Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các lực lượng đặc nhiệm của cộng hoà nam phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.83 KB, 8 trang )


Các lực lượng đặc nhiệm của Cộng hoà Nam Phi, được gọi là trinh sát đặc
nhiệm (Reconnaissance Commando, hay gọi tắt là Recces), được thành lập năm
1972.
Trong mấy năm chiến sự ác liệt tại miền Nam Angola và ở Namibia, cũng như
trong các chiến dịch đặc biệt chống các nước tiền tuyến châu Phi như
Mozambique, Zambia, Zimbabwe, Bostwana, Recces đã tích luỹ được kinh
nghiệm và kỹ năng phong phú.
Sau khi Nam Rhodesia tuyên bố độc lập năm 1980 với tên chính thức là Cộng
hoà Zimbabwe, Nam Phi đã mất đi đồng minh duy nhất trong khu vực. Đồng
thời, Đại hội Dân tộc Phi của Nam Phi (ANC), tổ chức đang đấu tranh chống chế
độ Apartheid ở Nam Phi, thì lại có được một đối tác tin cậy là Tổng thống
Zimbabwe Robert Mugabe.
Mugabe có quan hệ từ lâu với du kích ANC và cho phép các cơ quan quân sự
và chính trị của phong trào này quyền tự do hành động ở Zimbabwe. Bộ Chỉ huy
Lực lượng đặc nhiệm Nam Phi Recces đã buộc phải khẩn cấp “định hướng lại
nhiệm vụ cho một bộ phận lực lượng để đối phó với kẻ địch mới xuất hiện”.
“Chúng ta không sợ ai ngoài Chúa trời”
Một nhóm sĩ quan tình báo và Recces đã được bí mật tung vào Zimbabwe để
điều phối việc tổ chức hoạt động vũ trang chống chế độ Robert Mugabe. Đồng
thời, tại Transvaal, Nam Phi, đã thiết lập đài phát thanh “Chân lý” để phát các
chương trình phát có tính lật đổ nhằm vào Zimbabwe. Theo số liệu của chính
phủ Zimbabwe, đầu năm 1984, hoạt động trên lãnh thổ nước này có gần 100
phần tử vũ trang được huấn luyện ở Cộng hoà Nam Phi. Trong năm 1983, chính
phủ Zimbabwe ghi nhận được khoảng 50 cuộc tập kích được tổ chức với sự
“dính líu của chính quyền Cộng hoà Nam Phi”. Đó là các cuộc phục kích chống
quân chính phủ, các vụ giết hại các điền chủ và du khách nước ngoài, các cuộc
tấn công cầu cống và cài mìn. Chính quyền Zimbabwe tuyên bố đã bắt được
hơn 200 phần tử vũ trang được huấn luyện ở Cộng hoà Nam Phi, nhưng đó chủ
yếu là các du kích da đen, không có quan hệ trực tiếp với Recces. Mục tiêu quan
trọng của trinh sát đặc nhiệm Nam Phi là các tuyến đường giao thông nối


Zimbabwe với Mozambique.
Họ đã thực hiện thành công một số vụ phá hoại trên tuyến đường ống dẫn dầu
Mutare-cảng Beira của Mozambique. Cuối năm 1982, một toán thám báo-biệt
kích của Recces đã đổ bộ từ hướng biển, phá nổ kho chứa dầu của Zimbabwe ở
Beira và rút lui an toàn, không chịu tổn thất nào. Được sự yểm trợ của Recces,
các đơn vị của phong trào kháng chiến quốc gia Mozambique đã nhiều tấn tấn
công tuyến đường ống dẫn dầu, gây ách tắc việc cung cấp các sản phẩm dầu
mỏ của nước này. Tất cả điều đó đã tạo cớ để năm 1983, Bộ trưởng An ninh
Zimbabwe Emmersson Munangagwa tuyên bố rằng, Cộng hoà Nam Phi “muốn
thực hiện ở Zimbabwe cái mà họ đang làm ở Mozambiqueе và Angola.


Vụ nổ trụ sở đảng cầm quyền
ZANU-PF (Zimbabwe African
National Union – Patriotic Front)
vào cuối năm 1981 ở Harare
(Salisbury trước đây) và cuộc tập
kích căn cứ không quân Thornhill
tháng 7/1982 tiêu diệt khoảng ¼ lực
lượng máy bay chiến đấu của
Không quân Zimbabwe được coi là
những vụ phá hoại lớn nhất được
tiến hành có sự tham gia của đặc
nhiệm Nam Phi tại Zimbabwe.
Nhưng hành động táo bạo và vang
dội nhất của Recces ở Zimbabwe là chiến dịch Kodak được tiến hành tháng
5/1986 ở Harare chống các trụ sở của ANC trên phố Angwa và ở khu công viên
Ashdown tại thủ đô Harare. Chiến dịch phức tạp và quan trọng này được giao
cho Trung đoàn Trinh sát số 5 (Reconnaissance regiment - RR) tổ chức thực
hiện.

Trung đoàn Trinh sát số 5 có nguồn gốc từ Đội trinh sát commandos số 5 lừng
danh. Đặc điểm nổi bật của đơn vị này là quân nhân trong đơn vị là người da
đen.
Việc thành lập đơn vị này là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử đặc nhiệm
Nam Phi bởi lẽ ban đầu người da đen chưa từng phục vụ trong quân đội thường
trực của Cộng hoà Nam Phi. Hơn nữa, từ thời chiến tranh Anh-Boer năm 18991902, người da đen bị cấm sở hữu và sử dụng vũ khí. Ban đầu, binh sĩ của đội
chỉ tuyển từ người da đen thuộc các bộ lạc cư ngụ ở Angola, Mozambique,
Zambia (Bắc Rhodesia trước đây).
Bộ Chỉ huy đặc nhiệm Nam Phi lo ngại và không cho những người sống ở Cộng
hoà Nam Phi và Namibia gia nhập Recces. Những thổ dân Nam Phi đầu tiên chỉ
xuất hiện trong lực lượng đặc nhiệm vào giữa thập kỷ 1980, khi họ nhận thấy
“những thổ dân được huấn luyện tốt không hề thua kém gì các binh sĩ
commandos da trắng”. Khẩu hiệu của Đội trinh sát commandos số 5 là “We Fear
Naught But God” (“Chúng ta không sợ ai ngoài Chúa trời”).


Đội trinh sát số 5 được dùng để tiến hành các chiến
dịch đặc biệt xâm nhập vào các đội hình chiến đấu,
sở chỉ huy và các cơ quan khác, nơi mà sự xuất hiện
của một người có màu da khác sẽ gây nghi ngờ.
Trong các nhiệm vụ của Đội có nhiệm vụ tiến hành
“các chiến dịch giả”.
Các lính đặc nhiệm da đen cải trang thành lính chính
phủ của Angola, Mozambique, Zambia, Lesotho, du
kích SWAPO, ANC tham gia vào các cuộc tập kích
phá hoại trên lãnh thổ các nước này, thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể trong những trường hợp cần đổ lỗi
về vụ phá hoại cho lính chính phủ hay quân nổi dậy
da đen. Đội thành lập các toán giả khủng bố. Các
thành viên các toán này được huấn luyện để “biết suy

nghĩ và hành động như quân phiến loạn”.
Các phần tử giả khủng bố này được huấn luyện để có thể có những thói quen và
đặc điểm hành động như quân nổi dậy, kể cả đặc điểm phong tục, tập quán dân
tộc, chẳng hạn như các vụ giết nghi lễ động vật, thậm chí cả người. Người ta
cho rằng, nếu các binh sĩ đặc nhiệm phải đóng giả khủng bố thì họ cần phải biết
làm và hiểu biết tất cả những gì những phần tử khủng bố thật sự đang làm. Bởi
lẽ, các binh sĩ của các toán khủng bố giả có thể thực sự gặp (và đã gặp nhiều!)
những du kích thật. Trong tình huống đó, họ phải cư xử để không để lộ mình
thuộc về phe bên kia. Bởi vậy, điều hoàn toàn dễ hiểu là tất cả các binh sĩ của
các toán khủng bố giả đều là người da đen.
Việc sử dụng các toán này đã tỏ ra có hiệu quả cao trong cuộc chiến tranh
Rhodesia. Các trinh sát đặc nhiệm giả khủng bố này (còn gọi là Selous Scouts)
đã nhiều lần giả dạng làm du kích ZANLA (Zimbabwe African National Liberation
Army - Quân đội Giải phóng Dân tộc Zimbabwe, nhánh quân sự của Liên minh
Dân tộc Phi Zimbabwe ZANU - Zimbabwe African National Union do Ndabaningi
Sithole và Robert Mugabe lãnh đạo) hoạt động một thời gian dài trong hậu
phương địch mà không gây nghi ngờ. Họ thường xâm nhập vào hàng ngũ quân
nổi dậy và báo cho bộ chỉ huy về quân số, vũ khí trang bị và vị trí chính xác của
các đơn vị của họ. Trong các hoạt động chiến sự ở Angola và Namibia, các toán
đặc nhiệm da đen của Đội trinh sát số 5 đã cải trang thành lính chính phủ
(FAPLA) và xâm nhập vào các làng có căn cứ của du kích SWAPO để tiêu diệt
các
căn
cứ
này.
Đặc nhiệm cải trang thành người đánh golf đến từ Nam Phi


Chỉ huy nhóm đột kích của
Trung đoàn trinh sát số 5 được

phân công tiến hành chiến dịch
Kodak là Thiếu tá đặc nhiệm
Nam Phi Andrew. Mục tiêu của
chiến dịch là bí mật xâm nhập
vào 2 mục tiêu của ANC ở
Harare, lục soát các căn phòng
và thu thập những chứng cứ
phù hợp (theo khả năng), sau
đó là phá nổ khu nhà. 3 chiếc
trực thăng vận tải đổ bộ Puma
và 1 máy bay tiếp phát C-130
được điều động làm nhiệm vụ bảo đảm cho chiến dịch.
Đêm 17, rạng sáng 18/5/1986, các trực thăng Puma chở lính đặc nhiệm đã vượt
biên giới Nam Phi với Zimbabwe, giữ chế độ im lặng vô tuyến và bay ở độ cao
cách mặt đất 30-40 m để các radar ở sân bay Bulawayo không thể phát hiện, lao
đến điểm đổ bộ.
Địa điểm này nằm trong khu rừng rậm cách không xa tuyến đường nhựa
Bulawayo-Harare, cách thủ đô Zimbabwe vài trăm kilômét. Theo ý đồ của những
người vạch kế hoạch chiến dịch, sau khi đổ quân xuống, lính đặc nhiệm sẽ dùng
ô tô đi tới thủ đô Harara. Bãi đổ bộ đã được các điệp viên Nam Phi ở Zimbabwe
đánh dấu đúng lúc bằng các cọc tiêu hồng ngoại. Các toán đặc nhiệm được các
điệp viên bất hợp pháp chờ sẵn dưới mặt đất. Mấy chiếc ô tô mang biển số
Harare do điệp viên Nam Phi chuẩn bị cho chiến dịch được nguỵ trang, giấu kín
trong rừng rậm cách không xa điểm đổ bộ.
Lính đặc nhiệm Nam Phi mặc quần áo thể thao, mỗi người xách một cái túi đánh
golf to tướng. Theo lý do nguỵ trang, họ có mặt trên lãnh thổ Zimbabwe như
những người yêu thích đánh golf, một môn thể thao phổ biến và có các giấy tờ
nguỵ trang phù hợp. Nhưng trong những chiếc túi to ấy, ngoài gậy đánh golf và
những đồ dùng thể thao khác còn xếp gọn gàng các loại vũ khí như tiểu liên Uzi,
súng trường tiến công AKS báng gập, đạn dược, thuốc nổ. Đặc nhiệm Nam Phi

còn mang theo một số thang gấp bằng nhôm để xâm nhập các phòng của lực
lượng ANC qua cửa sổ. Để chuyên chở, 1 trong 3 xe ô tô được chuẩn bị cho
chiến dịch đã kéo sẵn 1 thùng xe hạng nhẹ mui kín. Khi khi bình minh ló rạng,
đoàn xe 3 chiếc khởi hành. Nhưng do 1 xe bị hỏng nên “những người yêu thích
chơi golf” phải mất cả ngày mới đến được ngoại ô Harare.
Trên đường tới Harare, đặc nhiệm Nam Phi đã đi qua một trạm kiểm soát của
quân đội Zimbabwe ở khu vực Bulawayo. Binh lính tại đây chỉ xem xét sơ sài
mấy chiếc ô tô của nhóm “khách du lịch”. Sau này, Thiếu tá Andrew, chỉ huy
nhóm nhớ lại rằng, đây chính là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của
chiến dịch. Lính đặc nhiệm Nam Phi đã sẵn sàng giao chiến nếu cần và tiêu diệt
binh lính tại trạm kiểm soát, nhưng điều đó sẽ lập tức đánh dấu chấm hết cho
toàn bộ chiến dịch. Trước 23 giờ, toán đặc nhiệm Nam Phi đã đến được hồ
Chivero cách thủ đô Zimbabwe vài km. Tại đây, “các vận động viên” dừng chân


nghỉ và lần đầu tiên lên sóng điện liên lạc (trước thời điểm này, họ duy trì chế độ
im lặng vô tuyến nghiêm ngặt) với tư lệnh chiến dịch Đại tá Kinsley đang ngồi
trên chiếc máy bay tiếp phát С-130, đồng thời là sở chỉ huy cơ động trên không.
Trong khi những lính đặc nhiệm còn lại nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chiến dịch, chỉ
huy nhóm Thiếu tá Andrew lấy 1 ô tô một mình đi Harare trinh sát. Tình hình tại
thủ đô Zimbabwe không thật thuận lợi cho đặc nhiệm Nam Phi. Mặc dù đã gần
tới nửa đêm, nhưng phố phường thủ đo vẫn khá sáng đèn, thỉnh thoảng lại bắt
gặp một khách bộ hành đi lại, có khi cả những toán người Phi. Trên đường đi,
viên thiếu tá 2 lần gặp phải các ô tô cảnh sát đang tuần tra thường lệ. Ngoài ra,
ở cửa ra vào toà nhà trên phố Angwa mà tầng 1 là nhà hàng có tên lạ lùng là
New Go Go, viên thiếu tá nhìn thấy mấy người bảo vệ không vũ trang. Điều bất
ngờ khó chịu đối với Andrew là 2 con chó coi nhà Doberman bị xích cách không
xa toà nhà mà các thành viên ANC đang ở trong công viên. Mấy con chó có thể
sẽ sủa ầm lên khi đặc nhiệm Nam Phi cố đột nhập vào nhà.
Tấn công táo bạo và rút lui thần tốc

Viên chỉ huy nhóm đặc nhiệm vẫn quyết định bắt đầu chiến dịch, nhưng có thay
đổi chút ít nhiệm vụ của binh sĩ dưới quyền. Do thời gian hạn chế bởi sự hiện
diện của các nhân viên bảo vệ và khả năng cảnh sát sẽ đến nhanh chóng khi có
báo động khi chiến dịch được tiến hành ở phố Angwa, nơi có văn phòng của
ANC, Andrew quyết định chỉ dừng ở việc phá nổ toà nhà. Lực lượng đặc nhiệm
chỉ có 60 giây để cài thuốc nổ. Trong khoảng thời gian này, họ vừa phải gài mìn
xong đối với mục tiêu và rút lui. Toán đặc nhiệm trong công viên Ashdown phụ
trách đối phó với toà nhà là nơi ở của các thành viên ANC sẽ phải đột kích đánh
chiếm ngôi nhà, càn quét các căn phòng, thu mọi giấy tờ, tài liệu, sau đó phá nổ.
Cả 2 cuộc tấn công phải diễn ra đồng thời đúng 1 giờ sáng.
Gần nửa đêm, tổ 3 người do Trung uý Josch chỉ huy đi trên 1 chiếc ô tô đến phố
Angwa, 1 tổ khác gồm 6 người đi 2 xe con tới công viên Ashdown. Đặc nhiệm
Nam Phi coi tính táo bạo trong tấn công và thần tốc khi rút lui là yếu tố bảo đảm
thành công của chiến dịch. Đi xe đến gần toà nhà trên phố Angwa, Josch và
người đi cùng xuống xe và không để ý tới mấy nhân viên bảo vệ ban đêm và
người qua đường, nhanh chóng bắc thang vào cửa sổ tầng 2, nơi đặt văn phòng
của ANC. Nhanh chóng trèo thang vào nhà, Josch ném qua cửa sổ bị đập vỡ
chiếc ba lô chứa 1,5 kg thuốc nổ do người đi cùng đưa từ dưới lên. Sau đó,
hành động đó được lặp lại với 2 cửa sổ khác. Đặc nhiệm Nam Phi ném vào ngôi
nhà các lượng nổ nặng tổng cộng 4,5 kg. Các ngòi nổ hẹn giờ chỉ cho họ 4 phút
để rút lui. Trong khi đó, lính đặc nhiệm thứ ba làm nhiệm vụ lái xe, đồng thời bảo
hiểm cho các đồng đội từ bên dưới. Vạt áo khoác của người lính đặc nhiệm da
đen này che kín khẩu AKS đã mở chốt an toàn. Lúc Josch và người lính đi cùng
ném xong chiéc ba lô thuốc nổ thứ ba vào cửa sổ, 1 nhân viên bảo vệ lao đến vì
bị tiếng kính vỡ đánh động. Đáp lại câu hỏi: “Có chuyện gì thế?”, người lính đặc
nhiệm lẳng lặng vạch vạt áo khoác và gí nòng sóng AKS vào bụng nhân viên
bảo vệ. Điếng người, nhân viên bảo vệ người Phi đứng lặng người, nhưng anh
ta không phải đứng như thế lâu. Trong vòng 1 phút, việc cài mìn toà nhà đã hoàn
tất, 3 lính đặc nhiệm nhảy lên ô tô biến mất vào màn đêm, còn chiếc thang xếp bị



bỏ lại. Đúng 3 phút sau, tầng 2 toà nhà phía trên nhà hàng New Go Go bị rung
chuyển bởi 3 tiếng nổ, phá huỷ hoàn toàn văn phòng của ANC.
Tổ đặc nhiệm thứ hai do Đại uý Williams chỉ huy lúc đó tấn công ngôi nhà gần
công viên Ashdown. Nhiệm vụ của họ khó khăn hơn vì dự kiến các thành viên
ANC sống ở đây có trang bị vũ khí. Đúng như Thiếu tá Andrew đã tiên liệu, mấy
con chó đã sủa ầm lên khi đặc nhiệm Nam Phi đột nhập ngôi nhà. Một loạt súng
đã làm câm họng mấy con chó. Lính đặc nhiệm bắc thang gấp leo nhanh lên
tầng 2 và đột nhập vào sảnh, nhưng họ không vào được bên trong toà nhà vì
các cửa phòng đồ sộ gắn khoá rất chắc chắn. Họ buộc phải phá cửa bằng lựu
đạn. Lính đặc nhiệm trang bị súng AKS và Uzi càn quét hết phòng này đến
phòng khác theo quy trình hành động chuẩn: trước tiên ném 1 quả lựu đạn qua
cửa phòng đã mở, sau đó bắn mấy loạt súng vào phòng. Trong chiến dịch này,
họ không được giao nhiệm vụ bắt tù binh mà chỉ có việc tiêu diệt đối phương.
Trong một căn phòng, một thành viên ANC trang bị súng ngắn đã chống trả, bắn
mấy phát đạn và làm bị thường Đại uý Williams.
Tổ của Williams mất 2,5 phút cho toàn bộ hoạt động tấn công ngôi nhà, thu thập
giấy tờ, tài liệu và đặt thuốc nổ. Các lượng nổ do Trung uý Koos và Trung sĩ Ellis
cài nặng hơn 10 kg. Vụ nổ trong công viên Ashdown vang lên ngay sau vụ nổ
trên phố Angwa và làm tan tành ngôi nhà. Lúc đó, lính đặc nhiệm Nam Phi đã
trên đường trở về điểm tập kết. Theo kế hoạch, các tổ của Josch và Williams đã
tự thoát khỏi thành phố và gặp nhau trên đường nhựa chạy khỏi Harare. Thiếu tá
Andrew, người liên tục duy trì liên lạc với các tổ và với tư lệnh chiến dịch Đại tá
Kinsley, cũng nhập bọn với họ tại đó. Điểm đến cuối cùng của nhóm đặc nhiệm
là công viên quốc gia Ngezi cách Harare 100 km, nơi các trực thăng sẽ đến đón
họ. Họ đến được điểm bốc rút lúc gần 4 giờ sáng. Lúc 4 giờ 30, các trực thăng
Puma đã bay lơ lửng trên đầu nhóm đặc nhiệm và 3 giờ sau, họ đã có mặt trên
lãnh thổ Nam Phi với đầy đủ quân số, không tổn thất một người nào.
Các vụ nổ ở thủ đô Zimbabwe đã
gây tiếng vang quốc tế lớn và bị

lên án tại Liên Hiệp Quốc. Sáng
hôm sau, khi đến thăm phố
Angwa và khu Ashdown, Tổng
thống Zimbabwe Robert Mugabe,
trước sự hiện diện của hàng chục
phóng viên, thậm chí đã nhỏ lệ
thương tiếc những công dân
Zimbabwe vô tội bị sát hại.
Chẳng ai muốn thừa nhận rằng, ở
trong ngôi nhà tại công viên
Ashdown lại là các thành viên
ANC đang đấu tranh vũ trang chống chính phủ Nam Phi.
Văn phòng ANC trên phố Angwa hôm đó không có người nên không ai bị
thương vong. Bởi vậy, ông Mugabe khóc chắc là vì nguyên nhân khác - đó là
không ai, kể cả cảnh sát, quân đội và cơ quan an ninh Zimbabwe đã chẳng thể


làm gì để chống lại những lính đặc nhiệm chuyên nghiệp của lực lượng đặc
nhiệm Recces của Nam Phi.
Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đã công khai lên án hành động xâm lược
chống một quốc gia có chủ quyền. Nhưng tất cả những điều đó không hề làm Tư
lệnh Lực lượng đặc nhiệm Nam Phi Thiếu tướng Yupa Yubera phiền lòng. Ông
tuyên bố chiến dịch đã được chuẩn bị tuyệt vời và được tiến hành cực kỳ xuất
sắc. Trong tuyên bố của Bộ Chỉ huy Đặc nhiệm Nam Phi nhấn mạnh rằng, “chiến
dịch ở Harare là sự phô diễn khả năng của trinh sát đặc nhiệm Nam Phi, những
người mà từ nay sẽ có khả năng tấn công các kẻ thù của Cộng hoà Nam Phi
theo lệnh của chỉ huy ở bất cứ nơi nào tại châu Phi”.




×