Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phát triển kinh tế vùng ven Biển ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.98 KB, 78 trang )

u

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T - CHấNH TRậ
..... .....

t
H

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

ng


i

h

cK

in

h

PHAẽT TRIỉN KINH T VUèNG VEN BIỉN
HUYN DIN CHU TẩNH NGH AN



Sinh vión thổỷc hióỷn:



CAO THậ HệNG

Giaùo vión hổồùng dỏựn:

ThS. NGUYN THậ HOẽA

Tr

Lồùp
: K42 - KTCT
Nión khoùa : 2008 - 2012

HU, 05/2012


uế

tế
H

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tôi xin chân thành

cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh Tế Chính Tṛđaơ
tạo điều kiện cho tôi được đi thực tập cuối khóa.

h

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Dieă

n Châu, các phòng ban,

in

đặc biệt là phòng NN&PTNT đaơ
nhiệt t́
nh giúp đơơ
tôi tiếp cận các thông
tin cuơ
ng như các số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.

cK

Tôi cuơ
ng xin chân thành cam
û ơn cacù thầy cô giao
ù trong khoa Kinh Tế
Chính Tṛđaơ
cho toiâ hoàn thành khóa luận. Đặc biệt toiâ xin chân thành cam
û ơn

họ

cô giao
ù Ths. Nguyeă
n TḥHoa
ù đaơ
tận t́
nh hướng daă
n, chỉ bao

û toiâ trong quá tŕ
nh
thưcï tập cuơ
ng như trong qúa tŕ
nh hoàn thiện khoa
ù luận cuoiá khóa này.

Đ
ại

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn nhươ
ng người thân trong gia đ́
nh
và bạn bè đaơ
luôn động viên, giúp đơơ
tôi trong suốt thời gian qua.
Khóa luận tốt nghiệp đaơ
được hoàn thành với sự noă
lực hết sức ḿ
nh của
bản thân. Tuy nhiên do tầm hiểu biết còn hạn chế và gặp phải nhươ
ng khó

ng

khăn khách quan nên khóa luận tốt nghiệp không thể không tránh khỏi nhươ
ng

ườ


thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp để khóa luận tôt nghiệp
được hoàn thiện hơn.

Tr

Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Cao TḥHồng


:

Ban quản lý

BVTV

:

Bảo vệ thực vật



:

Cố định

CNH-HĐH

:


Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

DV

:

Dịch vụ

GIZ

:

Tổ chức hợp tác phát triển Đức

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HH

:


Hiện hành

KH

:

Kế hoạch

KH-CN
KT-XH

tế
H

h

in

:

Khoa học công nghệ

:

Kinh tế xã hội

:

Lực lượng sản xuất


họ

LLSX
PTBV

:

Phát triển bền vững

QHSX

:

Quan hệ sản xuất

SX

:

Sản xuất

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VA


:

Giá trị tăng thêm

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

XD

:

Xây dựng

Đ
ại
ng
ườ
Tr

uế

BQL

cK

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1

uế

2. Mục đích và nhiệm vụ .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

tế
H

4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
6. Tình hình nghiên cứu đề tài .....................................................................................3
7. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................3

h

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

in

VÙNG VEN BIỂN .........................................................................................................4

cK

1.1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................4

1.1.1. Một số khái niệm............................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm địa hình vùng ven biển...................................................................6

họ

1.1.3. Vai trò của vùng ven biển ..............................................................................6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh vùng ven biển ...............................9

Đ
ại

1.1.5. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế vùng ven biển ...........................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................13
1.2.1. Một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế vùng ven biển trên thế giới
và một số địa phương trong nước ..........................................................................13

ng

1.2.2. Bài học rút ra đối với phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn Châu
tỉnh Nghệ An ..........................................................................................................17

ườ

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN Ở
HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN ..................................................................19

Tr

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Diễn Châu..........................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................19

2.1.1.1.Vị trí địa lí ..............................................................................................19
2.1.1.2. Tài nguyên biển .....................................................................................19
2.1.1.3. Tài nguyên rừng ....................................................................................20
2.1.1.4. Tài nguyên du lịch .................................................................................20


2.1.1.5. Tài nguyên đất .......................................................................................20
2.1.1.6. Tài nguyên nước....................................................................................21
2.1.1.7. Thời tiết khí hậu ....................................................................................21
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..............................................................................21

uế

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển của huyện Diễn Châu ...................28
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế......................................................................................28

tế
H

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................30
2.2.3. Cơ cấu lao động của vùng ven biển huyện Diễn Châu ................................33
2.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu của vùng .........................34
2.2.5. Thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn Châu theo tác

h

giả điều tra..............................................................................................................54

in


2.3. Thành tựu phát triển kinh tế vùng ven Biển ở huyện Diễn Châu .......................56

cK

2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển kinh tế vùng ven
Biển huyện Diễn Châu ...............................................................................................57
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

họ

VÙNG VEN BIỂN Ở HUYỆN DIỄN CHÂU............................................................59
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế vùng ven Biển ............................59
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế vùng ven biển ..........................................59

Đ
ại

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn Châu ...................59
3.2. Giải pháp phát triển kinh tế vùng ven Biển ........................................................60
3.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng và lãnh thổ .................................60

ng

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực ...............................................................................61
3.2.3. Giải pháp về vốn ..........................................................................................62

ườ

3.2.4. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng ven biển ......................62


Tr

3.2.5. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ ................................................63
3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế vùng ven biển.63
3.2.7. Mở rộng thị trường sản phẩm ......................................................................64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2010 - 2011 ...................22
Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển ........................................................29

uế

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất cơ cấu ngành kinh tế và khu vực kinh tế trong giai đoạn

2006-2011 ....................................................................................................31

tế
H

Bảng 2.4: Cơ cấu thành phần kinh tế.............................................................................32
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của vùng ven biển ...............................34
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng ven biển giai đoạn 2006- 2011........36

h


Bảng 2.7: Chỉ tiêu chăn nuôi của vung ven biển giai đoạn 2006-2011.........................38

in

Bảng 2.8: Chỉ tiêu lâm nghiệp năm 2006-2011.............................................................39
Bảng 2.9: Cơ cấu tàu thuyền khai thác của vùng ven biển huyện Diễn Châu giai

cK

đoạn 2006-2011............................................................................................40
Bảng 2.10: Lao động tham gia vào nghề khai thác của vùng ven biển Diễn Châu

họ

năm 2011......................................................................................................41
Bảng 2.11: Giá trị sản lượng khai thác giai đoạn 2006-2011........................................44
Bảng 2.12: Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2006-2011..........................................46

Đ
ại

Bảng 2.13: Tình hình lao động trong ngành khai thác thủy hải sản năm 2011.............47
Bảng 2.14: Các loại sản phẩm thủy sản chế biến của vùng ven biển giai đoạn 20062011..............................................................................................................48

ng

Bảng 2.15: Số lượng khách và phòng của ngành du lịch trong giai đoạn 2006-2011 ..51

Tr


ườ

Bảng 2.16: Tình hình lao động của tác giả điều tra.......................................................54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của Đại dương, bởi cùng

uế

với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài
nguyên không thể tái tạo trên đất liền sẽ bị cạn kiệt. Trong bối cảnh đó, các nước có

tế
H

biển tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

Ở nước ta, phát triển kinh tế biển, vùng ven biển được xác định là một trong
những nhiệm vụ ưu tiên cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2020,
2030, điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng (năm

h

2006)“Phát triển kinh tế biển theo một chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm,

in

sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với đảm


cK

bảo quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế”.[12; tr.6] để cụ thể hóa quan điểm trên
nhiều Nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế vùng ven biển được xây dựng:
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Chương trình hành động của Chính phủ

họ

thực hiện Nghị quyết TW 9 về Chiến lược biển Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát
triển KTXH dải ven biển miền Trung đến năm 2020...

Đ
ại

Là vùng ven thuộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An có ở vị trí rất thuận lợi để
giao lưu và phát triển kinh tế, sở dĩ nơi đây có thể hướng ra biển đại dương mênh
mông, có thể phát triển xây dựng cảng biển. Có ga đường sắt trong tương lai là ga
chính của Nghệ An. Là đầu mối giao thông rất thuận lợi cho các ngành nghề phát triển

ng

mạnh như chế biến nông lâm thuỷ sản, dịch vụ du lịch, có cả khu công nghiệp nhỏ

ườ

đang đi vào hoạt động hiệu quả. Vùng ven Biển Diễn Châu sớm trở thành một trong
những trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An, nhờ những giải pháp kiên quyết, đồng


Tr

bộ của Huyện uỷ, UBND Huyện, cơ cấu kinh tế của vùng ven Diễn Châu đã có những
chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng lên góp phần ổn định về kinh
tế - xã hội của vùng
Con người nơi đây rất đa tài và nhanh nhẹn trong nắm bắt cái mới vì thế mà có
thể dễ hiểu tại sao huyện xác định phát triển kinh tế vùng ven biển là một trong những

1


nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói riêng,
Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiên nay. Để góp phần cụ thể hóa “chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020” của hội nghị trung ương lần thứ IV (Khóa X), phấn đấu
đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,giàu lên từ biển.

uế

Với lợi thế trên, vùng ven biển Diễn Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển tổng thể kinh tế, từng bước trở thành trung tâm kinh tế lớn của tỉnh nhà.Trong

tế
H

những năm gần đây, xác định tiềm năng của huyện, UBND huyện đã có những chủ
trương chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển của huyện và đã
đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế vùng
ven Biển ở huyện vẫn còn nhiều bất cập chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của

in


h

vùng. Quy mô sản xuất các ngành khai thác vẫn theo kiểu khép kín, nhỏ lẻ, kỷ thuật
lạc hậu nên hiệu quả còn thấp. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng được thực trạng

thế phát triển của đất nước.

cK

để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế vùng ven trên phù hợp với xu

Vì thế tôi đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế vùng ven Biển ở huyện Diễn Châu,

2. Mục đích và nhiệm vụ

họ

tỉnh Nghệ An ” để làm luận văn tốt nghiệp khóa 2008 - 2012.

Đ
ại

Mục đích: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển. Từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng ven biển trở thành một trong những
trọng điểm kinh tế của tỉnh Nghệ An.

ng

Nhiệm vụ: Phân tích cơ sở lý luận về phát triển vùng kinh tế ven biển, vị trí, vai

trò và thực trạng của kinh tế vùng ven biển. Từ đó đề xuất và giải pháp phát triển kinh

ườ

tế vùng ven biển của huyện nhà trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tr

- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn

Châu Tỉnh Nghệ An, những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Các xã ven biển như Diễn Bích,Diễn thành,Diễn Ngọc,Diễn Kim..
+ Thời gian: 2006 - 2011
2


4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vât biện chứng, phương pháp duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử
dụng các phương pháp: phương pháp thống kê phân tích số liệu, phương pháp tổng

uế

hợp, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, thu thập số
liệu... để hoàn thành khóa luận.

tế

H

5. Ý nghĩa của đề tài

Làm cơ sở cho huyện tham khảo và bổ sung vào đường lối chính sách kinh tế của
Huyện và có thể làm tài liệu tham khảo cho một số độc giả nhất là đối tượng sinh viên.
6. Tình hình nghiên cứu đề tài

h

Trong những năm gần đây đã có một số tác giả nghiên cứu về các vấn đề liên

in

quan đến kinh tế vùng ven biển như:

PGS.TS. Trần Đình Thiên (2007), “ Chiến lược biển và tầm nhìn mới về

cK

CNH, HĐH”

Vũ Khánh Trường (2009), Kinh tế biển ở Nghệ An trong quá trình hội nhập
Chí Minh, Hà Nội.

họ

kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chu Đức Dũng (2010),chiến lược phát triển kinh tế Biển Việt Nam xét từ tiếp


Đ
ại

cận cạnh tranh quốc tế, tạp chí tia sáng online.
Các tác giả đã viết rất nhiều để đề tài liên quan đến kinh tế vùng ven biển,
nhưng chưa có tác giả nào viết về đề tài phát triển kinh tế vùng ven biển trên địa bàn

ng

huyện Diễn Châu.

7. Kết cấu của đề tài

ườ

Ngoài các phần mục lục, tài liệu tham khảo. Đề tài gồm có 3 phần chính:
- Phần mở đầu

Tr

- Phần nội dung: có 3 chương
Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vùng ven biển
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn Châu tỉnh

Nghệ An
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế vùng ven biển ở
Huyện Diễn Châu.
Phần kết luận và kiến nghị.
3



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÙNG VEN BIỂN

uế

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm

tế
H

1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế

Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu
kinh tế là mối liên hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ

h

giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Cũng giống

in

như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt,
các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó có nghĩa là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý,

cK

hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế,

phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến gắn với phân công lao động

họ

và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế.[2; tr.43]

Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống bất biến mà luôn luôn ở trạng thái

Đ
ại

vận động và biến đổi không ngừng là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội.
Cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa QHSX và LLSX của nền kinh tế. Một cơ
cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hòa, cho phép khai thác

ng

tối đa các nguồn lực của đất nước, một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng
trưởng cao và phát triển ổn định không ngừng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

ườ

của nhân dân.[13, 6]

Tr

1.1.1.2. Cơ cấu vùng
Cơ cấu vùng được hình thành trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng,


sớm hình thành các vùng chuyên môn hóa, hình thành các trung tâm khu công nghiệp
thương mại, dịch vụ..., thị trấn, thị xã ở nông thôn và thành phố theo hướng đô thị hóa,
nhằm tăng sức cạnh tranh, gắn với các nhu cầu của thị trường trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu.

4


1.1.1.3. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế thường gắn liền với tăng trưởng kinh tế nhưng không phải
tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn đến phát triển kinh tế. Vậy, phát triển kinh tế thường
gắn với nội dung như sau: sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng

uế

cuộc sống của người lao động, có nghĩa là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo
hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch

tế
H

vụ tăng lên, sự gia tăng của GDP trên đầu người tăng lên, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân ngày càng cao nhất là ngành giáo dục và y tế. Nhưng muốn phát
triển kinh tế thì phải tăng trưởng nhanh hơn tăng dân số, tăng trưởng nhanh hơn tăng
lạm phát thì mới ổn định nền kinh tế, giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội.

h

1.1.1.4. Khái niệm vùng ven biển


in

Vùng ven biển là lãnh thổ đất liền giáp biển, có chiều rộng 10-20 km tính từ

cK

giới hạn mực nước thủy triều trung bình vào trong đất liền. Vùng ven biển luôn là nơi
được con người quan tâm nhất do có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Với mặt
đất bằng phẳng, có độ phì nhiêu rất cao. Nó không chỉ mang lại sự giàu có về hải sản,

họ

khoáng sản cho con người mà còn tạo ra môi trường sống cho loài người và động vật,
thực vật nhất là điều hòa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Vùng ven biển là trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, là nơi mà phần

Đ
ại

lớn các hoạt động về kinh tế, xã hội diễn ra và cũng là nơi mà tác động của các hoạt
động này nhiều nhất. Đối với nước có vùng ven biển, hơn một nửa dân số sống tại đây
và tầm quan trọng của vùng ven biển còn gia tăng trong tương lai do sự gia tăng không

ng

ngừng của việc di dân từ các vùng sâu trong lãnh thổ tới đây nhưng đến nay khái niệm
vùng ven biển chưa được xác định rõ ràng, hơi khác nhau giữa giữa các quốc gia và

ườ


thường dựa vao giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính. Ngoài ra còn có những sai khác
về địa văn, sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa

Tr

chung cho vùng ven biển. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những
mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét.
Theo tài liệu về Quản lý tổng hợp ven biển quan niệm vùng ven biển là khu vực

có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc
vào sư tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển,các tác động này diễn ra khá phức tạp
và nhạy cảm.
5


Theo tài liệu Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (1986) quan niêm:
vùng ven biển là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất
liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển.
Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) quan niệm, vùng ven biển được hiểu

uế

dựa vào những mục tiêu thực tiễn mà vùng ven biển là một vùng đặc biệt có những
thuộc tính đặc biệt, mà ranh giới được xác định,thường dựa vào những vấn đề được

tế
H

giải quyết.

1.1.2. Đặc điểm địa hình vùng ven biển

Nó thường nằm tiếp giáp với đường bờ biển, có nhiều dạng địa hình vùng ven
biển, có đồng bằng thấp trũng thuộc khu vực các song lớn, chịu ảnh hưởng của thủy

h

triều núi cao ăn tận biển, có địa hình không bằng phẳng, có thể cao hoặc là những gò

in

đá sát biển và ít chịu ảnh hưởng lên xuống của thủy triều.

cK

Khí hậu vùng ven biển xuất hiện gió và bão cao, biên độ nhiệt độ dao động
ngày và đêm không lớn như ở lục địa. Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao
hơn so với các vùng khác. Đây cũng là vùng dễ có các sự cố môi trường như bão

họ

lốc sóng thần thường gây nhiều thiệt hại cho con người và các loại hải sản.
1.1.3. Vai trò của vùng ven biển

Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của Biển và Đại dương'', khai thác biển đã trở

Đ
ại

thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới kể

cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hoá chính

ng

của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malasca, là một trong
những tuyến có tầu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Hơn thế nữa, bờ biển Việt Nam lại

ườ

rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc
tế. Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng giao lưu

Tr

nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Mặt khác trong
điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, sự bùng nổ dân
số ngày càng gia tăng và được sự hỗ trợ của tiến bộ khoa học - công nghệ, vấn đề tiến
ra biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm
các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong
tương lai.
6


Chính vì thế mà hiện nay, Việt Nam xác định rõ vai trò chiến lược của vùng
ven biển và vùng biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau:
Thứ nhất: Vai trò làm mở cửa để hội nhập với quốc tế, là một nước có chiều dài
bờ biển gần 300km chạy theo quốc lộ, nơi xa biển nhất cũng không quá 500 km nên

uế


khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa ra biển. Dọc bờ biển có nhiều khu vực
thuận lợi để xây dựng cảng, tạo thành một hệ thống các cửa vào ra với quy mô khác

tế
H

nhau, vừa có vai trò chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi
để các địa phương thông ra biển hội nhập với các nước ngoài để hợp tác.

Đến nay, dọc ven biển nước ta đã hình thành hơn 80 cảng biển lớn nhỏ với tổng
năng lực hàng hóa thông qua gần l00 triệu tấn/năm. Mặc dù quy mô các cảng còn nhỏ

in

h

nhưng thời gian qua hệ thống cảng biển đã có vai trò rất quan trọng trong việc thông
thương hàng hóa của nước ta với các nước ngoài và hỗ trợ trung chuyển một phần

cK

hàng xuất nhập khẩu của Lào. Trong tương lai, khi chúng ta hoàn thành nâng cấp mở
rộng các cụm cảng lớn hiện có và xây dựng mới một số cảng nước sâu, cảng trung
chuyển quốc tế khác gắn với các tuyến đường xuyên Á ở các vùng thì vùng ven biển

họ

nước ta nói chung và hệ thống cảng biển nói riêng sẽ thực sự là những cửa vào ra lớn
là các cửa ngõ giao lưu chủ yếu không chỉ của nước ta mà còn của cả vùng lục địa


Đ
ại

rộng lớn quanh bán đảo Đông Dương và Tây - Nam Trung Quốc để mở ra Biển Đông
hội nhập mạnh với các nước trong khu vực và thế giới.
Thứ hai: Biển cung cấp các nguồn tài nguyên rất phong phú, vùng ven biển và

ng

vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng. Đây là nguồn
cung cấp thực phẩm, nguyên, nhiên liệu và năng lượng hết sức quan trọng cho sự phát

ườ

triển của đất nước, cả trong hiện tại và tương lai. Trong đó đáng chú ý là các loại tài
nguyên sau: Tài nguyên hải sản, tài nguyên du lịch biển, có hơn 80 vạn ha bãi triều và

Tr

các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản các loại đặc sản có giá
trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu... Với tiềm năng
trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven
biển một cách toàn diện tạo ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và mang lại giá trị
kinh tế cao. Những năm gần đây ngành hải sản nước ta có bước phát triển vượt bậc.
Năm 2011 sản lượng khai thác hải sản đạt hơn 5,12 triệu tấn vượt kế hoạch hơn
7


400.000 tấn, không những đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn xuất khẩu với khối

lượng lớn, đạt giá trị gần 4,2 tỷ USD (năm 2011 đạt hơn 6 tỷ USD đứng thứ 3 trong số
các mặt hàng xuất khẩu của cả nước. [9] Tài nguyên du lịch ven biển có ưu thế hơn
hẳn các vùng khác trong nội địa. Dọc bờ biển có khoảng l25 bãi biển lớn nhỏ thuận lợi

uế

cho du lịch - nghỉ dưỡng, trong đó khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc
tế. Các khu vực có tiềm năng du lịch lớn là: Hạ Long - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng, Văn

tế
H

Phong - Đại Lãnh - Nha Trang ; Vũng Tàu - Long Hải, Côn Đảo, Hà Tiên - Phú Quốc.
Hiện nay chúng ta mới khai thác khoảng 30 bãi biển vào mục đích nghỉ mát du lịch
hàng năm thu hút khoảng l4 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3 triệu lượt khách quốc
tế, giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 150.000 lao động...

in

h

Thứ ba: Biển là động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy các vùng khác phát triển so
với các vùng khác trong nội địa, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một

cK

số loại có tiềm năng và giá trị lớn; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông
đường sắt, thuỷ, bộ thuận tiện... là môi trường hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên


họ

tiến của nước phát triển từ đó lan tỏa ra các vùng khác trong nội địa.
Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TW và Chỉ thị 20-CT/TW

Đ
ại

của Bộ Chính trị, kinh tế biển nước ta đã có bước phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng
trên 10%/năm, gấp 1,15 lần tốc độ trung bình cả nước. Hàng năm vùng biển và ven bỉển
đóng góp hơn 40% GDP và l50% giá trị xuất khẩu cho kinh tế cả nước, giải quyết việc

ng

làm cho hơn 10 triệu lao động và thu hút hơn l50% vốn đầu tư nước ngoài. [9]
Các ngành kinh tế biển chủ yếu như dầu khí, hải sản, vận tải biển và du lịch

ườ

biển... đều tăng trưởng với tốc độ cao. Tại vùng ven biển đã hình thành vùng kinh tế
trọng điểm, gần 30 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung với công nghệ khá hiện

Tr

đại với hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ; một số khu kinh tế mở cũng đang
được đầu tư xây dựng... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong nước và nước
ngoài. Rõ ràng vùng biển và ven biển là vùng phát triển năng động nhất và đang từng
bước trở thành động lực mạnh thúc đẩy các vùng khác trong cả nước phát triển.
Thứ bốn: Biển là bảo vệ an ninh -quốc phòng


8


Nước ta biển bao bọc ở 3 phía, có đường biên giới trên biển dài tương đương
với đường biên giới trên đất liền. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt
Nam cho thấy, từ bao đời nay, mọi đội quân xâm lược đều sử dụng biển làm một trong
những hướng tấn công chính để tiến đánh nước ta. Vì vậy, vùng biển và ven biển có

uế

vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng. Trên vùng biển nước ta
có hơn 3.000 hòn đảo ven bờ tạo nên các tuyến phòng thủ vòng trong và vòng ngoài

tế
H

vững chắc để bảo vệ Tổ quốc. Sự liên kết giữa các đảo, các cụm đảo, tuyến đảo với
nhau dọc ven biển từ Bắc xuống Nam để tạo thành một hệ thống các cứ điểm tiền tiêu

để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm của tầu thuyền nước ngoài. Trong đó
các đảo quan trọng như Chàng Tây (đảo Trần), Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn

in

h

Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc... đã trở thành những căn cứ tiền đồn vững chắc trên biển
(các chiến hạm không thể nhấn chìm) để kiểm soát và canh giữ vùng biển của Tổ

cK


quốc. Một số đảo còn là địa bàn chiến lược để bố phòng và triển khai lực lượng quân
sự khi cần thiết. Ngoài ra, một số đảo ven bờ có vị trí đặc biệt quan trọng đã được sử
dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở, từ đó xác định

họ

vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên các cảng biển.

Đ
ại

Tóm lại, Vùng ven biển, biển và các hải đảo là những bộ phận lãnh thổ thống nhất
của nước ta, gắn kết chặt chẽ với các vùng khác trên đất liền. Đây là cơ sở và nguồn lực
quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng vững mạnh.

ng

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh vùng ven biển
Một là, vị trí địa lí là một nguồn lực cần được xem xét khi xây dựng chiến lược

ườ

phát triển kinh tế vùng ven biển. Nếu có vị trí địa lí ở đầu mối giao thông, trở thành
đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế, sẽ là lợi thế so sánh tạo khả năng cạnh tranh trong

Tr

phát triển nền kinh tế.

Hai là, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được

để phát triển các ngành, nghề trong cơ cấu kinh tế của vùng trên cơ sở phát huy lợi thế
so sánh của các ngành, địa phương trong và ngoài nước.
Ba là, vốn là yếu tố quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi
quốc gia.Vốn có tầm quan trọng trong nền kinh tế như “máu trong cơ thể” con người,
9


nó tạo ra của cải vật chất và tiến bộ xã hội. Vì thế, vốn là nhân tố không thể thiếu để
thực hiện quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ.
Bốn là, khoa học công nghệ là yếu tố có tác động trực tiếp đến năng suất lao

uế

động. Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là việc cần thiết trong quá
trình phát triển các ngành nghề của vùng, đặc biệt là vùng ven biển để khai thác một

tế
H

cách hiệu quả nhất.

Năm là, nguồn nhân lực gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân
lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong
lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nếu địa phương hay quốc gia nào có nguồn

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.


in

h

nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao thì địa phương hay quốc gia đó sẽ có

cK

Sáu là, thị trường có thể coi như một đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy sản
xuất và lưu thông hang hóa phát triển. Thị trường trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp
lựa chọn lĩnh vực hoạt động,mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức tổ chức sản

họ

xuất- kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thị trường không chỉ là nơi cung cấp
những yếu tố đầu vào cho sản xuất và là nơi tiêu thụ hang hóa và dịch vụ của các ngành

Đ
ại

kinh tế mà còn phát huy được lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các
quốc gia, giữa các địa phương trong một quốc gia để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bảy là, kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng

ng

vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế-xã hội được diễn ra một cách bình
thường, bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc,

ườ


kết cấu hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Kết cấu hạ tầng
được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành nghề

Tr

của vùng ven biển phát triển.
Tám là, tập quán và lối sống của dân cư có thể tạo điều kiện thuận lợi và những

khó khăn nhất định cho kinh tế vùng ven biển phát triển. Lối sống thật thà, chất phác,
giản dị là điểm thu hút, lôi cuốn đối với các du khách khi tham quan các danh lam
thắng cảnh của vùng.

10


Chín là, môi trường biển đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế biển ngành mũi nhọn của nền kinh tế vùng ven biển. Biển không chỉ là “mỏ
bạc” quý giá cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng cho con người, tạo công ăn việc làm
và thu nhập cho ngư dân, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa, cung cấp tài nguyên

uế

khoáng sản cho các ngành kinh tế phát triển mà quan trọng hơn, biển còn có ý nghĩa
đặc biệt về sinh thái, có quan hệ mật thiết tới sự sống của chính chúng ta.Vì vậy, bảo

tế
H

vệ môi trường biển là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế vùng

biển cũng như vùng ven biển của mọi quốc gia.

Mười là, vai trò quản lý của nhà nước quản lý Nhà nước có vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế vùng ven biển nói riêng.

h

Nhà nước thực hiện việc quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm của

in

vùng, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế vùng ven biển, thực hiện

cK

pháp chế và ban hành các chỉ thị văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế vùng ven biển bền vững... Do vậy, vai trò quản lí của Nhà nước thật sự thiết thực hiệu
quả sẽ góp phần rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế vùng ven biển.

họ

Mười một là, tác động của bối cảnh quốc tế, theo nhận định của các nhà nghiên
cứu kinh tế, giai đoạn từ nay đến năm 2020, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến
đổi với những đặc trưng chủ yếu: Sau thời gian dài phải đối mặt với suy thoát kinh tế,

Đ
ại

nền kinh tế thế giới dần được phục hồi với tốc độ tăng GDP bình quân từ 3,5 - 4%,
hoạt động thương mại tăng trưởng trở lại; các luồng vốn đầu tư tăng mạnh, đặc biệt là

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư gián

ng

tiếp đều có xu hướng giảm xuống...
Các nước phát triển cao và có biển đang có xu hướng giữ gìn và bảo vệ tài

ườ

nguyên trong phạm vi vùng biển của mình rất nghiêm ngặt, coi đó là một trong những
nguồn dự trữ chiến lược quan trọng, nhưng lại khai thác ở các vùng biển quốc tế và

Tr

các quốc gia này cũng đã đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ
biển, trong đó có công nghệ khai thác, bảo vệ môi trường biển mà hiện được xem là
một trong bốn lĩnh vực công nghệ mũi nhọn của thế kỹ XXI.
Mâu thuẫn về quyền lợi biển (những lợi ích về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh
và quốc phòng) giữa các quốc gia ngày càng tăng gây ra những tranh chấp phức tạp và
quyết liệt về chủ quyền, quyền tài phán và những lợi ích trên biển.
11


1.1.5. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế vùng ven biển
Ở nước ta, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển được xác định là một trong
những trọng điểm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2020, 2030, điều
này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng (năm 2006)“Phát

uế


triển kinh tế biển theo một chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa
nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với đảm bảo quốc

tế
H

phòng an ninh và hợp tác quốc tế. [9]

Để cụ thể hoá quan điểm trên, nhiều Nghị quyết, nhiều chương trình về phát
triển kinh tế biển, vùng ven biển được xây dựng: Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 9 về chiến

in

h

lược biển Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH dải ven biển miền Trung
đến năm 2020...

cK

Nghị quyết số 39 NQ/TW ngày 16 tháng 08 năm 2004 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải
nam trung bộ đến năm 2010.

họ

Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền


Đ
ại

Trung Việt Nam đến năm 2020.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với xu hướng chung về tăng cường
phát triển kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển của các quốc gia có biển trên thế giới và

ng

để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển phục vụ yêu cầu phát triển, Hội nghị Trung
ương 4 (khoá X) của Đảng đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 về

ườ

“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Từ những văn kiện này, quan điểm chung
về phát triển kinh tế vùng ven biển của Việt Nam trong những năm tới được xác định

Tr

như sau:

Thứ nhất, xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có

cơ cấu kinh tế hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Tạo
ra một sự kết hợp giữa kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo với các
khu vực nội địa để đưa đất nước phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

12



Thứ hai, tiếp tục mở cửa, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để phát triển kinh tế vùng
ven biển một cách toàn diện. Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực bên trong
kết hợp với tranh thủ sự hợp tác và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc
cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hội nhập.

uế

Thứ ba, coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc
đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế vùng ven biển và kinh tế biển là "hạt nhân"

tế
H

tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng ven biển với bảo vệ tài nguyên môi
trường sinh thái, tái tạo và phát triển các nguồn tài nguyên biển, bảo đảm sự phát triển
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sống của vùng biển, ven biển và các hải đảo.

h

1.2. Cơ sở thực tiễn

cK

một số địa phương trong nước

in

1.2.1. Một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế vùng ven biển trên thế giới và

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế ven biển của một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm của Trung Quốc

họ

Chính sách mở và cải cách kinh tế của Trung Quốc (từ năm 1978) được tiến
hành trước tiên ở vùng ven biển với sự thuận lợi và vị trí địa lý, để phát triển một nền

Đ
ại

kinh tế thị trường và giảm rủi ro cải cách. Quá trình mở cửa ven biển bắt đầu ở miền
Nam Trung Quốc và lan đến phía Bắc Trung Quốc trong những năm 1980 và tiếp đến
các vùng khác từ những năm 1990. Các khu kinh tế tự do ở Trung Quốc có vai trò như

ng

các cực tăng trưởng cho phát triển kinh tế và cơ sở thí điểm, và là công cụ cho cải cách
và cho chính sách mở cửa. Đặc điểm chung của các khu kinh tế tự do Trung Quốc là

ườ

chính sách kinh tế đặc biệt và những mục tiêu đặc biệt ở một khu vực được xác định.
Nhiều năm qua, Trung Quốc tập trung nhiều vào nghiên cứu chiến lược biển

Tr

đặc biệt là chiến lược khai thác phát triển biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam
Trung Hoa). Từ chiến lược khai thác Biển Đông, Trung Quốc đã tiến tới xây dựng quy
hoạch phát triển kinh tế Biển Đông (Trung ương có chiến lược và quy hoạch kinh tế

biển toàn quốc, địa phương, đặc biệt là các tỉnh ven biển cũng đều có riêng các chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế biển).

13


Đáng chú ý nhất là “Chiến lược 3 chữ M” hay “Chiến lược một trục hai cánh” là
chiến lược hợp tác tiểu vùng Trung Quốc - ASEAN gồm trục “Hành lang kinh tế Nam
Ninh (TQ) - Singapore”, cánh một là “Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng”; cánh
hai là “Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc bộ mở rộng”. “Hợp tác tiểu vùng Vịnh Bắc bộ mở

uế

rộng” là trọng điểm của chiến lược “Một trục hai cánh của Trung Quốc”.
Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) dựa lưng vào Đại Tây Nam là khu vực

tế
H

ven biển, ven biển duy nhất phía Tây của Trung Quốc, là đường ra biển tiện lợi nhất
của khu vực phía Tây, vừa là cầu nối và cơ sở quan trọng giữa Trung Quốc và các

nước ASEAN, là cửa ngõ và tiền phương quan trọng trong mở cửa đối ngoại, đi ra các
nước ASEAN, đi ra thế giới ưu thế vị trí nổi trội, vị trí chiến lược rõ nét.

in

h

Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) có nguồn tài nguyên bến cảng, tài

nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản, động thực vật, dung lượng môi

cho khu kinh tế cất cánh.

cK

trường lớn, đất đai rộng rãi, tiềm năng phát triển lớn, có thể tạo nguồn năng lượng để

Kinh nghiệm của Philipines

họ

Philippin (tên khác: Phi Luật Tân) là một nước nằm ở rìa phía Tây biển Thái
Bình Dương trong khu vực Đông Nam Á. Được cấu thành từ 7.107 hòn đảo với đường

Đ
ại

bờ biển dài 36.000 km, Philippin là một quốc gia nổi tiếng về chủng loại thủy hải sản
và các sản phẩm từ nghề cá. Nửa trong số khoảng 2,7 triệu tấn cá đánh bắt được hằng
năm của Philippin là từ những người ngư dân đánh bắt nhỏ và hoạt động đánh bắt thủy

ng

sản đảm bảo việc làm cho hơn 700.000 ngư dân và người buôn bán.
Phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn của quốc gia này vẫn còn nghèo và

ườ

nguồn thu nhập của họ chủ yếu từ nghề khai thác nguồn tài nguyên Biển. Tuy nhiên,

ngành nghề này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hầu hết các khu vực đánh bắt

Tr

đều trong tình trạng đánh bắt quá nhiều và suy giảm chất lượng. Nhận thức đươc các
vấn đề nghiêm trọng đang de dọa đến sự phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển, họ
đưa ra các chiến lược trọng điểm về quản lý vùng ven biển: Xây dựng những chiến
lược quản lý nghề cá và tài nguyên thủy sản vùng ven biển.
Chương trình “Phát triển Nông thôn và Môi trường” của GIZ thực hiện tại
Philippin với nhiều hợp phần khác nhau trong đó hợp phần về “Quản lý Tài nguyên và
14


Nghề cá ven biển” với mục tiêu tăng cường sự bền vững của công tác quản lý tài
nguyên thủy sản ven biển. Chương trình đang giúp đỡ những cộng đồng địa phương và
những đơn vị chính quyền địa phương (LGUs) xây dựng những chiến lược quản lý
nghề cá và tài nguyên thủy sản vùng ven biển.

uế

Ngoài ra, Philippin còn chú trọng phát triển các ngành công nghiệp biển. Đẩy
mạnh xây dựng các ngành hoá dầu, ngành giấy, năng lượng, luyện kim và các ngành

tế
H

phụ trợ ven biển. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển.

Về phía chính phủ, hỗ trợ mạnh đối với kinh tế biển, dưới nhiều hình thức như
phân cấp quản lý, cho phép các khu kinh tế biển được áp dụng các thể chế hiện đại

quy hoạch phát triển, hỗ trợ tài chính, sử dụng các tập đoàn kinh tế nhà nước, chính

in

h

sách tiền tệ, chính sách thương mại, quân sự, ngoại giao (tăng cường hoạt động trên
Biển Đông)...

cK

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế vùng ven biển của một số địa phương trong nước
Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Với bờ biển dài trên 65 km và khoảng 12.000 ha diện tích đầm phá, gồm hai

họ

đầm chính là đầm Cầu Hai và đầm Lập An; dân số chiếm chiếm 66,3% dân số toàn
huyện lao động chuyên sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng ven

Đ
ại

biển Phú Lộc được xem là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và
giữ vững quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sau khi triển khai quán triệt thực hiện Nghị quyết Chương trình hành động số

ng

11-CTr/HU của Huyện ủy, ngày 13/7/2007 về phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và

đầm phá huyện Phú Lộc đến năm 2010, định hướng đến 2020. Tiềm năng, lợi thế vùng

ườ

biển, đầm phá đã bước đầu được khai thác và phát huy; các ngành kinh tế thủy sản,
kinh tế hàng hải, du lịch được chú trọng đầu tư, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng

Tr

kinh tế chung của huyện. Tuy nhiên, kinh tế vùng ven biển và đầm phá phát triển thiếu
bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; tăng trưởng kinh tế
chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hóa thấp. Dịch vụ vận
tải biển phát triển chậm; dịch vụ hậu cần nghề cá chưa phát triển; công nghiệp chế
biến thủy sản còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được làng nghề và cơ sở sản xuất chế biến
công nghiệp - TTCN tập trung, thiếu những sản phẩm có thương hiệu. Nhận thức được
15


thực trạng phát triển kinh tế của huyện, để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế biển và
đầm phá giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020 cần thực huyện phú lộc đã có
những giải pháp phát triển kinh tế:
Thứ nhất, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện

uế

đến năm 2020, tiến hành quy hoạch cụ thể phát triển ngành, lĩnh vực và các tiểu vùng.
Đồng thời, xúc tiến điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết một số ngành, lĩnh vực, xây

tế
H


dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, đầm phá.

Thứ hai, phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản trong nước lợ, nước mặn
ven biển theo gắn với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công nghệ
sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thuỷ sản, bảo đảm an

in

h

toàn thực phẩm và tăng thu nhập. Phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề để tạo khả
năng tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho các cộng đồng ngư

cK

dân ven biển và đầm phá, giúp cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường biển và đầm phá phát triển bền vững.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào đánh bắt, nuôi trồng và chế

họ

biến thuỷ sản; đầu tư phát triển các mô hình trình diễn, tổng kết đánh giá để nhân rộng
các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện quy trình nuôi một số đối

Đ
ại

tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Triển khai ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông

tin vào các lĩnh vực quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế biển, đầm phá.
Thứ tư: Xây dựng đề án phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với quản lý tài

ng

nguyên, môi trường biển và đầm phá theo hướng phát triển bền vững, phân vùng và
tiểu vùng, quản lý tổng hợp các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hình thành

ườ

các đô thị và dân cư ven biển. Củng cố, kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tăng cường thêm cán bộ kỹ thuật cho các phòng ban trực thuộc UBND

Tr

huyện để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và đầm phá trong
những năm tiếp theo.
Kinh nghiệm của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Gio Linh (Quảng Trị) là huyện có bờ biển dài trên 15 km từ nam Cửa Tùng đến
bắc Cửa Việt thuộc 3 xã và 1 thị trấn (Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa
Việt) với gần 20 ngàn dân sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy hải sản Trong
16


những năm qua, thực hiện chương trình hành động của Huyện uỷ, các Nghị quyết
chuyên đề của địa phương về thực hiện NQTƯ 04 (khoá X) và chương trình của Tỉnh
ủy “về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ
tỉnh (khoá XIII) về “Phát triển kinh tế xã hội miền biển, vùng cát”, các cấp ủy đảng,

uế


chính quyền huyện Gio Linh, nhất là các xã,thị trấn vùng ven biển đã kịp thời đề ra các
chương trình hành động thiết thực, cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế

tế
H

mạnh về kinh tế biển và vùng cát của địa phương.

Để phát huy những kết quả đạt được, từng bước khắc phục những khó khăn
vướng mắc, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế biển và vùng cát ven biển,
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) và Nghị

h

quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XV đã đề ra các chính sách:

in

Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền cần nâng cao nhận thức về phát triển

cK

kinh tế biển và vùng cát ven biển trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường
quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến
phát triển kinh tế biển và vùng cát ven biển.

họ

Thứ hai, xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo, để đưa việc phát

triển kinh tế biển và vùng cát ven biển đi đúng hướng. Phát huy tính chủ động, sáng

Đ
ại

tạo của các cá nhân, đơn vị, địa phương trong phát triển các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt
là phát triển tế vùng cát ven biển.

Thứ ba, đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo
nguồn nhân lực; bổ sung các chương trình, dự án về giao thông nông thôn, xóa đói

ng

giảm nghèo, hiện đại hóa các cơ sở chế biến thủy hải sản...
Thứ tư, trên lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, huyện đầu tư phát triển

ườ

cụm làng nghề phía Đông để có cơ sở và điều kiện tập trung xây dựng các cơ sở chế
biến, chú trọng gắn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chế biến hải sản, đồng thời

Tr

cử lý tốt vệ sinh môi trường.
1.2.2. Bài học rút ra đối với phát triển kinh tế vùng ven biển ở huyện Diễn Châu
tỉnh Nghệ An
Từ việc nghiên cứu qua trình phát triển kinh tế vùng ven biển của một số nước
trên thế giới và của một số địa phương trong nước đã nêu trên,có thể rút ra bài học
kinh nghiệm để huyện Diễn Châu có thể tham khảo:
17



Một là: Quy hoạch và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho các
ngành kinh tế chủ đạo của vùng như mạng lưới giao thông,trung tâm xử lí rác
thải...phải đầu tư hoàn chỉnh trước một bước.
Hai là: Cần có những chủ trương,chính sách hỗ trợ phù hợp,cụ thể cho từng

uế

ngành từng lĩnh vực,để thu hút đầu tư,khai thác các lợi thế,tiềm năng của vùng.
Ba là: Quy hoạch,phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của vùng đặc biệt là

tế
H

kinh tế biển mũi nhọn của vùng.

Bốn là: Phát huy hiệu quả các nguồn lực bên trong, chủ động, tích cực và có cơ
chế chính sách thích hợp thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế xã hội vùng biển, ven biển với các vùng khác trong và ngoài tỉnh. Tăng

in

h

cường hợp tác quốc tế.

Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các vùng lân cận trong

cK


tỉnh; chủ động hội nhập, quan hệ hợp tác hữu nghị với các huyện trong khu vực. Đặc
biệt huyện cần xác định rõ về việc quản lý, quy hoạch tổng hợp vùng ven biển trong

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

điều kiện hiên nay là cần thiết.

18


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG VEN BIỂN

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Diễn Châu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

tế
H

2.1.1.1.Vị trí địa lí


uế

Ở HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An,nằm ở tọa độ 18,1119,51 độ vĩ Bắc,105,39-105,45 độ kinh Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc-

h

Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và

in

Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là

293.502 người.

cK

304,924 km2 và có 39 đơn vị hành chính (38 xã và 1 thị trấn) với dân số năm 2011 là

Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc -Nam, là điểm khởi
đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước CH DCND Lào, Quốc lộ 48 lên

họ

các huyện vùng tây bắc của tỉnh, có tỉnh lộ 538 nối liền với huyện Yên Thành các
tuyến giao thông nội huyện và liên huyện. Về đường thủy, có tuyến giao thông nội

Đ

ại

huyện và liên huyện rất thuận tiện cho việc giao lưu về văn hóa và kinh tế giữa các
vùng, địa phương trong huyện và tỉnh nhà.
Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông

ng

Cấm. Sông Bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển Đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền
và 25 Km bờ biển nối liền với các huyện trong tỉnh. Đó là những huyết mạch quan

ườ

trọng để huyện phát triển kinh tế nhất là các vùng ven biển.
2.1.1.2. Tài nguyên biển

Tr

Với 25 km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy hải khá phong phú

và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản xung quanh năm rất thuận lợi cho việc
khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải Dương học, trong vùng biển
Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế
cao, 20 loài tôm và nhiều loài nhuyễn thể khác như sò, mực,...Trữ lượng cá đáy ở, khu
vực khoảng 9.000 tấn, cá nổi khoảng 8.000 tấn, trữ lượng tôm khoảng 100 tấn, trữ
19


×