Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đôi điều suy nghĩ về việc dạy chữ hán cho sinh viên năm thứ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.98 KB, 6 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY CHỮ HÁN CHO SINH
VIÊN NĂM THỨ NHẤT
Ths. Nguyễn Thùy Linh
Bộ môn Ngôn Ngữ Trung Quốc, Đại học Thăng Long
Abstract: Teaching Chinese character is always considered as one of the most
important contents in teaching Mandarin to students, especially for Vietnamese students who
used to apply the Latin transliteration system. In comparision with other languages, Chinese
character is the pictogram and ideogram, so it is relatively difficult to rewrite and memorise.
Normally teaching Chinese characters is mainly applied for students at an elementary level.
Therefore, in this article, we have just mentioned about the survey covered the learning and
teaching situation of Chinese character for first year students at first semester of Chinese
language department of Thang Long University, following that we shall make some
recommendations on related teaching methods.
Keywords: Chinese character, pictogram, ideogram, learning Chinese.
1. Đặt vấn đề
Giảng dạy chữ Hán luôn là một trong những nội dung quan trọng trong việc giảng dạy
tiếng Hán cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam đã quen với việc sử dụng hệ
thống phiên âm la tinh. So với một số ngôn ngữ khác, chữ Hán là kiểu chữ tượng hình, biểu ý
chính vì vậy nó tương đối khó viết lại khó nhớ. Thông thường việc dạy chữ Hán cho sinh viên
chủ yếu là những sinh viên ở giai đoạn sơ cấp. Chính vì vậy trong phạm trù bài viết này,
chúng tôi đề cập đến việc khảo sát nội dung, tình hình học và dạy chữ Hán kì đầu tiên năm
thứ nhất của bộ môn ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Thăng Long, từ đó đưa ra những
kiến nghị giảng dạy có liên quan.
2

.Nội dung nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 32 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành


ngôn ngữ Trung Quốc (năm học 2014-2015).
-Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu việc giảng dạy và học những chữ Hán ở
giai đoạn sơ cấp.
- Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, quan sát,
nghe giảng, thống kê, ghi chép, sử dụng phiếu điều tra và phân tích.
- Thời gian thực hiện: Học kỳ 1 ( nhóm 3), năm học 2014-2015
2.2 Kết quả nghiên cứu
Hiện nay, cũng giống như trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và
một số trường đại học khác đào tạo chuyên ngành tiếng Hán, bộ môn ngôn ngữ Trung Quốc
đang sử dụng 3 tập giáo trình Hán ngữ của nhà xuất bản ngôn ngữ Bắc Kinh do Dương Ký
Châu chủ biên (mỗi tập gồm 2 quyển thượng và hạ) dành cho sinh viên năm thứ nhất, trong kì
một đầu tiên của năm thứ nhất chúng tôi sử dụng tập 1 gồm quyển thượng và quyển hạ, đồng
thời kết hợp với giáo trình đọc hiểu Hán ngữ quyển 1 (2003) do Bành Chí Bình chủ biên,
trong đó sinh viên làm quen và nắm được chữ Hán ở phần từ mới của giờ tổng hợp, kết hợp
với việc luyện chữ trong giờ dạy kỹ năng.

Trường Đại học Thăng Long

83


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Qua thu thập tài liệu, tôi đã thống kê được chữ Hán có 6 loại phương thức cấu tạo (các
nhà ngôn ngữ học cổ đại gọi là Lục thư) bao gồm chữ tượng hình (
), chỉ sự
, hội
ý
, hình thanh
, chuyển chú

, và giả tá
. Lục thư là quy
tắc cấu hình dựa trên cơ sở liên hệ giữa hình thể và ý nghĩa chữ Hán. Số lượng chữ Hán trong
giai đoạn sơ cấp này phần lớn đều là chữ hình thanh (
), chữ hội ý
và chữ
tượng hình (
).

(会意)

象形
(指事)
(转注)
(假借 )
形声字
(会意字)

(形声 )

象形字

Loại chữ thứ nhất thường được nói đến đầu tiên chính là chữ tượng hình, loại chữ này
là loại chữ căn cứ trên hình tượng sự vật mà hình thành chữ viết, các chữ này rất dễ nhận biết
và đơn giản, khi giảng sinh viên dễ tiếp nhận hơn, ví dụ khi giảng về chữ , ,
giáo viên

日川田

thường giới thiệu như sau: muốn chỉ mặt trời người Trung Hoa xưa vẽ

(nhật), muốn chỉ dòng nước vẽ
, sau thành chữ

người ta vẽ

, sau thành

田(điền).

, sau thành chữ

川 (Xuyên)chỉ sông, hay chỉ



khu ruộng

Loại chữ thứ 2 trong giai đoạn này mà sinh viên được tiếp xúc là chữ hình thanh, chữ
hình thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ hình thanh là những chữ bao gồm hai phần:
phần hình ( ) là phần biểu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh ( )
là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ
(khẩu) có hình biểu diễn
việc ăn hoặc nói, và chữ
(vị) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ
với nhau tạo nên chữ
(vị) của khẩu vị. Bộ (thủy) thể hiện có liên quan đến nước, biểu
diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ
(thanh, màu xanh) tạo
( thanh) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
thành chữ




















Loại chữ thứ 3 là chữ hội ý, hội ý ở đây có nghĩa là ghép ý nghĩa lại với nhau, chữ
(mộc) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ mộc
(rừng) có hai chữ
lại với nhau thì thành rừng (rừng thì có nhiều cây), còn chữ
(rừng rậm) được tạo thành
bằng cách ghép ba chữ mộc lại với nhau (rừng rậm thì còn nhiều cây hơn nữa), chữ
(hưu)
là nghỉ ngơi, ghép từ bộ nhân đứng (chỉ người) và chữ mộc (chỉ cây), nghĩa là “người
dựa vào gốc cây”, biểu thị người đang nghỉ ngơi, chữ
(kêu, hót) được hình thành bằng cách
ghép chữ

(điểu, con chim) bên cạnh chữ (khẩu, mồm).
















Kết quả trên phiếu điều tra về chữ Hán cho thấy: 28% sinh viên viết sai nét, thiếu nét.
20% nhầm tên bộ, 45% viết chữ chưa đều và cân.
Thông qua khảo sát trên lớp cho thấy, có giáo viên chỉ giảng cho sinh viên thứ tự các
nét viết của chữ Hán, có giáo viên vừa giảng vừa viết mẫu lên bảng lần lượt từng nét một, có
giáo viên trong quá trình viết chữ trên bảng, nếu chữ đó xuất hiện bộ thủ thì đồng thời kết hợp
giới thiệu luôn cho sinh viên, có giáo viên đã tận dụng được mạng internet chạy chữ trực
tuyến để giới thiệu cho sinh viên xem.. Như vậy sinh viên vừa nghe giáo viên nói vừa nhìn
theo các nét giáo viên viết trên bảng rồi viết vào vở, sau đó về nhà tự luyện viết để nhớ chữ.
Phần lớn các sinh viên đều cho rằng chữ Hán khó viết, khó nhớ, cũng có em không biết viết
chữ Hán như thế nào cho đẹp, dẫn đến việc chữ viết của nhiều em không đẹp hoặc sai.
2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy
2.3.1 Những khó khăn
Chữ Hán là loại chữ tượng hình nên việc học viết chữ sẽ khó khăn hơn khi chúng ta

học một ngôn ngữ thuộc hệ thống chữ Latinh khác. Chữ Hán phải được luyện tập viết nhiều
Trường Đại học Thăng Long

84


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

và đúng phương pháp thì mới có thể viết đựợc chữ ở tư thế cân, đều và đẹp. Là một giáo viên
với kinh nghiệm 9 năm giảng dạy, tôi nhận thấy số sinh viên viết được chữ Hán cân đối, đều
và đẹp không nhiều. Nguyên nhân chính là do giáo viên chưa chú ý luyện viết chữ Hán cho
sinh viên mà chỉ mới chú ý sửa những lỗi viết sai như thiếu nét, sai nét, nhầm bộ này sang bộ
khác. Điều này cũng là do thời gian có hạn khi lên lớp, giáo viên chỉ có đủ thời gian để truyền
đạt nội dung bài học và hướng dẫn viết các chữ trong bài, chứ không có đủ thời gian để xem
xét kiểm tra từng sinh viên xem các em đã viết đẹp và cân đối hay chưa, phần lớn sinh viên
đều phải dựa trên những bước viết mẫu để về nhà tự luyện.
Ý thức tự học và tự rèn luyện của sinh viên năm nhất chưa cao vì các em mới vào
nhập học, nhiều em tâm lý vẫn còn thoải mái vui chơi, chưa xác định rõ ràng mục tiêu học tập
nên không dành nhiều thời gian để học đặc biệt là việc luyện chữ, đây cũng là một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sinh viên không nhớ từ, viết sai nét hoặc sai chữ.
Việc sử dụng phần mềm trình diễn các nét chữ Hán trên lớp cũng gặp khó khăn vì rất
nhiều giáo viên không thể tải phần mềm này về máy mà thường phải sử dụng phần mềm chạy
chữ trực tuyến trên internet, có phần mềm có thể tải về nhưng khi chạy chữ thì phải đánh trực
tiếp vào chứ không cắt, dán được vào trong bài giảng cụ thể, điều này cũng gây bất tiện cho
giáo viên khi giảng dạy và muốn tăng hứng thú học cho sinh viên.
2.3.2 Những thuận lợi
Thế hệ trẻ tuy không biết chữ Hán, nhưng những âm Hán Việt, từ Hán Việt trong kiến
thức tiếng Việt học được ở trường phổ thông cũng khá nhiều. Chúng ta còn nhớ cách giải
nghĩa trong sách học chữ Hán của ông cha ta từ xa xưa như :
tử là con, tôn là cháu

lục là sáu, tam là ba
gia là nhà, quốc là nước
tiên là trước, hậu là sau
ngưu là trâu, mã là ngựa v.v...
Như vậy, vốn từ Hán Việt trong kiến thức của sinh viên Việt Nam là một thuận lợi rất
cơ bản để học tiếng Hán, nhất là khi học chữ Hán và từ Hán.
Trên lớp giáo viên cũng sử dụng các thiết bị đa phương tiện như máy chiếu, phần
mềm chạy chữ kết hợp với bài giảng giúp tăng hứng thú học và viết chữ cho sinh viên.
Cùng với những thuận lợi trên, với các lớp chuyên ngành, giáo viên sau khi giảng chữ
xong đã cung cấp thêm quyển ý nghĩa các bộ thủ và một vài quyển luyện tô chữ Hán cho sinh
viên, để các em có thể về nhà tự luyện và tập viết sao cho đúng và đẹp.
2.3 .Biện pháp khắc phục và kiến nghị có liên quan đến việc giảng dạy chữ Hán
2.3.1. Giới thiệu các nét
Hiện nay sinh viên đều sử dụng hệ thống văn tự phiên âm, cho nên các đường nét
phức tạp, rắc rối như vẽ khiến họ có cảm giác không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng trên thực
tế số lượng các nét vẽ cơ bản trong chữ Hán lại không quá nhiều. Do vậy ngay từ khi bắt đầu
học, giáo viên cần phải giới thiệu cho sinh viên những nét viết cơ bản của chữ Hán, những nét
biến thể (thường được tạo thành từ việc ghép những nét cơ bản lại với nhau) và nguyên tắc cơ
bản khi viết chữ, đồng thời cũng phải nói cho sinh viên biết được viết chữ Hán như thế nào
mới là đúng và đẹp. Ngoài ra giáo viên trong quá trình giảng dạy lúc nào cũng phải chú trọng
Trường Đại học Thăng Long

85


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

đến việc dạy nét viết, đặc biệt là những chữ có nét viết phức tạp, không nên giảng qua loa sơ
sài, mà cần viết mẫu cụ thể và giới thiệu rõ ràng trên nền tảng các quy tắc viết đã giới thiệu.
2.3.2 Giới thiệu các bộ

Khi giảng dạy chữ Hán, nếu chỉ dựa vào việc giới thiệu các nét viết không thôi thì
chưa đủ, vì từ các nét cơ bản chúng ta ghép lại với nhau sẽ có các bộ, chính vì vậy chúng ta
còn cần phải chú trọng đến phương pháp dạy các bộ. Bởi vì cách dạy các bộ có thể giúp sinh
viên hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên chữ Hán, giảm số lượng ghi nhớ,
chẳng hạn chữ
(an) gồm bộ nữ
(đàn bà, phụ nữ) ở dưới bộ miên
(mái nhà) người
phụ nữ ở trong nhà nên có nghĩa là an (yên ổn, an bình), hoặc chữ
(minh) gồm bộ nhật
(mặt trời) và bộ nguyệt (mặt trăng) nên có nghĩa là sáng… Khi giảng như vậy sẽ giúp cho
người học khi học sẽ nhớ mặt chữ, và khi nhớ được mặt chữ của một từ thì sẽ rất khó quên
được ý nghĩa của nó. Phần lớn các bộ đều có ý nghĩa riêng, ví dụ bộ
(mục) thường đi với
những từ có liên quan đến mắt, bộ
(khẩu) thường xuất hiện trong các từ có liên quan đến
miệng, hay bộ
(nữ) thường có trong các từ liên quan đến phụ nữ hay bộ / (thủ/ tài
gảy có trong các từ liên quan đến tay… Trong quá trình giảng dạy, chúng ta có thể làm các
bài tập tách chữ Hán và ghép chữ Hán, hoặc tách các bộ trong chữ và yêu cầu sinh viên ghép
lại với nhau để tạo chữ. Như vậy sẽ giúp sinh viên tăng ấn tượng với kết cấu của chữ Hán.























手扌

Thông thường khi viết chữ Hán người ta viết trên giấy kẻ ô sẵn, mỗi chữ viết vào một
ô. Nếu sinh viên không được tập viết theo hướng dẫn thì chữ viết của họ thường không được
cân đối (chữ to chữ nhỏ, nét bút rời rạc, chữ đổ chữ nghiêng v.v...). Ở Trung quốc, từ cấp tiểu
học các thầy cô giáo đã cho học sinh tập viết chữ Hán từng nét bút, sử dụng cả bút lông (viết
chữ to trên khổ giấy vuông 25X25). Chữ viết của từng học sinh được trưng bày ở lớp học để
cho các em xem và nhận xét chữ viết của các bạn mình, sau đó thầy giáo nhận xét chữ viết
của từng em và cho điểm. Ở ta chưa có điều kiện làm được như thế, nhưng chúng tôi cho rằng
ít nhất giáo viên cũng nên hướng dẫn cho sinh viên viết trên giấy kẻ ô vuông sẵn (vở ô ly)
hoặc giáo viên kẻ sẵn ô vuông trên bảng rồi cho một, hai sinh viên lên bảng tập viết, sau đó
giáo viên nhận xét và chữa, đặc biệt là yêu cầu mỗi em chuẩn bị riêng cho mình một quyển vở
tập viết để tập viết các chữ trong phần từ mới sau mỗi bài học. Trong quá trình kiểm tra bài cũ
và giảng dạy trên lớp, giáo viên sẽ có thể xem vở tập viết và bài tập của các em, nếu có sai
xót hoặc viết chưa chuẩn thì giáo viên có thế kịp thời chỉ ra và sửa chữa cho các em. Qua đó
sinh viên có thể học tập lẫn nhau, tập viết chữ cho cân đối và đẹp.
2.3.3 Giới thiệu phương thức kết cấu chữ Hán

Sau khi giới thiệu các nét và các bộ, giáo viên nên giới thiệu cho sinh viên biết về kết
cấu của chữ Hán gồm 2 loại: chữ độc thể và chữ hợp thể cùng với những quy tắc viết cơ bản.
Chữ độc thể: do 1 thiên bàng cấu thành chữ (thiên bàng là đơn vị cấu tạo chữ sử dụng
hình thức nhị phân để phân tích chữ Hán). Lúc này không còn gọi là thiên bàng mà sẽ gọi là
chữ. Ví dụ như chữ “ ” “ ” “ ” “ ” “ ”…

大,口, 马, 女, 王



Chữ hợp thể: do hai đến ba thiên bàng trở lên tổ hợp thành 1 chữ Hán. Ví dụ như chữ
” “ ” “ ” “ ” “ ”…

这,床,你,好,语

( 1)
( 2)

Chữ Hán có các loại phương thức kết cấu chính sau:
Kết cấu trên-dưới
, , , , ,
Kết cấu trên–giữa-dưới
, , , ,

:思 歪 品 意 安 全
:草 暴 竟 竞 翼

Trường Đại học Thăng Long

86



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

(3)Kết cấu trái-phải:好, 棚, 滩, 往, 明
(4)Kết cấu trái-giữa-phải:谢, 树, 倒, 搬, 辩
(5)Kết cấu toàn bao vây:围, 囚, 困, 田, 因
(6)Kết cấu bán bao vây:包, 区, 闪, 这, 风
(7) Kết cấu xuyên tâm: 非, 兆, 噩
(8)Kết cấu chữ phẩm:品, 森, 晶, 鑫, 焱
Trên đây là những phương thức kết cấu chính của chữ Hán, muốn để sinh viên viết
đúng và viết đẹp ngoài nắm được các nét cơ bản và các nét biến thể ra, giáo viên cũng cần
phải giới thiệu cho sinh viên những quy tắc viết cơ bản như sau:

:十, 干, 击, 王, 拜
:入, 八, 人, 分, 参
:旦, 星, 章, 军, 叁
:阳, 明, 打, 谢, 啪
(5). Ngoài trước trong sau:周, 风, 问, 同, 用
(6). Vào trước đóng sau:田, 目, 团, 国, 围
(7). Giữa trước hai bên sau:小, 水, 木, 永, 兼
(1). Ngang trước sổ sau
(2). Phẩy trước mác sau
(3). Trên trước dưới sau
(4). Trái trước phải sau

Các quy tắc cơ bản trên đều là những quy tắc bút thuận nêu, do kết cấu chữ Hán phức
tạp, hình thể đa dạng nên một chữ có thể là sự kết hợp tổng thể của nhiều quy tắc. Nắm được
phương thức kết cấu chữ Hán trên, đồng thời ghi nhớ những quy tắc viết sẽ giúp sinh viên
hiểu rõ hơn về chữ Hán, từ đó giúp các em viết đúng và viết đẹp hơn.

2.3.4 Kết hợp giảng dạy bằng thiết bị đa phương tiện
Giáo viên có thể sử dụng thiết bị đa phương tiện để tạo hứng thú cho sinh viên với chữ
Hán trong việc giới thiệu nguồn gốc của chữ Hán: Cách này nên bắt đầu từ chữ tượng hình,
sau đó là đến chữ hội ý. Giáo viên có thể tìm những phần mềm triển khai chữ, và tận dụng các
phương tiện công nghệ như máy chiếu để trình diễn cho sinh viên thấy được nguồn gốc và sự
phát triển của chữ, hoặc một chữ được bắt đầu viết và kết thúc như thế nào. Nên lồng ghép
giới thiệu ý nghĩa văn hóa có trong chữ Hán cho sinh viên (nếu có). Nếu gặp chữ Hán có sự
biến đổi, sinh viên sẽ cảm thấy rất mới mẻ và thú vị, đồng thời cũng có thể hiểu được ý nghĩa
văn hóa có trong chữ Hán. Từ đó giúp sinh viên có hứng thú hơn với chữ Hán.
2.3.5 Kiểm tra đánh giá thường xuyên
Công tác kiểm tra đánh giá là một công việc không thể thiếu sau mỗi bài học, giáo viên cần
thường xuyên kiểm tra trên lớp nội dung bài đã học để biết được sinh viên tiếp thu bài học như thế nào,
có nhớ chữ hay viết đúng nét, đúng chữ hay không. Giáo viên có thể kiểm tra bằng nhiều cách như:
kiểm tra trên lớp đầu giờ, gọi sinh viên lên kiểm tra bài cũ, yêu cầu viết lại những chữ đã học hoặc cho
phiên âm yêu cầu viết chữ Hán, cho nghĩa yêu cầu viết chữ Hán và phiên âm, cho bộ yêu cầu viết
những chữ có bộ đó…Hoặc tổ chức các hoạt động đố vui trò chơi có liên quan đến chữ Hán vào cuối
giờ sau khi đã kết thúc nội dung bài giảng,….Như vậy, thông qua việc kiểm tra thường xuyên giáo
viên sẽ biết được tình hình học và viết chữ Hán của sinh viên, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
2.3.6 Linh hoạt và khéo léo trong việc giảng dạy chữ Hán
Trong việc giảng dạy chữ Hán, giáo viên không nên lúc nào cũng giảng giải lịch sử
phát triển của chữ Hán, bởi vì có một số chữ Hán đang biến đổi hoặc trong quá trình sử dụng
Trường Đại học Thăng Long

87


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

đã có sự thay đổi lớn, thì cũng không nên đưa ra giảng một cách máy móc. Giáo viên có thể
linh hoạt, khéo léo giới thiệu với sinh viên cách nhớ từ, nhớ chữ. Đồng thời cũng tận dụng

những phương pháp hỗ trợ tăng cường trí nhớ cho sinh viên như động tác, sự biểu cảm, những
câu ca dao, thành ngữ, câu đố có liên quan hay các trò chơi đố vui tìm chữ,.…
3. Kết luận
Như trên đã trình bày, việc giảng dạy chữ Hán trong việc giảng dạy tiếng Hán là rất
quan trọng và cũng là nội dung khó nhất. Muốn dạy tốt chữ Hán, giáo viên phải thực sự chú
trọng đến việc giới thiệu nét viết và các bộ thủ, đồng thời cũng cần linh hoạt và khoa học
trong việc giảng dạy chữ Hán, tận dụng tối đa những phương tiện công nghệ để phục vụ cho
việc giảng dạy. Đồng thời phải kết hợp với việc kiểm tra đánh giá thường xuyên. Có như vậy
mới có thể nâng cao được hiệu quả dạy học, giảm được những áp lực trong việc ghi nhớ chữ
Hán của sinh viên.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. Bành Chí Bình (2003), Giáo trình đọc hiểu Hán ngữ, NXB Đại học Ngôn ngữ và
văn hóa Bắc Kinh
[2]. Dương Ký Châu (2009), Giáo trình Hán ngữ 1 , NXB Đại học Ngôn ngữ Bắc
Kinh



[3]. Nguyễn Thị Thúy Ngọc (2011) Nghiên cứu về dạy học chữ Hán cho học sinh
Việt Nam giai đoạn sơ cấp, ĐHNN
[4]. Đỗ Phương Thảo (2011), Nghiên cứu phương pháp giảng dạy chữ Hán cho học
sinh dân tộc thiểu số - Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang Việt Nam, Luận văn
ThS, ĐHNN
[5]. Bùi Thị Trang (2013), Phân tích lỗi sai trong quá trình dạy và học chữ Hán ở Việt
Nam giai đoạn sơ cấp. Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, ĐHNN

Trường Đại học Thăng Long

88




×