Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 104 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

h

tế
H

uế

-----  -----

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH


Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Xuân Châu

Tr

ườ

ng

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Bích Nga
Lớp: K45 KTCT
Niên khóa: 2011 - 2015

Huế 05/2015

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và cơ quan.
Xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Trần Xuân Châu, phó khoa Kinh tế-chính trị


uế

đã giúp đỡ tận tình và chỉ bảo sát sao cho tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận
tốt nghiệp.

tế
H

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý Thầy, quý Cô trường Đại
học Kinh tế Huế đã chỉ dạy tận tình cho tôi trong suốt bốn năm học qua.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các Bác, các Chị, các anh chị phòng Nông nghiệp

h

huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi từ thu thập thông tin, lấy số

in

liệu,…trong thời gian thực tập.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian

cK

vừa qua.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể tránh khỏi nhiều thiếu

họ


sót, hạn chế. Kính mong quý Thầy, quý Cô, các bạn sinh viên và những người quan

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Nga

Tr

ườ

ng

Đ
ại

tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp những ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................v


uế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................vii

tế
H

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu .......................................................................................................................2

h

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................2

in

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài .....................................................................................3

cK

6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

họ


NÔNG NGHIỆP ..............................................................................................................4
1.1. Quan niệm và phân loại về HTXNN ........................................................................4
1.1.1.Quan niệm về kinh tế hợp tác .................................................................................4

Đ
ại

1.1.2.Quan niệm HTX .....................................................................................................5
1.1.3. Quan niệm HTXNN ............................................................................................10
1.1.4. Đặc điểm và phân loại của HTX NN...................................................................12

ng

1.2. Nguyên tắc, vai trò của HTXNN............................................................................14
1.2.1. Nguyên tắc của HTXNN .....................................................................................14

ườ

1.2.2. Vai trò của HTXNN ............................................................................................15
1.3. Những nhân tố tác động đến việc phát triển HTX NN...........................................16

Tr

1.3.1. Đặc điểm của SXNN ...........................................................................................16
1.3.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển HTXNN.....................17
1.4. Tiêu chí đánh giá HTXNN .....................................................................................19
1.4.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................19
1.4.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................................21
1.5. Kinh nghiệm phát triển HTX NN ở một số nước trên thế giới và trong nước. .............22
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT


iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH ..............................................................................................................28
2.1. Điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện Lệ Thủy..................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................................28

uế

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................31
2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc phát triển HTX NN ở

tế
H

huyện Lệ Thủy...............................................................................................................37
2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của HTXNN ở huyện Lệ Thủy theo
luật HTX năm 1996 đến nay. ........................................................................................38
2.2.1. Thực hiện theo luật HTX năm 1996....................................................................38

in

h


2.2.2. Thực hiện theo luật HTX đến nay .......................................................................40
2.3. Tình hình phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy từ năm 2010 đến nay..................42

cK

2.3.1. Số lượng và phân loại HTX.................................................................................42
2.3.2. Các loại hình DV của các HTX...........................................................................43
2.3.3.Quy mô HTX theo vốn kinh doanh ......................................................................46

họ

2.3.4. Quy mô HTX theo số lượng xã viên ...................................................................49
2.3.5. Kết quả SXKD của các HTXNN.........................................................................53

Đ
ại

2.3.6. Mức thu nhập bình quân của các HTX theo số liệu điều tra ...............................55
2.3.7. Đánh giá của hộ xã viên về mức độ đảm bảo DV của HTX và của tư nhân..............56
2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy.......................59

ng

2.4.1. Những thành tựu ..................................................................................................59
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................................60

ườ

2.4.3. Những vấn đề đặt ra.............................................................................................62
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP


Tr

CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HTXNN Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ...63
3.1. Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy...................63
3.1.1. Định hướng ..........................................................................................................63
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ ..........................................................................................65
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy..................66
3.2.1. Giải pháp về khuyến nông và phát triển kinh tế nông hộ....................................66
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về KTTT mà nồng cốt là HTX ...........................69
3.2.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển HTX..........................70
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX ..............................................................74
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức HT........................................75

uế

3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể................76
3.2.7. Tạo điều kiện để xây dựng các hợp tác xã mới đa dạng về quy mô và ngành

tế
H


nghề. ..............................................................................................................................77
3.2.8. Phát triển HTXNN gắn với bảo vệ môi trường ...................................................78
KẾT LUẬN ...................................................................................................................79
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................80

in

h

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

v



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

: Bảo vệ thực vật

CN-XD

: Công nghiệp-xây dựng

CNH

: Công nghiệp hóa

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CNTBNN

: Chủ nghĩa tư bản nhà nước

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DV


: Dịch vụ

HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

KD

: Kinh doanh

KDDV

: Kinh doanh dịch vụ

KHKT

h

in

cK


họ

KHCN

tế
H

BVTV

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Khoa học công nghệ
: Khoa học kĩ thuật
: Kinh tế

KTHT

: Kinh tế hợp tác

KTHTX

: Kinh tế hợp tác xã

KTTT

: Kinh tế tập thể

LLSX


: Lực lượng sản xuất

NN

: Nông nghiệp

NT

: Nông thôn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXKDDV

: Sản xuất kinh doanh dịch vụ

TLSX

: Tỉ lệ sản xuất

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Tr

ườ


ng

Đ
ại

KT

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Lệ Thủy năm 2013 ..........................................30
Bảng 2: Hiện trạng lao động Huyện Lệ Thủy năm 2010 – 2013 ..................................31
Bảng 3: Phân loại HTX trong 3 năm 2010, 2012, 2014 ................................................42

uế

Bảng 4: Các khâu dịch vụ của HTX NN huyện Lệ Thủy thời kỳ 2010 - 2014.............43
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa năm 2013 của huyện Lệ Thủy phân theo

tế
H


HTX ...............................................................................................................................45
Bảng 6: Báo cáo tình hình kinh tế HTX năm 2010 đến 2013 .......................................46
Bảng 7: Phân tổ các HTXNN theo vốn kinh doanh và các khâu dịch vụ của huyện Lệ

h

Thủy năm 2014..............................................................................................................48

in

Bảng 8: Phân tổ các HTXNN ở huyện Lệ Thủy theo số lượng xã viên năm 2014 .......50
Bảng 9: Tình hình số lượng và chất lượng cán bộ quản lý của các HTXNN huyện Lệ

cK

Thủy năm 2014..............................................................................................................51
Bảng 10: Kết quả hoạt động của các HTXNN trong 5 năm 2010 - 2014 .....................53

họ

của huyện Lệ Thủy. .......................................................................................................53
Bảng 11: Phân tổ các HTX theo doanh thu và lợi nhuận năm 2014 .............................54
Bảng 12: Bảng phân tổ số HTX ở huyện Lệ Thủy theo mức thu nhập bình quân năm

Đ
ại

2014 ...............................................................................................................................55
Bảng 13: Đánh giá của hộ xã viên về giá cả một số DV của HTX và của tư nhân năm
2014 ...............................................................................................................................56


ng

Bảng 14: Đánh giá của hộ xã viên về chất lượng một số DV của HTX và của tư nhân
năm 2014 .......................................................................................................................57

ườ

Bảng 15: Đánh giá của hộ xã viên về thời gian thực hiện một số DV của HTX và của
tư nhân năm 2014 ..........................................................................................................58

Tr

Bảng 16: Mức độ phụ thuộc của hộ xã viên vào các khâu DV của HTX năm 2014 ....58

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga– K45KTCT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Lệ Thủy Năm 2010 – 2014 ....................35

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy năm 2010 – 2014........................................36

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga– K45KTCT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét cả về logic và lịch sử, cả lý luận và thực tiễn, vai trò, tầm quan trọng của các
HTX luôn có tính thống nhất cao của giới nghiên cứu, các nhà hoạch định , thực thi


uế

chính sách và quản lý xã hội bởi lẽ, mô hình này có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhất yếu
tố kinh tế với các giá trị xã hội – nhân văn sâu sắc.

tế
H

Quy hoạch Tổng thể về “Phát triển HTX huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2020”,
nhằm cụ thể hoá nhiệm vụ phát triển của tỉnh trên địa bàn huyện về HTX; cung cấp
các luận cứ để xây dựng các văn kiện cho Đại hội Đảng bộ huyện, kế hoạch phát triển

h

HTX 5 năm của thời kỳ 2011-2015; 2016-2020. Quy hoạch phát triển HTX huyện Lệ

in

Thủy giai đoạn 2011-2020 đã ra nghị quyết về: Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nhấn mạnh Nhà nước

phải tạo điều

cK

kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát triển.

Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình tồn tại từ rất lâu, đã và đang phát triển ở


họ

hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào hợp tác hóa được thực hiện ở
Miền Bắc từ năm 1958 – 1960, ở Miền Nam được tiến hành từ những năm 1976 –
1980. Tuy nhiên ngoài những mặt đã làm được của HTXNN, nhưng do chúng ta chủ

Đ
ại

quan nôn nóng, chưa tuân theo quy luật kinh tế vốn có của nó, cho nên HTXNN theo
kiểu cũ thực sự không thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là sử dụng lao động, đất
đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất(TLSX).

ng

Để đáp ứng quan hệ kinh tế hợp tác mới, Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã
năm 1996. Trong quá trình phát triển Luật Hợp tác xã có nhiều điểm không còn phù

ườ

hợp với tình hình của cơ chế kinh tế mới và do đó được thay thế bằng Luật Hợp tác xã

Tr

số 23/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012.
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. Đây là một huyện

dân cư sống chủ yếu làm nghề nông, lao động tập trung chủ yếu ở NT. Trên địa bàn
huyện đã và đang tồn tại nhiều loại hình HTX, trong đó nhiều nhất là các HTXNN.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng để đánh giá và đưa ra nhưng giải pháp hữu hiệu

giúp phát triển nhanh HTX ở huyện Lệ Thủy là một yêu cầu bức thiết. Sau một thời
gian tìm tòi, tôi nhân thấy chưa có ai nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn huyện Lệ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga– K45KTCT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

Thủy. Do đó, tôi đã chọn đề tài : “ Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ
thủy, tỉnh Quảng Bình.”
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung:

khăn, thuận lợi và đưa ra những giải pháp cho HTX trên địa bàn huyện.

tế
H

* Mục tiêu cụ thể:

uế

Nhận biết được cơ bản quá trình hình thành, phát triển cũng như những khó

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về HTXNN kiểu mới.

- Đánh giá thực trạng HTXNN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai

đoạn 2010 – 2014.

in

h

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển HTXNN ở huyện
Lệ Thủy.
* Đối tượng nghiên cứu

cK

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Các quan hệ KT- XH trong quá trình phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy.

họ

* Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Địa bàn huyện Lệ Thủy

Đ
ại

- Về thời gian: Giai đoạn 2010 – 2014

- Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu về mặt kinh tế - xã hội của quá trình phát
triển HTXNN.


4. Phương pháp nghiên cứu

ng

Nhằm làm rõ hơn thực trạng phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Lệ Thủy,

trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

ườ

* Phương pháp chung:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: để nhận thức bản chất của

Tr

các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội.
* Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: để hệ thống và phân tích các tài liệu đã thu

thập, tài liệu điều tra các HTXNN và nông hộ.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: giúp điều tra một số hộ để tiết kiệm thời gian,
công sức, chi phí.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga– K45KTCT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu


- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các văn bản, báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội của huyện Lệ Thủy, niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2013,…, từ các
nguồn tài liệu khác như: Internet, các đề tài khoa học liên quan, sách, báo,..

uế

+ Số liệu thứ cấp: Tác giả đã điều tra 63 hộ xã viên thuộc 63 hợp tác xã trên địa
bàn huyện Lệ Thủy.

tế
H

- Phương pháp toán KT: dùng để phân tích, tính toán để từ đó hiểu rõ hơn các
nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để tập hợp những điểm riêng thành
những cái chung của HTXNN.

in

h

- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học,…: để trao
đổi, tham khảo các ý kiến của các cơ quan, cán bộ huyện để bổ sung nội dung và minh

cK

chứng kết quả nghiên cứu.


5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

huyện Lệ Thủy.

họ

- Làm cơ sở tham khảo cho các chủ trương chính sách phát triển HTXNN ở

- Làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên KT khi nghiên cứu vấn đề này.

Đ
ại

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo có 3
chương:

ng

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển HTXNN.
Chượng 2: Thực trạng phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

ườ

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh

Tr


Quảng Bình trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga– K45KTCT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.1. Quan niệm và phân loại về HTXNN

uế

1.1.1.Quan niệm về kinh tế hợp tác
1.1.1.1. Quan niệm hợp tác

tế
H

HT là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn
hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng sẽ gặp

khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thự hiện được cũng kém hiệu quả

h


so với HT.

in

HT, đó là phương thức tồn tại và phát triển của lao động con người, xuất phát từ bản
chất XH của lao động. Các Mác đã nói rằng: “ Sự hợp tác trong quá trình lao động như

cK

chúng ta thấy, nó thống trị trong buổi đầu của nền văn minh loài người” [24, 378].
HT lao động được thực hiện từ khi loài người xuất hiện và ngày càng phát
triển. Cùng với tiến trinh phát triển XH, phân công lao động XH và chuyên môn hóa

họ

sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, do đó nhu cầu về HT lao
động ngày càng tăng, mối quan hệ HT ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Nó không bị

Đ
ại

giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương, trong một nước mà
còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.

1.1.1.2. Quan niệm kinh tế hợp tác
* KTHT

ng

KTHT là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi HT – HT trong lĩnh vực KT.

KTHT là một hình thức quan hệ KTHT tự nguyện phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn

ườ

nhau giữa các chủ thể KT, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức
mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của SXKD và đời sống KT, nhằm

Tr

nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên [21, 121].
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu XHCN cần phải kiên trì thực hiện

chế độ KTHT. Chế độ KTHT là bước quá độ để đưa KT tiểu nông đi lên XHCN. Từ HT
tự nguyện tiến tới HTX văn minh (HTX XHCN) là một chặng đường dài trải qua nhiều
nấc thang quá độ, nhiều hình thức KTHT trung gian. Những hình thức KTHT quá độ
trung gian trước HTX văn minh chính là những hình thức đa dạng của CNTBNN.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

* Các loại hình KTHT
KTHT giản đơn( tổ hợp tác)
- Tổ, hội nghề nghiệp
Trong lĩnh vực kinh tế nước ta đang tồn tại các loại tổ nghề nghiệp như: Tổ nuôi


uế

ong, tổ làm vườn, tổ nuôi cá, tổ nuôi tôm, tổ trồng rừng, tổ trồng cây cảnh,…
Tổ, hội nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể KT

tế
H

độc lập có hình thức và mục đích hoạt động KD giống nhau, nhằm cộng tác trao đổi

kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động SXKD, tiêu thụ sản phẩm, vì mục đích
tối đa hóa lợi nhuận của mỗi thành viên.
- Tổ, nhóm HT

in

h

Đây là loại hình KTHT giản đơn do các chủ thể KT độc lập tự nguyện thành lập,
xuất phát từ nhu cầu của các thành viên. Các tổ, nhóm hợp tác hoạt động theo nguyên

cK

tắc tự nguyện, gia nhập hoặc ra khỏi tổ, thành lập hoặc giải thể tổ chức, quản lý dân
chủ, cùng có lợi, tổ, nhóm HT rất đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau.
- Tổ, nhóm HT “đơn mục đích”; Tổ, nhóm HT “đa mục đích”; Tổ, nhóm HT có

họ

quy mô nhỏ (từ 5 – 10 thành viên).


- Tổ KTHT, thường gọi tắt là “tổ hợp tác”

Đ
ại

Đây là loại hình HT giản đơn, có quy mô lớn hơn, thường từ 5 – 30 hộ thành
viên. Quan hệ HT mang tính ổn định, thường xuyên, có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản
lý lãnh đạo. Tổ chức hoạt động theo quy chế được các thành viên thảo luận dân chủ và

ng

trên cơ sở thỏa thuận. So với HTX thì tổ HT loại này có nội dung, nguyên tắc hoạt
động gần giống HTX, nhưng khác nhau ở tổ HT hoạt động không có điều lệ, không có

ườ

tư cách pháp nhân [21, 14-18].
1.1.2.Quan niệm HTX

Tr

+ Quan niệm của các tổ chức quốc tế về HTX
Liên minh HTX quốc tế (ICA) được thành lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn,

Vương quốc Anh, đã định nghĩa HTX như sau: “ Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của
những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung
của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý
dân chủ”. Năm 1995 định nghĩa này được hoàn thiện: “ Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT


5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, theo truyền
thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo
đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
[21, 18-19].

uế

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HTX là sự liên kết của những người
đang gặp phải những khó khăn KT giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở

tế
H

bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ chuyển giao vào HTX phù hợp

với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó bằng sự tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng KD trong tổ chức HT phục vụ cho lợi ích
vật chất và tình thần chung.. v.v..[21,19].

in

h


+ Quan niệm về HTX ở một số nước trên thế giới

HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng. Ở

cK

nhiều nước trên thế giới, HTX đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong luật
HTX của các nước đều đưa ra định nghĩa về HTX.

Luật HTX của Cộng hòa Liên Bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đã đăng kí là

họ

những tập thể với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất
kinh doanh của các thành viên, thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”.

Đ
ại

Luật HTX của Philipin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của những người
có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục đích xã hội
hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp công bằng về vốn và chấp nhận phần đóng hợp lý

ng

vào các công việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác xã đã
được chấp nhận chung”.

ườ


Luật HTX của Inđônêxia định nghĩa: “Hợp tác xã Inđônêxia là tổ chức kinh tế

của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa phương

Tr

và thành viên lập nên một hệ tống kinh tế như là nổ lực chung đặt trên cơ sở nguyên
tắc của tình anh em”.
+ Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Liên xô trước khi thực hiện chính sách Kinh tế mới thì việc xây dựng, phát triển
HTX chưa được chú trọng, Lênin từng viết: “ Đó chính là điều mà nhiều người công
tác thực tiễn của chúng ta coi nhẹ. Họ khinh miệt chế độ HTX, họ không thấy rằng
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

chế độ ấy có một ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diện nguyên tắc (nhà nước
nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất), sau nữa là về phương diện bước úa độ sang một
chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông
dân”…[25, 422].

uế

Lênin đã từng nói: “ Hợp tác xã chính là một chủ nghĩa xã hội thu nhỏ”. Theo

ông, chủ nghĩa HTX là: “chủ nghĩa tư bản nhà nước, hoặc ít ra cũng cần phải viện

tế
H

đến một cái gần giống như chủ nghĩa tư bản nhà nước” [25,426]. Nhưng chế độ
KTHTX chỉ có thể phát triển vững chắc khi có sự giúp đỡ của Nhà nước về cơ chế,
chính sách, đặc biệt là sự giúp đỡ về tài chính. Lênin viết: “ Mỗi chế độ xã hội chỉ nảy
sinh ra nếu được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính…Trong lúc này,

in

h

chế độ xã hội mà chúng ta ủng hộ hơn hết là chế độ hợp tác xã” [25, 243]; “Phải cho
chế độ HTX hưởng một số đặc quyền về kinh tế, tài chính, ngân hàng, sự ủng hộ mà

dân cư phải là như vậy” [25, 425]

cK

Nhà nước, xã hội chủ nghĩa của chúng ta mang lại cho nguyên tắc tổ chức mới của

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX

họ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng HTX vào Việt Nam. Ngay
từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước , Người đã quan tâm đến tổ chức KT quan trọng


Đ
ại

này. Trong cuốn Đường Kách Mệnh viết năm 1927, sau khi phân tích những lợi ích
của HTX, Người đã nhấn mạnh: “ Tục ngữ An Nam có những câu: “Nhóm lại thành
giàu, chia ra thành khó” và “Một cây làm chẳng lên non, nhiều cây nhóm lại thành

ng

hòn núi cao”. Lý luận HTX đều ở trong những điều ấy”[15, 313-314]. Người chỉ ra
cách tổ chức: “Không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng mỗi hợp tác xã. Cũng

ườ

không phải mấy làng phải lập cả mấy HTX. Cũng không phải có HTX này thì không
lập được cả mấy hợp tác xã kia”.

Tr

Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Người đưa ra khái niệm: “Hợp tác xã là góp

gạo thổi cơm chung, cho khỏi hao của tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ”. Đến năm
1946, Người xác định: “Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức
mạnh thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều”. Người giải thích rõ sự khác nhau giữa hội
buôn và HTX ở chỗ: “Hội buôn thì lợi riêng, HTX thì lợi chung”, và “HTX tuy là để
giúp đỡ lẫn nhau nhưng không giống các hội từ thiện vì các hội ấy chỉ tiêu đi mà
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

không làm ra…HTX có tiêu đi, có làm ra, chỉ giúp những người trong Hội, nhưng giúp
một cách bình đẳng, một cách “cách mệnh” ai cũng giúp và ai cũng bị giúp”.
Xét theo thành phần KT và tính chất XH, Người cho rằng: “Trong chế độ dân
chủ mới…, các HTX nó là nữa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, HTX

uế

là thành phần thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta”.
Xét theo hình thức sở hữu TLSX, Người cho rằng: “HTX tức là sở hữu của tập

tế
H

thể nhân dân lao động…Kinh tế HTX là hình thức sở hữu của nhân dân lao động. Nhà
nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển”. Người xác
đinh, HTX là khâu chính thúc đẩy cải cách XHCN. Đặc biệt, Người cho rằng, HTX có

thể thành lập ở cả trong công sở, hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền… và nhất là ở nông

in

h

thôn với nhiều loại hình: Tín dụng, tiêu thụ, SX, mua bán…Do vậy, nói theo mục đích,
Người đã định nghĩa: “HTX NN là một tổ chức có lợi cho nhà nông. Nó là một cách


cK

tranh đấu kinh tế hiệu quả nhất, để giúp cho việc xây dựng nước nhà” “là một cách
làm cho nông dân đoàn kết, làm cho nhà nông thịnh vượng” “giúp cho nhà nông đạt
đến mục đích, đã ích quốc lại lợi dân”.

họ

+ Quan điểm của Đảng về HTX

Về vấn đề phát triển KTTT mà nồng cốt là các HTX trong bối cảnh xây dựng và

Đ
ại

phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định
chủ trương “tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể” trên cơ sở
“tổng kết thực tiễn sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn

ng

các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, HTX kiểu mới.
Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, liên hiệp HTX cổ

ườ

phần” [11, 85-86].

Với quan niệm như vậy về KTTT, Đảng ta chủ trương phát triển và nâng cao


Tr

hiệu quả hoạt động của KTHT với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao, bao gồm
cả các HTX, liên HTX cổ phần, được tổ chức theo các nguyên tắc hợp tác tự nguyện,
dân chủ, bình đẳng và công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác và
phát triển cộng đồng [10,86].
Từ thực tiễn của 20 năm tiến hành đổi mới, thực hiện CNH, HĐH xây dựng và
phát triển nền KT thị trường định hướng XHCN, tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

chủ trương “tiếp tục đổi mới tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế
tập thể” [11, 235]; đồng thời nhấn mạnh trong những năm trước mắt, chúng ta cần
phải: “tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại
hình KT tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của

uế

các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề, trên các địa bàn.
Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn góp của xã viên để không ngừng tăng

tế
H


thêm vốn đầu tư phát triển HTX. Giải thể hoặc chuyển các HTX chỉ còn là hình thức

sang các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật”
[11, 235-236].
+ Luật HTX

h

Điều 1 luật HTX 2003 định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân hộ

in

gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sứ lập ra theo quy
định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp

cK

nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,

họ

tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy
và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật” [2, 7].

Đ
ại


Một số đặc điểm cơ bản của HTX kiểu mới ở nước ta:
Thứ nhất, HTX kiểu mới là tổ chức KT tự chủ của những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật
để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có

ng

hiệu quả hơn các hoạt động SXKDDV và cải tiện đời sống, góp phần phát triển KT –
XH của đất nước.

ườ

Thứ hai, xây dựng HTX kiểu mới phải đảm bảo năm nguyên tắc cơ bản: Tự

nguyện gia nhập và ra khỏi HTX theo quy định của Điều lệ HTX; quản lý dân chủ và

Tr

bình đẳng, mỗi xã viên đều có quyền ngang nhau trong biểu quyết; tự chịu trách nhiệm
và cùng có lợi; chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX,
của cộng đồng và do Đại hội xã viên quyết định.
Thứ ba, gia nhập HTX, mỗi xã viên bắt buộc phải góp vốn theo quy định của
điều lệ, góp vốn có thể nhiều hơn mức tổi thiểu, nhưng không được vượt quá 30% tổng
số vốn Điều lệ của HTX.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Trần Xuân Châu

Thứ tư, Xã viên HTX có thể là cá nhân, hoặc hộ gia đình, có thể đồng thời là
thành viên của nhiều HTX, không phân biệt ngành, nghề, địa giới hành chính.
Thứ năm, quan hệ giữa HTX và xã viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở quan
hệ KT. Nó được xác lập từ nhu cầu phát triển SX, tăng thu nhập của các thành viên

uế

HTX. HTX tôn trọng quyền độc lập, tự chủ KT của xã viên.
Thứ sáu, khi thành lập cần phải có điều lệ, phương án SXKDDV cụ thể, khả thi

tế
H

được đại hội xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Khi giải thể tự
nguyện hoặc bắt buộc đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền.
Thứ bảy, HTX là một tổ chức KT, do các thành viên có nhu cầu tự nguyện lập ra, nó
không phải là một tổ chức XH [19,20-24].

in

h

1.1.3. Quan niệm HTXNN
1.1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

cK


Tổ chức cho nông dân vào HTX là con đường duy nhất đúng đắn và cần thiết để
dẫn dắt họ cùng với nền KT tiểu nông phân tán, lạc hậu đi lên sản xuất lớn XHCN.
Nói đến tư tưởng xây dựng và phát triển HTX, Ăngghen đã chỉ dẫn là phải để cho

họ

người nông dân suy nghĩ trên mảnh ruộng của mình…, V.I.Lênin cũng nhiều lần nhắc
nhở: Phải kiên trì chờ đợi, thuyết phục bằng cách nêu gương…không được cưỡng bức

Đ
ại

nông dân vào các HTX [20, 34].

1.1.3.2.Tư tưởng của Hồ Chí Minh
Vận dụng tư tưởng của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí

ng

Minh đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề NN, nông dân, NT trong cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng XHCN ở nước ta phải bắt đầu từ nông dân.

ườ

Nói theo mục đích Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “ HTX NN là một tổ chức có lợi

cho nhà nông. Nó là một cách tranh đấu có hiệu quả nhất, để giúp cho việc xây dựng

Tr


nước nhà” “là một cách làm cho nông dân đoàn kết, làm cho nhà nông thịnh vượng”
“giúp cho nhà nông đạt đến mục đích,đã ích quốc lại lợi dân”.
Nói về sự cần thiết khách quan,ý nghĩa HTX trong nông nghiệp, chủ tịch Hồ Chí

Minh đã giải thích: “Tuy cách làm có khác nhau ít nhiều, nhưng mục đích thì nước
nào cũng như nhau”, “ hợp tác xã, tổ đổi công chẳng những có lợi ngay cho mình, mà
còn lợi về sau cho con cháu mình. Đồng bào phải trông xa thấy rộng chờ thấy khó
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

khăn mà ngại, chớ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài” [17]. Từ đó
“nông dân ta phải thêm sức để cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất. Do đó đưa nông
thôn … đến chỗ ấm no, sung sướng” [15,487]. Đối với nước ta, nguyên tắc giá trị của
HTX được Người giải thích “ Hợp tác xã là gì? Là để cả thiện đời sống nông dân, làm

uế

cho nông dân được no ấm, mạnh khỏe, được học tập, làm cho dân giàu nước mạnh”
[16,537]. “ Muốn quản lí tốt hợp tác xã cán bộ quản trị phải dân chủ, tránh quan liêu,

tế
H

mệnh lệnh, làm việc gì cũng cần bàn bạc với xã viên” [19].


Trong điều 1 chương 1 của điều lệ mẫu HTXNN định nghĩa HTX NN:

“ HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của

in

h

pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và

cK

kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp,
nuối trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp”.

họ

Để phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, Luật HTX (năm 2003) đã đưa ra

Đ
ại

khái niệm HTX:

HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau này

gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo

ng

quy định của Luật này để phát huy sức mạnh của từng xã viên tham gia HTX, cùng
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời

ườ

sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.3.3. HTXNN ngày nay

Tr

HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao động có nhu

cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật
để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình các xã viên và kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu


ngành – nghề khác, cải thiện đời sống xã viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Ngoài những đặc điểm chung của HTX như:
Xã viên liên kết với nhau vì ích nhất một lợi ích chung và theo đuổi mục tiêu cải

uế

thiện điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Xã viên có cùng sở hữu và mục đích của
HTX là sử dụng hiệu quả vốn quỹ, phục vụ hoạt động kinh tế của xã viên, lợi nhuận

tế
H

không phải là mục tiêu duy nhất của HTX.
HTX NN còn có những đặc điểm:

Là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân, những người thường thiếu
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đối tượng sản xuất của

h

nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, cho nên quá trình hoạt động không những HTX

in

NN bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên.

cK

Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động của HTX

nông nghiệp mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có biện pháp giúp đỡ, hỗ
trợ HTX NN phát triển.

họ

1.1.4. Đặc điểm và phân loại của HTX NN
1.1.4.1. Đặc điểm HTXNN

- HTX NN là tổ chức liên kết KT tự nguyện của những nông hộ, nông trại có

Đ
ại

chung yêu cầu về những dịch vụ cho SXKD và đời sống của mình mà bản thân từng
nông hộ không được làm hoặc làm nhưng kém hiệu quả.
- Cơ sở thành lập HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và

ng

quyền chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một
phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp vốn ít hay nhiều.

ườ

- Mục đích KD của HTX là nhằm trước hết phục vụ các dịch vụ cho xã viên, đáp

ứng đủ kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuân theo

Tr


nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi
suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.
- HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.
- HTX là một tổ chức liên kết KT chỉ liên kết những xã viên thực sự có nhu cầu,
có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết
và đủ khả năng quản lý KD.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

- Nông hộ, trang trại xã viên vừa là đơn vị KT tự chủ trong HTX, vừa là đơn vị
KT cơ sở hoạt động KD và hạch toán độc lập.
- HTX là tổ chức KT liên kết cơ sở các nông hộ và nông trại, mang tính chất vừa
tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh [21, 20-24].

uế

1.1.4.2. Phân loại HTX NN
Theo như cách phân loại của HTX, có thể chia HTX NN thành 3 loại hình:

tế
H

Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh.
Hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh dịch vụ.


Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp.

Từ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình HTX với

in

h

những đặc điểm và nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác dụng và tên gọi
khác nhau tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại hình HTX.

cK

Ở nhiều nước, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức năng hoạt
động, theo đặc điểm về quy mô, tính chất và hình thức pháp lý. Có một số nước, việc
xác định các loại hình HTX được nêu ngay trong Luật HTX như: Luật HTX của

họ

Philippin; Inđônêxia, Thái Lan, Cộng hòa Liên Bang Đức…
Thông thường, có các loại hình HTX: HTX tín dụng; ngân hàng; HTX sản xuất

hạn, v.v…

Đ
ại

tập trung; HTX cấp I; cấp II; cấp III; HTX trách nhiệm hữu hạn; HTX trách nhiệm vô


Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng tên

ng

gọi các loại hình HTX: “HTX tiền bạc” (tín dụng, ngân hàng); “HTX sinh sản” (sản
xuất); “HTX mua – bán”.

ườ

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức

năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mô và đặc điểm hình thành HTX.

Tr

- HTX dịch vụ: bao gồm 3 loại: HTX dich vụ từng khâu; HTX dịch vụ tổng hợp

đa chức năng và HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX dịch vụ “chuyên ngành”.
+ HTX dịch vụ từng khâu còn gọi là HTX chuyên khâu có nội dung hoạt động

tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong
quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Trần Xuân Châu

+ HTX dịch vụ tổng hợp – đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng, gồm
nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất(đầu ra), dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, v.v…
+ HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay là HTX dịch vụ “chuyên ngành”. HTX loại
này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất – kinh doanh một

uế

loại hàng hóa tập trung hoặc cùng làm một nghề giống nhau( HTX trồng rừng, HTX
trồng mía, HTX trồng chè v.v…). HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như

tế
H

chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và tiêu
thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến, ngân hàng. v.v…
- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ

+ HTX loại này có đặc điểm: nội dung hoạt động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là

h

kết hợp.

in

+ HTX sản xuất – kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện

+ Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là: cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt


cK

động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên
tắc của HTX kiểu mới và tương tự một “doanh nghiệp” tập thể.

họ

- HTX hoạt động sản xuất – kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển
kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên.

+ HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp xây dựng, khai thác,

Đ
ại

sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá [3, tr24, 30].
1.2. Nguyên tắc, vai trò của HTXNN
1.2.1. Nguyên tắc của HTXNN

ng

HTX NN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Tự nguyện gia nhập và ra HTX, tất cả nông dân và người lao động có điều

ườ

kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX nông nghiệp đều có thể
trở thành xã viên HTX nông nghiệp, xã viên có quyền ra HTX theo quy định của


Tr

Điều lệ từng HTXNN.
- Quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên HTXNN có quyền tham gia

quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyền ngang nhau trong
biểu quyết.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo
đảm HTX và xã viên cùng có lợi.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây
dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; HTX giữa các
HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đây là điểm khác biệt căn bản giữa HTX và công ty cổ phần. Nếu công ty cổ

uế

phần hoạt động kinh tế vì lợi nhuận thì HTX ngoài mục đích lợi nhuận còn là mục tiêu
phát triển cộng đồng.

tế

H

1.2.2. Vai trò của HTXNN

Kinh tế hợp tác trong lịch sử được phát triển nhiều hình thức từ thấp đến cao: từ
tổ vần công, đổi công đến tổ đoàn kết sản xuất chuyển sang hình thức HTX dịch vụ,
các HTX sản xuất hoặc các HTX vừa sản xuất vừa làm dịch vụ. Kinh tế hợp tác, HTX

in

h

nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội.

cK

HTXNN thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. HTX nông nghiệp làm được
những việc mà từng người, từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả.
HTX NN thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang

họ

trại liên kết, hợp tác, thành lập HTX. HTXNN góp phần nâng cao năng suất lao động,
tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; huy động

Đ
ại

được nhiều vốn, nhiều nhân lực, chế ngự được thiên tai địch họa, đáp ứng kịp thời sản

xuất, kinh doanh; cung cấp sản phẩm cho xã hội; góp phần tăng trưởng kinh tế; góp
phần vào tăng ngân sách nhà nước. HTXNN hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ họ cùng phát

ng

triển. Bởi lẽ, HTXNN không chỉ gắn bó các thành viên về kinh tế mà còn được hình
thành và phát triển trên cơ sở tình làng nghĩa xóm, góp phần thực hiện các chính sách

ườ

xã hội trên địa bàn như cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng miền núi, dân tộc,
vùng thiên tai bão lũ; tham gia xóa đói, giảm nghèo khắc phục bần cùng hóa, phòng

Tr

chống các tệ nạn xã hội. HTXNN là mô hình tổ chức sản xuất có tính xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ tinh của các doanh nghiệp
nhà nước; là đơn vị liên doanh; liên kết với các thành phần kinh tế khác và có thể là
đơn vị xuất nhập khẩu. Tính xã hội của HTX NN được thể hiện ở chỗ là một tổ chức
kinh tế của những người lao động, tập hợp được đông đảo mọi người tham gia nhằm
giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ góp phần tạo
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu


công ăn việc làm và thu nhập chính đáng và ở việc HTX hỗ trợ người nghèo. Ngoài ra,
hợp tác xã nông nghiệp còn có vai trò tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật, quản lý, công nghệ mới vào sản xuất. Tiến hành chuyên môn hóa, tập trung hóa,
phát triển hợp lý các ngành sản xuất, dịch vụ và thâm canh khoa học. Khai thác tiềm

uế

năng về vốn, lao động và công nghệ, đảm bảo môi trường sinh thái, có khă năng đào
tạo để bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh phù hợp

tế
H

với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

1.3. Những nhân tố tác động đến việc phát triển HTX NN
1.3.1. Đặc điểm của SXNN
* Những đặc điểm chung của SXNN

in

h

- Sản xuất NN được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ rệt, điều kiện thời tiết, khí hậu với lượng mưa,

cK

nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, v.v…trên từng địa bàn gắn kết chặt chẽ với điều kiện hình
thành và sử dụng đất. Và ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện đất đai, thời tiết khí

hậu không giống nhau.

họ

- Trong NN, ruộng đất là TLSX chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều
kiện cần thiết cho các ngành SX, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Nó

Đ
ại

là TLSX chủ yếu không thể thay thế được.

- Đối tượng của SXNN là cơ thể sống – cây trồng vật nuôi. Các loài cây trồng vật
nuôi chúng phát sinh và phát triển theo quy luật sinh học.

ng

- SXNN mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của SXNN, bởi
vì một mặt quá trình SXNN là quá trình tái SX kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái SX

ườ

tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian SX xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn
toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong NN [14, 10-15].

Tr

* Những đặc điểm riêng của SXNN ở nước ta
- NN nước ta từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền NN sản xuất hàng hóa


theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền NN nước ta khi chuyển lên xây
dựng, phát triển nền NN sản xuất hàng hóa là rất thấp so với các nước trong khu vực
và thế giới. Đến nay, nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt đến
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Xuân Châu

trình độ phát triển sản xuất hàng hóa cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng
máy móc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hóa tổng hợp hoặc tự
động hóa. Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao. Tạo ra sự phân
công lao động sâu sắc trong NN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và lao

uế

động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối.
Để đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hoá

tế
H

cao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông

thôn. Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kết
cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp. Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách

kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản

in

h

xuất phát triển hàng hoá. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học –

nông thôn.

cK

kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và

- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất
ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du,

họ

miền núi, đồng bằng và ven biển.

Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có

Đ
ại

những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm có
lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản


ng

xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh sáng, nhiệt độ
trung bình hàng năm là 230 C v.v…), tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa

ườ

dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm,
với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp

Tr

lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
1.3.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển HTXNN.
1.3.2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân đã và đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lượng
thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất
các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những năm gần
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nga – K45KTCT

17


×