Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp tại phường Hương Hồ - thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.35 KB, 92 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

in

h

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
NGÀNH LÂM NGHIỆP (WB3) TẠI PHƯỜNG HƯƠNG HỒ

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

- THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Phương

ThS. Lê Sỹ Hùng

Lớp: K45 KTTNMT
Niên khóa: 2011 – 2015

Huế, tháng 05 năm 2015

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng
LỜI CẢM ƠN


cK

in

h

tế
H

uế

Trên cở sở những kiến thức đã được học ở nhà trường trong suốt thời gian 4 năm
học Đại học. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học thông
qua thực tế. Tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên
môn sau khi ra làm việc.
Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển và dưới dự hướng dẫn trực
tiếp của thầy giáo Th.S Lê Sỹ Hùng tôi được tham gia nghiên cứu đề tài:
“Tình hình thực hiện dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) tại
phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo Th.S Lê Sỹ Hùng đã tận tình giúp đỡ, định hướng đề tài, cung cấp những tài liệu
cần thiết và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc
gặp phải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tế Huế, là những
người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền tảng vững
chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chị đang
công tác tại Sở NN và PTNT, UBND phường Hương Hồ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn 60 hộ gia đình tại phường Hương Hồ đã


họ

nhiệt tình cộng tác trong suốt thời gian phỏng vấn và điều tra số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên

Đ
ại

cạnh, ủng hộ và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt
công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã cố gắng và tâm huyết với công việc nhưng chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của Thầy,

ng

Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Tr

ườ

Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

Huế, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương

i



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ i
MỤC LỤC .....................................................................................................................................ii

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................... v
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................vi

tế
H

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.....................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................................... 1

h

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2

in


2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................... 2

cK

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
3.1. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 3

họ

4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 3
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................................................. 3

Đ
ại

4.1.1. Số liệu thứ cấp..................................................................................................................... 3
4.1.2. Số liệu sơ cấp....................................................................................................................... 3
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.............................................................. 4
4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo................................................................................ 4

ng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 5

ườ

1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................... 5

1.1.1. Rừng trồng và vai trò của rừng trồng................................................................................ 5

Tr

1.1.1.1. Tài nguyên rừng và phân loại tài nguyên rừng ............................................................. 5
1.1.1.2. Vai trò của rừng ............................................................................................................... 6
1.1.1.3. Khái niệm về sản xuất lâm nghiệp................................................................................. 8
1.1.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế .................................................................................... 9
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế ....................................................................... 9
1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả ..............................................................12
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................15
1.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và rừng trồng ở Việt Nam.................................................15
1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và rừng trồng ở Thừa Thiên Huế......................................19
1.2.3. Dự án Hỗ trợ Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3)........................................................22

uế

1.2.3.1. Tổng quan về dự án .......................................................................................................22
1.2.3.2. Dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế........................26

tế

H

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH

LÂM NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HƯƠNG HỒ - THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ – TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................................31
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................................31

h

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................31

in

2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................31
2.1.1.2. Địa hình...........................................................................................................................31

cK

2.1.1.3. Khí hậu............................................................................................................................31
2.1.1.4. Thủy văn .........................................................................................................................32
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác...........................................................................................32

họ

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................. 33
2.1.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động...................................................................................33

Đ
ại


2.1.2.2. Cơ sở vật chất.................................................................................................................35
2.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................................................37
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đến trồng rừng ................................... 40
2.1.3.1. Thuận lợi.........................................................................................................................40

ng

2.1.3.2. Khó khăn.........................................................................................................................41
2.2.Tình hình thực hiện dự án WB3 tại phường Hương Hồ, thị xă Hương Trà, Tỉnh Thừa

ườ

Thiên Huế......................................................................................................................................41
2.2.1. Tình hình diện tích rừng trồng sản xuất WB3 tại phường Hương Hồ..........................41

Tr

2.2.2. Tình hình giải ngân của dự án WB3 tại phường Hương Hồ .........................................43
2.2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất WB3 tại phường
Hương Hồ......................................................................................................................................44
2.2.4. Tình hình tổ chức, thực hiện các hoạt động tuyên truyền và khuyến lâm....................46
2.3. Đánh giá tác động của dự án WB3 tại phường Hương Hồ thông qua phỏng vấn hộ....47
2.3.1. Thông tin các hộ điều tra................................................................................................... 47
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

iii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

2.3.1.1. Đặc điểm của các hộ điều tra.........................................................................................47
2.3.1.2. Các thông tin về dự án thu thập từ các hộ điều tra .....................................................50
2.3.2. Tác động của dự án đối với kinh tế..................................................................................51
2.3.2.1. Chi phí trồng rừng sản xuất WB3 của các hộ điều tra ................................................52

uế

2.3.2.2. Kết quả và hiệu quả trồng rừng sản xuất WB3 của các hộ điều tra...........................54
2.3.2.3. Đánh giá tác động kinh tế của dự án WB3 mang lại cho người dân thông qua các

tế
H

chỉ tiêu dài hạn NPV, BCR, IRR ...............................................................................................55
2.3.2.4. Đánh giá tác động của các yếu tố thị trường đến hiệu quả kinh tế của dự án
WB3 thông qua các hộ điều tra................................................................................................57
2.3.3. Tác động của dự án đối với xã hội ...................................................................................60

h

2.3.4. Tác động của dự án đối với môi trường ..........................................................................62

in

2.4. Thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng ở phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà...................63
2.5. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dự án ............................................................64


cK

2.5.1. Thuận lợi.............................................................................................................................64
2.5.2. Khó khăn.............................................................................................................................65
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...............................................................67

họ

3.1. Định hướng ...........................................................................................................................67
3.2. Giải pháp ...............................................................................................................................68

Đ
ại

3.2.1. Giải pháp về chính sách....................................................................................................68
3.2.2. Giải pháp về thị trường.....................................................................................................69
3.2.3. Giải pháp về quy hoạch đất đai........................................................................................69
3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh ........................................................................................70

ng

3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................................71
3.2.6. Giải pháp về phổ cập, tuyên truyền.................................................................................71

ườ

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................72
1. Kết luận.....................................................................................................................................72

Tr


2. Kiến nghị .................................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................76
PHỤ LỤC

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

: Bảo vệ môi trường

BQLDA

: Ban quản lý dự án

CAS

: Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

CSXH


: Chính sách xã hội

FSC

: Chứng chỉ phát triển rừng bền vững

GEF

: Quỹ môi trường toàn cầu

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

NN và PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

TFF

: Qũy Uỷ thác Lâm nghiệp

TNR

: Tài nguyên rừng


VCF

: Qũy Bảo tồn Việt Nam

họ

cK

in

h

tế
H

BVMT

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

WB

: Ngân hàng thế giới
: Dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp

Tr

ườ


ng

Đ
ại

WB3

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm 1945 -2013 ............................17
Bảng 1.2: Định hướng quy hoạch diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Việt Nam giai đoạn
2010-2020 .....................................................................................................................................18

uế

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2009 - 2020 ..........................................................................................................20

tế
H

Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu sử dụng lâm sản trong nước và trong tỉnhvào năm 2015 và

năm 2020 ......................................................................................................................................21
Bảng 1.5: Các nguồn vốn đầu tư cho dự án WB3.....................................................................26

Bảng 1.6: Tổng hợp kết quả đầu tư trồng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2014

h

và kế hoạch năm 2015 .................................................................................................................27

in

Bảng 1.7: Các đơn vị thực hiện dự án WB3 ở tỉnh Thừa Thiên Huếnăm 2005 - 2014 ........28
Bảng 1.8: Tổng hợp kết quả hoạt động cấp giấy CNQSDĐ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

cK

2005-2014 .....................................................................................................................................30
Bảng 2.1: Tình hình dân số, lao động của phường Hương Hồ năm 2014..............................34
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của phường Hương Hồ năm 2012 - 2014..........................38

họ

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện trồng rừng sản xuất WB3 ở phường Hương Hồ trong giai
đoạn 2005-2014............................................................................................................................42

Đ
ại

Bảng 2.4: Tình hình đo đạc đất đai, cấp giấy CNQSDĐ ở phường Hương Hồ giai đoạn
2005 – 2014................................................................................................................................... 45

Bảng 2.5: Đặc điểm chung của các hộ điều tra .........................................................................48
Bảng 2.6: Thu nhập bình quân hộ gia đình................................................................................49

ng

Bảng 2.7: Lý do tham gia dự án WB3 của các hộ gia đình......................................................51
Bảng 2.8: Chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng của các hộ điều tra ..........................................53

ườ

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu về kết quả trồng rừng sản xuất WB3 của các hộ điều tra.............54
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất WB3 của các hộ điều tra ... 55

Tr

Bảng 2.11: Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất WB3 tại phường
Hương Hồ ....................................................................................................................................57
Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất WB3với các mức lãi suất khác
nhau (tính bình quân cho 1 ha)....................................................................................................58
Bảng 2.13: Kết quả trồng rừng của các hộ điều tra với các trường hợp thay đổi về lãi suất,
chi phí và thu nhập .......................................................................................................................59
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra .....................................................................50

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

vii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, ngày nay vai trò của rừng càng
thể hiện rõ rệt hơn. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ

uế

chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng được ví như là “lá phổi xanh” và như là
“một siêu thị sinh học”: Rừng cung cấp gỗ, củi, các loại dược liệu, điều hòa khí hậu,

tế
H

đảm bảo quá trình chu chuyển oxy, duy trì tính ổn định, chống xói mòn đất, bảo vệ,
ngăn chặn gió, bão, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, đảm bảo sự sống,
và là nơi cư trú của các loài động thực vật, tàng trữ các nguồn ren quý hiếm…

Tuy nhiên với áp lực của gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế của thế giới nên

h

diện tích rừng đang ngày càng suy giảm, Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng

in

chung đó. Nhận thấy được vai trò của rừng Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều dự án,


cK

chính sách, một trong những dự án, chính sách được thực hiện trong những năm gần
đây và mang lại hiệu quả đó là dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp.
Hương Hồ là một phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ

họ

trợ để thực hiện dự án này. Tuy nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước làm cho đời sống
của người dân nơi đây được nâng cao, cải thiện bộ mặt kinh tế cũng như xã hội, môi

Đ
ại

trường của phường nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn. Để
hiểu rõ về quá trình thực hiện dự án và tác động mà dự án mang lại tôi đã chọn đề tài:
“Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp tại phường

ng

Hương Hồ - thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế.”
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

ườ

Hiểu rõ tình hình thực hiện dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp, phân tích

và đánh giá tác động của dự án tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa


Tr

Thiên Huế.
Tìm hiểu thị trường tiêu thụ gỗ ở địa bàn phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà,

tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao việc thực hiện
dự án thuận lợi và có hiệu quả hơn.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

 Để thực hiện các mục tiêu trên thì tôi đã thu thập các dữ liệu từ các nguồn khác
nhau: từ Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, ban quản lý dự án WB3 thị xã
Hương Trà, UBND phường Hương Hồ và từ điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ở
phường Hương Hồ. Đồng thời tham khảo thêm sách, báo, mạng Internet…

uế

 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

tế
H


Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: sử dụng phương pháp phân
tích lợi ích – chi phí
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
 Kết quả đạt được:

in

h

Thấy được tình hình thực hiện dự án WB3 trên địa bàn phường Hương Hồ, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là hoạt động trồng rừng sản xuất WB3 trong

cK

thời gian qua đã nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

Kết quả và hiệu quả của việc thực hiện dự án WB3 đem lại tương đối cao. Dự án
đã tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội và môi trường.

họ

Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện

Tr

ườ

ng


Đ
ại

dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, ngày nay vai trò của rừng càng

uế

thể hiện rõ rệt hơn. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ
chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng được ví như là “lá phổi xanh” và như là

tế
H

“một siêu thị sinh học”: Rừng cung cấp gỗ, củi, các loại dược liệu, điều hòa khí hậu,

đảm bảo quá trình chu chuyển oxy, duy trì tính ổn định, chống xói mòn đất, bảo vệ,
ngăn chặn gió, bão, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, đảm bảo sự sống,

và là nơi cư trú của các loài động thực vật, tàng trữ các nguồn ren quý hiếm… Tuy

h

nhiên do sức ép của gia tăng dân số và quá trình phát triển kinh tế đã làm cho diện tích

in

rừng suy giảm, ngày càng cạn kiệt, nhiều nơi không có khả năng tái sinh trở thành

trong các trận lụt bão…

cK

những vùng đất trống đồi trọc gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của con người

Ngày nay hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến ngày càng phức

họ

tạp và khó kiểm soát thì vai trò của rừng càng quan trọng. Nhận thấy được vai trò của
rừng nhưng nước ta là một nước đang phát triển nên khả năng phát triển rừng bền

Đ
ại

vững, kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng c̣n yếu kém. Đồng thời khung
pháp lý chưa chặt nên vẫn tồn tại nhiều chủ thể, nhiều cá nhân “lách luật” để khai thai
thác trái phép. Sự suy giảm diện tích rừng nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng


ng

đầu của đất nước, đến nay đã có nhiều chính sách, chương trình được đưa ra để nhằm
khắc phục và giảm thiểu các thiệt hại do mất rừng gây nên. Mặc dù diện tích rừng và

ườ

độ che phủ của rừng đã tăng đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp, hầu hết
các rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo không còn khả năng đáp ứng nhu

Tr

cầu sản xuất hiện nay, năng suất rừng trồng trong những năm vừa qua đã tăng lên rất
lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội.
Một trong nhiều dự án được đưa ra và thực hiện mang lại hiệu quả cao đó là dự

án hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), được bắt đầu triển khai vào tháng
8/2005. Dự án WB3 là dự án nhằm tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ
rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học rừng đặc dụng, nhằm nâng cao khả năng
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

đóng góp của ngành lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi
trường sinh thái. Dự án bao gồm bốn hợp phần chính: Phát triển thể chế, trồng rừng

đặc dụng, trồng rừng quy mô hộ gia đình và giám sát đánh giá dự án. Đối với hợp phần
trồng rừng quy mô hộ gia đình, ở giai đoạn I (2005 – 2011) dự án được triển khai

uế

trong 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ở giai đoạn II
(2012 – 2015) dự án được mở rộng thêm hai tỉnh mới là Thanh Hóa và Nghệ An. Dự

tế
H

kiến toàn bộ dự án sẽ có khoảng 70.300 ha rừng trồng được thiết lập. Thừa Thiên Huế

có 05 huyện/thị xã tham gia: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam
Đông với diện tích đưa vào trồng rừng khoảng 20.300 ha, trong đó, diện tích trồng
rừng theo quy mô hộ gia đình là 17.300ha, diện tích lâm trường đủ điều kiện là

in

h

3.000ha.

Hương Hồ là một phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia

cK

vào dự án Hỗ trợ Phát triển ngành Lâm nghiệp. Việc tham gia vào dự án đã mang lại
những chuyển biến tích cực: Diện tích rừng đã tăng đáng kể, khai thác và sử dụng đất,
lao động hiệu quả, bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, gia tăng khối lượng gỗ phục


họ

vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân nơi đây. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án như

Đ
ại

rừng trồng phát triển chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương,
hoạt động đầu tư đạt hiệu quả chưa cao... Để hiểu rõ tình hình thực hiện dự án và tác
động của dự án mang lại cho người dân phường Hương Hồ như thế nào, tôi đã chọn đề

ng

tài: “Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp tại phường
Hương Hồ - thị xã Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.

ườ

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Tr

Nhìn thấy được tình hình thực hiện dự án WB3 và tác động của nó trên địa bàn

phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất định hướng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện dự án.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, rừng trồng sản
xuất.
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

- Đánh giá tác động của dự án mang lại ở ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi
trường trên địa bàn phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án
cũng như phát triển rừng trồng ở địa phương trong thời gian tới.

uế

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu

tế
H

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện dự án và tác động
của dự án WB3 trên địa bàn phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu và điều tra trực tiếp các hộ tham gia dự án
WB3 trên địa bàn phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

in


h

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài bao gồm số liệu sơ

3.2. Đối tượng nghiên cứu

cK

cấp và số liệu thứ cấp giai đoạn năm 2005 – 2014.

Các hộ nông dân trực tiếp tham gia dự án WB3 trên địa bàn phường Hương Hồ,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

họ

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Đ
ại

4.1.1. Số liệu thứ cấp

Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ
quan ban ngành trên địa bàn như Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn tỉnh Thừa

ng


Thiên Huế, ban quản lý dự án WB3 thị xã Hương Trà, UBND phường Hương Hồ.
Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiên cứu khoa học, sách,

ườ

báo và các tài liệu có liên quan.
4.1.2. Số liệu sơ cấp

Tr

- Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá tác động của dự án, đề tài đã chọn

ngẫu nhiên 60 hộ tham gia trực tiếp hoạt động trồng rừng sản xuất thuộc dự án WB3
tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng
vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để trên cơ sở đó
đánh giá tác động của dự án trên địa bàn phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.


uế

- Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để phân tích các chỉ tiêu như
giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất thu nhập và chi phí

tế
H

(BCR) bằng phần mềm Microsoft Excel.
4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thông qua các buổi trao đổi, gặp gỡ và thảo luận với các cán bộ của ban quản lý
dự án sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, cán bộ địa phương và thầy hướng dẫn

in

h

nhằm thu thập nhiều kiến thức chuyên môn và giải quyết các vướng mắc trong quá

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

trình thực hiện.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Rừng trồng và vai trò của rừng trồng
1.1.1.1. Tài nguyên rừng và phân loại tài nguyên rừng

tế
H

 Khái niệm

uế

1.1. Cơ sở lý luận


Từ xa xưa khi con người chưa xuất hiện, rừng che phủ hầu hết phần lục địa của
Trái đất. Tuy nhiên nhận thức về rừng và vai trò của rừng đang còn ở dưới nhiều góc

h

độ khác nhau và chưa thống nhất. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã

in

hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Tùy theo nhận thức và các lợi
ích nhận được khác nhau mà rừng được đánh giá khác nhau.

cK

Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa vào
phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lí:
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi

họ

không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái
đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý (Morozov 1930).

Đ
ại

Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình
chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài


ng

(M.E.Tcachenco 1952).

Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển

ườ

địa cầu (I.S.Mê lê Khôp 1974).
Tuy nhiên ở Việt Nam TNR được định nghĩa như sau: “TNR là tài nguyên thiên

Tr

nhiên có thể tái tạo, là hệ sinh thái chứa đựng quần thể thực vật, động vật rừng, vi sinh
vật, đất rừng và các yếu tố ngoại cảnh khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật
đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên, chúng tác
động qua lại nhau tạo thành một hệ thống nhất tương đối là hệ sinh thái rừng. Rừng
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng” (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, 2004).
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan
hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. TNR là tài nguyên thiên nhiên có thể tái

tạo, tuy nhiên nếu khai thác quá mức thì khả năng tái sinh là rất thấp, bị cạn kiệt dần
và trở thành tài nguyên không thể tái tạo.

uế

 Phân loại
- Phân loại rừng theo mục đích sử dụng:

tế
H

+ Rừng phòng hộ: Có chức năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ

chứa, để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi đắp lòng sông, lòng hồ.
Rừng phòng hộ được phân thành rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát, lấn biển.

in

h

+ Rừng đặc dụng: Được sử dụng cho mục đích chủ yếu là bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn ren sinh vật rừng, nghiên cứu khoa

cK

học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với
phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu văn hóa xã hội.


họ

+ Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Đ
ại

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành rừng
+ Rừng tự nhiên: Bao gồm rừng nguyên sinh là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi
con người, thiên tai; cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định và rừng thứ sinh là rừng

ng

đã bị phá hủy sau một thời gian dài đã được phục hồi.
+ Rừng nhân tạo: Là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: rừng

ườ

trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có,
rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Tr

1.1.1.2. Vai trò của rừng
Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động, thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không

thể thiếu được trong tự nhiên, nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo cảnh quan
cũng như tác động mạnh mẽ đến yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy rừng không chỉ
có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ

môi trường. Tùy nhận thức và các lợi ích khác nhau mà rừng được đánh giá khác nhau.
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

Rừng có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, rừng có
tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời
xuống Trái đất, rừng có độ che phủ lớn, nên còn có vai trò rất quan trọng trong việc
duy trì và điều hòa lượng cacbon trên Trái đất do vậy rừng có tác dụng làm giảm, suy

uế

thoái các hiện tượng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu,
chống sạc lỡ, xói mòn và bồi dưỡng tiềm năng cho đất… Ở những nơi có rừng, đất

tế
H

được bảo vệ khá tốt, hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa
hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng chất
hữu cơ có trong đất. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói,quá trình đất mất mùn và thoái
hóa sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất

in


h

trống mỗi năm bị rữa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic,
tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường lên làm cho đất mất tính

cK

chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh
dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá.
Rừng điều tiết nước, chống lũ lụt, giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế hiện tượng

họ

lắng đọng, dòng sông, lòng hồ, tăng lượng nước ngầm, tăng lượng nước vào mùa khô,
hạn chế nước vào mùa lũ. Một số nhà khoa học cho rằng lưu lượng nước chảy bề mặt

Đ
ại

giảm đi ở nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc. Bên cạnh đó thì
rừng tự nhiên có tác dụng giảm dòng chảy nước mặt tốt hơn so với rừng trồng do rừng
trồng có lớp thảm mục ít và đã cơ giới hóa. Rừng còn được xem như là một nhà máy

ng

xử lý nước thải và là một hệ thống rào chắn tự nhiên, chống lại hiện tượng cát bay, cát
lấn, bảo vệ nội địa và hệ thống đê biển.

ườ


Rừng là nơi bảo tồn các giá trị sinh học, là nơi ở, sinh sống của các loài động

thực vật và bảo vệ các nguồn ren quý hiếm, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ.

Tr

Ngoài việc đóng vai trò quan trọng về môi trường thì rừng còn có giá trị trong

nền kinh tế: Rừng cung cấp gỗ, củi, các lâm sản ngoài gỗ cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu, cung cấp các loại dược liệu phục vụ nghiên cứu khoa học… Theo Tổ chức
Y tế Thế giới WHO đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản
ngoài gỗ để chữa bệnh, làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó rừng là hệ sinh
thái có độ đa dạng nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Năng suất trung bình của
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

rừng Thế Giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 -3% nhu cầu thực phẩm cho con
người. Rừng còn tạo nên các vẻ đẹp, là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch,
giải trí góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.
Ngoài ra rừng còn đem lại giá trị xã hội không hề nhỏ trong việc giải quyết việc làm,

của người dân bản địa, giữ vững an ninh và ổn định đời sống xã hội.

tế

H

1.1.1.3. Khái niệm về sản xuất lâm nghiệp

uế

tạo nguồn thu thiết thực, giải quyết nạn thiếu lương thực, là nơi bảo tồn các kiến thức

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nói đến lâm nghiệp trước hết
phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội.
Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật

in

h

liệu phục vụ cuộc sống; rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con
người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại châu Âu, đánh dấu một xu

cK

hướng mới trong việc khai thác tái tạo TNR. Khai thác, lợi dụng và tái tạo TNR ngày
càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có hệ
thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần

họ

hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng
trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.


Đ
ại

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO): “Lâm nghiệp
là một ngành kinh tế, gồm các hoạt động kinh tế chính liên quan đến sản xuất hàng hóa
từ gỗ, sản xuất các sản phẩm phi gỗ và các dịch vụ từ rừng”.

ng

Lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và vai
trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng.

ườ

Đứng trên nhiều góc độ khái niệm lâm nghiệp được xây dựng dựa trên nhiều quan
điểm khác nhau:

Tr

Quan điểm thứ nhất: “Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh

tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng”.
Quan điểm thứ hai: “Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt không

chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai thác sử
dụng rừng”.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

Quan điểm thứ ba: “Xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng
trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất ngoài chức nãng xây dựng rừng, quản lý, bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển, chế
biến lâm sản”.

uế

Như vậy ta có thể rút ra kết luận chung nhất rằng: “Lâm nghiệp là ngành sản xuất
vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ

hóa, xã hội… của rừng” (Duanlamnghiep.gov.vn).
1.1.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế

in

h

 Khái niệm

tế
H

rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ văn


Hiệu quả được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khái niệm, định nghĩa

trực tiếp đến sản xuất hàng hóa.

cK

được đưa ra nhưng nhìn chung hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan

Nói đến hiệu quả kinh tế thì HQKT là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử

họ

dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. HQKT
được xác định bởi mối quan hệ giữa kết quả và chi phí.

Đ
ại

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh
nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là
mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một

ng

doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ
mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh

ườ


mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất
lượng sản phẩm... Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.

Tr

Chi phí sản xuất là tất cả những hao phí tạo ra và phát sinh trong quá trình hình

thành, tồn tại và hoạt động của một chu kì sản xuất.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí sản xuất của

doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là tiền đề để thực hiện
kết quả sản xuất và HQKT đạt được khi kết hợp hai yếu tố đó.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

HQKT là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, phân tích và so sánh chất lượng của
các đợn vị hoặc giữa các loại sản phẩm. Việc nâng cao HQKT là vấn đề hết sức quan
trọng, từ nguồn lực có hạn thì người sản xuất phải lựa chọn các cách thức sản xuất như thế
nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu quả càng cao thì tạo tiền đề cho khả năng tái sản

uế

xuất, mở rộng sản xuất càng cao.

HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước

tế
H

đo trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động
kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt

động kinh tế. HQKT được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật
xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất xã hội, phản

in

h

ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và việc tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế xã hội. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế sản xuất do nhu cầu

cK

cuộc sống của con người ngày một nhiều hơn. Nói tóm lại, bản chất của HQKT đều
được thống nhất đó là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội.
HQKT được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt

họ

được kết quả đó. Chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của
đồng vốn, nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Với quan

Đ

ại

điểm này tồn tại rất nhiều hạn chế, không phù hợp với xu hướng phát triển thị trường hiện
nay. Nó chỉ đánh giá hiệu quả sau khi đã đầu tư, không tính đến yếu tố thời gian trong khi
tính toán và việc tính toán chỉ dựa trên hai phạm trù cơ bản đó là thu và chi nên việc tính

ng

toán theo quan điểm này chưa chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường
hiện nay thì không thể tồn tại ở mức độ đó, bởi vì thông qua hiệu quả mà chúng ta còn có

ườ

thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không và đầu tư bao nhiêu là hợp lý và
việc đầu tư không chỉ đơn thuần là tác động tới mặt kinh tế mà còn tác động đến các mặt

Tr

xã hội, môi trường… Để khắc phục khuyết điểm của quan điểm trên thì các nhà kinh tế
đưa ra quan điểm mới về HQKT thể hiện qua công trình nghiên cứu của Farrell (1957) và
các nhà kinh tế khác: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối” ( Farrell, Hiệu quả kinh tế trong nông – lâm nghiệp,
1957). Theo ông: “Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất ngang tài ngang

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

sức và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau và như
vậy thì chỉ có thể ước tính đầy đủ HQKT theo nghĩa tương đối.”
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay

uế

công nghệ áp dụng, nó cho biết một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem
lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Việc lựa chọn cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào

tế
H

khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra.

Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá) là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong mối quan hệ với giá sản phẩm
đầu ra và giá đầu vào.

in

h

HQKT đạt được khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực là
tối đa.

cK


Qua các phân tích ở trên thì nói tóm lại: Hiệu quả kinh tế chính là phạm trù phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá

họ

trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. Và
các quan điểm đều hướng đến việc thống nhất bản chất của HQKT đó là nâng cao năng

Đ
ại

suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao HQKT là đạt
được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (chi phí được hiểu ở đây là bao gồm chi phí để tạo
năng lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội). ( Theo

ng

PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2001, Phân tích số liệu thống kê, Huế)
 Phân loại hiệu quả kinh tế

ườ

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác

nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng khác

Tr


nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu HQKT
đúng cần phân loại HQKT.
Căn cứ vào nội dung bao gồm:
- HQKT: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ
mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả về mặt
xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có mối liên hệ mật thiết với các loại hiệu
quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tế của con người.
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả vừa mang tính lâu dài vừa đảm bảo lợi ích

uế

trước mắt. Gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường sinh thái.

tế
H

Theo phạm vi, HQKT chia thành:


- HQKT quốc dân: Là xem xét hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế.
Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát
triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước tác động

h

đến phát triển kinh tế xã hội nói chung.

in

- HQKT ngành: Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản

cK

xuất. Mỗi ngành lại được phân chia thành nhiều ngành nhỏ (Ví dụ: ngành nông nghiệp
được chia thành các ngành nhỏ như trồng trọt, chăn nuôi, ngành công nghiệp gồm
công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng…). Trong HQKT ngành người ta tính toán hiệu

họ

quả riêng cho từng ngành sản xuất.

- HQKT vùng: Phản ánh hiệu quả của một vùng (vùng kinh tế, vùng lãnh thổ).
- HQKT theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả của các quy mô khác

Đ
ại

nhau như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản

xuất thì HQKT gồm có:

ng

- Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên.
- Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.

ườ

- Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý.

Tr

1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): Cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn

vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu.
GO = Qi * Pi
Trong đó:

( i = 1…n)

Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: Giá của sản phẩm thứ i.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

12



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá
trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động
thuê ngoài,… nhưng không tính lao động gia đình. Nói cách khác, IC là toàn bộ chi

IC=

tế
H

Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j trong năm sản xuất.

uế

phí vật chất và dịch vụ mua/ thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất.

- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ các khoản chi để tạo ra khối lượng hàng hóa cuối
cùng.

h

- Giá trị gia tăng (VA): Chính giá trị sản xuất vật chất dịch vụ mà các ngành sản

in

xuất tạo ra trong một chu kỳ.


VA = GO – IC

cK

- Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập ròng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh

họ

của doanh nghiệp.

LN= GO – TC

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hằng năm: GO/IC, VA/IC.

Đ
ại

GO/IC (Giá trị sản xuất/ Chi phí trung gian): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng
chi phí trung gian bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
VA/IC (Giá trị tăng thêm/ Chi phí trung gian): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng

ng

chi phí trung gian bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
 Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế dài hạn

ườ


 Giá trị hiện tại ròng (NPV): Là giá trị được xác định bằng chênh lệch giữa

giá trị hiện tại của các khoản thu với giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Nó

Tr

được sử dụng nhiều trong việc thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phân tích khả
năng sinh lợi của dự án đầu tư hay cả trong tính toán giá cổ phiếu.
- Công thức tính:
NPV=

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng.
Bt: Giá trị thu nhập ròng tại năm t.
Ct: Giá trị chi phí đầu tư thực hiện tại năm t.
r: Tỷ lệ lãi suất.

uế

n: Số năm của chu kỳ kinh doanh.
t: Năm kinh doanh thứ t.


tế
H

- Đánh giá

NPV dùng để đánh giá tác động của dự án có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau,
dự án nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn.

+ Nếu NPV > 0 thì dự án có tác động tích cực, có hiệu quả về mặt tài chính.

in

h

+ Nếu NPV < 0 thì dự án không hiệu quả về mặt tài chính.
- Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi cả đời của công ty.

cK

- Nhược điểm:

+ NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu.

+ Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

họ

+ Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi phải xác định dòng thu và dòng chi của cả dời dự án.
 Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR): Là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức


Đ
ại

độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
- Công thức tính:

ng

BCR =

Tr

ườ

Trong đó: BCR: Tỷ suất thu nhập và chi phí.
Bt: Giá trị thu nhập ròng tại năm t.
Ct: Giá trị chi phí đầu tư thực hiện tại năm t.
r: Tỷ lệ lãi suất.
n: Số năm của chu kỳ kinh doanh.
t: Năm kinh doanh thứ t.
- Đánh giá:
+ Nếu BCR > 1: Dự án hoạt động có lãi.

SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

14


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng

+ Nếu BCR < 1: Dự án hoạt động không có lãi.
+ Nếu BCR = 1: Tùy quan điểm để tiến hành có thực hiện dự án hay không.
 Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR): Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn.

= 0 thì r= IRR

tế
H

- Công thức tính:

uế

IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0 tức là:

IRR=r1+( r2 - r1 )

h

Trong đó: IRR: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (%).

in

r1: Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV > 0 gần sát 0 nhất.
r2: Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV < 0 gần sát 0 nhất.

cK


IRR được tính theo % để đánh giá hiệu quả kinh tế. Mô hình nào có IRR càng lớn
thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
1.2. Cơ sở thực tiễn

họ

1.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và rừng trồng ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có

Đ
ại

diện tích khoảng 311.690 km2 . Có ¾ diện tích là đồi núi, độ che phủ rừng cao với
nguồn sinh vật phong phú và đa dạng. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2000, hoạt động
chặt cây, phá rừng diễn ra rất mạnh mẽ và với tốc độ rất nhanh, việc mất rừng không

ng

phải chỉ diễn ra ở Tây Nguyên mà còn ở nhiều vùng khác của đất nước, thu hẹp diện
tích rừng để mở rộng đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đường

ườ

sá và các cơ sở hạ tầng khác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, chiếm 43% diện tích đất đai, đến

Tr

những năm đầu thập niên 1990 diện tích này đã giảm tới con số 9,18 triệu ha với độ
che phủ chỉ còn 27,2% tức là dưới mức báo động. Tốc độ mất rừng ở Việt Nam trong

những năm 1985 -1995 là 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai hoang, 50.000
ha do cháy và 90.000 ha do khai thác quá mức gỗ và củi. Ở nhiều vùng trước đây rừng
là bạt ngàn thì nay chỉ còn đồi trống, diện tích còn lại rất ít, chẳng hạn như vùng Tây
SVTH:Nguyễn Thị Phương – K45 KTTNMT

15


×