Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vị tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.91 KB, 10 trang )

Manđêla (Nenxơn) (1918 - ....) Cộng hoà Nam Phi
Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela) - nhà hoạt động cách mạng của nhân dân da đen Nam
Phi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC),
Tổng thống đầu tiên của Nam Phi sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ. Nenxơn Manđêla
sinh trưởng trong một gia đình tù trưởng bộ lạc Tanbu. Trong thời gian học đại học, ông
rời bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng và tham gia Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi
và làm Chủ tịch Liên minh này. Năm 1942, ông tốt nghiệp đại học luật khoa. Năm 1952,
ông mở văn phòng luật sư ở thành phố Giôhannexbơc nhằm bênh vực những người da đen
Nam Phi đang bị những người da trắng áp bức. Chính quyền Prêtôria Nam Phi đã cấm ông
không được tụ tập nhân dân, không được tham gia hoạt động chính trị. Chính sách hà khắc
đó càng thúc đẩy ông chống đối mạnh mẽ hơn. Ông xây dựng lực lượng vũ trang và được
cử giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang
của Đại hội dân tộc Phi (ANC).
Năm 1962, ông bị chính quyền Prêtôria bắt giam với tội âm mưu lật đổ chính quyền và kết
án tù chung thân. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi và sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân và các chính phủ tiến bộ trên thế giới, sau 27 năm giam cầm, chính phủ Prêtôria
đã phải trả tự do cho ông vào tháng 2.1990. Sau khi ra tù, Nenxơn Manđêla tiếp tục đấu
tranh chống chủ nghĩa Apacthai mạnh mẽ hơn. Ngày 17.6.1991, quốc hội Nam Phi đã phê
chuẩn đạo luật hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Về mặt pháp lý chủ nghĩa Apacthai ở
Nam Phi đã cáo chung.
Tháng 7/1991, Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã họp đại hội và đã bầu Nenxơn Mađêla làm
Chủ tịch. Ngày 10.5.1994, sau khi giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng
thống đầu tiên gồm cả người da đen và da trắng ở Nam Phi, Nenxơn Manđêla nhậm chức
Tổng thống.
APACTHAI:
(A. Apartheid; cg. chủ nghĩa Apacthai), chính sách của Đảng Quốc Dân, chính đảng của
thiểu số người da trắng nắm quyền ở Nam Phi từ 1948, chủ trương phân biệt chủng tộc và
đối xử dã man với người da đen ở Nam Phi và các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là
người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ
quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp. Các
nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chính sách A. Nhiều văn kiện của Liên hợp


quốc coi A là "một tội ác chống nhân loại", vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương của
Liên hợp quốc, đe doạ nghiêm trọng hoà bình và an ninh của các nước. Năm 1976 có
"Công ước quốc tế đòi xoá bỏ và trừng trị tội ác Apacthai" do 80 nước kí. Từ 1986, Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết chống A trong các hoạt động thể thao, kêu
gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt Nam
Phi. Nhưng chính quyền Nam Phi luôn luôn được Hoa Kì và một số nước phương Tây bao
che, thậm chí cung cấp cả vũ khí, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc ban hành năm 1976. Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đen ở
Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC – African National Congress),
từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ 20, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền
Prêtôria (Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7.12.1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời
được thành lập, trong đó có chủ tịch ANC là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm
dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này. Từ 26 đến
28.4.1994, tổng tuyển cử đa sắc tộc lần đầu tiên đã được tổ chức ở Nam Phi: ANC chiếm
được đa số phiếu và Nenxơn Manđêla được cử làm tổng thống.
CAO BÁ QUÁT :
(tự: Chu Thần; hiệu: Cúc Đường, Mẫn Hiên; 1809 - 55), nhà thơ Việt Nam, thủ lĩnh
khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn. Quê: xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
(nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đỗ Cử nhân, nổi tiếng hay chữ. Làm quan (hành tẩu
Bộ Lễ). Trong kì chấm thi Hương, vì yêu tài, sửa bài cho thí sinh nên bị cách chức, và
chuyển sang phục vụ phái bộ đi Inđônêxia và Xingapo. Năm 1843, trở về nước, lúc bị thải
hồi, lúc được phục chức, rồi đổi làm giáo thụ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1853, bỏ dạy
học về vùng Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Tây) chiêu tập nông dân nổi lên khởi nghĩa. Ông
bị bắn chết tại trận (xt. Khởi nghĩa Cao Bá Quát 1854 - 55). Thơ văn thất lạc nhiều, nay
còn khoảng trên một nghìn bài. Có một số bài hát nói, một bài phú "Tài tử đa cùng" bằng
chữ Nôm; phần lớn tác phẩm bằng chữ Hán. Cao Bá Quát là người khoáng đạt, không chịu
gò vào khuôn phép, có hoài bão lớn, băn khoăn về cuộc sống của nhiều hạng người. Những
bài thơ đầy tính hiện thực báo hiệu việc Cao Bá Quát nổi dậy chống triều đình khi Bắc Hà
mất mùa, đói kém. Thơ Cao Bá Quát hay, dùng từ độc đáo, hình ảnh mới lạ, phản ánh đúng
con người và tư tưởng của Cao Bá Quát. Tác phẩm còn lại: "Chu Thần thi tập". Cao Bá

Quát là một trong hai nhà văn triều Tự Đức được nhà vua đánh giá cao nhất về tài văn
chương.
CHU VĂN AN :
(tk. Chu An; 1292 - 1370), danh nho và nhà thơ, nhà giáo Việt Nam thời Trần. Quê: xã
Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đời Trần Minh Tông
(1314 - 29), làm Quốc tử giám tư nghiệp và trông coi việc giảng kinh cho thái tử, soạn sách
"Tứ thư thuyết ước". Đời Trần Dụ Tông (1341 - 69), Chu Văn An đang làm quan tại triều,
thấy chính sự bại hoại, đã viết "Thất trảm sớ" xin chém đầu 7 gian thần. Vua không nghe,
Chu Văn An bèn cáo quan về ở ẩn tại huyện Chí Linh (nay là vùng Chí Linh thuộc tỉnh Hải
Dương). Từ đó, Chu Văn An chỉ làm thơ văn và dạy học. Học trò Chu Văn An có nhiều
người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vv. Sau khi mất, được vua ban tên thuỵ là
Khang Tiết, đưa vào tòng tự (thờ thêm) ở nhà Văn Miếu. Ngoài "Thất trảm sớ", Chu Văn
An còn sáng tác tập thơ chữ Hán "Tiều Ẩn thi tập", nay chỉ còn lại một số bài chép trong
"Toàn Việt thi lục" do Lê Quý Đôn sưu tập. Ngoài ra, Chu Văn An còn cùng với Hàn
Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ Nôm để sáng tác văn chương,
có viết "Quốc ngữ thi tập" nhưng nay đã thất truyền.
CLINTƠN B. :
[Bill Clinton; tên chính thức: William Jefferson Clinton; tên thật: William Jefferson
Blythe III; sinh 1946), nhà hoạt động chính trị và nhà nước, tổng thống thứ 42 của Hoa Kì
(1993 - 1996; 1997 - 2000)]. Tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Giogiơtao
(Georgetown) năm 1968 về ngành kinh doanh quốc tế, sau đó được học bổng Rôt (C.
Rhodes) hai năm của Trường Đại học Tổng hợp Ocxfơt (Oxford). Năm 1973, sau khi tốt
nghiệp Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Yalơ (E. Yale), làm giảng viên tại Trường
Đại học Luật Akanxat (Arkansas); năm 1976, được bầu làm chưởng lí của bang Akanxat;
năm 1978, được bầu làm thống đốc bang - trở thành thống đốc quốc gia trẻ nhất - lúc mới
32 tuổi. Là Đảng viên Đảng Dân chủ thực dụng, Clintơn đã cải tổ hệ thống giáo dục,
khuyến khích phát triển công nghiệp ở Bang do ông quản lí bằng những chính sách thuế
thích hợp. Năm 1992, thắng cử vào chức chủ tịch Đảng Dân chủ Hoa Kì. Tổng thống
Clintơn đã sang thăm chính thức Việt Nam năm 2000, đặt một dấu ấn quan trọng cho một
giai đoạn phát triển mới của quan hệ hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kì.

CÔLÔMBÔ C.:
(Cristoforo Colombo; dạng phiên âm khác: Côlôngbô C.; 1450 - 1506), nhà hàng hải
gốc Italia và là người Châu Âu đầu tiên tìm đến được Châu Mĩ. Có nhân cách quả cảm,
đầy nghị lực và ham học hỏi. Được triều đình Tây Ban Nha đỡ đầu. Ngày 3.8.1492,
Côlômbô chỉ huy 3 chiếc thuyền buồm (caraven) với 90 thuỷ thủ đi theo hướng tây,
xuyên qua Đại Tây Dương, đến vùng quần đảo Bahama (Bahamas), Cuba và một số đảo
ở Haiti. Tháng 3.1493, trở về Tây Ban Nha, được phong phó vương. Từ 1493 đến 1504,
thực hiện tiếp 5 chuyến đi khác, đã đi dọc bờ biển phía đông miền Nam Châu Mĩ và lầm
tưởng đó là bờ phía đông Ấn Độ. Sau đó gặp khó khăn, bị chống đối và thất sủng,
Côlômbô đã chết trong nghèo khổ và quên lãng.
ĐẶNG TIỂU BÌNH :
(Deng Xiaoping; 1904 - 97), nhà hoạt động chính trị Trung Quốc. Quê: tỉnh Tứ Xuyên
(Sichuan). Năm 1920, sang Pháp học; năm 1924, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc; cuối
1925, sang Matxcơva học Đại học Tôn Trung Sơn. Về nước, công tác tại cơ quan Trung
ương Đảng. Tham gia Vạn lí trường chinh. Phó chủ nhiệm chính trị Bát lộ quân, Ủy viên
Trung ương Đảng (1945). Phó thủ tướng Chính phủ (1952), trưởng ban bí thư Trung ương
Đảng (1954), Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương
(1956). Năm 1966, trong thời kì Cách mạng văn hoá bị tước mọi chức vụ. Năm 1973, được
phục hồi chức phó thủ tướng; năm 1975, là uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, phó chủ tịch
Đảng, phó chủ tịch Hội đồng quân sự của Đảng, tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng
nhân dân. Năm 1976, lại bị tước mọi chức vụ. Tháng 7.1977, được phục hồi, phó chủ tịch
Đảng, phó chủ tịch Hội đồng quân sự. Chủ trì Hội nghị trung ương III khoá VIII (1978),
mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, chính trị theo hướng hiện đại hoá. Năm 1981, chủ
tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương. Đặng Tiểu Bình
là một trong những người giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra các đường lối, chính sách
cải tổ và mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
hiện nay.
KIM NHẬT THÀNH:
(Kim Il Sung; 1912 - 94), nhà hoạt động Đảng và Nhà nước nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên. Nguyên soái (1953). Gia nhập Đảng Cộng sản từ 1931. Năm 1932, tổ

chức đội du kích ở Đông Bắc Trung Quốc, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống Nhật.
Năm 1936, thành lập và lãnh đạo Hội Phục hưng Tổ quốc. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Lâm
thời Bắc Triều Tiên (1946 - 47). Từ 1946 đến 1949, phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng
Lao động Triều Tiên. Từ 1947 đến 1948, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Triều Tiên. Đã lãnh
đạo nhân dân và quân đội chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và Hàn Quốc (1950 -
53). Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948 - 72). Từ 1972,
là chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chủ tịch Uỷ ban trung ương
Đảng Lao động Triều Tiên (1949 - 66), tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (1966 - 94).
MAO TRẠCH ĐÔNG:
(Mao Zedong; 1893 - 1976), nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa. Quê Hồ Nam (Hunan). Tốt nghiệp trung học sư phạm. Tháng 8.1918, làm
nhân viên thư viện Đại học Bắc Kinh, 1919 về Hồ Nam, xuất bản tạp chí "Tương giang
bình luận", 1920 lập nhóm cộng sản ở Hồ Nam, 7.1921 tham gia hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản từ Đại hội III
(6.1923). Trong thời kì Quốc Cộng hợp tác, làm uỷ viên dự khuyết Trung ương Quốc dân
Đảng từ Đại hội I (1.1924), bí thư Ban Nông vận của Đảng Cộng sản (1926). Lãnh đạo
Khởi nghĩa Vụ mùa (9. 1927). Lập căn cứ địa cách mạng ở núi Tỉnh Cương (Jingjiang)
(1928). Chủ tịch Chính phủ Cộng hoà Xô Viết Trung Hoa (chính quyền cách mạng thành
lập ở khu giải phóng 1931). Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản (1933), tham gia lãnh
đạo Vạn Lý trường chinh. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (Zun'yi) (1.1935) được bầu làm uỷ viên
thường vụ Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Lãnh đạo Quân sự của Trung ương đảng. Từ đó trên
thực tế là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản. Chủ tịch Bộ Chính trị và chủ tịch
Ban Bí thư Trung ương đảng (3.1943). Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng
(4.1945). Chủ tịch Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chủ tịch Hội nghị Hiệp
thương Chính trị (9. 1949). Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1954 - 59).
Năm 1958, phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã nhân dân. Năm 1966, phát động
Đại cách mạng văn hoá vô sản (x. Đại cách mạng văn hoá vô sản ở Trung Quốc). Năm
1974, đề xướng thuyết "Ba thế giới". Mất 9.9.1976 tại Bắc Kinh. Ông đã viết nhiều tác
phẩm về triết học, quân sự, chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xây dựng nước Trung
Hoa mới. Các tác phẩm chính: "Bàn về mâu thuẫn", "Bàn về thực tiễn", "Vấn đề chiến

lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc", "Bàn về đánh lâu dài", "Bàn về chủ nghĩa
dân chủ mới". Các bài nói: "Hội nghị toạ đàm về văn nghệ tại Diên An", "Vấn đề giải
quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân". Đảng Cộng sản Trung Quốc coi
tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc
MARATÔNG:
(Ph. Marathon) 1. Tên làng ở Attica (Attica; cg. Attich) trên bờ kênh Ơrip (Euripe), cách
Aten (Athènes) hơn 40 km, nay thuộc quận Attica (Attica) và Bêôti (Béotie, Hi Lạp). Năm

×