Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Định hướng xây dựng xã hội học tập ở việt nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.61 KB, 4 trang )

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Định hướng xây dựng xã hội học tập
ở Việt Nam trong điều kiện
phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay
l ThS TRẦN HỒNG ĐỨC
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Xã hội học tập (XHHT) là một xã hội mà ở đó ai cũng được học tập, học tập không ngừng, học
tập suốt đời, học tập trở thành công việc của toàn xã hội. Theo xu hướng phát triển XHHT, hệ thống
giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện nay đã định hình gồm hai tiểu hệ thống: Hệ thống giáo dục ban
đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục ngoài xã hội. Bài viết đã đưa ra những định hướng xây dựng và
phát triển XHHT ở Việt Nam, đây cũng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo học tập trở thành công
việc của toàn xã hội.
1. Xã hội học tập (XHHT) là xu thế tất yếu trong
điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức nhân loại
Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI,
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại
những thành tựu vĩ đại, tạo điều kiện để từng bước
hình thành một nền kinh tế mới: Kinh tế tri thức
(Knowledge Economy). Sự phân hóa giữa các nước
phát triển và các nước chậm phát triển càng gia tăng.
Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001, báo cáo của
Ban thư ký OECD đã nhận định, những quốc gia có
chính sách phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất
nhanh, còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng
rõ rệt hơn. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá
trình lão hóa tri thức tăng tốc, nhất là sự bất cập với
công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của
sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa các nước phát triển
và các nước kém phát triển.
Để giải quyết bài toán phát triển, nhân loại phải tính


đến yếu tố con người với năng lực sáng tạo tri thức
mới và từ đó, phải tư duy lại về vấn đề giáo dục. Trong
bài viết “Giáo dục - một kho báu tiềm tàng”, Jacques
Delors, nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Chủ tịch
Ủy ban Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI đã nhấn
mạnh: “Đối mặt với nhiều thách thức mà tương lai sắp
Sè th¸ng 5-2016

sẵn, nhân loại xem giáo dục như một biện pháp cần
thiết để nhằm thực hiện được những lý tưởng hòa bình,
tự do và công bằng xã hội, v.v.. Giáo dục có vai trò căn
bản trong sự phát triển cá nhân và xã hội. Giáo dục
không phải là phương thuốc thần kỳ và cũng không
phải là một công thức kỳ diệu để mở cánh cửa đi vào
một thế giới trong đó mọi lý tưởng đều có thể thực hiện
được, mà chỉ là một trong số các phương tiện chính sẵn
có thúc đẩy hình thái phát triển nhân loại sâu sắc hơn,
hài hòa hơn và do đó, làm giảm bớt tình trạng nghèo
khổ, sự bài trừ, sự ngu dốt, sự áp bức và chiến tranh”(1).
Theo quan điểm của GS, TS Phạm Tất Dong,
nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương,
nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung
ương Hội Khuyến học Việt Nam khi bàn về XHHT,
trước tình hình của một thế giới đầy biến động và bất
định, giáo dục phải giúp cho con người có đủ khả năng
vượt qua những thách thức, giải quyết được những
mâu thuẫn nảy sinh trong thời đại. Đặc biệt là mâu
thuẫn giữa sự phát triển phi thường về tri thức với
năng lực có hạn của con người trong tiếp thu tri thức

mới. Muốn vậy, phải tính đến sự thay đổi mô hình giáo
dục, phương thức giáo dục và nhất là giúp cho con

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

61


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
người được học hành thường xuyên.
Nền giáo dục mà nhân loại định hướng nói trên chỉ
có được khi mà trong xã hội thực hiện được phương
thức giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập
suốt đời. Nhân loại đã từng phấn đấu để giáo dục đến
với từng con người và cố gắng để mọi người đều thấy
trách nhiệm xây dựng giáo dục. Nhưng, ở thế kỷ này,
điều đó chưa đủ. Vấn đề là ai cũng học tập, ai cũng
phải có nghĩa vụ học vì một đất nước, vì một thế giới
phát triển, học hỏi trong những thời gian và không gian
cần thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp, trình độ học vấn,… ai cũng có thể làm trò và
ai cũng có thể làm thầy để mỗi người được đi vào
nhiều dạng khác nhau của tri thức, để tiếp thu những
tri thức mà nhân loại sáng tạo ra và cũng là để tự mình
góp phần tạo ra những tri thức mới. Xã hội ấy, xã hội
có nền giáo dục như vậy, được gọi là xã hội học tập.
Trong xu thế tất yếu của nhân loại hiện nay, vấn đề
cấp bách cần phải giải quyết là Việt Nam cần phải làm
gì để xây dựng và phát triển một XHHT?
2. Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân theo

xu hướng XHHT ở Việt Nam hiện nay
Tháng 9 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi
lên trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái
Quốc ở Chiến khu Việt Bắc là:
“Học để làm việc
làm người
làm cán bộ
Học để phụng sự đoàn thể
phụng sự giai cấp và nhân dân
phụng sự Tổ quốc và nhân loại
Muốn đạt mục đích thì phải
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”(2).
Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập
cho mọi người là nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ
Chí Minh về sự học. Đây cũng là nội dung cốt lõi của
khái niệm XHHT mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương
xây dựng trong bối cảnh thế giới đang có những đổi
thay to lớn và nhanh chóng trước sự phát triển mạnh
mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng
nổ của cách mạng thông tin.
Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc “đẩy
mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những
hình thức giáo dục chính quy và không chính quy”,
thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở

62

thành một XHHT”. Đến Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục
nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích

cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao
chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội
chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng
cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào
khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; mở rộng
các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung
tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường
xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và
các chính sách xã hội trong giáo dục”(3). Quán triệt
đường lối lãnh đạo của Đảng, hệ thống giáo dục quốc
dân nước ta hiện nay đã định hình theo xu hướng phát
triển XHHT gồm hai tiểu hệ thống: Hệ thống giáo dục
ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục.
- Hệ thống giáo dục ban đầu được tổ chức theo các
cấp học, bậc học, từ thấp lên cao: Nhà trẻ - mẫu giáo,
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và học
tập trung, học theo niên chế. Đây là hệ thống giáo dục
chính quy trong nhà trường.
- Hệ thống giáo dục tiếp tục, giáo dục ngoài xã hội
gồm những trường lớp, những tổ chức học tập theo
phương thức giáo dục không chính quy hoặc phi chính
quy (cần gì học nấy). Hệ thống giáo dục tiếp tục có
mô hình tổ chức linh hoạt, mềm dẻo; chương trình, nội
dung dạy - học theo nhu cầu của người học, lấy tự học,
học từ xa làm hình thức học tập chủ đạo; việc dạy học được tiến hành trong các cơ sở giáo dục tổ chức
theo các mục đích, yêu cầu của người học gồm các lớp

xóa mù chữ, trường hay lớp bổ túc văn hóa, khoa hay
lớp tại chức, trung tâm giáo dục thường xuyên trường
hay trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng,
lớp học gia đình, lớp học dòng họ...
Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đi
đôi với đề cao năng lực tự học của mỗi người. Ngày
nay trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cách
mạng khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến
thức của giáo dục ban đầu tức giáo dục từ nhà trẻ đến
đại học và trên đại học lại có thể đủ cho cả đời người.
Vì vậy, phải tiếp tục học tập, học không bao giờ ngừng,

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

Sè th¸ng 5-2016


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
phải thay đổi tư duy giáo dục phù hợp với xu thế chung
xem giáo dục đào tạo là yếu tố quyết định tương lai
của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia.
3. Định hướng xây dựng và phát triển XHHT ở
Việt Nam trong những năm tới
Ở Việt Nam, xây dựng XHHT vừa là một nhiệm
vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược lâu dài
quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HÐH đất
nước, của quá trình đưa nền kinh tế đất nước thành
một nền kinh tế tri thức, đưa xã hội Việt Nam thành
một xã hội trí tuệ, hiện đại, hội nhập kinh tế thế giới.
Điều này đã quy định quá trình xây dựng và phát triển

XHHT cần trải qua hai giai đoạn với những chú ý sau:
- Trong giai đoạn đầu, xây dựng XHHT phải gắn
liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội,
xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Phát
triển học tập là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững. Để làm được điều đó thì phải dựa vào
khoa học và công nghệ, dựa vào một nền sản xuất bền
vững. Bảo đảm sự tăng trưởng nhất thời đã là một việc
khó, còn phải đảm bảo tăng trưởng bền vững lại càng
khó hơn. Đối với bài toán tăng trưởng, dữ kiện quan
trọng nhất là trí tuệ của dân tộc.
- Ở giai đoạn sau, việc phát triển XHHT cũng
chính là phát triển kinh tế tri thức với nguồn nhân lực
chất lượng cao, trên cơ sở đầu tư vào một số vấn đề
then chốt. Nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục
sau trung học trong cộng đồng để trí thức hóa công
nhân, nông dân, tạo ra đội ngũ lao động tri thức. Đại
chúng hóa giáo dục sau trung học phải được coi là một
hướng phát triển giáo dục quan trọng; tăng đầu tư cho
giáo dục để tăng tư bản con người (vốn con người).
Muốn làm được điều này thì ngay từ bây giờ phải đổi
mới tư duy giáo dục, xóa quan niệm chi phí cho giáo
dục là chi phí tiêu dùng, thay vào đó là quan niệm về
chi phí cho giáo dục mang tính sản xuất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp
tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển

toàn diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia
đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc
hiệu quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc
Sè th¸ng 5-2016

dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời
và xây dựng XHHT. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở
giáo dục, đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế
và xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị
trường lao động. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo
dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, chất lượng;
tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở
giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính,
huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để
phát triển giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực”(4). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 89/QĐTTg/09-01-2013 về Phê duyệt Đề án “Xây dựng XHHT
giai đoạn 2012-2020” đã nêu rõ ba quan điểm chỉ đạo:
Một là: Trong XHHT, mọi cá nhân có trách nhiệm
học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội
học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động
với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và
những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần
phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.
Hai là: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng
dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội
học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được
học tập suốt đời.

Ba là: Xây dựng XHHT dựa trên nền tảng phát triển
đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy
và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học
tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng
chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.
Như vậy, để xây dựng và phát triển được một
XHHT ở Việt Nam hiện nay và trong những năm tới,
chúng ta cần thiết phải tập trung thực hiện đồng bộ bốn
định hướng lớn sau đây:
Thứ nhất, chuyển từ nhà trường dạy kiến thức sang
dạy tri thức. Để có tri thức và năng lực, đương nhiên
người học vẫn cần có kiến thức, nhưng có kiến thức
mới là nửa đường, từ kiến thức phải biến thành tri thức
và năng lực mới là mục tiêu cuối cùng cần hướng đến.
Kiến thức chỉ như nguồn vật liệu xây dựng, còn tri
thức và năng lực mới là khả năng xây được ngôi nhà
hoàn thiện. Có nhiều vật liệu mà không biết xây nhà
thì cũng vô nghĩa. Có người khá nhiều kiến thức sách
vở, nhưng lại không có năng lực để giải quyết các vấn

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

63


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
đề liên quan. Vì vậy, từ lâu các nhà giáo dục học đã
phải nêu phương châm học gắn với hành. Do vậy, phải
điều kiện để người học chuyển từ học để biết được
sang học để hiểu và làm được, biến kiến thức thành tri

thức và năng lực của mình. Thay đổi tình trạng học
sinh, sinh viên nước ta hiện nay vẫn thiên về lý thuyết
mà kém khả năng thực hành.
Thứ hai, chuyển từ nền giáo dục chính quy, chỉ chú
ý đến việc học của trẻ em mà coi nhẹ việc học tập của
người lớn sang nền giáo dục chăm lo việc học tập cho
mọi người thuộc mọi lứa tuổi trong một XHHT. Nền
giáo dục đó bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy,
không chính quy và phi chính quy. Nhà nước phải tạo
điều kiện cho người dân được đăng ký học phi chính
quy, học tập ngoài nhà trường, học bất cứ cái gì mà
người dân cần. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng
(2011) tiếp tục xác định: “Trong những năm tới, nhu
cầu học tập của nhân dân ta ngày càng cao và đa dạng.
Xây dựng và phát triển hệ thống học tập suốt đời, xây
dựng một xã hội học tập là chủ trương lớn của Đảng,
một công việc to lớn có vai trò quan trọng nhằm phát
huy nguồn lực con người; yêu cầu này đòi hỏi phải đổi
mới toàn diện hệ thống giáo dục, làm cho giáo dục và
đào tạo không chỉ đóng kín trong nhà trường mà còn
có thể tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo
thông qua nhiều hình thức tổ chức phong phú, linh
hoạt, tổ chức đào tạo liên thông, mềm dẻo, tạo điều
kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi được học
thường xuyên, liên tục, suốt đời, đáp ứng nhu cầu của
sản xuất và đời sống”(5).
Thứ ba, chuyển từ nền giáo dục thuần túy chạy
theo bằng cấp như hiện nay sang nền giáo dục hiện
đại coi trọng việc hình thành và phát triển tài năng và
nhân cách. Những hạn chế, yếu kém chủ yếu của giáo

dục và đào tạo nước ta trong những năm vừa qua đã
được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục
toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng; bệnh hình
thức, hư danh, chạy theo bằng cấp,… Thực tế xã hội
hiện nay đã và đang chứng minh có rất nhiều người
thành danh, giàu có hoặc ít nhất là sống tốt nhờ có tay
nghề giỏi, dù là những nghề đơn giản như may, làm
tóc, trang điểm, sửa xe máy, ô tô, đầu bếp,… chứ
không nhất thiết phải tốn kém tiền bạc, công sức, tuổi
trẻ có được tấm bằng đại học nhưng thất nghiệp hoặc
lại làm nghề tay chân như một người thợ nghiệp dư.

64

Do vậy, bên cạnh việc nỗ lực nâng cao tuyên truyền
nhận thức cho người dân về một nền giáo dục thực học
không chạy theo bằng cấp, thì việc nâng cao chất
lượng đào tạo nghề, phân luồng, định hướng cải tổ
chương trình đào tạo ngay từ cấp THPT sẽ là cách tư
vấn, hướng nghiệp hiệu quả, thiết thực nhất.
Thứ tư, chuyển từ khẩu hiệu “Giáo dục cho mọi
người” sang khẩu hiệu “Cả nước là một XHHT”.
Nghĩa là chuyển từ cơ chế chỉ có nhà nước phải có
trách nhiệm tạo điều kiện học tập cho người dân sang
cơ chế mọi người dân đều phải có trách nhiệm học tập,
học tập để khỏi bị thất nghiệp, bị xã hội đào thải, để
không bị lạc hậu và theo kịp các bước tiến của khoa
học và công nghệ.
Trong nhiều bài viết và phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã căn dặn chúng ta phải tranh thủ học tập ở mọi

nơi, mọi lúc: “Học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và
học ở nhân dân”, “Học trong việc làm hàng ngày, trong
việc lớn cũng như việc nhỏ”, “Học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời” và “Còn sống thì còn phải học”(6).
Bước sang thế kỷ XXI trong điều kiện phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức nhân loại, quá trình xây
dựng, phát triển và hoàn thiện XHHT ở Việt Nam là yếu
tố then chốt để đảm bảo được việc học tập suốt đời của
mọi người, có nghĩa là đảm bảo nhu cầu hoàn thiện của
từng thành viên trong cộng đồng với sự phát triển kinh
tế và xã hội và sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo. Có
thể coi đây là một triết lý giáo dục nhằm xây dựng con
người mới thông qua giáo dục nhân bản, tô đậm bản sắc
dân tộc và khai phóng con người Việt Nam mới bằng
học suốt đời trong xây dựng XHHT với việc coi giáo
dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dânr
(1), Jacques Delors, Learning - The Treasure within, Report
to UNESCO of the International Commission on Education for
the Twenty-first Century, Unesco publishing 1996, page 11, 5, printed in French.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H., 1996, T5, tr. 684.
(3) Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu hỏi đáp về các văn
kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. CTQG,
H.,2011, tr.40.
(4) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Toàn văn Báo cáo của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại
hội XII của Đảng, , H.,2016.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, H., 2011, tr. 130.
(6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H.,2011, T15, tr. 113.


Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

Sè th¸ng 5-2016



×