Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THU BA

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THU BA

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62. 14. 01. 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. THÁI VĂN THÀNH
2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG



NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận án này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Ba


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ......................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4
7. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 6
8. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 7
9. Cấu trúc luận án....................................................................................................... 7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC .................................. 8
1.1. Tồng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu về chất lượng CS-GD trẻ mầm non .............................. 8
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng CS-GD trẻ mầm non ............... 12
1.1.3. Nhận xét chung .......................................................................................... 15
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................................... 16
1.2.1. Chất lượng, chất lượng giáo dục mầm non và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non................................................................................. 16
1.2.2. Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non ............... 21
1.2.3. Giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường MN ........ 23
1.3. Vấn đề chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non ......................... 24
1.3.1. Đặc trưng chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non ............ 24
1.3.2. Các thành tố cơ bản của chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non..... 25
1.3.3. Đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của các trường mầm non ...... 29


iii
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các
trường mầm non tư thục............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục của trường mầm non ................. 32
1.4. Vấn đề quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non
tư thục ........................................................................................................................ 32
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của trường
mầm non tư thục ........................................................................................ 33
1.4.2. Mục tiêu của quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường
mầm non tư thục ........................................................................................ 34
1.4.3. Các cấp độ và mô hình quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
mầm non..................................................................................................... 35
1.4.4. Nội dung quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm
non tư thục ................................................................................................. 39
1.4.5. Chủ thể quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm

non tư thục ................................................................................................. 45
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
ở các trường mầm non tư thục ................................................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 49
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 50
2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng ................................................................... 50
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 50
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn................................................................... 50
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 50
2.1.4. Địa bàn nghiên cứu thực tiễn ..................................................................... 51
2.1.5. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 51
2.2. Khái quát về tình hình phát triển hệ thống trường mầm non tư thục ở
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 51
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục của Thành
phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 51


iv
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh ......... 53
2.2.3. Hệ thống các trường mầm non tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh........... 54
2.3. Thực trạng chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư
thục ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 55
2.3.1. Thực trạng chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ...................................... 55
2.3.2. Thực trạng trẻ mầm non ở các trường mầm non tư thục ở Thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................. 58
2.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên - nhân viên ở
trường mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 60
2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị ................................................ 64

2.3.5. Thực trạng môi trường chăm sóc - giáo dục trẻ......................................... 66
2.4. Thực trạng quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm
non tư thục ................................................................................................................. 69
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ của các trường mầm non tư thục .................................................... 69
2.4.2. Thực trạng xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc - giáo dục
trẻ ở các trường mầm non tư thục .............................................................. 70
2.4.3. Thực trạng ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục ............................................... 71
2.4.4. Thực trạng hực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục ............................................... 74
2.4.5. Thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng ở các trường mầm non tư thục ..... 74
2.4.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ................................................................................................. 76
2.4.7. Thực trạng xã hội hóa giáo dục công tác quản lý chất lượng chăm
sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục ...................................... 79
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ ở các trường mầm non tư thục ...................................................................... 81
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chăm sóc - giáo dục trẻ ở các
trường mầm non tư thục Thành phố Hồ Chi Minh ................................................... 82


v
2.6.1. Những thành công chủ yếu và nguyên nhân ............................................... 82
2.6.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân ...................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 84
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC
TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... 85
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp ........................................................... 85
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu .................................................................................. 85
3.1.2. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống .............................................................. 85
3.1.3. Nguyên tắc phát triển ................................................................................. 86
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi .................................... 86

3.2. Các giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 86
3.2.1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong đội ngũ quản lý, giáo viên,
nhân viên về sự cần thiết phải quản lý chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ......................................................................................................... 86
3.2.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược và chính sách chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các trường mầm non tư thục ............................................ 91
3.2.3. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong
các trường mầm non tư thục ...................................................................... 97
3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng làm cơ sở để các trường MNTT
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng CS-GD trẻ ........................... 105
3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chất lượng cho đội ngũ quản lý
và giáo viên, nhân viên các trường mầm non tư thục .............................. 112
3.2.6. Xây dựng văn hóa chất lượng trong trường mầm non tư thục .................. 119
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất. .............. 121
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 121
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm .................................................. 121
3.3.3. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................... 122
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
đã đề xuất ................................................................................................. 122


vi
3.4. Thử nghiệm giải pháp ...................................................................................... 124
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................. 124
3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm .................................................................. 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 139
1. Kết luận ............................................................................................................... 139
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 142

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 143
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT

Các chữ viết đầy đủ

Các chữ viết tắt

1

BD

Bồi dưỡng

2

CL

Chất lượng

3

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

CS-GD

Chăm sóc - giáo dục

6

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

7

ĐC

Đối chứng

8

ĐT

Đào tạo


9

GD

Giáo dục

10

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

11

GV

Giáo viên

12

KN

Kỹ năng

13

KT

Kinh tế


14



Lãnh đạo

15

NQL

Người quản lý

16

NV

Nhân viên

17

QL

Quản lý

18

QLCL

Quản lý chất lượng


19

QLGD

Quản lý giáo dục

20

SGK

Sách giáo khoa

21

TN

Thử nghiệm

22

XH

Xã hội

23

UBND

Ủy ban nhân dân



viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 2.1.

Kết quả thực hiện mục tiêu CS-GD trẻ ở các trường MNTT ở Tp.
Hồ Chí Minh ............................................................................................. 59

Bảng 2.2.

Thực trạng chất lượng đội ngũ quản lý ..................................................... 60

Bảng 2.3.

Tình hình thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng CS-GD trẻ ở
trường MNTT ............................................................................................ 69

Bảng 3.1.

Đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất .............................. 122

Bảng 3.2.

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất...................................... 123

Bảng 3.3.


Thang điểm đánh giá chất lượng CS-GD trẻ........................................... 127

Bảng 3.4.

Thang điểm đánh giá chất lượng giáo dục trẻ ở trường MNTT .............. 128

Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kiến thức của nhóm TN và ĐC .... 131

Bảng 3.6.

Khảo sát trình độ ban đầu về KN của nhóm TN và ĐC.......................... 132

Bảng 3.7.

Bảng tần suất kết quả kiểm tra sau TN về kiến thức ............................... 133

Bảng 3.8.

Phân bố tần xuất f i và tần xuất tích luỹ f i  về kiến thức của nhóm
TN và ĐC ................................................................................................ 133

Bảng 3.9.

Kết quả về trình độ KN của CBQL, GV ................................................. 135

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất f i .................................................................... 134
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất tích lũy f i  .................................................................. 134



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CLGD luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng đặc
biệt của nó đối với sự phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng và của mỗi quốc
gia trong xã hội văn minh. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục
đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giá trị của mỗi cá nhân, cộng đồng và
một đất nước phụ thuộc phần lớn vào CL giáo dục. Vì vậy, với các cơ sở giáo dục,
phấn đấu không ngừng nâng cao CLGD luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh giáo dục nước ta đang dần dần hội nhập quốc tế, CLGD
của các nhà trường không chỉ là đạt được các chuẩn mực quốc gia mà phải tiến tới đạt
các chuẩn mực quốc tế.
GDMN giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Là bậc học đầu tiên, làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục và là nơi hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người. Trải qua hơn 60 năm xây
dựng và phát triển với nhiều bước thăng trầm, bậc GDMN đã không ngừng phấn đấu,
vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, hệ thống GDMN nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy
mô, đa dạng về loại hình trường, lớp; có sự điều chỉnh về cơ cấu hệ thống, cải tiến
chương trình CS-GD trẻ; nhờ vậy đã đáp ứng phần quan trọng nhu cầu CS-GD trẻ của
xã hội, góp phần phát triển về thể chất và tâm lý cho đa số trẻ em Việt Nam và chuẩn
bị tương đối tốt cho việc trẻ vào bậc học phổ thông.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, GDMN vẫn còn những hạn chế và bất
cập về nhiều mặt trong đó có CL CS-GD trẻ ở các loại hình trường MN, nhất là ở một
số trường MN ngoài công lập hay gọi là MN tư thục. Vì vậy, cùng với các bậc học
khác, GDMN cần phải đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ.
Nghị quyết 29 NQ/TW BCH Trung ương khoá XI chỉ rõ: “Đối với giáo dục
mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu

tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong


2
những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống
các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp
với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục” [28].
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và nhà nước, trong những
năm qua công tác này được đẩy mạnh và có hiệu quả ở bậc GDMN, nhất là việc huy
động tiềm năng trong nhân dân để xây dựng trường MNTT. Hiện nay, hệ thống các
trường MN tư thục được phát triển mạnh ở nước ta, nhất là ở các đô thị lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống các trường này đã có vai trò quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu của xã hội về CS-GD trẻ MN, làm giảm áp lực đối với ngân sách
nhà nước cho bậc học. Tuy nhiên, chất lượng CS-GD trẻ ở đa số các cơ sở GDMN tư
thục thấp hơn so với các trường công lập trên cùng địa bàn. Phần lớn các sự việc liên
quan đến việc không đảm bảo an toàn cho trẻ, bạo hành trẻ, chăm sóc trẻ chưa đạt yêu
cầu, chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề giáo dục trẻ… đều thuộc về các trường
NMTT. Nguyên nhân của thực trạng này là do các trường phải tự chủ hoàn toàn về cơ
sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, đội ngũ QL, GV, NV,... chưa đáp ứng
yêu cầu cho việc CS-GD trẻ MN, công tác quản lý, nhất là quản lý chất lượng CS-GD
trẻ ở các trường MNTT còn nhiều bất cập.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân cư và có điều kiện kinh tế- xã
hội phát triển. Đây cũng là thành phố có hệ thống trường MNTT phát triển nhất trong
cả nước. Trong tổng số 755 trường MN của toàn thành phố hiện nay, có 341 trường
MNTT (chiếm tỷ lệ 45,2%). Các cơ sở GD MNTT góp phần quan trọng vào việc đáp
ứng nhu cầu về GD MN của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chất lượng
CS-GD trẻ của thành phố có sự khác biệt rất lớn giữa các trường MNTT. Bên cạnh
một số trường có chất lượng chăm sóc giáo dục cao, thậm chí là rất cao so với mặt
bằng chung, thì vẫn còn một số trường có chất lượng chưa đạt yêu cầu. Đa số các

nhóm trẻ MN tư thục, nhất là các nhóm trẻ gia đình vẫn chủ yếu làm nhiệm vụ giữ trẻ
là chính. Do đó, chất lượng CS-GD trẻ ở phần lớn các cơ sở này còn rất thấp so với qui
định. Vì vậy, để nâng cao chất lượng GDMN của thành phố thì việc nâng cao chất
lượng CS-GD của các cơ sở GD MNTT là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Để làm
được điều này trước hết cần đề xuất và thực thi một hệ thống các giải pháp quản lý


3
khoa học, hiệu quả để huy động và phối hợp được các nguồn lực cho hoạt động CSGD trẻ em trong các cơ sở GD MNTT. Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Quản
lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố
Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp quản
lý chất lượng CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao
chất lượng GDMN và đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề QLCL CS-GD trẻ ở trường MNTT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế và bất cập trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Nếu đề xuất và thực thi được
các giải pháp dựa trên tiếp cận QL CLTT tập trung vào việc xây dựng chính sách và kế
hoạch chiến lược chất lượng trong các trường MNTT; thiết lập hệ thống QLCL cùng
với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá CL CS-GD trẻ; xây dựng môi trường
VHCL trong nhà trường... thì có thể nâng cao CL CS-GD trẻ ở các trường MNTT
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT.
- Nghiên cứu thực trạng QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đánh giá sự cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm giải pháp QLCL CS-GD trẻ
ở các trường MNTT thành phố Hồ Chí Minh.


4
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1.Tập trung nghiên cứu hệ thống QLCL CS-GD trẻ bên trong của các
trường MNTT TP HCM.
5.2.2. Khảo sát thực trạng và đánh giá sự cần thiết, tính khả thi, thử nghiệm
giải pháp đã đề xuất ở một số trường MNTT ở Tp.HCM.
5.2.3. Khảo sát thực trạng CS-GD trẻ ở các trường MNTT thành phố Hồ Chí
Minh, từ năm 2012 đến nay.
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu
6.1.1. Tiếp cận hệ thống- cấu trúc
Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp QLCL CSGD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, xem
xét nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, trong những
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
6.1.2. Tiếp cận hoạt động- nhân cách
Quan điểm này đòi hỏi việc đề xuất giải pháp QLCL CS-GD trẻ ở các trường
MNTT Tp.HCM phải xuất phát từ những hoạt động của các chủ thể QLCL CS-GD trẻ
ở các trường MNTT Tp.HCMvà từ những đặc điểm nhân cách quản lý của họ.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát tình hình thực
tiễn của các trường MNTT Tp.HCM; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó

khăn để đề xuất các giải pháp QLCL CS-GD trẻ cho các trường MNTT phù hợp với
thực tiễn đồng thời có tính hiệu quả và tính khả thi.
6.1.4. Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
Quản lý chất lượng tổng thể là mô hình quản lý hiện đang được khuyến khích
sử dụng trong quản lý chất lượng GD. Mô hình này hướng tới người học, đáp ứng kỳ
vọng của người học; đồng thời đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường đều là người
tham gia vào quản lý chất lượng, trước hết ở phần việc mình được giao. Quan điểm
này đòi hỏi trước hết phải xem trẻ là nhân tố trung tâm, là “khách hàng” bên trong
quan trọng nhất. Mọi hoạt động của nhà trường phải xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu


5
của trẻ, hướng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mặt khác, các
trường cần phải xây dựng được chính sách chất lượng, tạo ra văn hoá chất lượng với
mục tiêu là làm hài lòng khách hàng của họ. Giải pháp QL chất lượng CS-GD trẻ ở
trường MNTT cần được xem xét theo hướng tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các nhóm phương
pháp nghiên cứu sau đây:
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để phân tích và tổng hợp các tài liệu
có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc
thù của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sắp xếp chúng thành một hệ thống
lý thuyết của đề tài.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để từ những quan điểm, quan niệm
của những nhà nghiên cứu trước đây để xây dựng những nhận định khái quát của bản
thân về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xây dựng mô hình lý luận và thực
tiễn về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạt được.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng ankét
Dùng các phiếu hỏi (ankét) để thu thập ý kiến của NQL, GV, cha mẹ HS các
trường MNTT TP.HCM về:
+ Thực trạng CL CS-GD trẻ của các trường MNTT TP.HCM hiện nay;
+ Thực trạng công tác QLCL CS-GD trẻ của các trường MNTT ở TP.HCM hiện nay;
+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCL CS-GD trẻ của các
trường MNTT TP.HCM hiện nay...
- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về


6
thực trạng CL và QLCL CS-GD trẻ trường MNTT Tp.HCM hiện nay thông qua việc
trao đổi trực tiếp với các đối tượng điều tra.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên
gia, NQL, GV các trường MNTT Tp.HCMvề vấn đề nghiên cứu để tăng độ tin cậy của
kết quả điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để thu thập các thông tin thực tế và
có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các giải
pháp QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê và các phần mềm tin học để xử lý số liệu
thu được, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án.

7. Những luận điểm bảo vệ
- CL luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Có đảm
bảo và nâng cao CL, các trường MNTT Tp.HCM mới đáp ứng được nhu cầu CL CSGD trẻ ngày càng cao của phụ huynh và xã hội, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và để phát triển bền vững các trường MNTT tại thành
phố Hồ Chí Minh. QLCL CS-GD trẻ ở trường MNTT Tp.HCM là một lĩnh vực của
QLCL. Vì thế, nội dung, cách thức, quy trình QLCL ở các trường MNTT Tp. HCM
vừa phải tuân theo nội dung, cách thức, quy trình QLCL nói chung vừa phải phù hợp
với đặc trưng CL của các trường MNTT Tp.HCM.
- Công tác QL chất lượng CS-GD trẻ của các trường MNTT Tp.HCM đã đạt
được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu về
GDMN ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chất lượng CS-GD trẻ ở các trường
MNTT của thành phố còn có nhiều sự khác biệt lớn, chưa đạt yêu cầu theo quy định và
chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng CS-GD trẻ của các
trường MNTT Tp.HCM là một yêu cầu khách quan, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.


7
- Hình thành quan điểm QLCL; xây dựng chính sách và kế hoạch CL; thiết lập
hệ thống QLCL bên trong cùng với hệ thống tiêu chuẩn CL để đánh giá; xây dựng môi
trường VHCL; tổ chức hệ điều kiện để thực hiện QLCL... là những giải pháp cơ bản để
đảm bảo và nâng cao CL CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM.
8. Đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về QLCL CS-GD trẻ của
các trường MNTT.
- Đưa ra được bức tranh khá toàn diện về thực trạng chất lượng CS-GD trẻ và
thực trạng QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM.
- Đề xuất được các giải pháp QLCL CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM.
- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng CS-GD trẻ và quy trình QLCL
CS-GD trẻ ở các trường MNTT Tp.HCM.
9. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục nghiên
cứu; luận án gồm 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các
trường mầm non tư thục

Chương 2:

Thực trạng quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3:

Giải pháp quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí Minh


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
1.1. Tồng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về chất lượng CS-GD trẻ mầm non
1.1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi MN là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
Ngay những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non đã
nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục. Năm 1907, tiến sĩ Maria
Montessori đã thành lập trường mẫu giáo đầu tiên tại Roma. Ngay từ ngày đầu

thành lập trường, vấn đề chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đã được bà hết sức chú
trọng. Điều này được thể hiện qua hệ thống các quan điểm và phương pháp giáo dục
(phương pháp Montessori). Montessori đặt nền tảng tự do, nhu cầu và hứng thú của
trẻ lên trên hết. Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát triển cân đối về thể
chất, trí tuệ, tâm lý. Đặc biệt, trẻ được tạo động lực để có hứng thú trong việc học
và cư xử hoà nhã lịch sự với mọi người. Phương pháp Montessori sau đó được phát
triển và mở rộng ở các nước châu Âu và Mỹ cho đến tận ngày nay. Hiện nay,
phương pháp này được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi ở các trường MN, nhất là các
trường MN tư thục và MN quốc tế ở các thành phố lớn của Việt Nam nhằm nâng
cao chất lượng CS-GD trẻ [24].
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, N.C. Crupxcaia đã phác thảo chương trình,
kế hoạch xây dựng hệ thống nhà trẻ mẫu giáo trong toàn Liên bang Xô Viết. Bà là
người đặt cơ sở cho khoa học giáo dục MN theo quan điểm Mác- xít, trong đó có
vấn đề chất lượng CS-GD trẻ [63]. Vấn đề này được tiếp tục quan tâm nghiên cứu
bởi các nhà giáo dục Liên Xô cũ và Liên bang Nga hiện nay như E.V. Triphinôva,
T.I. Alieva, N.M. Rôdina, N.E. Vaciocova, V.Nhikitina, V.I.Slobodchikova, Т.N.
Boguslavskaia U. Elena và nhiều tác giả khác [96], [98], [99], [102], [103]...
Trong công trình nghiên cứu “Chất lượng giáo dục mầm non”, tác giả
S.V.Nhikitina đã đưa ra quan điểm về chất lượng CS-GD trẻ MN, thực trạng chất


9
lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các vườn trẻ ở Liên bang Nga hiện nay, các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mầm non. Theo bà, tiêu chí cơ bản để đánh giá
chất lượng CS-GD trẻ được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau [99]:
- Sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh,
- Nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh,
- Phát triển xã hội và cá nhân của học sinh,
- Phát triển nghệ thuật và thẩm mỹ của học sinh.
Ngoài việc luận bàn về khái niệm chất lượng giáo dục mầm non, trong công

trình nghiên cứu của mình, tác giả V.I.Slobodchikova, nhấn mạnh việc sử dụng tích
hợp các phương pháp tiếp cận cơ bản để đánh giá chất lượng giáo dục mầm non, các
chỉ số và tiêu chí về chất lượng CS-GD trẻ ở trường mầm non. Tác giả cũng đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục mầm non gồm các yếu
tố bên trong và các yếu tố bên ngoài [98].
Các tác giả E.V. Triphinôva, T.I. Alieva, N.M. Rôdina, N.E. Vaciocova
trong bài báo “Sự phát triển và thử nghiệm các mô hình đánh giá chất lượng giáo
dục mầm non” đã nghiên cứu nội dung và cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục mầm
non, đề xuất các mô hình và công cụ đánh giá chất lượng GDMN [103].
Tác giả U. Elena trong bài viết “Đánh giá chất lượng trường MN” đã xác
định mục tiêu và nhiệm vụ xác định chất lượng GD MN, cơ sở triết học của chất
lượng trường MN; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CS-GD trẻ ở trường
MN [102].
Ngoài ra, chất lượng CS-GD trẻ MN được quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả khác như: Overchuk với “Chất lượng giáo dục mầm non: thực trạng, vấn đề
và triển vọng”; Hội thảo khoa học Chelyabinsk về “Chất lượng giáo dục mầm non:
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” [107]...
Nhìn chung, chất lượng CS-GD trẻ MN là vấn đề được các nhà giáo dục liên
bang Nga hết sức quan tâm, xem đây là vấn đề có tính cấp thiết, vấn đề thời sự
trong giáo dục MN hiện nay.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn
Quốc... giáo dục MN được hết sức chú trọng. Vì vậy, chất lượng CS-GD trẻ MN
cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục [84], [85], [86],


10
[87], [88], [89], [90], [91].
Ở Mỹ, nhà trẻ chủ yếu là do tư nhân thành lập. Nhà trẻ của Mỹ dù là công lập
hay tư thục đều thu phí trong đó nhà trẻ tư thu phí cao hơn nhiều so với nhà trẻ công.
Giáo dục MN ở Úc cũng được chính phủ hết sức quan tâm. Hiện nay, chính phủ

Úc cam kết chất lượng phổ cập giáo dục mầm non là một chương trình nghị sự. Giáo
dục mầm non và chăm sóc trẻ là một ưu tiên chiến lược quan trọng đối với Úc [84,85].
Ở Canada, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục cho trẻ nhỏ là
một điều kiện cần thiết để góp phần phát triển ban đầu và đặt nền móng vững chắc
cho việc học tập suốt đời của trẻ. Bậc học này còn được coi là một bước khởi đầu
công bằng trong cuộc sống cho tất cả trẻ em và đóng góp cho công bằng xã hội và
hội nhập. Giáo dục MN được duy trì bằng các biện pháp có hiệu quả về tài chính, xã
hội và sự hỗ trợ của cha mẹ và cộng đồng. Tại Canada, các dịch vụ ECEC (Early
Childhood Education and Care- Chăm sóc và giáo dục mầm non) chính là nhà trẻ
và chăm sóc trẻ em. Để phát triển, nâng cao chất lượng GDMN, ở quốc gia này đã
và đang thực hiện nhiều giải pháp quản lý đa dạng và hiệu quả. Hầu như tất cả các
cơ sở chăm sóc trẻ em được quy định theo pháp luật là do tư nhân điều hành,
thường là trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụ huynh, ban giám đốc tự
nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác (77%) hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá
nhân hoặc doanh nghiệp.
Vấn đề CL GDMN cũng rất được quan tâm ở Hàn Quốc theo quan điểm: CSGD hướng vào trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc và dạy dỗ tốt nhất, đảm bảo cho trẻ có
cơ hội vui chơi, hoạt động và giao tiếp một cách tích cực, trẻ được tự do hoạt động,
học tập theo sở thích cá nhân. Giáo viên MN Hàn Quốc được linh hoạt lựa chọn
mục tiêu, nội dung và cách thức giáo dục phù hợp với trẻ và những điều kiện cụ thể
của hoạt động này. Trong trường MN luôn có các góc chơi phong phú để trẻ có thể
thực hiện các hoạt động đa dạng theo sở thích của mỗi đứa.
Ở Nhật bản, CL CS-GD trẻ MN được chính phủ hết sức quan tâm. Điều này
được thể hiện qua chương trình giáo dục trẻ. Theo đó, giáo viên có vai trò tự chủ rất
cao trong nội dung và phương pháp giáo dục trẻ, hoạt động chơi tự do của trẻ là
trung tâm. Văn hóa giáo dục trẻ mầm non ở Nhật Bản có sự khác biệt so với các
trường mầm non ở nước khác hay các chuẩn mực quốc tế khác: Phụ huynh và các


11
nhà giáo dục Nhật Bản tin tưởng và luôn thống nhất trong việc để cho con trẻ chơi

và giao lưu thỏa thích trong môi trường tập thể trước khi chúng bước vào môi
trường áp lực của nền giáo dục chuẩn mực [95].
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Canada, Úc... đã tập trung
vào vấn đề nâng cao chất lượng CS-GD trẻ MN. Một số công trình nghiên cứu của
các tác giả:
- Trong cuốn “Xác định giá trị chất lượng trong dịch vụ trẻ em: Phương
pháp tiếp cận mới để xác định chất lượng”, Moss và Pence (1999) đưa ra quan
điểm về chất lượng, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ em và các phương pháp tiếp
cận mới về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ [91].
- Tác giả Sower Michelle Denise trong công trình nghiên cứu: “Đánh giá
hiệu quả của một chương trình nuôi dạy chất lượng áp dụng trên một số trẻ em ở
các gia đình bình thường” đã khảo sát thực trạng và xây dựng các tiêu chí đánh giá
chất lượng CS-GD trẻ em ở các gia đình bình thường ở Mỹ [93].
Trong kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Roxana Adams Dove đã phân
tích so sánh đối với kinh nghiệm chăm sóc trẻ tại một chương trình nuôi dạy trẻ chất
lượng [84].
- Tác giả: Callahan Darragh (Trường Walden University- Mỹ) trong công
trình: “Chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ: vấn đề chất lượng chính là chìa khóa
để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn” đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của chất lượng CS-GD đối với sự phát triển toàn diện của trẻ [87].
- Các tác giả: La Valle Ivana, Smith Ruth trong cuốn sách: “Vấn đề nuôi dạy
trẻ chất lượng cao, trong tương lai có nên áp dụng phổ biến?” đã bàn luận về vấn
đề CS-GD trẻ, xây dựng trường MN chất lượng cao và vấn đề áp dụng mô hình này
trong thực tiễn [90].
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng CS-GD trẻ, Pamela
Morris Cybele Raver Chrishana M. Lloyd Megan Millenky với “Vai trò của GV
MN đối với chất lượng CS-GD trẻ” [89]; Alison Elliott với “Giáo dục trẻ mầm nonhướng tới chất lượng và công bằng cho mọi trẻ em” [85]...
1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Giáo dục MN từ lâu đã được coi là bậc học của hệ thống giáo dục Việt Nam.
Vấn đề chất lượng CS-GD trẻ MN Việt nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà



12
nghiên cứu. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
- Nguyễn Hữu Châu và nhóm tác giả trong cuốn “Chất lượng giáo dục
những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã xác định các tiêu chí và chỉ số chất lượng của
hệ thống GDMN gồm 3 thành tố, 14 tiêu chí cơ bản và 63 chỉ số [19].
- Trong đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng
cao chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm
non” tác giả Lê Thu Hương và cộng sự đã xác định các cơ sở khoa học của việc CSGD trẻ trong trường MN, các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng CSGD trẻ [39].
- Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Tạ Ngọc Thanh đã xây dựng
bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng
điểm (khối nhà trẻ và khối mẫu giáo) [59], [60], [61], [62].
- Trần Thị Bích Trà và nhóm nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục
trẻ ở các trường mẫu giáo ngoài công lập” đã đề xuất được các giải pháp nâng cao
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo ngoài công lập. Cũng
trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:“Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng
cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình” đã xây dựng cơ
sở lý luận của chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình và một
số kinh nghiệm quốc tế, đồng thời khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình [68;69].
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng CS-GD trẻ mầm non
1.1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề quản lý chất lượng CS-GD trẻ MN cũng được các tác giả ngoài nước
quan tâm nghiên cứu.
- Xakharnikova Larissa Eduardovna trong bài báo “Quản lý chất lượng giáo
dục mầm non” đã cho rằng chất lượng giáo dục MN phụ thuộc rất nhiều vào quản
lý các yếu tố của quá trình CS-GD trẻ. Theo bà, chất lượng giáo dục- một đối tượng
giám sát trong trường mầm non, là tổ hợp bao gồm bốn yếu tố: chất lượng của quá

trình giáo dục, chất lượng nguồn lực (nguồn lực và điều kiện cần thiết cho quá trình
giáo dục); chất lượng quản lý; chất lượng của các kết quả của hệ thống giáo dục ở


13
trường mầm non [97].
- Vấn đề quản lý chất lượng giáo dục MN nói chung, chất lượng CS-GD trẻ
nói riêng được các tác giả như: Boguslavet LG, Meyer AA, OA Safonova,
Tretyakov PI, S.V.Nikitina, V.I.Slobodchikova [98], [99], [100], [104], [105]...
nghiên cứu.
- Trên cơ sở phân tích khái niệm chất lượng giáo dục MN, chỉ số và tiêu
chuẩn của chất lượng GDMN, các tác giả S.V.Nikitina, V.I.Slobodchikova trong
công trình nghiên cứu “Chất lượng giáo dục mầm non” đã đề xuất các nguyên tắc,
phương pháp và một số cách thức quản lý chất lượng giáo dục MN [98], [99].
- Các tác giả E.V. Triphinôva, T.I. Alieva, N.M. Rôdina, N.E. Vaciocova
cũng đã dành sự quan tâm đối với vấn đề quản lý chất lượng CS-GD trẻ MN. Các
tác giả này cũng cho rằng để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ cần phải có sự phối
hợp quản lý giám sát giữa chính quyền, trường MN, cộng đồng và phụ huynh [103].
- Tác giả Alison Elliott trong cuốn “Giáo dục mầm non hướng tới chất lượng
và sự công bằng cho mọi trẻ em” cũng đã phân tích các vấn đề về chất lượng CSGD trẻ MN và vấn đề quản lý CS-GD trẻ MN [85].
- Tác giả Chrishana M. Loyd, Michael Bangser trong công trình “Nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non thông qua quản lý hiệu quả trong lớp học” đã đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng CS-GD trẻ thông qua việc quản lý có hiệu
quả lớp học [86].
Nhìn chung, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục mầm non của tác tác giả
ngoài nước đã đề cập đến vấn đề QL chất lượng ở các góc độ khác nhau.
1.1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Dưới góc độ quản lý nhà nước, vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ MN được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Nhiều chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao chất lượng của bậc

học này. Những vấn đề cơ bản của bậc học cũng đã được “luật hóa” trong Luật Giáo
dục. Để nâng cao chất lượng bậc học, đáp ứng được yêu cầu của việc hiện đại hóa
nền giáo dục, nhiều giải pháp quản lý đã được đưa ra, trong đó, Điều 24 Luật giáo
dục đã qui định về việc "Xây dựng chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới"
[53]. Thực hiện Luật GD, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã tích cực soạn thảo chương trình


14
chăm sóc - giáo dục MN mới. Chương trình đã được triển khai thí điểm trong hai
năm 2005- 2006 và bắt đầu thực hiện đại trà trong năm 2007. Bộ GD&ĐT cùng với
vụ GDMN cũng đã đưa ra một số giải pháp quản lý để thực hiện tốt chương trình
này. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ mới có tính định hướng và chủ yếu dành
cho các trường MN công lập [10,15]
Từ 1994 đến nay đã hình thành một hệ thống cơ sở GDMN ngoài công lập
với số lượng trẻ ngày càng tăng, số trường lớp được mở rộng một cách nhanh
chóng. Cùng với số lượng, chất lượng của các trường tư thục cũng dần dần được
nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội về bậc học này. Để quản lý
có hiệu quả các cơ sở GDMN tư thục, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành Qui chế
"Tổ chức và hoạt động trường Mầm non tư thục" kèm theo Quyết định số
41/2008/QĐ/ BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008. Tại Điều 3 của Quy chế đã nêu
rõ "nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư
thục"; qui định việc tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
đào tạo ban hành...; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch kế hoạch phát triển, tổ
chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử
dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần
cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội [11]. Thông tư
13/ 2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành ngày 30/6/2015 đã bổ
sung, điều chỉnh một số điều trong Quyết định số 41/2008/QĐ/ BGDĐT nhằm tiếp
tục nâng cao chất lượng CS-GD trẻ ở các trường MNTT [15].

Nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp nâng cao chất
lượng bậc học MN, ngày 25/3/2011, Hội thảo "Phát triển chăm sóc và giáo dục
Mầm non Việt Nam: Vấn đề và giải pháp" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng
thế giới đã được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà
giáo dục, các nhà quản lý GDMN.
Dưới góc độ khoa học quản lý, vấn đề quản lý chất lượng GDMN cũng đã
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số tác giả dưới nhiều góc độ khác nhau như
Nguyễn Hữu Châu, Phan Văn Kha, Nguyễn Thị Hoài An, Tạ Thị Ngọc Thanh,
Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Bích Trà, Đinh Văn Vang [1]; [19]; [57]; [59];


15
[60]; [61]; [62]; [68]; [69]; [78]. Tác giả Phan Văn Kha trong công trình nghiên cứu
của mình đã đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô trong quản lý các cơ sở GDMN
ngoài công lập. Các giải pháp vĩ mô như: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
GDMN và cơ sở GDMN ngoài công lập; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế
trong hoạt động QL cơ sở GDMN ngoài công lập; thực hiện tốt việc phân cấp QL
các cơ sở GDMN ngoài công lập; chỉ đạo triển khai thực hiện đúng theo các văn
bản của nhà nước về QL cơ sở GDMN ngoài công lập; đổi mới công tác giám sát cơ
sở GDMN ngoài công lập sau đăng ký thành lập theo hướng phát huy vai trò của xã
hội và của các chủ thể khác nhằm hỗ trợ Nhà nước trong QL, giám sát cơ sở GDMN
ngoài công lập; đổi mới công tác QL các cơ sở GDMN ngoài công lập của các cấp.
Các giải pháp vi mô (QL của cơ sở GDMN ngoài công lập) gồm: tổ chức thực hiện
đúng các văn bản của nhà nước về QL cơ sở GDMN ngoài công lập; xây dựng và tổ
chức thực hiện các quy chế trong hoạt động QL cơ sở GDMN ngoài công lập; đổi
mới công tác QL các cơ sở GDMN ngoài công lập của Hiệu trưởng; tăng cường vai
trò giám sát cơ sở GDMN ngoài công lập của mọi lực lượng có liên quan; đẩy mạnh
công tác xã hội hoá GDMN để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ ở cơ sở GDMN
ngoài công lập [44].
Nguyễn Hữu Châu và nhóm tác giả đề xuất các thành tố và các tiêu chí cơ

bản và cụ thể về chất lượng giáo dục MN, trong đó có các thành tố, các tiêu chí cơ
bản và cụ thể về quản lý chất lượng [19].
1.1.3. Nhận xét chung
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi
nhận thấy QL chất lượng CS-GD trẻ MN là vấn đề được các tác giả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Những vấn đề mà các tác giả quan tâm nghiên cứu là:
- Quan niệm về chất lượng CS-GD trẻ
- Các thành tố, các chỉ số và tiêu chí đánh giá chất lượng CS-GD trẻ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CS-GD trẻ.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ.
- Các biện pháp nâng cao chất lượng CS-GD trẻ.
- Các nguyên tắc quản lý, phương pháp tiếp cận và một số cách thức quản lý
chất lượng giáo dục MN.


×