
1.1.2. Ý thức nữ quyền - một khái niệm liên quan........................................... 12

1.2. Sự hình thành và phát triển ý thức phái tính trong thơ Việt Nam qua
các thời kỳ ...................................................................................................... 16
1.2.1. Ý thức phái tính trong thơ dân gian ...................................................... 16
1.2.2. Ý thức phái tính trong thơ trung đại ..................................................... 18
1.2.3. Ý thức phái tính trong thơ hiện đại ....................................................... 23
1.3. Hành trình sáng tác của hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên...... 25
1.3.1. Tuyết Nga .............................................................................................. 25
1.3.2. Phạm Thị Ngọc Liên.............................................................................. 26
CHƢƠNG 2 BIỂU HIỆN Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG THƠ TUYẾT
NGA VÀ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN............................................................ 27
2.1. Ý thức về cái tôi bản thể ........................................................................ 27
2.1.1. Ý thức về vẻ đẹp nữ tính ........................................................................ 27
2.1.2. Ý thức về vẻ đẹp cá tính......................................................................... 33
2.1.3. Ý thức về thiên chức làm mẹ ................................................................. 39


2.2. Ý thức về tình yêu .................................................................................. 44
2.2.1. Khát vọng yêu thương hết mình và cháy bỏng ...................................... 44
2.2.2. Mạnh mẽ vượt qua mọi nỗi đau, bất hạnh trong tình yêu..................... 47
2.2.3. Khát vọng giải phóng thân xác ............................................................. 51
2.3. Ý thức về cuộc sống xã hội .................................................................... 55
CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG
THƠ TUYẾT NGA VÀ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN ................................... 64
3.1. Hệ thống biểu tƣợng mang tính nữ ...................................................... 64
3.1.1. Biểu tượng Đất ...................................................................................... 64
3.1.2. Biểu tượng Nước ................................................................................... 66
3.1.3. Biểu tượng màn đêm ............................................................................. 69
3.1.4. Biểu tượng thân thể ............................................................................... 71
3.2. Ý thức phái tính và thể thơ.................................................................... 73
3.2.1. Sự nối tiếp mạch nguồn thể thơ truyền thống ....................................... 73

3.2.2. Sự phá vỡ chuẩn mực của thể thơ ......................................................... 75
3.3. Ý thức phái tính và giọng điệu .............................................................. 79
3.3.1. Giọng tha thiết tâm tình ........................................................................ 79
3.3.2. Giọng sôi nổi, mạnh mẽ ........................................................................ 82
3.4. Ý thức phái tính và ngôn ngữ................................................................ 84
3.4.1. Ngôn ngữ thơ dịu dàng nữ tính ............................................................. 84
3.4.2. Ngôn ngữ thơ táo bạo và phá cách ....................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển lịch sử - xã hội, dân
tộc ta chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao vị thế của
người đàn ông và đánh giá thấp vị trí của người phụ nữ. Bàn về vấn đề trọng
nam khinh nữ trong văn hóa Việt, Phan Kế Bính viết: "Tục ta trọng nam
khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều áp
chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng
khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt
bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra
ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì
sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng. Tục ta buộc cho đàn bà một
chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành trinh tiết là một nết rất quý ở Á Đông
ta, không có thể sao bỏ được, nhưng thủ trinh với chồng cốt ở trong bụng,
chứ giữ gìn từng li thì tựa như đàn ông quá hà khắc..." [5,181]. Tư tưởng
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô chịu ảnh hưởng nặng nề từ quan niệm Nho
giáo, bám riết lấy nhận thức của con người, len lỏi vào mọi khía cạnh của đời
sống. Sự kì thị về giới tính mang đến sự chênh lệch về quyền lợi và vị trí giữa
nam và nữ, khiến người phụ nữ luôn khép mình trong những khuôn khổ khắt

khe của lễ giáo phong kiến.
Tuy vậy, xét về vai trò chính trị và mọi mặt trong đời sống xã hội,
người phụ nữ có đầy đủ khả năng và trí lực để có được vị trí ngang bằng với
người đàn ông. Họ yêu cầu sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ và nam giới có vị thế
bình đẳng, có cùng điều kiện để phát huy hết khả năng và thực hiện các
nguyện vọng của mình. Họ có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ
hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển, được bình đẳng trong
1


mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trong xã hội hiện đại, người
phụ nữ tự ý thức được giá trị của bản thân mình, dám đứng lên đòi quyền
quyết định và khẳng định khả năng của bản thân cũng như của giới.
1.2. Phong trào nữ quyền trên thế giới được khởi phát vào năm 1789 tại
Paris khi một nhóm phụ nữ xông vào trụ sở Quốc dân Đại hội đòi bình quyền
sau khi cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ. Kể từ phát súng đầu tiên này,
phụ nữ trên khắp thế giới đã lần lượt đứng lên giành lấy quyền bình đẳng và
tích cực tham gia vào mọi hoạt động văn hoá, chính trị, xã hội nhằm khẳng
định quyền lực giới. Đây là cơ hội để chủ nghĩa nữ quyền ra đời. Chủ nghĩa
nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là một tập hợp của các
phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền
lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ. Điều này bao
gồm việc tìm cách thiết lập cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong giáo
dục và việc làm. Người theo chủ nghĩa nữ giới là người vận động hoặc ủng hộ
các quyền và bình đẳng của phụ nữ.
Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm:
cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương
như nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức
các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong

gia đình và tự do tôn giáo.
Lý thuyết nữ giới chủ nghĩa, nổi lên từ phong trào nữ giới chủ nghĩa,
nhằm mục đích để hiểu bản chất của bất bình đẳng giới bằng cách kiểm tra
vai trò xã hội của phụ nữ và kinh nghiệm sống. Những nhà hoạt động nữ giới
chủ nghĩa vận động cho quyền của phụ nữ - chẳng hạn như trong luật hợp
đồng, tài sản, và bỏ phiếu - trong khi cũng thúc đẩy sự toàn vẹn thân thể,
quyền tự chủ, và quyền sinh sản cho phụ nữ. Các chiến dịch nữ quyền đã thay
đổi xã hội, đặc biệt là ở phương Tây, bằng cách đạt được quyền bầu cử của
phụ nữ, trung lập giới tính bằng tiếng Anh, bình đẳng lương cho phụ nữ,
2


quyền sinh sản cho phụ nữ, và quyền được ký kết hợp đồng và tài sản
riêng. Những người theo chủ nghĩa nữ giới đã làm việc để bảo vệ phụ
nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực gia đình, quấy rối tình dục và tấn công tình
dục. Họ cũng đã ủng hộ cho các quyền tại nơi làm việc, bao gồm nghỉ thai
sản, và chống lại các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
1.3. Trong văn học, vào những năm giữa thế kỷ XX, lý thuyết nữ quyền
và văn học nữ quyền lần đầu tiên được đề cập đến. Cho đến nay, cả phương
Tây và phương Đông đã có không ít học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu… đi
sâu vào tìm hiểu vấn đề này. Ở Việt Nam, tư tưởng nữ quyền tuy chưa phát
triển mạnh thành trào lưu như các nước phương Tây, nhưng có thể nói từ rất
sớm, vấn đề vị trí và vai trò của người phụ nữ đã được quan tâm trong văn
học. Thơ ca cũng mở rộng cánh cửa của mình để chào đón các cây bút nữ. Sự
xuất hiện ồ ạt của các nhà thơ nữ cùng với sự ra đời dồn dập của các tuyển tập
thơ nữ đã thổi một luồng gió mới cho thơ ca Việt Nam sau 1975, góp phần tô
điểm cho diện mạo nền văn học, lấy lại thế cân bằng trong sáng tác của các
tác giả nam và nữ. Thậm chí, nhà văn Võ Phiến đã cho rằng chúng ta đang có
một nền văn chương đổi phái tính. Trong văn học nữ, người cầm bút giờ đây
đã tự ý thức cao về bản thân, về giới của mình trong sự khác biệt với phái

nam, tự tìm cho mình những đặc trưng riêng, những dấu ấn riêng.
1.4. Việc tìm hiểu những biểu hiện của ý thức phái tính trong văn học
Việt Nam sau 1975 nói chung và thơ nữ nói riêng cần phải xuất phát từ một
tác giả cụ thể. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các
sáng tác của hai tác giả: Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên. Lựa chọn hai
tác giả này, chúng tôi muốn đi từ hai cây bút trưởng thành trong giai đoạn
chuyển mình của nền văn học, sớm đã có những tìm tòi và cách nhìn mới
về thơ ca và cuộc sống, những trải nghiệm độc đáo và táo bạo của riêng
mình, giành được nhiều tình cảm của độc giả và có những biểu hiện khá rõ
nét về ý thức phái tính.
3


Với đề tài "Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (Khảo sát qua
hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), chúng tôi hy vọng đóng góp
vào việc khẳng định những thành tựu của văn chương nữ quyền nói riêng và
văn học Việt Nam đương đại nói chung. Đây cũng là bước tìm hiểu sâu hơn
thế giới nghệ thuật của hai nhà thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên - hai
người phụ nữ với hành trang không hề nhẹ nhưng đã bước đi vững vàng trên
suốt con đường văn chương của mình để khắc lại những dấu ấn trong lòng
độc giả.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về phái tính và phái tính trong thơ nữ
Cùng với nhiều hướng nghiên cứu mới, những năm gần đây, văn học
được tiếp cận dưới một góc độ khá mới mẻ: góc độ phái tính/ giới tính.
Trào lưu văn học nữ quyền trên thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới văn học
Việt Nam, nhất là trong thời đại giao lưu văn hoá toàn cầu như hiện nay.
Chúng tôi xin được điểm qua những công trình nghiên cứu về phái tính ở
nước ta hiện nay.
Năm 2000, trên website tienve.org dành chuyên mục số 4 để nói về vấn

đề "Tình yêu, tình dục và vấn đề phái tính trong văn học" với các bài viết
về phái tính như "Phụ nữ và văn chương" của Châm Khanh, "Văn tự và phái
tính" của Tú Ân, "Phái tính trong ngôn ngữ học và văn học" của Phan Việt
Thuỷ, "Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam" của
Nguyễn Hưng Quốc. Trong bài viết của mình, Nguyễn Hưng Quốc đã khẳng
định: "Các nhà nữ quyền luận đã nhìn con người trước hết như một phái tính:
người ta viết và đọc bao giờ cũng như một người nam hoặc như một người nữ
chứ không bao giờ như một con người chung chung" [45]. Châm Khanh kết
luận: "Ai cũng biết nam giới và nữ giới khác nhau rất nhiều phương diện, từ
cách ăn, cách mặc, cách giải trí đến cách cảm xúc, cách suy nghĩ và cách ứng
xử trong cuộc sống… Nếu giữa hai phái có một sự khác biệt sâu rộng như vậy
4


thì trong lĩnh vực văn chương chắc chắn họ cũng rất khác nhau" [44]. Chủ
yếu các bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề phái tính ở góc độ nữ quyền tức là
sự bất bình đẳng về phái tính trong ngôn ngữ, sự kì thị phái tính biểu hiện
trong văn học. Bản thân phái tính, ý thức của người cầm bút về phái tính và
cách thể hiện trong tác phẩm chưa được tác giả đề cập đến.
Năm 2006, Nguyễn Đăng Điệp với bài viết "Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam" đã tìm cách lý giải sự khác biệt giới
tính ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thế giới và lý giải thế giới bằng con mắt
và đặc trưng giới mình. Tác giả điểm qua lịch sử văn học dân tộc trước 1975
để thấy được sự "thay đổi rất lớn về ý thức phái tính và thái độ đề cao vai trò
của nữ giới". Cuối cùng, tác giả đi tới khẳng định: "Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền chủ yếu nằm trong hệ tư tưởng chung của thời đại chứ chưa
trở thành mối quan tâm thực sự của nhà văn với tư cách là người thiết tạo
nên những tư tưởng nghệ thuật riêng của mình" [46]. Nhận định về sự phát
triển của văn học sau đổi mới, tác giả dùng khái niệm "văn học nữ tính" đồng
thời chỉ ra những nguyên nhân, dấu hiệu cơ bản của âm hưởng nữ quyền trong

các tác phẩm. Nhìn chung, bài nghiên cứu chủ yếu âm hưởng nữ quyền trong
văn học chứ chưa chú trọng nhiều đến khái niệm phái tính.
Bài viết này của Nguyễn Đăng Điệp thực ra muốn mở rộng cánh cửa
chào đón những nghiên cứu về phái tính và về văn học nữ quyền. Theo tác
giả, văn học Việt Nam đương đại hiện nay mới chỉ có âm hưởng nữ quyền và
nó thể hiện trên bốn phương diện: "ngôn ngữ quyết liệt không kém gì nam
giới; công khai xét lại lịch sử và các điển phạm nghiên thuật bằng cái nhìn
riêng của cá nhân và giới nữ; công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ thuộc
vào thế giới đàn ông và dám xông vào các đề tài tình dục; tuy quyết liệt
nhưng hơi ấm nữ tính vẫn được "bảo lưu một cách vô thức" [46].
Cũng bắt đầu từ khoảng thời gian năm 2006, những nghiên cứu về phái
tính trong văn học nữ trong nước xuất hiện ngày một nhiều, trong đó có
5


khuynh hướng nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex. Sau sự ra đời của
hàng loạt tác phẩm gây sốc trên văn đàn, trên các báo, các trang mạng lập tức
xuất hiện nhiều bài viết về sex trong văn học nói chung và trong văn học nữ
nói riêng. Trang Vietnamnet mở cả một chuyên đề về sex trong văn học. Nói
là chuyên đề nhưng thực ra các cây bút góp mặt lại viết khá tản mạn bằng
những quan điểm chủ quan và không có sự phân tích một cách chi tiết, cụ thể.
Đối tượng chủ yếu mà các tác giả hướng tới là sex trong văn học nữ với
những bài viết như: Tính dục trong văn học hôm nay, Dục tính và những ranh
giới mong manh (Nguyễn Huy Thiệp), Văn học sex: chấp nhận để tìm cách
đổi khác? (Vương Trí Nhàn), Lịch sử, văn hoá và sex trong văn chương
(Nguyễn Hoà)… Hầu hết, trong những bài viết này, sex được đánh giá dựa
vào quan điểm đạo đức chứ chưa nâng được vấn đề sex trong văn học nữ
thành vấn đề phái tính. Đó là khuynh hướng có khả năng đánh đồng phái tính
trong văn học là dục tính.
Năm 2011, Tạp chí Văn học số 9 đăng bài viết Ý thức phái tính trong

văn xuôi nữ đương đại của Nguyễn Thị Bình đã chỉ ra những biểu hiện của ý
thức phái tính trong những tuyên ngôn về viết, qua những nhân vật và ngôn
ngữ đậm ý thức phái tính, kiến tạo nên thứ ngôn ngữ của ý thức phái tính
trong tác phẩm. Đây là công trình mang tính hệ thống về vấn đề ý thức phái
tính trong văn học đương đại, nhưng không phải trong thơ mà là trong văn
xuôi nữ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết có tính chất gợi mở vấn
đề, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến việc
các nhà văn nữ xử lý mối quan hệ giữa nhân vật nữ với nghiệp viết, giữa nhân
vật nữ với nhân vật nam, nhân vật nữ với vấn đề tình dục và đưa ra một số
biểu hiện của một thứ ngôn ngữ mang màu sắc phái tính trong văn xuôi nữ.
Sự nhận diện, lý giải về vai trò của ý thức phái tính đối với hoạt động sáng tạo
của văn chương nữ giới của tác giả Nguyễn Thị Bình mới chỉ cung cấp cho
người đọc một vài điểm nhìn trong quá trình khám phá bức tranh đa diện về
thới giới qua con mắt những người phụ nữ vốn vô cùng bí ẩn.
6


Như vậy, qua những tài liệu mà chúng tôi có được, có thể thấy vấn
đề phái tính trong văn học gần đây đã được các nhà nghiên cứu quan tâm
hơn. Tuy nhiên, khoảng trống của vấn đề còn rất lớn. Thực tế văn học đã
và đang đòi hỏi, tạo cơ hội cho những người nghiên cứu trẻ đóng góp tiếng
nói của mình.
2.2. Về thơ nữ đương đại và Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên
Sau 1975, trên thi đàn dân tộc, người ta thấy một hợp âm mới , lúc đằm
thắm ngọt ngào, lúc ngậm ngùi xót xa, lúc chát chúa và gai góc. Những tiếng
thơ ấy dễ đi vào lòng người, dễ khơi gợi được sự đồng cảm và yêu mến. Tuy
chưa đạt được những thành tựu thực sự xuất sắc như các tác giả nam nhưng
các cây bút nữ đã tạo cho mình những ấn tượng riêng và càng về sau càng thu
hút được sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có thể
tìm được rất nhiều các bài viết về thơ nữ sau 1975 nói chung và về thơ của

từng tác giả nữ sau 1975 nói riêng trong lời giới thiệu của các tuyển tập thơ,
các tập thơ, trong các chuyên luận khoa học, các bài báo, tạp chí, các công
trình nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ,… Điều đó chứng tỏ
sức chinh phục và ảnh hưởng sâu rộng của thơ nữ đương đại.
Trên thi đàn thơ ca đương đại, Tuyết Nga xuất hiện không ồn ào, nhưng
lại thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà
văn, nhà thơ. Thơ Tuyết Nga cuốn hút người đọc bởi những ẩn ngầm sâu xa
bên trong con chữ, càng đọc càng thấy lôi cuốn, càng đọc càng bị cuốn vào
thế giới nghệ thuật đầy sức gợi. Cho đến nay, chưa có một công trình hệ
thống và đầy đủ về thơ Tuyết Nga nhưng đã có nhiều bài viết, bài phê bình
nhìn nhận, đánh giá về thơ Tuyết Nga một cách rõ nét, khu biệt và độc đáo.
Có rất nhiều bài nghiên cứu, phê bình tập trung vào việc khẳng định tài
năng thơ ca của Tuyết Nga:
Bình Nguyên Trang trong bài viết Tuyết Nga, một mình một góc khuất
đã nhận xét: “Thơ Tuyết Nga dù không gây sốc nhưng lại có khả năng len lỏi
7


trong trí nhớ người đọc bằng sự tinh tế và đằm sâu của một tâm hồn thành
thật, không xiêm áo, cầu kỳ. Thơ của chị giống như hương của một loài hoa,
rất khiêm nhường ẩn sâu trong đám lá, cần tri âm của những người đủ bình
tĩnh trong cuộc kiếm tìm” [47].
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết Tuyết Nga - Ảo giác vết
thương chìm lại nhận xét: “Trong khi không ít người làm thơ thi nhau chạy
đua về số lượng đầu sách thì Tuyết Nga lặng lẽ đứng về phía nỗi đau, chăm
chút cho từng câu thơ, từng cảm xúc bất thường chợt đến. Có những khoảng
trống không thể vội vã lấp đầy. Trầm tĩnh và bình tĩnh cũng là cách thơ của
Tuyết Nga”[48].
Là người nối tiếp Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh
Nhàn, Ý Nhi,… nhưng lại không trẻ và gây chấn động như Vi Thuỳ Linh,

Phan Huyền Thư,… bên cạnh Tuyết Nga còn có Phạm Thị Ngọc Liên. Công
trình nghiên cứu về thơ Phạm Thị Ngọc Liên đến nay chưa có nhiều và thực
sự hệ thống, chúng tôi chỉ xin trích dẫn những nhận định để hướng đến cái
nhìn chung nhất về tác giả.
Năm 1989, Chim Trắng vẽ những nét đầu tiên về Phạm Thị Ngọc Liên
trên văn đàn qua bài nhận định Từ: "Đối với làng thơ, Phạm Thị Ngọc Liên đã
xuất hiện như một cô bé, nhưng khi đọc thơ chị, trước mắt tôi cứ hiển hiện
hình bóng của một người đàn bà đang đi trong cơn bão rớt của tình yêu, mái
tóc rối bời, giọt mưa đời và giọt lệ của chính chị đan chéo vào nhau, còn đôi
mắt thì no nê nỗi đau và căm hận". [24,7]
Năm 1992, trong Hình dung về Phạm Thị Ngọc Liên, nhà thơ Ý Nhi đã
nhận xét: "Phạm Thị Ngọc Liên, qua các bài thơ của chị, là một người phụ nữ
(hiển nhiên là đẹp) khao khát được yêu thương hết mình, khao khát được
dâng hiến trọn vẹn, khao khát được chia sẻ đến cùng. Chị không chịu đựng
được sự nửa vời, sự yếu đuối, sự toan tính. Mà cuộc đời thì quá nhiều nửa
vời, quá nhiều yếu đuối, quá nhiều toan tính". [23,162]
8


Như vậy, có thể thấy rằng trong những bài viết, nghiên cứu về thơ Tuyết
Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, các nhà nghiên cứu phê bình đã có những đóng góp
nhất định trong việc phát hiện những nét đặc sắc trong thơ của hai nhà thơ này.
Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía
cạnh riêng lẻ chứ chưa có một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu thơ Tuyết
Nga, Phạm Thị Ngọc Liên mà cụ thể là tìm hiểu về ý thức phái tính trong thơ.
Chính vì vậy chúng tôi đi vào phạm vi đề tài còn bỏ ngỏ này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát, nghiên cứu của luận văn là các tập thơ đã xuất bản
của hai tác giả: Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên:

- Ảo giác, Tuyết Nga, Nxb Hội nhà văn, 2002
- Hạt dẻ thứ tư, Tuyết Nga, Nxb Văn học, 2008
- Viết trước tuổi mình, Tuyết Nga, Nxb Nghệ An, 1992
- Biển đã mất, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Hội Nhà văn, 1990
- Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Hội
Nhà văn, 1992
- Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Trẻ, 1989
- Thức đến sáng và mơ, Phạm Thị Ngọc Liên, Nxb Văn nghệ TP. Hồ
Chí Minh, 2004
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ý
thức phái tính và những biểu hiện của nó trong thơ Tuyết Nga, Phạm Thị
Ngọc Liên ở mặt nội dung: ý thức về cái tôi bản thể, ý thức về tình yêu, ý
thức về cuộc sống, xã hội,… và trong hình thức: qua hệ thống biểu tượng, thể
thơ, ngôn ngữ,…
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Thông qua việc tìm hiểu Ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo
sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), chúng tôi muốn tìm ra
9


những biểu hiện của ý thức phái tính trong tác phẩm trên các bình diện. Từ
đó, chúng tôi muốn góp phần khẳng định đóng góp của các tác giả đối với
việc tạo nên diện mạo phong phú, đặc sắc của thơ ca đương đại; đồng thời
bước đầu nhìn nhận một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam
sau 1975: viết với ý thức của một người nữ.
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận chung về phái tính và ý thức
phái tính trong văn học Việt Nam.

- Nghiên cứu, tìm hiểu những biểu hiện của ý thức phái tính trong thơ
Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên trên các bình diện của tác phẩm, từ quan
niệm nghệ thuật chi phối đề tài, chủ đề… đến những lựa chọn về biểu tượng,
ngôn ngữ,… nhằm biểu hiện ý thức phái tính của nhà thơ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận đề tài bằng nhiều phương pháp - truyền thống và
hiện đại, trong đó kết hợp chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các mục Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03
chương:
Chương 1: Tổng quan về ý thức phái tính trong tiến trình thơ Việt Nam
và sự nghiệp sáng tác của Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên
Chương 2: Biểu hiện ý thức phái tính trong thơ Tuyết Nga và Phạm
Thị Ngọc Liên
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện ý thức phái tính trong thơ Tuyết Nga và
Phạm Thị Ngọc Liên

10


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH
TRONG TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG
TÁC CỦA TUYẾT NGA, PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
1.1. Giới thuyết về phái tính và nữ quyền
1.1.1. Ý thức phái tính
Thuật ngữ phái tính được sử dụng nhiều và phổ biến trên nhiều lĩnh

vực, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, toàn diện và
thống nhất về thuật ngữ này. Phái tính trước hết là khái niệm để chỉ sự khác
biệt về thuộc tính của giới (giữa hai giới nam và nữ) trên nhiều phương diện
sinh lý, tâm lý, hành động, chức năng xã hội… Nói đến phái tính trước hết là
nói tới sự khác biệt mang tính chất sinh học về đặc trưng của giới tính nam và
nữ. Đồng thời sự khác biệt thiên về thuộc tính tự nhiên sẽ bước đầu in dấu
trong tư duy, ý thức. Do đó, khái niệm phái tính dùng để chỉ ý thức hệ mà ở
đó con người tự ý thức và đề cao được giới phái của mình, nhận thức được
tính chất riêng biệt về giới của mình và bình đẳng giới.
Cụ thể hơn, nếu chiết tự từ phái tính, ta sẽ nắm được một vài nét nghĩa
cơ bản của danh từ mới này. Trước tiên là từ tính. Theo Đại từ điển tiếng Việt
do Nguyễn Như Ý chủ biên, tính có thể được hiểu theo ba nghĩa: Một là
những đặc trưng tâm lý ổn định riêng của mỗi người; hai là đặc điểm riêng
của sự vật; ba là giới. Ở đây, ta nên hiểu đơn giản từ tính theo nghĩa thứ ba, là
yếu tố thuộc về giới.
Còn từ phái, cũng theo Đại từ điển tiếng Việt, ở góc độ danh từ, nó có
thể được hiểu như một "tập hợp những người đứng ở phía này, phe này hay
phía khác, phe khác: chia bè chia phái, các phái đấu tranh gay gắt với nhau"
[41,1315]. Người ta hay nói đến các từ như phái nam, phái nữ, phái mạnh,

11


phái yếu,… Ở góc độ này, phái là sự tương tác với từ tính, tạo sinh tính thành
hai phạm trù rất rõ ràng: tính nam, tính nữ. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy
phái tính là một biến thể mở rộng của giới tính.
Như vậy, ở nghĩa sơ khởi, phái tính chính là giới tính, nhưng khái niệm
phái tính có nội hàm rộng hơn khái niệm giới tính. Giới tính bị quy chế bởi
cách yếu tố sinh lý và xã hội, còn phải tính hàm chứa trong nó cả ý thức của
chủ thể về chính giới tính của mình. Nếu giới là một khái niệm khách quan thì

phái tính là một khái niệm chủ quan, thuộc về ý thức. Ý thức là ý thức của
con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. Ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh bộ óc con người thông qua
lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, là một hiện tượng xã hội. Ý thức phái
tính là quá trình tự ý thức khi con người tự soi lại bản thể để nhận thức về giới
của mình, từ đó xác lập quyền bình đẳng giới. Nó bao hàm chủ thể là cả hai giới
nam và nữ. Tuy nhiên, do lịch sử phát triển của xã hội và tư duy loài người,
người ta thường sử dụng phổ biến thuật ngữ này trong nghiên cứu và tìm hiểu sự
tự ý thức của giới nữ hay nói rộng hơn là trong nghiên cứu nữ quyền.
Cũng cần phân biệt giữa phái tính và tính nữ. Tính nữ, cũng như tính
nam là hai vế của giới tính, do giống sẵn có và hoàn cảnh xã hội quyết định
tạo nên những nét riêng về tâm lý cũng như sinh lý ở cả hai giới. Tuy nhiên,
tính nữ cũng không phải là một cái gì tất định và bất biến. Nói như Simone de
Beauvior: Người ta không phải sinh ra đàn bà, mà là trở thành đàn bà. Định
thức này chỉ ra sự phân biệt giữa hữu thành và sinh thành, hiện thể và chuyển
thể, giữa giống, tính và mở rộng hơn, phái tính. Nhìn chung, ở cấp độ này,
phái tính có thể được định nghĩa là nữ tính kết hợp với sự tự thức sâu sắc về
tính nữ, nhất là trong sự đối sánh với tính nam, một cách tự giác, mạnh mẽ và
bình đẳng.
1.1.2. Ý thức nữ quyền - một khái niệm liên quan

12


Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự khác
biệt giữa hai giới nam và nữ luôn luôn tồn tại rõ ràng. Phụ nữ luôn là đại diện
cho những điều yếu đuối và thấp kém. Từ thời cổ đại, nhà triết học Aristote đã
đề cao người nam và công khai hạ thấp bản chất, xem thường giới nữ. Như
vậy từ triết học cổ đại đã tồn tại sự bất bình đẳng giới. Theo Aristote, mọi sự
khổ đau mà người phụ nữ phải gánh chịu trên cõi đời này là đều bởi cái thiếu

sót tồn tại một cách tự nhiên như quy luật tất yếu trong chính bản chất vốn có
của phụ nữ. Do đó, trong cuộc sống, họ chỉ mang thân phận lệ thuộc và ít
phẩm chất tốt đẹp hơn nam giới.
Ở phương Đông, Khổng Tử và Nho giáo cũng luôn khẳng định bản
chất thấp kém của người phụ nữ. Đạo Nho cho rằng "Nhất nam viết hữu/
Thập nữ viết vô", vị trí của người nữ trong xã hội gần như bị phủ định Thân
phận của người phụ nữ theo quan niệm truyền thống phương Đông là bị lệ
thuộc và phục tùng nam giới, trói buộc bởi tam tòng tứ đức. Người phụ nữ
phong kiến Nho giáo không được đi học, tham gia khoa cử và không thể làm
quan bởi trí tuệ của đàn bà bị coi là ngu muội và dốt nát. Quan điểm này ăn
sâu vào tiềm thức con người, ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò, chức năng và vị
trí của người phụ nữ trong xã hội. Chính vì vậy, khi nhắc đến sự tự ý thức về
giới và bình đẳng giới, môt cách hữu nhiên, cũng có nghĩa là sự hướng đến,
bênh vực cho vai trò của người phụ nữ và cân bằng cán cân nam - nữ. Trong
nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm phái tính thường gắn liền với ý thức nữ
quyền. Nhìn chung vấn đề ý thức phái tính được xác lập từ bình diện cá nhân
sau đó được nâng lên thành ý thức nữ quyền.
Thuật ngữ nữ quyền (Féminisme) do Fourer (1722-1823) đưa ra lần đầu
vào năm 1830. Đến năm 1837, khái niệm nữ quyền hay còn gọi là chủ nghĩa
nữ quyền chính thức xuất hiện trong từ điển tiếng Pháp. Theo đó, khái niệm
nữ quyền là một thuật ngữ chỉ học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ
nữ so với nam giới. Theo quan điểm của các nhà xã hội học thì chủ nghĩa nữ
13


quyền là "suy nghĩ về sự bình đẳng của hai phái trong xã hội và sự phản đối
có tổ chức đối với chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giống phái. Chủ
nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu văn hoá chia khả năng của con người
thành đặc điểm nam tính và nữ tính và tìm cách xoá bỏ bất lợi trong xã hội
mà phái nữ thường gặp" [49]. Như vậy, lý thuyết nữ quyền là hệ tư tưởng giải

phóng phụ nữ, là chủ nghĩa nam nữ bình quyền. Hệ thống các quan điểm này
bao gồm sự mô tả, sự phân tích, sự giải thích nguyên nhân cũng như hậu quả
của tình trạng áp bức phụ nữ và đưa ra những chiến lược với mục đích giải
phóng phụ nữ.
Quyền phụ nữ, gọi khái quát là quyền nữ giới hay nữ quyền, là các
quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em
gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Tại một số nơi, những quyền này được
định chế hóa hoặc hỗ trợ bởi luật pháp, phong tục và tập quán địa phương,
trong khi tại một số nơi khác, chúng bị phớt lờ hoặc hạn chế. Các quyền này
khác biệt với các khái niệm rộng hơn vềquyền con người thông qua các nhận
định về thành kiến truyền thống và lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện
quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi thiên vị nam giới và trẻ em trai.
Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ giới gồm các
quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bỏ phiếu (bầu cử), nắm giữ chức vụ công,
làm việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng,
tiếp nhận giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các
quyền trong hôn nhân và làm phụ huynh.
Trong giai đoạn đầu, nữ quyền chỉ là một làn sóng đấu tranh chính trị,
sau đó mới trở thành một phương pháp luận nghiên cứu. Từ năm 1848 đến
năm 1918, làn sóng nữ quyền bắt đầu hình thành, khơi dậy ý thức nhân quyền
trong giới nữ và đấu tranh giành lại những lợi ích căn bản cho phụ nữ. Giai
đoạn này được gọi là giai đoạn chủ nghĩa nữ quyền tự do trong lịch sử đấu

14


tranh nữ quyền, yêu cầu phụ nữ phải được cởi trói, được tự do tìm kiến sự
hoàn thiện cá nhân.
Cho đến đầu thế kỷ XX, các lý thuyết nữ quyền được phát triển rộng rãi
và sôi động hơn, kết quả của nó là đại đa số các nước trên thế giới đều xác

định vấn đề nam nữ bình quyền trong Hiến pháp. Từ cuối thập niên 60, đầu
thập niên 70 đến nay, lý thuyết phê bình nữ quyền thực sự phát triển mạnh
mẽ, đòi bình đẳng nam nữ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội từ
chính trị, kinh tế đến văn học, nghệ thuật. Đây là làn sóng nữ quyền thứ hai.
Cùng với cao trào nữ quyền này là sự hình thành của thuyết nữ quyền xã hội
chủ nghĩa, thuyết nữ quyền Marxist, thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ quyền
cấp tiến. Đây là làn sóng thứ hai.
Làn sóng nữ quyền thứ ba là giai đoạn mới trong lịch sử lý thuyết nữ
quyền, bắt đầu từ khoảng những năm 80 của thế kỷ XX và phát triển mạnh
chủ yếu vào năm 1990. Trong giai đoạn này, những nhà nữ quyền trẻ không
những đi vào phân tích những vấn đề về giới một cách sâu sắc hơn mà còn
xem xét mở rộng những khái niệm cơ bản của lý thuyết nữ quyền trên cơ sở
sự phát triển của xã hội cùng với sự phân tích sâu sắc các hiện tượng xã hội,
nhất là các hiện tượng thuộc về quan hệ giới, sự phụ thuộc của phụ nữ vào
nam giới.
Tóm lại, phong trào nữ quyền đã thực sự thay đổi sâu sắc xã hội và
những giá trị nhân bản, tạo bước nhảy vọt lớn về vai trò của người phụ nữ
trong xã hội, nâng cao quyền bình đẳng nam nữ. Người phụ nữ bắt đầu xác
nhận một cách cụ thể sự độc lập của mình, thoát khỏi sự áp đặt của xã hội
nam quyền. Chủ nghĩa nữ quyền chính là sản phẩm của phong trào nữ quyền,
tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu, trong đó phải kể đến văn
học. Hay nói cách khác, phê bình văn học nữ quyền chính là một trong những
sản phẩm của phong trào nữ quyền.

15


1.2. Sự hình thành và phát triển ý thức phái tính trong thơ Việt
Nam qua các thời kỳ
Văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn. Nếu có con đường đi tới

tâm hồn ngăn nhất thì đó là văn học, nhất là đối với phụ nữ, những người phải
chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Các nhà văn nữ tìm đến con đường văn
học không chỉ để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình và mong nhận được
sự đồng cảm mà đối với họ, văn học còn là con đường để đi đến đấu tranh
đòi quyền bình đẳng về giới. Văn học nữ quyền được biết đến với nhiều tác
giả tiêu biểu trên thế giới được biểu hiện trên hai phương diên : phê bình văn
học nữ quyền và trong các sáng tác văn chương của những nhà văn nữ. Văn
học nữ quyền gắn với quyền sống cơ bản của người phụ nữ, gắn với thế giới
quan về con người của người phụ nữ, đi sâu vào thế giới phức tạp của họ.
1.2.1. Ý thức phái tính trong thơ dân gian
Văn học dân gian xuất hiện khi chưa có văn học viết, là toàn bộ nền
văn hoá sơ khai của mỗi dân tộc. Với tư cách là một loại hình đặc biệt của
folklore, văn học dân gian mang tính nguyên hợp, tính tập thể - truyền miệng.
Mỗi tác phẩm là kết quả của sự sáng tạo tập thể, được lưu truyền và không
ngừng được sáng tạo lại. Nó kết tinh được thị hiếu thẩm mỹ, tài năng sáng
tạo, tư tưởng tình cảm của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong đó, ca dao
dân ca biểu hiện một cách trực tiếp, sâu sắc đời sống tinh thần, lối nghĩ của
các tác giả dân gian.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu hát của người phụ nữ và
nói về người phụ nữ trong những bài ca sinh hoạt gia đình, sinh hoạt cộng
đồng. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng ngàn năm với những quan
niệm bất công, những tục lệ khắt khe dành mọi ưu tiên cho người đàn ông,
đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như trong
xã hội. Vì vậy, họ tự hát lên những câu hát về thân phận mình, về những nỗi
khổ mình phải chịu đựng:
16


- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như giếng giữa đàng
Người sang rửa mặt người quàng rửa chân…
Nỗi khổ lớn nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong các bài ca dao là nỗi
khổ tinh thần, nỗi khổ của những thân phận mong manh, thụ động, nhỏ bé bị
rẻ rúng, chà đạp. Khi còn nhỏ, người phụ nữ chịu nỗi tủi "Phận cô là gái được
bao nhiêu", lớn lên chịu cảnh "Dang tay mẹ bứt những ngày còn non", lấy
chồng theo sự sắp đặt của cha mẹ, không có quyền chọn lựa. Có những người
còn chịu nỗi khổ tâm, tủi nhục của phận làm lẽ. Là nạn nhân của chế độ đa
thê, họ biết oán trách ai khi nhìn đâu cũng thấy những trái ngang, éo le, oan
nghiệt:
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng
Ca dao là tiếng kêu ai oán, tiếng lòng than thân của người phụ nữ xưa.
Khi đặt bên cạnh những người đàn ông, người phụ nữ càng hiện lên nhỏ bé,
thấp kém:
Anh như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi
Nhưng đâu đó trong ca dao dân ca, người ta cũng bắt gặp tiếng hát
mạnh mẽ tự khẳng định giá trị của người phụ nữ:
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Như vậy, có thể thấy trong văn học dân gian, bên cạnh những tiếng
than, vẫn có những tiếng nói tự khẳng định, tiếng kêu phản kháng của người
phụ nữ giữa sự o ép ngặt nghèo của xã hội phong kiến hà khắc. Điều kiện lịch
17


sử lúc bấy giờ chưa cho phép người phụ nữ ý thức về phái mình một cách tự

giác, sâu sắc. Nhưng rõ ràng, bằng một cách hết sức tự nhiên, vô thức, trong
những bài ca của họ vẫn thấp thoáng những biểu hiện của phái tính.
1.2.2. Ý thức phái tính trong thơ trung đại
Đến văn học trung đại, do chịu ảnh hưởng chi phối sâu sắc của văn hoá,
văn học Trung Hoa nên hầu như các tác giả nữ không xuất hiện. Nho giáo giữ
vai trò thống trị về mặt tư tưởng, văn hoá, xã hội. Cùng với sự phân biệt thứ
bậc trong xã hội, quan hệ nam - nữ cũng bị sắp xếp một cách đầy thiên kiến.
Nam nhi được xếp ở tầng thượng, là hiền nhân quân tử, còn nữ nhi bị đặt vào
loại hạ, thấp hèn, ngu muội. Văn chương là nơi thể hiện cái đẹp, cái cao cả,
tao nhã, là nơi nói chí, tỏ lòng. Vì vậy mà nó trở thành lãnh địa riêng của nam
nhi từ đối tượng sáng tác cho đến đối tượng tiếp nhận. Trong gần mười thế kỷ
của văn học trung đại, số lượng tác giả nữ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, sự khủng
hoảng của nhà nước phong kiến và sự sụp đổ của ý thức hệ thống trị khiến
cho văn học mang đặc trưng cơ bản là sự khám phá ra con người và khẳng
định những giá trị chân chính của con người. Nói như vậy không có nghĩa văn
học trước đó không đề cập đến con người cùng những giá trị tốt đẹp. Chỉ có
điều, đến giai đoạn văn học này, do hoàn cảnh mang tính lịch sử quy định,
văn học phát hiện ra con người ở những chiều sâu của thế giới tâm tư tình
cảm, mang hơi thở của cuộc sống nhiều hơn. Giải phóng tình cảm cá nhân
khỏi những ràng buộc của xã hội phong kiến trở thành vấn đề trung tâm của
văn học. Xã hội phong kiến trước đó phong toả những tình cảm của con
người, nhưng gay gắt nhất vẫn là quan hệ nam - nữ, chuyện tình yêu tự do. Vì
vậy, nó cũng là lĩnh vực đầu tiên mà văn học đề cập tới. Tinh thần dân chủ dù
yếu nhưng phần nào đã mang lại cho văn học một bầu không khí mới. Điều
này dẫn tới sự xuất hiện hình ảnh của người nữ trong sáng tác của các tác giả
nam, và đặc biệt hơn là sự xuất hiện của các tác giả nữ. Trong vòng cương toả
18



của chế độ nam quyền hà khắc, vẫn có những nữ thi sĩ làm hổ danh không ít
đấng mày râu. Bằng văn chương, họ khẳng định con người cá nhân của mình,
thể hiện sự bình đẳng cũng như những tâm tư tình cảm sâu kín mà bấy lâu nay
bị vùi lấp bởi tam cương ngũ thường.
Trong sáng tác của các tác giả nữ giai đoạn này, có hay không vấn đề
phái tính? Nó đã trở thành ý thức mang tính chủ quan, chủ động của các tác
giả hay chưa? Những câu hỏi này có lẽ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng
phải khẳng định rằng, khi cầm bút viết về những thân phận phụ nữ như mình
và chính bản thân mình, không thể không nói trong tâm tư người cầm bút
không có chút ý thức nào về phái tính dù lúc đó, có thể chưa xuất hiện khái
niệm phái tính như chúng ta gọi bây giờ.
Điểm qua một chút những tác phẩm của số lượng các tác giả nữ tiêu
biểu trong văn học giai đoạn này, chúng ta có thể thấy khá rõ ba xu hướng
sáng tác tạm xem là biểu hiện của vấn đề phái tính hay chí ít cũng liên quan
đến vấn đề phái tính của người cầm bút. Thứ nhất, các nhà thơ đi sâu vào
những nỗi khổ tinh thần, những tâm tư tình cảm mang tính cá nhân của người
phụ nữ với lòng đồng cảm, chia xẻ, xót thương. Thứ hai, cũng lấy hình ảnh
người phụ nữ làm nhân vật trữ tình, nhưng họ hiện lên là những người có tài,
có tình, có bản lĩnh và luôn tìm cách khẳng định mình một cách quyết liệt, táo
bạo. Thứ ba, các tác giả nữ thể hiện phái tính của mình trong cách nhìn nhận,
xây dựng những nhân vật nam, có khi là những mẫu hình lý tưởng, nhưng
cũng có khi là những đối tượng để châm biếm, mua vui, đả kích.
Hồ Xuân Hương được nhắc đến như một hiện tượng không chỉ trong
văn học Việt Nam mà còn trên văn đàn thế giới. Nếu như trước đó, chúng ta
từng ca tụng những câu thơ đầy cảm thông, đau đớn của Nguyễn Du, Đặng
Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều dành cho thân phận đàn bà thì đến Hồ Xuân
Hương, người đọc mới được nghe tiếng nói đích thực của một người phụ nữ
nói về giới mình, phái mình. Khi nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong xã
hội cũ, Hồ Xuân Hương chỉ muốn nhấn mạnh, đi sâu hơn vào những nỗi khổ
19



đau riêng, có tính chất giới tính của mình. Là một người nữ, lại viết về phụ nữ
nên nữ sĩ hiểu hơn ai hết những éo le, ngóc ngách của cuộc đời người đàn bà
đôi khi bị xoá nhoà, bị che đậy, vùi lấp bởi những giáo lý, những khuôn phép
áp đặt của chế độ nam quyền. Ngoài những bài ca dao nói lên sự thiệt thòi của
thân phận làm lẽ, đã ai dám quyết liệt phản đối cảnh chồng chung như bà:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười hoạ, hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không…
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong
(Kiếp lấy chồng chung)
Đây là tiếng nói phẫn uất, chua xót, tố cáo chế độ đa thê bất công đã
tồn tại suốt bao thế kỷ, đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ éo le, chua chát,
không dễ gì chia sẻ, thở than. Dù không nói ra một cách trực tiếp nhưng nỗi
khổ lớn nhất của cảnh lẽ mọn được Hồ Xuân Hương nhấn mạnh chính là sự
thiệt thòi về mặt tình cảm, những đòi hỏi thầm kín, bản năng lúc nào cũng
thiếu thốn, có cũng không. Lời thơ đã nói hộ tiếng lòng của biết bao thân
phận, biết bao cuộc đời. Hai câu kết, có người cho rằng đó là tiếng thở dài bất
lực, nhưng có lẽ còn là một sự phản kháng, dù là trong tâm tưởng. Cách xưng
thân này đầy kiêu hãnh, đầy tự tin chứ đâu còn là thân em ngậm ngùi của văn
học dân gian nữa.
Hồ Xuân Hương cũng làm thơ bênh vực những cô gái không chồng mà
chửa:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan


20


×