Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tình hình khai thác cát lòng sông Truồi đoạn chảy qua Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.92 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

h

tế
H

uế

-----  -----

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁT LÒNG SÔNG TRUỒI

họ

ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN PHÚ LỘC

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

ng

Đ


ại

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Th.S TÔN NỮ HẢI ÂU

HỒ ĐẮC QUYỀN

ườ

Lớp K45 KT TNMT

Tr

Niên khóa : 2011-2015

Huế, tháng 5 năm 2015


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Lời Cảm Ơn
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của 4 năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại
học Kinh tế Huế - Đại học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại UBND xã Lộc An, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để có thể hoàn thành được bài khóa luận này, trong

uế

quá trình làm tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, bổ ích của nhiều cá nhân, tập

thể thuộc nhiều đơn vị tổ chức. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất


tế
H

cả mọi người.

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Tôn Nữ Hải Âu – người đã
trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời gian tôi thực hiện đề

h

tài nghiên cứu của mình.

in

Cùng với đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô giáo viên trường
Đại học Kinh tế Huế đã trang bị hệ thống kiến thức làm cơ sở để có thể hoàn thành tốt

cK

khóa luận này.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chú, các bác đang công tác tại

họ

UBND xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tôi tận tình trong
quá trình tôi thực tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn tới 52 hộ dân sống tại huyện Phú Lộc
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.


Đ
ại

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắn và nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi

ng

những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của các Thầy, các
Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này thêm phần hoàn thiện hơn.

Tr

ườ

Tôi xin chân thành cảm ơn 

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KTTN&MT

Huế, tháng 5, năm 2014
Sinh viên
Hồ Đắc Quyền

i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ...........................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................... vi

uế

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................2

tế
H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................5

h

Cơ sở lí luận ..........................................................................................................5

in

1.1

1.1.1 Khái niệm và phân loại của tài nguyên khoáng sản ...............................................5

cK

1.1.2 Vai trò của tài nguyên khoáng sản .........................................................................5
1.1.3 Hoạt động khoáng sản và quản lí hoạt động khoáng sản .......................................7

1.1.4 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản...............................................8

họ

1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................8
1.2.1 Tình hình khai thác cát ở một số quốc gia trên thế giới .........................................8

1.2.3

Đ
ại

1.2.2 Tình hình khai thác cát ở Việt Nam .....................................................................10
Tình hình khai thác ở tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................................12

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁT TRÊN LÒNG SÔNG TRUỒI ĐOẠN

ng

CHẢY QUA HUYỆN PHÚ LỘC .................................................................................14
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................14

ườ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lộc ...............................................................14
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................17

Tr

2.2 Tình hình khai thác cát lòng sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc ................21

2.2.1 Tình hình chung về hoạt động khai thác cát trên sông Truồi đoạn chảy qua huyện
Phú Lộc..........................................................................................................................21
2.2.2 Công tác quản lí hoạt động khai thác cát trên sông Truồi ....................................26
2.2.3 Kết quả nghiên cứu hoạt động khai thác cát lòng sông Truồi của các hộ điều tra
.......................................................................................................................................30
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
2.3 Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát lòng sông TRUỒI .........................39
2.3.1 Thông tin về các hộ dân sống ven sông Truồi......................................................39
2.3.2 Đánh giá của người dân về những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, khai
thác cát sạn trên sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc .........................................40

uế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHAI THÁC CÁT ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN

tế
H

PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................47

3.1 Định hướng của huyện Phú Lộc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động khai thác cát
trên sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc .............................................................47
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động khai thác cát đoạn chảy qua


in

h

huyện Phú Lộc ...............................................................................................................48
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................50

cK

1. KẾT LUẬN.............................................................................................................50
2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................50

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................52

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

iii



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu

: Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

STT

: Số thứ tự

tế
H

BVMT

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Tài nguyên và môi trường

UBND

: Uỷ ban nhân dân

ĐVT

: Đơn vị tính


ĐB-TN

: Đông bắc – tây nam

TTH

: Thừa Thiên Huế

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

TN&MT

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT


iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Thống kê số lượng đò khai thác cát trên sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú
Lộc .................................................................................................................................22

uế

Bảng 2 : Khu quy hoạch bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi tại Thôn Nam Phổ

Cần, xã Lộc An và thôn Lương Điền Thượng, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc .............25

tế
H

Bảng 3: Các văn bản liên quan đến quản lí hoạt động khai thác cát trên địa bàn huyện
Phú Lộc..........................................................................................................................27
Bảng 4: Thông tin chung về chủ đò khai thác cát, sạn trên sông Truồi ........................31

h

Bảng 5 : Thống kê bình quân dụng cụ khai thác cát của các hộ khai thác cát trên sông

in

Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc ............................................................................33
Biểu đồ : Lịch khai thác cát trong năm của các chủ đò khai thác trên sông Truồi .......35


cK

Hình: Minh họa khu vực được phép khai thác và cấm khai thác trên sông Truồi đoạn
chảy qua huyện Phú Lộc................................................................................................36
Bảng 6 : Tình hình khai thác cát của các đò vào các tháng cao điểm trong năm..........37

họ

Bảng 7:Các loại chi phí của đò khai thác cát vào những tháng cao điểm trên sông
Truồi ..............................................................................................................................38

Đ
ại

Bảng 8: Lợi nhuận bình quân của đò khi thác trên sông Truồi vào những tháng cao
điểm ...............................................................................................................................38
Bảng 9 : Thông tin chung về các hộ dân sống ven sông Truồi .....................................39

ng

Bảng 10: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất đối với người dân
sống ven sông Truồi ......................................................................................................41

ườ

Bảng 11 : Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn trong hoạt động
khai thác và kinh doanh cát trên sông Truồi .................................................................43

Tr


Bảng 12: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm nước của hoạt động khai thác
cát trên sông Truồi.........................................................................................................44
Bảng 13: Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của bụi trong quá trình vận
chuyển cát, sạn...............................................................................................................45
Bảng 14: Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng hư hại đường xá do hoạt động
khai thác, kinh doanh cát gây ra ....................................................................................46
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, cùng

uế

với quá trình CNH-HĐH đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các công trình xây
dựng. Các hoạt động xây dựng đòi hỏi một lượng lớn về vật liệu xây dựng, mà trong

tế
H

đó không thể thiếu đó là cát xây dựng. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác,

thì Việt Nam cũng có nhu cầu về cát xây dựng rất lớn. Chính thực tế này đã đẩy mạnh
hoạt động khai thác cát, mà đặc biệt là khai thác cát ở các con sông ở nước ta. Ngoài


h

đáp ứng nhu cầu cát xây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước,

in

đóng góp ngân sách cho Nhà nước, thì hoạt động khai thác cát lòng sông, mà đặc biệt
là hoạt động kinh doanh và khai thác cát trái phép đã ảnh hưởng xấu đến môi trường

cK

và và cuộc sống của người dân tại các khu kinh doanh, khai thác cát. Như hiện tượng
sạt lở đất, gây ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi.... ảnh hưởng đến các công trình ven sông.
Từ đó khiến tôi quyết định chọn thực hiện đề tài : “Tình hình khai thác cát lòng

tốt nghiệp cho mình.

họ

sông Truồi đoạn chảy qua Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế”, làm khóa luận

Đ
ại

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu được tình hình khai thác cát lòng sông, công
tác thanh, kiểm tra, quản lí nhà nước đối với hoạt động khai thác cát, sạn lòng sông và


ng

những tác động của nó trên sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí

ườ

và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động này.

Tr

Để thực hiện được các mục tiêu trên thì dữ liệu cần thiết là:
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau từ Phòng TN&MT, UBND xã

Lộc An, xã Lộc Điền.... cũng như tham khảo từ mạng Internet, sách, báo có liên quan.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu : Số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
- Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Phương pháp chuyên gia, tham khảo
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

vi


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua 52 hộ dân. Trong đó 20 hộ dân làm
nghề khai thác cát, sạn và 32 hộ dân sống ven sông Truồi và được phỏng vấn trực tiếp
các hộ dân này với bảng hỏi được chuẩn bị và thiết kế trước cho mục đích nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu


uế

Qua đề tài thấy được tình hình khai thác cát trên sông Truồi về các phương diện
như thời gian, địa điểm khai thác, chi phí lợi nhuận khai thác, khối lượng khai thác,

tế
H

cùng với công tác quản lí hoạt động khai thác, kinh doanh cát trên địa bàn huyện Phú

Lộc. Đồng thời đề tài cũng cho cái nhìn tổng quát về những tác hại của hoạt động này
như: sạt lở đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, hư hại đường xá... đến môi
trường, tự nhiên và đời sống của con người hai bên bờ sông Truồi.

in

h

Thông qua những kết quả đó, đề tài cũng đưa ra những giả pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lí, công tác thanh kiểm tra, giảm thiểu các tác động của hoạt động này

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

gây ra.

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

vii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú như: tài nguyên biển, tài nguyên du
lịch, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản…Trong đó tài

uế

nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Ở nước ta hiện nay có trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác

tế
H

nhau. Ngành công nghiệp khoáng sản đã đóng góp một vai trò quan trọng trong phát
triển công nghiệp của Việt Nam, chiếm từ 10 -12% GDP, đáp ứng đủ và kịp thời

nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và chế biến như than đá, thiếc, kẽm, đồng,
sắt, nguyên liệu nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng... Ngoài ra ngành công nghiệp


in

h

khoáng sản còn tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động, là một nguồn thu ngân
sách không nhỏ cho nhà nước, là nhân tố quan trọng giúp thực hiện và đẩy nhanh quá

cK

trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa của đất nước. Qua đó cho thấy được vai trò to
lớn của ngành công nghiệp khoáng sản.

Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp to lớn thì ngành công nghiệp khoáng sản

họ

cũng còn tồn tại những mặt hạn chế và bất cập như : tình trạng khai thác tài nguyên
khoáng sản tràn lan và vô tổ chức ở nhiều nơi đã không những làm thất thoát nguồn tài

Đ
ại

nguyên, thất thu thuế cho nhà nước, nhiều vụ tai nạn trong quá trình khai thác khoáng
sản hầm mỏ và khai thác đá thường xuyên xảy ra.
Việc khai thác tài nguyên theo kiểu “ăn xổi”, chế biến , xuất khẩu sản phẩm thô

ng

chưa chú trọng đến xuất khẩu ở dạng quặng hay tinh quặng. Đặc biệt việc khai thác

khoáng sản bừa bãi với công nghệ , kĩ thuật lạc hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi

ườ

trường, tự nhiên, sinh thái, sức khỏe con người.
Tài nguyên khoáng sản ở nước ta rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung có

Tr

thể chia làm 3 nhóm chính như sau: nhóm khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ,
khí đốt..), nhóm khoáng sản kim loại quý hiếm (vàng ,bạc, đá quý..), nhóm phi kim
loại và vật liệu xây dựng. Trong đó nhóm phi kim loại và vật liệu xây dựng có trữ
lượng lớn. Tuy nhiên, việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch, quản lí đã gây nên sự
lãng phí và tổn thất tài nguyên, tác động xấu đến môi trường và xã hội. Trong đó hoạt
động khai thác cát lòng sông là một minh chứng rõ nét cho hoạt động này.
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KTTN&MT

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cần rất nhiều nguyên vật liệu để đáp
ứng quá trình phát triển đó. Trong bối cảnh đó nhu cầu về cát sạn xây dựng ngày càng
tăng cao, dẫn đến hoạt động khai thác cát lòng sông diễn ra ngày càng tấp nập và nhộn
nhịp. Ở miền Trung nơi thường xuyên xảy ra các đợt lũ lụt nên lượng cát bồi đắp cho

uế

các con sông thường rất lớn, nhưng từ khi có các đập, hồ thủy điện điều tiết lượng
nước thì lũ ít xảy ra hơn, dẫn đến lượng cát sạn bồi đắp cho các con sông ở miền


tế
H

Trung cũng ít dần đi, trong khi nhu cầu về cát sạn xây dựng ngày một tăng cao làm
cho làm hoạt động khai thác cát trên các con sông ngày một tăng cao và đáng báo
động. Vì lí do đó nên em quyết định chọn đề tài : “Tình hình khai thác cát lòng sông
Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, để thấy được tình

in

h

hình khai thác cát ngày càng công khai, rầm rộ, cũng như những ảnh hưởng của hoạt

sông Truồi.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung

cK

động này đến môi trường, tự nhiên, đời sống sinh hoạt của người dân dọc 2 bên bờ

họ

Tìm hiểu được tình hình khai thác cát lòng sông, công tác quản lí của nhà nước
đối với hoạt động này trên địa bàn huyện Phú Lộc và những ảnh hưởng của hoạt động

Đ
ại


này đến người dân ở đây. Qua đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm giảm thiểu
tác động của việc khai thác cát sạn, thanh kiểm tra và quản lí hiệu quả hoạt động này.
2.2. Mục tiêu cụ thể

ng

Tìm hiều cơ chế quản lí, công tác kiểm tra hoạt động khai thác cát, sạn ở địa bàn
huyện Phú Lộc

ườ

Tìm hiểu tình hình khai thác cát lòng sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc
Đánh giá những ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát đến môi trường, sinh hoạt

Tr

dọc hai bên bờ sông Truồi thông qua ý kiến của người dân.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lí và giảm thiểu các tác

động của hoạt động này đến môi trường và xã hội.

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các chủ đò, thuyền khai thác cát lòng sông Truồi và

doanh cát trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

uế

những hộ sống ở ven bờ sông Truồi chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát, kinh

tế
H

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình khai thác cát lòng

sông Truồi và những ảnh hưởng của hoạt động này đoạn chảy qua địa bàn huyện Phú
Lộc ,tỉnh Thừa Thiên Huế.

h

Phạm vi về không gian : đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa

in

Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu

cK

Phạm vi về thời gian: đề tài được tiến hành trong năm 2015


4.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Thu thập thông tin thứ cấp

họ

Đây là số liệu lấy từ việc thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau của các cơ quan ban ngành cấp huyện, xã trên địa bàn như UBND

Đ
ại

xã, phòng TNMT. Ngoài ra đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên
cứu khoa học, sách, báo, internet và các tài liệu có liên quan khác.
b) Thu thập thông tin sơ cấp

ng

Chọn mẫu điều tra: để biết được tình hình khai thác cát lòng sông và những tác động
của hoạt động này, đề tài này chọn 52 hộ ( trong đó 20 hộ khai thác cát và 32 hộ dân

ườ

sống dọc ven bờ sông Truồi, huyện Phú Lộc ,tỉnh Thừa Thiên Huế) để tiếp xúc trực
tiếp và lấy thông tin.

Tr

4.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

a) Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin

theo những thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với những thông tin có
số liệu thì tiến hành lập những bảng biểu, đồ thị.
b) Đối với thông tin sơ cấp
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin, mô tả thực trạng khai thác, cũng như
những tác động của hoạt động này đối với môi trường và đời sống của người dân ven
bờ sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác và sẽ được

uế

nhập vào máy tính bằng phần mềm spss 20, thống kê mô tả để tiến hành tổng hợp và
xử lí.

tế
H

4.3 Phương pháp tham khảo, chuyên gia

Thông qua trao đổi, gặp gỡ với chính quyền các xã, các cán bộ ở phòng TNMT,
cùng với cô giáo hướng dẫn nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

thực hiện đề tài.

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm và phân loại của tài nguyên khoáng sản


uế

 Khái niệm

Tài nguyên khoáng sản: là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất

tế
H

trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên
tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
 Phân loại

h

Theo dạng tồn tại: Khoáng sản có thể tồn tại ở 3 dạng : Rắn ( các loại quặng kim

in

loại, vật liệu xây dựng....), Khí (khí đốt, He...) và Lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, Hg...).
Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra từ trong lòng Trái Đất, Ngoại sinh ( sinh ra ở

cK

trên bề mặt Trái Đất).

Theo thành phần hóa học : Khoáng sản kim loại ( kim loại đen, kim loại màu,

họ


kim loại quý hiếm), Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí đốt) và Khoáng sản
phi kim loại( vật liệu khoáng, vật liệu xây dựng).

1.1.2 Vai trò của tài nguyên khoáng sản

Đ
ại

 Khoáng sản có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc cung
cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành sản xuất kinh tế
Đối với công nghiệp : khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho nhiều

ng

ngành công nghiệp như luyện kim, hóa chất, cơ khí.. và là cơ sở vật chất của những
tiến bộ về khoa học kĩ thuật. Đồng thời, sự phong phú và đa dạng của các loại khoáng

ườ

sản đã tạo cho nước ta có điều kiện để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành
đa dạng. Không những thế, với sự phân bố theo vùng đã tạo điều kiện thuận lợi trong

Tr

việc hình thành, phát triển các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp với trình độ
chuyên môn hóa ngày càng cao.
Đối với ngành nông nghiệp: khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu tạo điều kiện để nước ta đẩy mạnh điện khí


SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
hóa, cơ khí hóa... trong nông nghiệp. Nhờ đó mà năng xuất nền nông nghiệp không
ngừng tăng lên, trình độ sản xuất nâng cao.
Đối với ngành giao thông vận tải: khoảng sản là nguồn cung cấp vật liệu xây
dựng cầu đường, bến cảng.

uế

Đối với thương mại: khoáng sản là nguồn cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có
giá trị cao, đem lại nguồn ngoại tệ lớn, kích thích mở rộng thị trường, thu hút đầu tư .

tế
H

Ngoài ra, đối vơí nền kinh tế nhờ có nguồn thu từ khoáng sản mà nước ta có thể

tích lủy được một số vốn lớn để đầu tư phát triển các ngành kinh tế còn lại, thúc đẩy
quá trình CNH-HĐH đất nước, vừa góp phần tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành
và cơ cấu lãnh thổ.

in

h


 Khoáng sản nước ta là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
Nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho nước ta khai thác chế

cK

biến phục vụ cho sản xuất trong nước, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài thu ngoại tệ.
Nhờ đó nước ta có thể tích lũy vốn đầu tư, phát triển các ngành kinh tế thúc đẩy quá

lãnh thổ kinh tế.

họ

trình CNH-HĐH đất nước, vừa góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu
 Khoáng sản là nhân tố có khả năng tạo vùng, do đó thúc đẩy sự phân công

Đ
ại

lao động theo lãnh thổ

Khoáng sản là cơ sở hình thành các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, do
đó sự phân bố khoáng sản sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố các trung tâm công nghiệp,

ng

vùng công nghiệp. Điều này dẫn tới sự phân bố lao động việc làm ....theo lãnh thổ,
thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

ườ


 Khoáng sản góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội
Có khả năng tạo việc làm cho người dân, tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề

Tr

khó khăn của nước ta, nâng cao đời sống người dân.
Đặc biệt, đối với các vùng miền núi, khoáng sản góp phần thúc đẩy sự phát triển

kinh tế xã hội ở đây, giảm khoảng cách chênh lệch với các miền trong nước.
Ngoài ra, thông qua hoạt động xuất khẩu khoáng sản nước ta đặc nhiều quan hệ
hợp tác với các nước, thực hiện đường lối đối ngoại của đất nước .

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Qua đó, ta thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên khoáng sản đối với nước
ta. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Song để thấy rõ hơn
những ý nghĩa đặc biệt này, chúng ta cần phân tích những đặc điểm của tài nguyên
khoáng sản nước ta để minh chứng cho những điều này.

uế

1.1.3 Hoạt động khoáng sản và quản lí hoạt động khoáng sản
1.1.3.1 Hoạt động khoáng sản

tế
H


Theo điều 2 “Luật Khoáng Sản” năm 2010 quy định thì hoạt động khoáng
sản bao gồm: hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.

Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng
sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.

in

h

Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ
bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Đó là việc khai

cK

thác các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch, hoặc vìa than. Các
vật liệu được khai thác từ mỏ khoáng sản như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani,
than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và cacbonat. Khai thác khoáng sản theo

họ

nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo ( như dầu mỏ,
khí thiên nhiên hoặc thậm chí là nước).

Đ
ại

1.1.3.2 Quản lí nhà nước về hoạt động khoáng sản
Quản lí hoạt động khoáng sản ở nước ta “Theo Điều 3 Luật khoáng sản năm

2010” có quy định:

ng

1.Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

ườ

2. Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết

kiệm và hiệu quả.

Tr

3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu
khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ
chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
5. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

6. Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến,
sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có

uế

giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
7. Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp

tế
H

với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm
nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

1.1.4 Những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản

Theo điều 8 Luật khoáng sản Việt Nam quy định cấm các hành vi dưới đây

lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

in

h

1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và

cK

2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.


3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi
chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

động khoáng sản.

họ

4. Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt

Đ
ại

5. Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
6. Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
7. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

ng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình khai thác cát ở một số quốc gia trên thế giới

ườ

Ở nhiều quốc gia trên thế, nhu cầu về các đang ngày càng tăng lên do sự giă

tăng nhanh chóng của khu vực công nghiệp. Sự gia tăng này đã thúc đẩy sự ra đời và

Tr


phát triển mạnh mẽ của các cơ sở khai thác và kinh doanh cát nhanh chóng.
Thực trạng khai thác cát ồ ạt đang diễn ra tại nhiều nước, đặc biệt là các nước

đang phát triển như : Srilanka, Ấn Độ, Campuchia…..Tình trạng này đã làm phát sinh
nhiều tác động tiêu cực như sói mòn, sạt lở bờ sông, hệ thống kè bờ sông, làm thay đổi
dòng chảy các con sông, ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nước, tác động tiêu
cực đến sức khỏe, đời sống con người.
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Theo thống kê của Campuchia, mỗi ngày có khoảng 50-60 ngàn tấn cát khai
thác từ các bãi cát trên sông Mê Kông được xuất sang Singapore, thị trường hiện có
nhu cầu cát rất lớn để thực hiện các công trình xây dựng và kế hoạch lấn biển. Do cát
vàng Campuchia có chất lượng tốt trong xây dựng nên Australia, Nhật Bản cũng đang

uế

tìm mua.
Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, sông Mê Kông đoạn gần biên giới Việt Nam -

tế
H

Campuchia như một công trường lớn, với hàng chục cần cẩu làm việc liên tục, đã gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho dòng sông MêKông dẫn đến hiện tượng sạt lở
đất, ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp cho người dân đất nước Campuchia.
Tại Ấn Độ tình trạng khai thác cát diễn ra hết sức phức tạp và gây ảnh hưởng


in

h

nghiêm trọng đến con người và môi trường. Tháng 7/2008, một chuyên gia theo dõi
tác động nguy hại của việc khai thác cát ở sông Amaravathy thuộc thành phố

cK

Chettipalayam, Ấn Độ cho biết: “Sông Amaravathy vốn cung cấp nước sinh hoạt cho
toàn bộ thị trấn Karur, nhưng hiện nay thậm chí nó còn không cung cấp đủ nước cho
các ngôi làng dọc hai bờ sông nữa.” Tại quận Palakkad, trữ lượng cát giảm mạnh cùng

họ

những quan ngại ngày càng tăng về môi trường đã buộc chính quyền địa phương phải
ban hành lệnh cấm khai thác cát trong toàn quận. Thế nhưng hoạt động khai thác trái

Đ
ại

phép vẫn diễn ra. Một số nơi người ta còn dùng thủ đoạn trộn lẫn cát sông và cát biển
để tăng lợi nhuận làm ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của công trình. Sông Kelani, một
trong những con sông chính ở Sri Lanka, đã và đang phải gánh chịu những tác động

ng

xấu từ hoạt động khai thác cát trong những năm gần đây. Việc khai thác quá mức có
thể dẫn tới những hậu quả khác như làm nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt ở Colombo


ườ

và xói lở hai bờ sông. Tuy nhiên, rất khó có thể ban hành lệnh cấm khai thác cát ở các
dòng sông vì đây còn là nguồn sinh kế quan trọng đối với phần lớn người dân sinh

Tr

sống gần đó. Việc khai thác cát thậm chí còn để lại những hậu quả nghiêm trọng tới
vấn đề an ninh lương thực. Nó không chỉ gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp mà
còn thúc đẩy nhiều nông dân từ bỏ công việc trồng lúa truyền thống vì họ thấy nguồn
lợi nhuận cao hơn từ hoạt động khai thác cát. Một số người dân ở Bantul, Yogyakarta
cho rằng khai thác cát mang lại lợi nhuận cao hơn và ít tốn lao động hơn so với sản
xuất lúa gạo.
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Tại Srilanka, nhu cầu cát cho các công trình xây dựng trong nước khoảng từ 7
đến 7,5 triệu m3 mỗi năm. Nhu cầu cao dẫn đến tình trạng khai thác cát bừa bãi ở các
con sông. Nhiều con sông lớn của Srilanka như sông Nilwala trong những năm gần
đây bị khai thác nhiều và gây nhiều tác động xấu như biến đổi lòng sông , xói mòn và

uế

sạt lở ven sông, hệ thống đê, kè, các công trình thủy lợi, các cây cầu…đang bị ảnh
hưởng nghiêm trong do hoạt động khai thác cát trái phép.


tế
H

1.2.2 Tình hình khai thác cát ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về cát xây dựng đang tăng cao, theo dự báo của
nhiều chuyên gia ngành xây dựng, đến năm 2015 nhu cầu cát xây dựng cả nước vào

h

khoảng 131 đến 141 triệu m3/ năm và đến năm 2020 sẽ tăng lên mức 200 triệu m3/

in

năm. Khi nhu cầu cát xây dựng tăng lên sẽ gây ra áp lực lên cát dòng sông ở Việt
Nam. Nhất là trong bối cảnh Campuchia một nước xuất khẩu các cho Việt Nam đã

cK

tuyên bố ngừng xuất khẩu cát vào năm 2009 thì tình hình khan hiếm cát xây dựng trở
nên nóng bỏng hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép trên các con
sông ở Việt Nam diễn ra phức tạp hơn, dẫn đến hiện tượng sạt lở bờ sông và hệ thống

họ

đê kè, cầu, cống.., dẫn đến mất đất nông nghiệp, thiệt hại về nhà ở , ảnh hưởng xấu đến
đời sống sinh hoạt của người dân, tác động xấu đến hệ sinh thái và môi trường.

Đ
ại


Theo tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam cho biết , trong năm 2012 các
khu vực có nguy cơ sạt lở nằm sát sông Hồng tăng lên gấp đôi so với các năm trước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là là nạn khai thác cát trái phép

ng

diễn ra trên sông Hồng. Đi một mạch dọc sông Hồng từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ về
đến Hà Tây, Hà Nội rồi xuôi Thái Bình, Nam Định, hình ảnh nhiều đoạn đê, ngôi làng,

ườ

mảnh vườn, căn nhà đang bị đổ nát nham nhở xuống lòng sông. Người nông dân vốn
chỉ biết trông cậy vào vài sào ruộng và lấy căn nhà làm gia sản lớn giờ đây thẫn thờ,

Tr

đau xót nhìn tất cả sự nghiệp của họ bị sông Hồng “nuốt chửng”.
Trong đó, tại tỉnh Phú Thọ, tình trạng sạt lở diễn ra liên tục tại những nơi có

nhiều dân cư sinh sống như Cổ Tiết (Tam Nông), Hậu Bổng, Lệnh Khanh (Hạ Hòa),
Liên Phương (Thanh Thủy), Hà Thạch (thị xã Phú Thọ), Bản Nguyên (Lâm Thao)… Ở
huyện Cẩm Khê, có 2 trọng điểm sạt lở lớn là xã Sơn Nga và Sai Nga. Sông Hồng
không chỉ đánh sụp hơn chục ngôi nhà của dân (8 ngôi nhà khác có nguy cơ đổ xuống
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu

sông) mà hiện đã ăn sâu vào chân quốc lộ 32C (hướng đi Yên Bái). Còn ở xã Hà
Thạch, sau khi đánh sụp 14 ngôi nhà ven sông, hiện sông Hồng cũng đang tiến sâu
từng mét vào đình Ngọc Tháp (di tích lịch sử văn hóa).
Ở Hà Tây, tình trạng sạt lở cũng đang diễn ra tại nhiều nơi sông Hồng đi qua.

uế

Trong đó, nặng nề nhất là huyện vùng cao Ba Vì. Đến thời điểm này, nhiều hộ dân
trong số 30 hộ bị mất nhà cửa ở xã Tản Hồng vẫn chưa thể tái định cư thì mới đây

tế
H

cảnh sạt lở lại xảy ra ở xã Châu Sơn liền kề. Hơn 1,2km bờ sông cùng 14 ngôi nhà và
3ha vườn tược, đồng bãi đã rơi vào miệng “hà bá”. Hàng chục ngôi nhà còn lại hiện
vẫn nằm chênh vênh bên miệng vực sâu 10-15m với những vết nứt chạy dài.

Cách Ba Vì hơn 10km, cảnh sạt lở ở các ngôi làng thuộc huyện Phúc Thọ, Đan

in

h

Phượng (Hà Tây) cũng đang gay cấn không kém, khiến bờ sông Hồng nham nhở bởi
những ngôi làng bị vạt dần dần, trơ ra nhiều xác nhà đổ.

cK

Sở NN-PTNT Hà Tây cho biết, cả tỉnh này hiện có tổng cộng 105km bờ sông
Đà và sông Hồng đi qua. Trước đây, ngân sách nhà nước đã rót hàng trăm tỷ đồng để

giải quyết các khu vực bị sạt lở cho Hà Tây. Đầu năm nay, Chính phủ lại quyết định

họ

cấp thêm 30 tỷ đồng để Hà Tây khắc phục sạt lở bờ sông. Thế nhưng hiện nay, tình
trạng sạt lở không giảm mà còn diễn ra trầm trọng hơn. Thậm chí, sạt lở còn tiếp tục

Đ
ại

diễn ra ngay tại những nơi đã được rót tiền đầu tư “xử lý khẩn cấp”.
Tình trạng tương tự cung diễn ra ở ven những con sông lớn khác như ở sông
Tiền của tỉnh Đồng Nai. Ở Đồng Tháp, theo Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ tính

ng

riêng các đơn vị được cấp phép thì giai đoạn 2000 - 2014 tỉnh Đồng Tháp ước tính sản
lượng cát sạn khai thác trung bình 5 - 6 triệu m3/năm với hàng trăm ghe thuyền khai

ườ

thác cát sạn trên sông. Năm 2012, có 27 khu vực mỏ được cấp phép khai thác với 53
phương tiện đăng ký khai thác. Hiện nay, ở tỉnh Đồng Tháp có 10 doanh nghiệp được

Tr

cấp phép hoạt động với diện tích khai thác là 1.573,68 ha. Trong đó, chủ yếu là khai
thác cát từ sông Tiền. Ngoài ra, vấn đề khai thác cát sạn không theo quy hoạch, khai
thác cát sạn tự phát đang là một vấn đề rất khó giải quyết ở tỉnh Đồng Tháp nên làm
cho tình trạng xói lở lòng dẫn sông Tiền càng trở nên trầm trọng.

Tình trạng khai thác cát lòng sông đang diễn ra ở rất nhiều nơi trên đất nước,
hoạt động khai thác cát sở trên sông chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, buôn lỏng quản lí
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
của nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Dẫn đến tình trạng khai
thác cát trái phép diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng hưởng đến đời sống của
người dân, môi trường sinh thái và thất thu thuế tài nguyên cho đất nước.
Vì vậy cần có các biện pháp nhằm quy hoạch địa điểm khai thác cát, tính toán

uế

trữ lượng cát sỏi của các con sông, đưa ra các biện pháp tuyên truyền ý thức khai thác
của người dân nhằm chấm dứt tình trạng khai thác cát ồ ạt, thiếu quy hoạch, trái phép

1.2.3 Tình hình khai thác ở tỉnh Thừa Thiên Huế

tế
H

như hiện nay, trả lại sự yên bình trong xanh cho các dòng sông.

Ở các tỉnh thành của Việt Nam hiện nay, nhu cầu xây dựng đang tăng cao, dẫn
đến nhu cầu cát đang tăng cao để đáp ứng nhu cầu xây dựng, cùng với đó là việc xây

in


h

dựng nhiều hồ, đập thủy điện khắp các tỉnh thành để điều tiết lượng nước vào mùa lũ,
làm mất đi nguồn bổ sung lượng cát sạn hằng năm cho các con sông, trong bối cảnh

cK

nhu cầu về cát xây dựng đang tăng cao, điều này vô hình đang gây áp lực lên các con
sông trên khắp các tỉnh thành của cả nước, trong đó có các con sông của tỉnh Thừa
Thiên Huế như sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, sông Bu Lu...

họ

Khai thác cát trên các con sông đã đáp ứng nhu cầu các xây dựng trên địa bàn
tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động, đóng góp một lượng lớn ngân

Đ
ại

sách cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng tồn
tại nhiều tiêu cực như tình trạng khai thác cát trái phép trên các con sông trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội như

ng

tình trạng sạt lở đất bờ sông và hệ thống đê, kè ven các con sông dẫn đến mất đất sản
xuất nông nghiệp, đất vườn, thiệt hại về nhà ở và các công trình ven các con sông,

ườ


trong đó có con sông Truồi đoạn chảy qua huyện Phú Lộc.
Ở phía thượng nguồn sông Hương, mỗi ngày có gần 100 ghe, thuyền với đủ

Tr

công suất lớn nhỏ ra sức hút cát dưới lòng sông. Tiếng máy nổ chạy ầm ầm, rền vang,
liên tục cả ngày lẫn đêm tạo cảm giác như một đại công trường khai thác cát, cao điểm
nhất là vào khoảng từ 3h đến 8h sáng, tập trung nhiều vào mùa xây dựng từ tháng 3
đến tháng 10 hàng năm.
Ông Trần Lý Qúy, trưởng thôn Dạ Khê, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, TT
Huế cho biết, Tình trạng khai thác cát tại thôn rất phức tạp, diễn ra vào khoảng từ 8h
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
tối hôm trước đến 10 sáng hôm sau. Nhiều lần người dân tại khu vực ra đẩy đuổi, có
một số đối tượng tập trung lại, dùng ná, đá bắn lại; dùng ghe xuồng nhỏ, cầm xeng
đánh trả lại dân.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, có 4 điểm được quy hoạch khai

uế

thác cát hợp pháp, trong đó có 3 mỏ cho khai thác bằng phương pháp sử dụng phương
tiện cơ giới và 1 mỏ sử dụng phương pháp thủ công với 3 doanh nghiệp được cấp phép

tế
H


khai thác cát.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người dân khai thác cát trái phép dưới lòng
sông là rất lớn, sử dụng các phương tiện khai thác không có giấy phép, khai thác tràn
lan, bừa bãi không có quy hoạch, làm mất một lượng lớn tài nguyên, thất thu cho ngân

in

h

sách Nhà nước hàng tỷ đồng, gây nguy cơ sạt lở đất, xâm lấn đất ở và đất sản xuất của
người dân hai bên bờ, làm sai lệch dòng chảy, ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt

cK

là cảnh quan du lịch trên sông Hương.

Để chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép như hiện nay trên các sông ở địa
bàn tỉnh TTH, về lâu dài cần tổ chức quy hoạch điểm khai thác tập trung cho các hộ

Tr

ườ

ng

Đ
ại

khai thác cát sỏi trên sông.


họ

dân, có biện pháp chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm ổn định cho người làm nghề

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁT TRÊN LÒNG SÔNG
TRUỒI ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN PHÚ LỘC
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lộc

uế

2.1.1.1 Vị trí, địa lí

Huyện Phú Lộc là huyện nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, có toạ độ địa lý:

tế
H

107038’48’’ – 108012’30’’ độ kinh Đông và 16009'54'' – 16024'48'' độ vĩ Bắc. Có tổng
diện tích đất tự nhiên 72.092,23 ha chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
 Phía đông giáp Biển Đông


h

 Phía tây giáp huyện Nam Đông

in

 Phía nam giáp Đà Nẵng

 Phía bắc giáp thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang

cK

Huyện có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 16 xã và 2 thị trấn, bao gồm: Thị trấn
Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô, xã Lộc An, xã Lộc Bình, xã Lộc Bổn, xã Lộc Điền, xã Lộc

họ

Hòa, xã Lộc Sơn, xã Lộc Thủy, xã Lộc Tiến, xã Lộc Trì, xã Lộc Vĩnh, xã Vinh Giang,
xã Vinh Hải, xã Vinh Hiền, xã Vinh Hưng, xã Vinh Mỹ, xã Xuân Lộc... Phú Lộc là
một huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế, có thị trấn Lăng Cô, thị trấn Phú Lộc (huyện lỵ);

Đ
ại

có các xã Lộc Trì, Lộc Bổn, Vinh Hải, Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Bình, Lộc Thủy, Vinh
Giang, Lộc Vĩnh, Vinh Mỹ, Lộc Sơn, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Xuân Lộc,
Lộc Điền.

ng


Xã Lộc Điền có 11 thôn: Đông An, Đồng Xuân, Sư Lỗ, Trung Chánh, Bạch

Thạch, Miêu Nha, Quê Chữ, Lương Quý Phú , Lương Điền Thượng, Lương Điền

ườ

Đông, Bát Sơn.

Xã Lộc Sơn có 13 thôn : Châu Thành, Hai Hà, Phú Môn, Bắc Trung, Tây A,

Tr

Thôn Đông, Phước Mỹ, Nam Phổ Cần, An Lại, Phước Trạch, Bắc Trung, Bắc Thượng,
Nam Phổ Hạ.

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng ĐB-TN. Căn cứ vào độ
cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thể chia vùng nghiên cứu thành các bậc địa
hình như sau:

uế

- Núi trung bình: gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân với độ cao tuyệt đối trên 750 m và
độ cao tương đối trên 100 m, diện tích 45,1 km2, chiếm 6,2% diện tích huyện.


tế
H

- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối 250-750 m, độ cao tương đối trên 100 m, có diện
tích 128,1 km2, chiếm 17,6% diện tích huyện.

- Đồi : có độ cao 10-250m với diện tích 170,5 km2, chiếm 23,4% diện tích huyện.
- Đồng bằng : có độ cao địa hình từ 10m trở xuống với diện tích 269,2 km2,

2.1.1.3 Tài nguyên
 Tài nguyên du lịch

cK

in

phá): 115,2 km2, chiếm 15,8% diện tích huyện.

h

chiếm 37% diện tích huyện. Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước (sông, hồ và đầm

Huyện Phú Lộc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, địa hình đa

họ

dạng, núi đồi, đồng bằng, đầm phá, sông biển, có bề dày lịch sử văn hoá. Trên địa bàn
huyện có nhiều cảnh quan kỳ thú với những danh thắng nổi tiếng như Vườn Quốc Gia


Đ
ại

Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương. Đặc biệt
vịnh Lăng Cô là vịnh được UNESCO công nhận là “Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới”.
Trên địa bàn huyện Phú Lộc còn có một số di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá

ng

của đất nước và địa phương, có giá trị du lịch nhân văn rất lớn như chùa Thánh Duyên,
Hải Vân Quan, đường mòn Hồ Chí Minh, làng dân tộc Vân Kiều và một số đình miếu

ườ

với một số lễ hội truyền thống thể hiện những nét độc đáo của phong tục tập quán của
nhân dân địa phương. Những di tích này cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ tạo

Tr

nên những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây chính là thế mạnh
để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
 Tài nguyên khoáng sản
Phú Lộc có 3 loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu là: titan, vỏ hàu (Đầm Lập An),
đá granit và Gabro (Lộc Điền); ngoài ra còn có mỏ sét, mỏ vàng ở Núi Bông, Núi
Nghệ (Lộc An), sắt và đá grabô.
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

15



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
 Tài nguyên rừng
Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000 ha, có vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn
trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ, rất phong
phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như : kiền, chò, lim, sến…..và cũng là nơi sinh

uế

sống của rất nhiều loài động vật quý hiếm như: sao la, vọc ngũ sắc, tê tê… cùng rất
nhiều loài chim quý hiếm.

tế
H

 Tài nguyên biển và đầm phá

Tài nguyên biển và đầm phá: Phú Lộc có bờ biển dài 60 km, có 4 cửa lạch với
lượng hữu cơ khá lớn hàng năm theo các sông và triền núi đổ ra biển do đó vùng biển

h

nơi đây có nhiều loại hải sản quý như mực, tôm hùm, sò huyết... và có khoảng 80 loại

 Điều kiện khí tượng

cK

2.1.1.4 Điều kiện khí tượng, thủy văn

in


cá có giá trị kinh tế cao.

Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc - Nam, chịu ảnh hưởng của
khí hậu ven biển, lại có khí hậu của vùng núi cao. Khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt,

họ

mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ
trung bình là 24,4 0C, thấp nhất là 18 – 190 C, cao nhất là 32,10 C. Lượng mưa hằng

Đ
ại

năm lớn và tập trung, dao động trung bình 1.900 – 3.2000mm/ năm. Độ ẩm không khí
cao nhất là tháng 2 (98,2%), thấp nhất là tháng 7 (47,6%). Vào mùa nắng thì nắng
nhiều, gây gắt, vào mùa mưa thì mưa nhiều, kéo dài với điều kiện khí hậu vừa thuận

ng

lợi lại vừa khắc nghiệt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế huyện, nhưng
cũng ảnh hưởng nhiều đến mùa màng, sản xuất của người dân, dẫn đến thu nhập

ườ

không ổn định, việc làm bấp bênh.

Tr

 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi Phú Lộc phân bố tương đối đều trên cả huyện. Đại bộ phận

sông suối đều bắt nguồn từ vùng núi thuộc sườn phía bắc và phía đông của dãy Bạch
Mã và chảy từ tây sang đông qua phần lớn diện tích là đồi núi xuống đồng bằng nhỏ
hẹp bị các cồn cát chắn ngang trước khi đổ ra biển.
Sông Truồi bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nơi có độ cao tuyệt đối
820m, chảy theo hướng gần Nam - Bắc đổ vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư
SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPGVHD: Th.S Tôn Nữ Hải Âu
Hiền. Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24km, diện tích lưu vực là 149km2, bao
gồm phần đất của huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc, độ dốc bình quân lòng sông là
34,5m/km. Ở thượng lưu núi Diều Gà đã xây dựng hồ chứa nước Truồi có dung tích
50 triệu m3 nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng hạ lưu.

uế

Ngoài ra huyện Phú Lộc có các con sông chính là sông Nông, sông Bù Lu và sông
Cầu Hai, cùng với nhiều khe suối nhỏ nên lượng nước khá phong phú. Tuy nhiên, do

tế
H

địa hình thượng nguồn quá dốc thường xảy ra xói lở bờ sông, vùng hạ lưu thấp trũng
nên nước mặn theo các cửa sông xâm nhập sâu vào đất liền, gây ra mặn tràn và mặn
ngấm. Riêng vùng ven biển vào mùa khô thường bị thiếu nước. Ngoài ra, ở Phú Lộc


còn có các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô... với nhiều nguồn lợi thủy

in

h

sản.

Nguồn nước dưới đất của huyện tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, có thể đáp

cK

ứng nhu cầu sinh hoạt, riêng vùng các xã ven đầm Cầu Hai, Lăng Cô thì nguồn nước
dưới đất có chất lượng kém hơn, vì thường bị nhiễm mặn.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
 Dân số

họ

2.1.2.1 Dân số và lao động

Đ
ại

Năm 2013 dân số trung bình toàn Huyện là 136.042 người, trong đó dân số nam
chiếm 68.446 người chiếm 50,31%; dân số nữ 67.464 người, chiếm 49.75%. Trong
tổng dân số toàn huyện, khu vực thành thị có 21.957 chiếm 16,14%, dân số ở nông

ng


thôn là 114.085 người chiếm 83,86%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,04%.
 Lao động

ườ

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 của toàn huện là 64.526 người chiếm 54,

76% tổng dân số toàn huyện. Lực lượng lao động dồi dào, chủ yếu là lao động thuần

Tr

nông, trình độ lao động thấp. Lực lượng lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao với 72 %.
Thời gian qua, huyện Phú Lộc được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư phát

triển kinh tế và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều công trình quan trọng trên địa bàn
huyện được hoàn thành xây dựng như cảng nước sâu Chân Mây, hầm đèo Hải Vân,
cầu Tư Hiền, cầu Lăng Cô, đường ven đầm Lập An và nhiều công trình giao thông đô

SVTH: Hồ Đắc Quyền_ Lớp K45KT TNMT

17


×