Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,064 trang)

Từ Điển Pháp Số Tam Tạng (Nguyên Là Tam Tạng Pháp Số)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 1,064 trang )

Kính dâng Bổn Sư
Giác Linh Hòa Thượng thượng HUYỀN hạ HY
Ai mẫn chứng minh.

HOÀI HÖÔÙNG
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.
Lê Hồng Sơn
Khể thủ.


LÔØI TÖÏA
Phật Giáo lấy con người làm trung tâm, nên phương
pháp giáo hóa lấy tâm làm khởi điểm, cũng lấy tâm làm nơi
kết thúc. Tâm không đối lập với vật mà là một thực thể nhìn
dưới hai mặt khác nhau.
Xuất phát như thế, đi đến nhận định những tương quan
trong và ngoài con người, bằng phương pháp duyên khởi để
tìm hiểu. Nghĩa là đặt con người trước tâm địa của nó và đặt
con người trong tương quan với đồng loại, với môi trường
sống. Vì sự tồn tại của cá nhân không thể đơn độc, mà tồn tại
là tồn tại với, tồn tại vì.
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con
người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất
cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con
người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô
tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế
giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của
con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.


Khi nhìn chúng trong tương quan y báo và chánh báo
không thể tách rời nhau, bởi đó là hoạt dụng của tâm thì mới
thấy rằng mọi biểu hiện đều xuất phát từ tâm. Dù tâm không
nhìn thấy được, không xúc chạm được nghĩa là không cụ thể;
nhưng nó biểu hiện qua ngôn ngữ, hành động và ý nghĩ , để lại
hệ quả vô cùng lớn lao trong đời sống của chúng ta và ảnh
hưởng trên mọi phương diện. Trong suốt 49 năm (theo Bắc
truyền) nói pháp độ sanh, đến giờ phút cuối cùng, ĐứcThế Tôn
luôn luôn đề cập đến điểm mấu chốt này. Về sau, đệ tử của
Ngài cũng tiếp nối con đường giáo hóa như vậy.


Nội dung giáo hóa ấy, nhằm nói lên rằng giữa mình và
người, giữa mình và chúng sanh, nói chung là một và có thể hy
sinh cho tất cả bằng trọn trái tim của mình, nên có câu : ngũ
trược ác thế thệ tiên nhập…Đó là đồng thể đại bi.
Để thể hiện tâm từ bi rộng lớn ấy phải có trí huệ làm
kim chỉ nam và đặt trên nền tảng duyên sinh. Điều này giải
thích lý do rằng trên bước đường hoằng hóa, Đạo Phật không
làm đổ một giọt máu, đến đâu cũng đều hòa nhập với dân bản
xứ và chia sẻ vui buồn với dân tộc ấy. Bởi lẽ, trong tinh thần
Đạo Phật thấy mình với người là một, mình với vũ trụ đây là
một. Nếu tách ra hai sẽ không còn một:

此有故彼有
此生故彼生
此無故彼無
此滅故彼滅
Nghĩa là :
Cái này có nên cái kia có,

Cái này sanh nên cái kia sanh.
Cái này không nên cái kia không,
Cái này diệt nên cái kia diệt.
Ý thức như trên, người con Phật không đổ thừa khổ đau,
thất bại hôm nay, đời này cho ai (dù là thần thánh). Mà những
khổ đau ấy, ta có một phần trách nhiệm, nên phải nghiêng vai
gánh vác, sẻ chia với đồng loại để cho cuộc sống được cải
thiện tốt đẹp hơn, cũng là ta làm cho ta trong đời này và đời
sau, vì luật duyên sinh không chấm dứt ở đây.


Thực hiện cho được những điều cơ bản về nhân thừa ấy,
trước hết, ta hãy học và ý thức thường xuyên là sống, bao giờ
cũng sống trong y báo và chánh báo của ta, khi ý thức đã
chuyển biến thì hành động của ba nghiệp sẽ có kết quả tốt đẹp
ngay trong đời này. Huống gì hiện nay, ai cũng nhận thấy
được nhân loại bây giờ, như ở trong một ngôi làng mà mỗi
nước là một cái thôn nhỏ, thì ý nghĩa trên lại càng dễ hiểu hơn
nhiều.
Từ nội dung giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, trên bước
đường hành hóa độ sanh của Phật, chưa hề phân biệt con
người qua hình thức. Tất cả chúng sanh đều bình đẳng vì đều
có tánh giác ngộ. Đó là điểm cốt yếu trong Phật giáo. Đối với
ngôn ngữ và danh từ của văn hóa và kinh điển đương thời,
Phật vẫn sử dụng mà không úy kỵ trong những pháp thoại và
giao tiếp với mọi người. Cho nên, giáo nghĩa bao quát và thiết
thực trong ba tạng kinh- luật- luận về ngôn ngữ, danh từ
chuyên môn rất là phong phú. TỪ ĐIỂN PHÁP SỐ TAM
TẠNG (nguyên là Tam tạng pháp số) giúp một phần nhỏ cho
người học Phật đi vào kho tàng pháp bảo ấy được dễ dàng hơn.

Sách Tam Tạng Pháp Số ra đời vào triều đại nhà Minh,
niên hiệu Vĩnh Lạc (1424) có 50 quyển, 1555 điều. Mỗi danh
từ đều có số đi kèm, nên gọi là pháp số. Đặc biệt mỗi danh từ
đều có nêu xuất xứ từ kinh, luật, luận và chú sớ nào, nên trong
cùng một danh từ mà ý nghĩa có khác nhau.
Pháp sư Thích Nhất Như vâng chiếu vua, biên soạn, là
người Cối Kê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngài bẩm chất
thông minh dĩnh ngộ, bát thông giáo nghĩa Tam tạng và Ngài
đã viên tịch vào năm Hồng Hy thứ nhất (1425).
Đây là tác phẩm do Ngài chủ biên, rất ích lợi cho người
học Phật.


Dù là với hình thức đơn giản, sách này có được là nhờ
sự giúp đỡ về hình thức của Thượng Tọa Thích Giác Trí, Đại
Đức Thích Nguyên Hạnh, Đại Đức Thích Đồng Lai. Xin tri ân
ba vị.
Về phần người dịch, đây là cả tâm thành của tôi. Chắc
chắn có vụng về, sơ suất không sao tránh khỏi. Xin người đọc
góp ý cho để dịp in lại được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn.
Gò Vấp, 29-01-2011
Lê Hồng Sơn
Kính

Dịch giả Lê Hồng Sơn


Lời giới thiệu
Con số ra đời từ bao giờ? Có lẽ đã từ lâu lắm, cùng với sự xuất hiện của loài người.
Kể từ hình thức thô sơ ban đầu như thắt nút kết dây, xếp đá, vạch da cây ghi dấu cho

đến khi hiện hình thành những con số huyền ảo, là cả một tiến trình phát minh kỳ diệu
của loài người. Trong cuộc sống, con số thiết thiệt phục vụ con người trong mọi hình
thức sinh hoạt. Con số gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường, ê a
học bản cửu chương với những phép cộng từ nhân chia, tính nhẩm rồi lớn dần với
những bài toán số tích phân, khi vào đời con số gắn liền với việc làm ăn và bao nhiêu
là tính toán vừa thú vị vừa điên đầu, con số theo ta cho đến khi nhắm mắt lìa đời:
Hình như cùng với ngôn ngữ và tư duy, con số như một thuộc tính bất khả phân ly với
con người, đến nỗi khó thể hình dung có ai đó sống mà tách rời với con số.
Tam Tạng Pháp Số là sách về những con số, nhưng là pháp số, số dùng trong Phật
pháp, cụ thể là rút từ ba Tạng Kinh, Luật, Luận trong pho Đại Tạng. Sách lấy số làm
Cương, lấy các điều liên quan đến số làm Mục, sắp xếp những thứ cùng loại với nhau
từ số một đến số vạn.
Những số được dùng trong sách, ngoài những số có sẵn trong truyền thống văn
hóa tôn giáo Ấn độ còn đều là những danh từ, danh số Phật pháp, giải thích giáo nghĩa
nhà Phật: Ngoài những số cụ thể như tam quy, tứ đế, ngũ giới, lục căn, bát chánh đạo,
thập nhị nhân duyên còn những con số có tính biểu tượng thuộc thánh giáo lượng như
bát vạn tứ thiên trần lao, bát vạn tứ thiên pháp môn mà ta có cảm tưởng như những
linh số có tính khải huyền.
Nguyên tác Tam Tạng Pháp Số 50 quyển do ban biên tập đứng đầu là Pháp sư
Nhất Như, năm Vĩnh Lạc đời Minh, phụng sắc vua biên soạn. Đó là vào đầu thế kỷ 15,
cụ thể là vào năm 1403…. Xin lược qua tiểu sử và hành trạng của Nhất Như Pháp sư
dựa theo lời Tựa của cư sĩ Đinh Phúc Bảo: Sư quê ở Cối Kê, là người thông minh
dĩnh ngộ vừa chăm học vừa học rộng, lại có sức nhớ dai, mọi kinh văn Đại, Tiểu thừa
chỉ cần đọc qua một lần là nhớ như in, cứ như đã học từ kiếp nào. Sư xuất gia ở chùa
Thượng Thiên Trúc Giảng Tự Tại Hàng Châu, là đệ tử của cao tăng Cụ Am Pháp sư,
học được chánh truyền của thầy, bác thông giáo nghĩa, rất giỏi giảng pháp đặc biệt là
giảng kinh Pháp Hoa. Sư có trứ tác Pháp Hoa Kinh Khoa Chú. Khoảng năm Vĩnh Lạc,
sư nhận chiếu biên tu Đại Tạng, một việc làm rất quan trọng vinh dự và sau đó được
cử làm Hữu Xiển giáo Ty Tăng Lục. Sư mất năm Hồng Hi nguyên niên (1425), được
ban lễ tế tang.

Xin nói về phương pháp biên soạn Tam Tạng Pháp Số của nhóm biên tập do Nhất
Như Pháp sư làm tổng tài. Những người trong ban biên tập trước đây cùng sư biên tu
Đại Tạng, nay lại nối tiếp biên soạn Tam Tạng Pháp Số, một việc làm hẳn là rất cần
thiết mà nhóm biên tập của sư cảm thấy như một công cụ soi sáng cho việc nghiên
cứu Kinh tạng. Họ là những vị được tuyển rất kỹ, có thể nói là những vị thạc học xuất
sắc nhất trong tăng giới thời bấy giờ. Phàm những danh từ nào có liên quan đến pháp
số, hễ có trong Đại Tạng thì đều chọn hết, tổng cộng 1555 điều, giải thích kinh luận
rất rõ ràng, chiết trung, dung hội quán thông rồi sắp xếp trật tự cứ như một sợi tơ


xuyên suốt xâu chuỗi vậy. Phàm những chỗ sâu xa khó khăn trong kinh luận đều được
diễn đạt bằng lời văn trong sáng, giãn dị, dễ hiểu. Mọi trích dẫn từ kinh nào, luận nào,
hoặc những sách nào đều được giảng và chú ngay dưới mỗi đề mục. Việc làm này rất
chân xác, rất khoa học, khác hẳn những sách biên tập cẩu thả của người đời Minh thời
ấy, đặc biệt là những sách Nho gia. Riêng về kinh điển Đại, Tiểu thừa có những chỗ
sai biệt, có khi cùng một thừa mà vì tông phái khác nhau nên có những thuyết giảng
khác nhau. Gặp những trường hợp ấy, sách Tam Tạng Pháp Số đều trưng dẫn đầy đủ
số sai biệt của các nhà các phái rõ ràng, rành rẽ cứ như kể, đếm của báu trong nhà vậy.
Để biên soạn sách Tam Tạng Pháp Số, nhóm Pháp sư Nhất Như, dù toàn là những vị
đọc rộng hiểu sâu Đại Tạng, nhưng lại hết sức tuân thủ chính xác lời Thầy, tuyệt đối
không dám khinh dị sửa đổi sách xưa, cổ bản, khác với thói tệ thường trong sách Nho
gia đương thời. Việc làm có tôn chỉ, có phương pháp, vừa nghiêm túc vừa khoa học
chắc ảnh hưởng không ít đến 4 vị đại sư kiệt xuất sau này như Liên Trì, Tông Bá,
Hám Sơn, Ngẫu Ích, là những vị có khả năng đọc hàng nghìn quyển Tạng kinh và có
sức trứ thuật rất đáng kể.
Sách Tam Tạng Pháp Số là một công trình giá trị, có lợi lạc rất nhiều cho những ai
có tâm tu học Phật pháp, đặc biệt là những người sơ học khao khát muốn tìm hiểu
chân lý nhưng vướng ngại nhiều khó khăn trong rừng kinh điển Phật học.Với những
người này, Tam Tạng Pháp Số là kim chỉ nam, là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm
tăm tối, là cây cầu dẫn đến biển Giác diệu vời. Mừng thay, sách này được dịch giả Lê

Hồng Sơn chuyển dịch ra Việt ngữ dưới tựa đề “Từ điển Tam Tạng Pháp Số”, bằng
lời văn trong sáng, tế nhị, diễn tả trung thực nguyên tác, với tinh thần “tự tín suy minh
tác giả tâm”. Điều này cũng dễ hiểu vì Lê Hồng Sơn là một nhà giáo tâm huyết, có
nhân duyên đặc biệt với nhà Phật, từ có thời gian dài sinh hoạt Phật giáo, đắm mình
trong câu kinh lời kệ, hẳn am tường không ít Phật lý và hưởng được nhiều hương vị
đạo. Cái tư vị ấy bàng bạc khắp các trang dịch, như thể người nhà nói chuyện nhà. Và
có cái thú vị của người trong cuộc mà vẫn không gián cách với người môn ngoại. Để
dịch công trình này, Lê Hồng Sơn có công phu học vấn nội điển đã đành mà đặc biệt
ông còn có tâm nguyện suốt đời vì đạo, cống hiến hết khả năng giúp đỡ đồng
đạo….Hạnh nguyện ấy hẳn được chư Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp hoan hỷ chứng tri hộ trì,
giúp ông có nghị lực miệt mài tra cứu, phiên dịch, làm việc 8 giờ một ngày trong thời
gian dài để hoàn thành công trình lợi lạc này và có thể xem đây như tấm lòng của kẻ
hậu học đền đáp phần nào ân đức của các bậc cổ đức, thiện tri thức tiền bối cách đây 6
thế kỷ. Dịch giả nguyện làm cây cầu nối chuyển giao tâm tình: “Xin đem tình người
trước, Gửi những kẻ về sau” cũng là học tập Bồ tát tâm hoài của vô lượng kiếp thánh
hiền đời trước. Công đức ấy, thành ý ấy thật rất đáng trân trọng.
Hi vọng sách này ra đời sẽ đóng góp thêm cho lâu đài Phật học nước nhà một viên
gạch nền vững chắc trong nỗ lực Việt hóa Đại Tạng, một công trình lớn lao cần sự
góp sức của nhiều người. Thiết nghĩ tác phẩm này rất có ích cho những ai thao thức,
thiết tha tìm chân lý nhà Phật mà thiếu vốn chữ Hán, thiếu bản đồ chỉ đường. Dĩ nhiên,
tác phẩm dịch thuật nào cũng không thể toàn bích nhất là chỉ với sức của một người.
Kiến thức con người có hạn dù đã hết tâm để đền bù. Sách này hẳn còn những thiếu
sót mong được chư vị thiện tri thức cao tăng đại đức chỉ chính. Hẳn đó cũng là tâm
nguyện của dịch giả. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đóng góp mấy ý kiến với dịch giả là nên


cố gắng chuyển sang tiếng Việt những thuật ngữ Phật học nếu có thể được và nên sắp
xếp mục lục theo thứ tự A, B, C. (Hiện sách xếp theo số mục từ 1 đến hàng vạn). Và
cần thiết làm bảng sách dẫn ở cuối sách để tiện cho bạn đọc tra cứu. Rất mong sách
quý sẽ gặp được người hữu duyên và Phật pháp mãi trường tồn cùng nhân thế. Xin có

mấy vần ngẫu cảm:

一 千 随 法
到 經 機 數 感
無 萬 佛 恒 題
端 心 典 說 沙 法
嚴 便 皆 大 理 數
書 是 方 因 妙 辞
禅. 便, 緣, 玄. 典,
Âm:

Cảm Đề Pháp Số Từ Điển
Pháp số hằng sa lý diệu huyền.
Tùy cơ Phật thuyết, đại nhân duyên,
Thiên kinh vạn điển giai phương tiện,
Nhất đáo vô tâm tiện thị thiền.
Đoan Nghiêm thư

Tạm dịch:
Pháp số cơ man lý diệu huyền
Chẳng qua Phật dạy lẽ nhân duyên
Nghìn kinh muôn điển đều phương tiện
Chứng đến vô tâm ấy mới Thiền.
Ngày 25.11.2011- Phật lịch 2555
Nam mô A di đà Phật
Hậu học Đoan Nghiêm
Cẩn chí


Tam Tạng Pháp Số


NHẤT THIỆN TÂM

NHẤT TÂM

一善心 (Kinh Niết bàn)

一心 (Kinh Hoa nghiêm)

Tức là nhất niệm khởi lên của
tâm khi căn đối với trần. Nếu khởi
lên một niệm ác thì tiêu diệt các
việc thiện, nếu một niệm thiện khởi
lên thì phá trừ các việc ác. Vì thế
kinh nói rằng: Tu một tâm thiện thì
phá tan được 100 thứ ác.

Là tâm trong một niệm. Tâm
tánh bao trùm tất cả. Tổng quát thì
ứng nghiệm mọi sự vật, thu nhỏ lại
thì thành một niệm. Vì thế dù thiện
dù ác, dù thánh dù phàm tất cả đều
từ tâm mà ra. Tâm vốn đủ vạn pháp
và có khả năng làm thành mọi việc.
Kinh nói: Tam giới không có pháp
nào khác ngoài tâm.

NHẤT NHÂN
一人 (Nhân chủ hộ quốc kinh)


NHẤT TÂM ƯỚC GIÁO
HỮU DỊ

Là Phật vậy. Phật vốn từ trong
loài người mà đắc đạo, cho nên
cũng gọi là người. Thế gian và xuất
thế gian là bậc được tôn quí nhất và
vượt thắng nhất, nên gọi là một
người. Kinh nói rằng: Tam hiền,
thập thánh còn mắc quả báo, chỉ có
Phật là một người ở tịnh độ (Tam
hiền: Thập trụ, Thập hạnh, Thập
hồi hướng; thập thánh: Thập địa Bồ
tát. Quả báo, thật báo độ. Tịnh độ:
thường tịch quang tịnh độ)

一 心 約 教 有 異 (Hoa nghiêm
Nhất thừa giáo nghĩa phân tề
chương)
Ngài Hiền thủ là Tổ sư một
tông, chia giáo lý đức Phật ra làm
năm: Tiểu giáo mượn Tứ đế mà nói
để tâm được liểu ngộ. Thỉ giáo đề
cập thức thứ tám để tâm hiểu được
tất cả pháp duyên sanh đều không.
Không thứ gì có tự tánh rồi lại nhận
quả dị thục. Chung giáo đề cập
công đức vi diệu hằng sa, đều đầy
đủ ở tâm Như lai. Đốn giáo là cái
tâm không sanh một niệm, không

nhiễm không tịnh, lý tánh hốt nhiên
hiển hiện. Viên giáo là chủ, khách
viên dung, tất cả các pháp vô ngại.
một là tất cả, tất cả là một. Có,
không tự tại, trùm khắp vạn loài.
Giáo pháp tuy có năm, nhưng
không ra ngoài tâm, nên gọi là một
tâm mà phân ra năm giáo khác
nhau.

NHẤT THÂN
一身 (Kinh Hoa nghiêm)
Là pháp thân. Vì hoặc nghiệp
của mười phương chư Phật đã hoàn
toàn thanh tịnh và thể của pháp
tánh hoàn toàn hiển lộ, tướng tự,
tha hoàn toàn không khác nhau. Vì
thế gọi là một thân. Kinh nói thân
của chư Phật chỉ là một pháp thân.

1


Lê Hồng Sơn dịch

không nhìn thấy. Nhưng tam thân
vốn là một thể. Căn cứ theo dụng
của nó mà thiết lập danh xưng, nên
có nhiều thứ. Luận nói rằng pháp
thân như thể của mặt trăng, ứng

thân như bóng của mặt trăng.

NHẤT NHƯ
一 如 (Phổ hiền hạnh nguyện
phẩm sớ)
Thân chơn thật của Như lai
không hình không tướng, tựa như
hư không. Tuy tựa hư không, tuy
bao hàm vạn tượng, nhưng một
tướng cũng không có. Sớ nói: Đối
với lãnh vực vật là tịch tĩnh, đối với
trung tâm của nhất hư là động
dụng.

NHẤT NGUYỆT TAM
CHU LUẬN
一月三舟論 (Hoa nghiêm kinh
sớ)
Dòng sông trong veo và một
mặt trăng. Người ngồi trong ba
chiếc thuyền khác nhau cùng nhìn.
một thuyền đứng yên, hai thuyền đi
theo hướng nam bắc. Người ngồi
trên thuyền đi về hướng nam thì
thấy mặt trăng cũng đi theo về
hướng nam. Người ngồi trên
thuyền đi về hướng bắc thì thấy
mặt trăng đi về hướng bắc. Người
ngồi trên thuyền đứng yên thì thấy
mặt trăng bất động.

Ví dụ ấy dụ trí của Như lai bao
trùm tất cả. Thế của trí ấy có mặt
mọi nơi, không nương không trụ,
không đi không đến. Tất cả đều do
chúng sanh duyên khởi mà sanh ra
những kết quả khác nhau. Cho nên
thấy Như lai có tướng đi tướng trụ
nhưng thể của pháp thân thì không
đi không trụ.
Mặt trăng là dụ đức Phật. ba
chiếc thuyền là dụ chúng sanh
trong cõi thế gian thấy Phật không
giống nhau nên mới có ví dụ một
mặt trăng ba chiếc thuyền.

NHẤT NGUYỆT DỤ
TAM THÂN
一月喻三身 (Bảo vương luận)
Một mặt trăng mà dụ cho ba
thân: Thể (sáng) của mặt trăng dụ
pháp thân, ánh sáng của mặt trăng
dụ báo thân, ảnh của mặt trăng dụ
ứng thân. Bởi vì pháp thân tức là
cái lý thường còn; lý và thể là một,
không biến đổi, mà có khả năng
phát sinh các pháp, thâu nhiếp được
vạn sự. Giống như cái thể của mặt
trăng là vầng sáng tại không trung
mà bóng của nó khắp các sông
ngòi, biển cả. Báo thân là cái trí

vắng lặng. Trí thì không có tự thể,
nương nơi lý tính mà có, chiếu sáng
tất cả mà không chút sai lầm.
Giống như ánh sáng mặt trăng
chiếu khắp muôn vật không hề ẩn
dấu.
Ứng thân là biến hóa của diệu
dụng. Dụng không có tự tánh, từ
thể mà phát sinh, có cảm thì có
ứng, không cảm thì không ứng.
Giống như ánh trăng có nơi nào có
nước thì có hiện, không có nước thì
2


Tam Tạng Pháp Số

đó trước nói pháp Tam thừa để tâm
tánh chúng sanh thuần thục. Nên
kinh nói rằng: Từ Đạo Nhất thừa,
phân biệt nói có ba. Sau đến hội
Pháp hoa, việc tu hành theo Tam
thừa, giờ trở về Nhất thừa rộng lớn.
Lại nói: Cõi nước chư Phật mười
phương, chỉ có pháp Nhất thừa.
(Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa
là Diệt độ; Thất bảo: Kim, ngân,
lưu ly, pha lê, xa cừ, xích chơn
châu; Tam thừa: Thinh văn, Duyên
giác, Bồ tát).


NHẤT PHÁP
一法 (Kinh Hoa nghiêm)
Pháp có nghĩa là nguyên tắc
chư Phật, Bồ tát, không có một vị
nào tu hành, thành chánh giác mà
không theo pháp thể chơn như. Nên
kinh nói: Chỉ có một pháp mà được
xa lìa sanh tử, thành A nậu đa la
tam miệu tam Bồ đề (vô thượng
chánh đẳng chánh giác)
NHẤT LÝ
一 理 (Pháp hoa kinh huyền
nghĩa)

NHẤT VŨ
一雨 (Pháp hoa kinh)

Là bản thể của các pháp , lý
tánh bao trùm, lớn mấy cũng không
ra ngoài. Các Pháp , tuy khác nhau,
nhưng nguyên lý chỉ có một, lý tuy
là một, nhưng có khả năng thông
suốt các pháp. Các pháp tuy khác
nhau, không có pháp nào không
liên quan đến nguyên lý. Sự và lý
dung thông, các pháp khác nhau vô
ngại. Các pháp thế gian và xuất thế
gian, đều không ở ngoài lý này.


Là ví dụ Phật nói pháp Nhất
thừa. Vì Phật nói Pháp hoa là chỉ
nói cái lý thật tướng của Viên giáo
thuần nhất. Tức là thấm nhuần mưa
pháp Nhất thừa, khiến cho chúng
sanh mở ra tri kiến Phật. Kinh nói:
Đó là điều mà kinh nói là thấm
nhuần một trận mưa vậy.
NHẤT MÔN
一門 (Pháp hoa kinh)

NHẤT THỪA

Cửa có nghĩa là thông suốt.
Tính xuyên suốt lý tánh của giáo
nghĩa, thí như Phật nói giáo lý Nhất
thừa vậy, có khả năng thông suốt
đến lý thật tướng: Nên kinh nói:
Chỉ có một cửa là vậy.

一乘 (Pháp hoa kinh)
Là Phật thừa. Thừa có nghĩa là
chuyên chở. Phật nói Nhất thừa
pháp để chúng sanh nương đây mà
tu hành, xa lìa biển khổ sanh tử,
đến bờ Niết bàn. Dụ như cái xe lớn
chở bảy món báu được con trâu lớn
màu trắng kéo
Phật ra đời, ý Ngài muốn nói
thẳng Pháp hoa, nhưng vì căn cơ

chúng sanh không bằng nhau; do

NHẤT VỊ
一味 (Pháp hoa kinh và Pháp
hoa huyền nghĩa)
3


Lê Hồng Sơn dịch

duyên; thí dụ; Bổn sự; Bổn sanh;
Phương quảng; vi tằng hữu; luận
nghị).

Là dụ giáo pháp Nhất thừa của
Pháp hoa. Như lai thuyết pháp, ắt
khế cơ của chúng sanh. Cơ của
chúng sanh lớn nhỏ khác nhau, nên
trải qua bốn thời, ba giáo sắp xếp
theo thứ tự, khiến cho chúng sanh
vào Đại thừa; rồi sau mới vào hội
linh sơn, thuần nói về một lý huyền
diệu. ban đầu mở ra giáo pháp bốn
thời ba giáo, tức là Nhất thừa Viên
diệu.
Ngoài Nhất thừa ra, hoàn toàn
không còn giáo pháp nào nữa. Nên
kinh nói: nhanh chóng chấm dứt
các pháp Thinh văn, đó là vua của
các kinh. Vì vậy Bồ tát Vô cấu tạng

vương, ở hội Niết bàn, bạch Phật
rằng: Phật nói 12 bộ kinh, ví như từ
trâu ra sữa. Ví dụ này tương ứng
lúc đầu nói kinh Hoa nghiêm.
Kế đến từ sữa cho lạc. Ví dụ
vào thời thứ hai nói kinh A hàm.
Kế đến từ lạc sanh ra tô. Ví dụ
vào thời thứ ba nói các kinh Tịnh
danh, Bảo tích v.v…
Kế đến từ tô sống sanh ra tô
chín. Ví dụ vào thời thứ bốn nói
kinh Bát nhã
Kế đến từ tô chín sanh ra đề hồ.
Ví dụ vào thời thứ năm nói kinh
Pháp hoa; Niết bàn.
Nếu dựa vào Pháp hoa mở đầu
các giáo pháp, các thừa, tức là Nhất
thừa Viên giáo, thì rõ ràng hiển bày
nhũ lạc, hai tô đều thành một vị đề
hồ. Kinh nói: một tướng một vị là
đây (bốn thời là: Hoa nghiêm; Lộc
uyển; Phương đẳng; Bát nhã- Tam
giáo là Tạng; Thông; Biệt -12 bộ
kinh là khế kinh; trùng tụng; Thọ
ký; cô khởi; vô vấn tự thuyết; nhân

NHẤT ĐẠI SỰ NHÂN
DUYÊN
一大事因緣 (Pháp hoa kinh)
một tức là thật tướng; Tánh của

nó rộng lớn nên gọi là lớn. Cách
thức Như lai xuất thế độ sanh là sự.
Chúng sanh có đầy đủ thật tướng
này có khả năng thành Phật; nên
gọi là nhân. Như lai chứng được
thật tướng này mà có khả năng độ
sanh, nên gọi là duyên. Tất cả chư
Phật ra đời đều để khai thị cho
chúng sanh cái thật tướng vốn có
này và khiến cho ngộ nhập tri kiến
của Phật. Kinh nói: Phật chỉ có một
đại sự nhân duyên nên xuất hiện ở
thế gian.
NHẤT GIÁC
一覺 (Khởi tín luận)
Tánh giác vốn có của chúng
sanh trong mười phưong . Chúng
sanh trong lục đạo bị phiền não che
khuất, không thể giác ngộ được,
nên gọi là bất giác. Những vị ở bậc
Tam thừa, dứt trừ phiền não chứng
lý tánh, nhưng chưa rốt ráo, nên gọi
là phần giác. Chỉ đức Phật dứt hết
phiền não, thấy thấu suốt bổn tánh,
nên gọi là cứu cánh giác.
Mê ngộ khác nhau, nhưng tánh
giác vốn một. luận nói; xưa nay
bình đẳng, vì đồng một tánh giác.
(Thập giới: mười cõi là cõi Phật,
cõi Bồ tát, cõi Duyên giác, cõi

4


Tam Tạng Pháp Số

Thinh văn, cõi trời, cõi người, cõi
A tu la, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh,
cõi địa ngục; Phật cũng gọi là
chúng sanh cao nhất trong tất cả
chúng sanh; lục đạo: sáu đường là
thiên đạo, nhân đạo, A tu la đạo,
ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo; Tam
thừa là Bồ tát thừa, Duyên giác
thừa, Thinh văn thừa).

NHẤT THẬT TƯỚNG
ẤN
一 寔 相 印 (Pháp hoa huyền
nghĩa)
Lý chơn thật không hai không
khác, xa lìa các hư vọng; Ấn là
niềm tin. Như các công văn trên
đời có ấn là đáng tin. Bởi vì các
kinh Đại thừa Phật nói là những lời
đáng tin cậy về lý thật tướng; ngoại
đạo không thể xen vào; thiên ma
không thể phá. Thật tướng ấn tức là
những lời Phật nói, nên không có
thật tướng ấn tức là ma nói. Kinh
nói: Thế tôn nói đạo chơn thật, ma

ba tuần không có việc nầy. (Tiếng
Phạn là ba tuần. Trung hoa gọi là
ác. Thích ca Như lai ra đời là lúc có
tên ma vương).

NHẤT ĐẠO
一道 (Hoa nghiêm kinh)
Là giáo pháp tối thượng thừa do
Phật nói. Nếu nương vào đạo này
tu hành thì mau dứt trừ phiền não
và mau ra khỏi sanh tử; không
giống như Nhị thừa từ từ vượt ra.
Kinh nói; tất cả bậc vô ngại chỉ có
một con đường ra ngoài sanh tử.
(Nhị thừa: Thinh văn thừa, Duyên
giác thừa).

NHẤT THẬT CẢNH
GIỚI

ĐỆ NHẤT NGHĨA

一寔境界 (Chiêm sát thiện ác
nghiệp báo kinh)

弟一義 (Đại tập kinh)
Là diệu lý vô thượng thậm
thâm, thể của nó vắng lặng, tánh
của nó bao trùm, không danh
không tướng, dứt hết nghĩ bàn.

Kinh nói: lý thậm thâm không thể
nói. Đệ nhất nghĩa đế xa lìa ngôn
ngữ, văn tự.

Là lý của nhất thật tướng,
không thay đổi, không sanh diệt, tự
tánh thanh tịnh, xa lìa tướng hư
vọng. Giống như hư không, bình
đẳng, bao trùm. Phật và chúng sanh
không hai không khác.
NHẤT ĐỊA

NHẤT THẬT ĐẾ

一地 (Pháp hoa kinh)

一寔諦 (Niết bàn kinh)

Đất của nhất thật tướng. Địa có
nghĩa là hay sanh tất cả mọi loài.
Cây cỏ các giống đều nương đất mà
sanh trưởng. Ví như trời, người,
Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tất

Lý trung đạo thật tướng, không
hư vọng, không điên đão. Dù thánh
dù phàm tánh vốn không hai, nên
gọi là nhất thật đế.
5



Lê Hồng Sơn dịch

cả tập nhơn chúng tử đều nương
nơi thân ngũ uẩn mà tăng trưởng
đến thành thục. Đến hội Pháp hoa,
nghe Phật nói pháp Nhất thừa Bồ
tát pháp tánh. Ngũ ấm là thật
tướng địa. Kinh nói: Tất cả đều
sanh từ đất. (Tập nhơn là cái nhân
đã làm ra, liên miên không dứtNgũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành
thức).

phải không, chẳng phải có, xa lìa
danh tướng không trong không
ngoài; duy nhất chơn thật, không
thể nghĩ bàn; chính là nhất chơn
pháp giới.
NHẤT TẠNG
一藏 (Hoa nghiêm kinh sớ)
Tàng nghĩa là chứa đựng vì lý
của pháp giới thì đứng về không
gian bao quát mười phương, đứng
về thời gian thông suốt tam tế, đầy
đủ pháp tắc, bao trùm tất cả, muôn
lớp không cùng. Dù là pháp thế
gian, dù là pháp xuất thế gian đều
chứa đựng hết thảy. (Tam tế là quá
khứ , hiện tại, vị lai).


NHẤT PHÁP ẤN
一法印 (Tông cảnh lục)
Là trong một tâm niệm hàm
nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất
thế gian, không thiếu sót một cái gì.
Nhưng các pháp này trong một tâm
hiển bày rõ ràng, như cái ấn đóng
xuống mặt bùn mịn, hiện rõ phía
trước phía sau. Nên nói vạn vật
trong vũ trụ, không, pháp nào ngoài
tâm.

NHẤT HỘI
一會 (Pháp hoa yếu nghĩa)
Là đức Phật ở trên hội Linh
sơn, cùng đại chúng nói thời kinh
Pháp hoa. Vào đời Tuỳ , đại sư Trí
giả của tông Thiên thai, ở núi Đại
tô, Quảng châu, tu pháp hoa Tam
muội, tụng kinh Pháp hoa, đến
phẩm Dược vương Bồ tát rất là tinh
tấn, gọi là chơn pháp, từng cầu
cúng dường Như lai. Bỗng dưng
thân tâm nhập vào định, thấy rõ hội
Linh sơn chưa tan. (Tiếng Phạn là
Tam muội, tiếng Hoa là chánh
định)

NHẤT PHÁP GIỚI
一法界 (khởi tín luận)

Là lý nhất chơn như, thể tánh
chan hòa như hư không, bình đẳng
không hai.
NHẤT CHƠN PHÁP
GIỚI
一 真 法 界 (Hoa nghiêm kinh
Tùy sớ diễn nghĩa sao).

NHẤT CỰC

Không hai gọi là một. Không
vọng gọi là chơn. bao trùm tất cả
gọi là pháp giới. Đó là pháp thân
bình đẳng của chư Phật, từ xưa đến
nay, không sanh không diệt, chẳng

一 極 (Phổ hiền hạnh nguyện
phẩm sớ)
6


Tam Tạng Pháp Số

Là diệu chỉ rốt ráo không hai
của Hoa nghiêm kinh quảng đàm
pháp giới. Bởi vì Như lai là ra đời,
đứng đầu các vị Bồ tát, nói cảnh
giới chơn thật của Phật và Bồ tát,
không nói pháp phương tiện của
Nhị thừa. Cho nên Thinh văn,

Duyên giác tuy ở trong pháp hội
như kẻ điếc, hoàn toàn không nghe
được gì. Sớ nói: Diệu chỉ rốt ráo
truyền thuyết, bậc Nhị thừa không
nghe được gì hết.

lúc đục khác nhau, nhưng nguồn
của dòng sông ấy là một.
NHẤT THỂ
一體 (Pháp giới quán)
Thể thường trụ của chơn tâm,
tự tánh thanh tịnh, một thể không
hai. Do vọng tưởng bỗng sanh cảnh
giới, cho nên có chúng sanh hữu
tình và quốc độ vô tình, từ một
chân tâm mà vọng sanh ra hai. Nên
biết rằng hữu tình và vô tình đều là
tự tâm của chúng sanh biến hiện,
thật không có vật ở ngoài tâm. Vì
thể bài tụng nói rằng hữu tình và vô
tình đều đồng một thể.

NHẤT TRÍ
一致 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ
diễn nghĩa sao)
Đường đến duy nhất của Phật
thừa. Như lai giáo hóa, ban đầu tùy
cơ không đồng, nên nói Tam thừa,
cuối cùng hiển bày đường đến Phật
thừa. Sao nói muôn loài hỗn độn

chọn ra điều chơn chánh; hợp tinh
thô đi về một huớng.

NHẤT KỆ
一偈 (Phiên dịch danh nghĩa)
Trong sách Tây vực ký nói
rằng: Xưa nói là kệ hoặc là kệ tha;
Phạn âm là ngoa dã. Nay theo
chánh âm gọi là Ca đà; Trung hoa
dịch là Tụng. Câu năm chữ, bảy
chữ không giống nhau trong các
kinh, nhưng cứ bốn câu là một kệ
vậy.

NHẤT NGUYÊN
一源 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ
diễn nghĩa sao)
Cái thể sâu xa của pháp giới,
thể này không thay đổi; chẳng chơn
chẳng vọng; vì theo duyên mà có
chân có vọng. Nếu theo pháp tánh
tịnh duyên thì có thể sanh ra giáo
pháp của các Phật. Nếu theo vô
minh nhiễm duyên thì sanh ra pháp
của chúng sanh. Duyên nhiễm
duyên tịnh tuy khác nhau, nhưng
thể của pháp giới không khác. Ví
như nước chảy, tuy chảy lúc trong

NHẤT CÚ

一句 (Hoa nghiêm kinh)
Kinh nói một câu Phổ nhãn
pháp môn, công đức không thể
nghĩ bàn. Kinh nói rằng: Giả sứ có
người lấy nước đại dương làm mực,
lấy núi Tu di làm bút viết một môn
(pháp) trong phẩm Phổ nhãn pháp
môn; viết một pháp trong một môn,
viết một nghĩa trong một pháp, viết
7


Lê Hồng Sơn dịch

một câu trong một nghĩa; không thể
ít hơn, huống nữa là viết hết. (Phổ
nhãn là ngoài nhãn không pháp nên
gọi là phỗ nhãn).

NHẤT TỰ
一字 (Đại phương quảng sư tử
hống kinh)
Là chữ gọi một lý (tánh). Lý
vốn không tên tuổi, vượt ngoài ý
thức; lìa tánh, tướng: không làm,
không bảo người làm; không phải
là suy nghĩ của chúng sanh. Chỉ có
Phật hiểu thấu chữ cùng tột. Kinh
nói: Pháp chỉ có một chữ gọi chữ
không.


NHẤT NGÔN
一言 (Viên giác kinh lược sớ)
Thiền sư Khuê phong tông mật
tụng kinh Viên giác chưa hết, đến
một câu (hay một chữ) bỗng nhiên
khai ngộ, mới biết rằng tâm mình là
tâm Phật, nhất định thành Phật.
Nên bài tựa của sớ nói: Vừa đọc
xong câu thì tâm địa khai thông
(rỗng rang).

NHẤT NGHĨA
一義 (Hoa nghiêm kinh)
Là nghĩa lý trong một câu hay
trong một pháp.

NHẤT NGỮ

NHẤT ÂM

一語 (Hoa nghiêm kinh sớ)

一音 (Duy ma kinh)

Là lời nói của Phật. Kinh nói:
Phật trong một ngôn ngữ, diễn
thuyết vô biên khế kinh. Ví như
mạch nước mới vừa chảy ra, chảy
thành một dòng không ngừng, rồi

thành sông, thành biển vô cùng.

Âm thinh của Phật. Vì duyên
của chúng sanh có sâu cạn, căn của
chúng sanh có chậm, lẹ khác nhau,
nên cùng nghe: Tiếng mà nghe hiểu
khác nhau. Ví như căn tánh của trời
người thì nghe. Phật nói về ngũ
giới, thập thiện; căn tánh của Thinh
văn thì nghe Phật nói về Tứ đế, căn
tánh của Duyên giác thì nghe Phật
nói thập nhị nhân duyên, căn tánh
của Bồ tát thì nghe Phật nói về lục
độ v.v… Mỗi căn tánh đều hiểu rõ.
Kinh nói Phật dùng một âm để nói
pháp, tuỳ loại chúng sanh hiểu khác
nhau.

NHẤT DANH
一名 (Niết bàn kinh)
Danh tức là danh tự. Nghĩa là
về lý tuy là một, nhưng mượn lời
để trình bày rất nhiều không giống
nhau. Như trong kinh chỉ có tên
Niết bàn, Phật tuỳ cơ nói là vô
sanh, vô tác, vô vi, giải thoát, bỉ
ngạn, vô thoái, an xứ, tịch tĩnh; vô
tướng, vô nhị, nhất hạnh, thanh
lương, vô tránh, kiết tường. Tuy có
nhiều tên cũng chỉ là tên Niết bàn

mà thôi.

NHẤT ÂM GIÁO
一音教 (Hoa nghiêm kinh sớ)
8


Tam Tạng Pháp Số

Giáo pháp một đời của đức
Phật. Tuy các pháp đốn, tiệm
không giống nhau, nhưng không
phải nói một âm. Vì thế pháp sư La
thập nói tiếng nói của Phật là viên
âm, bình đẳng không hai, phổ biến
không nghĩ suy, tuỳ căn cơ mà
nghe được khác nhau. (Tiếng Phạn
là La thập, Tiếng Hoa là Đồng thọ).

là thật không thì đáng ra vi trần
không hợp thành thế giới. Cho nên
biết rằng chấp hữu chấp vô đều
không đúng lý. Kinh nói: Như lai
nói nhất hợp tướng, tức phi nhất
hợp tướng; đó là gọi là nhất hợp
tướng.
NHẤT TÁNH
一性 (Niết bàn kinh)

NHẤT TÔNG


Là chánh nhân Phật tánh. Tất cả
chúng sanh đều có tánh này đầy đủ,
vì quay lưng với tánh giác mà hòa
hợp với trần lao, nên bị phiền não
che ngăn. Nếu thuận tánh giác mà
tu thì có thể vượt ra ngoài sanh tử ,
chứng ngộ Niết bàn, cùng với Phật
đã chứng không hai, không khác
(Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa
là Diệt độ; Phiền não là tối tăm rối
rắm, não loạn tâm thần).

一宗 (Hoa nghiêm sớ)
Là cốt yếu vậy. Các kinh Đại
thừa được Phật nói, tuy khác nhau,
không có kinh nào có cùng một lý.
Như kinh Hoa nghiêm nói về pháp
giới; kinh Bát nhã nói về Phật mẫu,
kinh Pháp hoa nói về thật tướng
v.v... đều dùng một lý đề làm tông
yếu. Sao nói: một tông gồm đủ
nhiều kinh.
NHẤT TƯỚNG
一相 (Khởi tín luận)

NHẤT TÁNH
一性 (Hoa nghiêm kinh)

Tướng chân thật của pháp giới.

Từ xưa đến nay xa lìa tướng hư
vọng, xa lìa tướng ngôn ngữ, xa lìa
tướng danh tự, xa lìa tất cả tướng
của các pháp nên gọi là nhất tướng.

Gọi là tánh là vì cái nghĩa
không thay đổi. Trên cao nhất là
chư Phật, thấp nhất đến côn trùng,
tuy phẩm loại rất khác nhau,
nhưng không có loài nào là không
có tánh. Mê tánh ấy thì bị sanh tử;
ngộ tánh ấy thì an vui Niết bàn.
Mê, ngộ tuy khác nhau, tánh ấy vốn
là một. Đó là nhất tánh.

NHẤT HIỆP TƯỚNG
一合相 (Kim cang kinh)
Là nói các trần hòa hợp mà
sanh ra một thế giới. Thế giới vốn
không. Vi trần không có. Chỉ vì
chúng sanh không hiểu, vọng chấp
là thật. Nếu thật có, đáng ra thế giới
không phân chia thành vi trần. Nếu

NHẤT NHÂN
一因 (Niết bàn kinh)
Là cái lý thể thánh, phàm bình
đẳng. Chư Phật ngộ lý thể ấy chứng
9



Lê Hồng Sơn dịch

thành diệu quả. Chúng sanh mê mờ
lý ấy luân hồi sáu nẽo. Nếu tất cả
người này dựa vào nhất nhân tu
hạnh viên đốn, thì vượt xa cái nhân
tu của Tam thừa mà chứng được
quả Nhất thừa.

thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh;
bệnh hạnh, anh nhi hạnh).
NHẤT HẠNH TAM
MUỘI
一 行 三 昧 (Văn thù sư lợi sở
thuyết Ma ha Bát nhã ba la mật
kinh)

NHẤT NHƯ
一 如 (Thủ lăng nghiêm Tam
muội kinh)

Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng
Hoa là điều chơn định hay là chánh
định. Nhất hạnh Tam muội là
chuyên tu chánh định. Nghĩa là
người tu hành, ứng xử tự tại, bỏ ý
loạn động, theo dõi tâm tánh, tưởng
niệm một Phật, chuyên từ danh
hiệu. Tuỳ theo phương sở của Phật,

thân tâm ngay thẳng hướng về một
vị Phật, liên tục tưởng niệm, không
biếng nhác. Trong một niệm có thể
thấy được mười phương chư Phật,
được đại biện tài.

Không hai không khác gọi là
nhất như, tức là lý của chân như.
Trong chân như giới hoàn toàn
không có giả danh Phật, trong bình
đẳng tánh không có hình tướng tự,
tha; cho nên kinh nói: Ma giới như,
Phật giới như là như không hai
không khác. (Ma tiếng Phạn là Ma
la, tiếng Hoa là kẻ sát nhân, vì nó
cướp công đức của người và giết
chết huệ mạng của người. Tiếng
Phạn là Phật, gọi đủ là Phật đà,
tiếng Hoa là người giác ngộ, nghĩa
là tự giác, giác tha, giác hạnh viên
mãn vậy) - Phật thì làm việc cực
thiện. Thiện, ác tuy hai, nhưng tánh
vốn một; nên gọi là nhất như không
hai.

NHẤT GIẢI THOÁT
一解脫 (Niết bàn kinh)
Là tự tại vô ngại, không bị ràng
buộc, câu thúc. Tất cả chúng sanh
đều có Phật tánh; vốn dĩ giải thoát ;

chỉ vì tâm chấp trước, làm cho mê
mờ, điên đảo, chịu các ràng buộc.
Nếu trong một niệm bỏ vọng về
chân, cắt đứt triền phược, thì đồng
với chư Phật giải thoát, chẳng khác
nhau chút nào.

NHẤT HẠNH
一行 (Niết bàn kinh)
Là hạnh của đức Phật. Hành có
nghĩa là tiếng đến. Siêng làm hạnh
này thì có thể tiến đến quả Phật.
Tuy nói nhất hạnh, nhưng đủ năm
hạnh. Lại có chỗ nói nhất hạnh là
Phật hạnh, nghĩa là trong một hạnh
có đủ năm hạnh. (năm hạnh là

NHẤT KHÔNG
一 空 (Tịch điều âm sở vấn
kinh)
10


Tam Tạng Pháp Số

Tất cả các pháp không có tự
tánh. Hoặc là sắc, là tâm, là y báo,
là chánh báo, cho đến các pháp
thánh, phàm, nhân, quả; tuy có vô
số không giống nhau, nhưng tìm

cầu thể tánh, cuối cùng đều không.
Kinh nói : Như khoảng không trong
cái chén bằng sành hay trong cái
chén bằng châu báu, thì giống nhau
là không, không hai, không khác.
(Y báo là quốc độ, chánh báo là
thân mạng của chúng sanh).

là nhất sanh (Từ thị là Bồ tát Di
lặc).
NHẤT LAI
一來 (Tứ giáo nghĩa)
Là quả thứ hai Tư đà hàm,
trong chín phẩm tư hoặc ở cõi dục,
tuy đã dứt sáu phẩm trước, còn ba
phẩm sau, nên phải trở lại dục giới
một lần nữa thọ sanh, vì thế gọi là
nhất lai . (Tiếng Phạn là Tư đà
hàm, tiếng Hoa là nhất lai. chín
phẩm là ba phẩm thượng, trung, hạ
rồi mỗi phẩm lại chia làm ba phẩm
nữa).

NHẤT KHÔNG
一空 (Pháp hoa kinh)
Các vị Đẳng giác Bồ tát hoặc
nghiệp, vô minh chưa hết, còn một
lần biến dịch sanh tử, qua khỏi lần
nầy thì lên quả vị Phật. Đó là lý do
gọi các vị Đẳng giác Bồ tát là nhất

sanh bổ xứ. Kinh nói: một lần sanh
tử sẽ chứng được A nậu đa la tam
miệu tam Bồ đề (vô minh có cái
không hiểu rõ, tức lầm lạc, chướng
ngại về lý tánh các pháp. Nhân thay
đổi, quả chuyển dịch gọi là biến
dịch sanh tử)

NHẤT SƯ
一師 (Tứ phần giới phẩm)
Là thầy dạy bảo mình, trao
truyền giáo pháp cho mình. Tất các
Tỳ kheo cùng học một thầy, phải
hòa thuận, vui vẻ, không tranh cãi
như nước với sữa, ở trong Phật
pháp ngỏ hầu mới tăng trưởng lợi
ích, nên gọi là nhất sư (Tiếng Phạn
là Tỳ kheo, tiếng Hoa là khất sĩ).

NHẤT SANH

NHẤT TỬ

一生 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ
diễn nghĩa sao)

一子 (Niết bàn kinh)
Các vị Bồ tát tu hạnh từ bi nhìn
thấy chúng sanh như con của mình.
Nếu chúng sanh tu tập nghiệp lành,

tiến lên thánh đạo, các Ngài vui
mừng. Nếu thấy chúng sanh tạo tác
nghiệp ác, trôi lăn trong sanh tử,
các Ngài đau buồn. Kinh nói: xem
chúng sanh giống như con mình.

Thiện tài đồng tử, trong một
đời, chứng thành Phật quả. Bồ tát
Từ thị khen ngợi Thiện tài rằng các
vị Bồ tát khác, trong vô lượng kiếp
mới đầy đủ hạnh nguyện, con của
ông trưởng giả này, chỉ trong một
đời, mà có thể thanh tịnh Phật độ,
có thể hóa độ chúng sanh, nên gọi
11


Lê Hồng Sơn dịch

chẳng sâu, không có, không không;
không thiếu pháp nào; không có
chỗ nào chẳng thông suốt, vì vậy đã
chứng đắc một nơi thì tất cả nơi
đều chứng được.

NHẤT TU NHẤT THIẾT
TU
一修一切修 (Hoa nghiêm Tùy
sớ diễn nghĩa sao)
một hạnh tu tất cả hạnh đều tu

là người thượng căn đại trí, khi
toàn tâm tánh phát tâm tu thì tu đến
cứu cánh tức là tánh. Tu và tánh
không hai; sự lý dung thông. Đốt
hương, rải hoa cúng dường không
ra ngoài trung đạo. Tập thiền, tụng
kinh cuối cùng đều là chân như.
Nên nói: một hạnh tu thì tất cả hạnh
đều tu.

NHẤT THÀNH NHẤT THIẾT
THÀNH
一成一切成 (Hoa nghiêm kinh
sớ)
một đức Phật thành đạo thì cả
pháp giới này cùng đều y báo và
chánh báo của Phật. Khi còn mê thì
y báo đều mê, khi ngộ y báo đều
ngộ. Kinh Lăng nghiêm nói một
người phát khởi chơn tâm trở về
nguồn thì mười thế giới này liền
tiêu mất.

NHẤT ĐOẠN NHẤT
THIẾT ĐOẠN
一断一切断(Hoa nghiêm kinh
Tùy sớ diễn nghĩa sao)

NHẤT VỊ NHẤT THIẾT
VỊ


Người thượng căn đoạn trừ
phiền não không phải lần lữa.
Người trung, hạ căn, không biết
phiền não tức là chơn trí, vì thế dứt
trừ phiền não phải có thứ lớp, lần
lữa. Người thượng căn hiểu rõ
phiền não tức là trí huệ; thấu suốt
vọng tức là chân.
Ngoài phiền não không có trí tuệ;
ngoài vọng không chân. Đó là lý do
một dứt trừ là tất cả dứt trừ.

一 位 一 切 位 (Hoa nghiêm
kinh sớ)
Người thượng căn chứng được
một địa vị thì công đức có đầy đủ
tất cả địa vị. Vì rằng địa vị đã
chứng được ấy hoàn toàn là pháp
tánh. Mà pháp tánh thì bao trùm và
công đức vô cùng, không có gì là
không chứa trong đó; nên chứng
một địa vì thì công đức tất cả địa vị
đều đầy đủ.

NHẤT CHỨNG NHẤT THIẾT
CHỨNG

NHẤT HẠNH NHẤT
THIẾT HẠNH


一證一切證 (Hoa nghiêm kinh
Tùy sớ diễn nghĩa sao)

一行一切行 (Hoa nghiêm kinh

Người thượng căn dùng trí viên
diệu chiếu soi tánh cảnh viên dung,
không đầu không cuối; chẳng cạn,

sớ)
12


Tam Tạng Pháp Số

Người thượng căn dựa vào giáo
lý Nhất thừa viên dung, dựng lập
hạnh viên đốn. Lập hạnh viên đốn
thì khế hợp với Nhất thừa. Vì thế
trong một hạnh mà có đầy đủ các
hạnh khác.

NHẤT SÁT NA
一剎那 (Nhân vương hộ quốc
kinh)
Tiếng Phạn là sát na, tiếng Hoa
là một niệm. Kinh nói: trong một
niệm có 90 sát na. Trong một sát na
có 900 lần sanh diệt. Luận Câu xá

nói: thời gian ngắn nhất gọi là sát
na (Niệm có lớn, nhỏ. Nhất niệm là
niệm lớn; sát na là niệm nhỏ)

NHẤT CHƯỚNG NHẤT THIẾT
CHƯỚNG
一障一切障 (Hoa nghiêm Tùy
sớ diễn nghĩa sao)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp.
Tâm sân một niệm nổi lên, trăm
ngàn cửa chướng ngại mở ra, tất cả
căn lành đều tiêu diệt, tất cả nghiệp
chướng đồng thời tăng trưởng. Đó
là lý do một chướng ngại nổi lên thì
tất cả chướng ngại đều xuất hiện.

NHẤT CĂN
一根(Lăng nghiêm kinh)
Tức là nhĩ căn. Vì người ở nơi
này, nhĩ căn rất lanh lợi, nghe pháp
dễ thâm nhập, nên Ngài Văn thù
chọn lựa môn Viên thông, chọn nhĩ
căn là số một. Nhưng dùng nhĩ căn
để tu môn viên thông thì phải chờ
nó đi vào thông suốt mới được, ắt
đến một lúc nào đó sẽ thoát ra
ngoài thinh trần, nghe trở lại tự
tánh, sau rồi trở về nguyên bổn.
một căn đã đạt rồi thì các căn
còn lại cũng được vắng lặng. Kinh

nói: một căn đã trở về tự tánh thì
sáu căn đều được giải thoát.

NHẤT NIỆM
一念 (Hoa nghiêm kinh)
một niệm tức là tâm niệm, một
niệm này có niệm chơn, có niệm
vọng. Nếu phàm phu khởi niệm khi
căn tiếp xúc trần, niệm trước diệt
niệm sau sanh liên tục, ấy là vọng
niệm. Nếu niệm trong sáng, mầu
nhiệm, thấu triệt, linh thông xa lìa
căn trần, ấy là niệm chánh trí của
Phật. Niệm này của Phật không
sanh không diệt, không thường
không đoạn; thu lại một sát na mà
không phải là ngắn; kéo dài vô
lượng kiếp mà không phải là dài.
Kinh nói: một niệm nhìn khắp vô
lượng kiếp. (Tiếng Phạn là Sát na,
tiếng Hoa là một niệm-Tiếng Phạn
là kiếp hay kiếp ba, tiếng Hoa là
phân biệt thời gian).

NHẤT CƠ
一機 (Lăng nghiêm kinh)
Cơ là cơ quan, tức là nơi phát
khởi, một cơ ví dụ nhĩ căn, một căn
trở về tự tánh, các căn khác đều
được giải thoát. Kinh nói: tuy các

căn động, cốt do cơ quan nảy ra.

13


Lê Hồng Sơn dịch

Phạn là Tam ma đề, tiếng Hoa là
đẳng trí, xa lìa hôn trầm, trạo cử
gọi là đẳng, khiến cho tâm trụ vào
tánh cảnh, gọi là trí-các lậu là sanh
tử trong tam giới).

NHẤT SẮC
一色 (Nhân vương kinh sớ)
Là đối tượng của nhãn căn, sắc
tức là pháp giới, có đầy đủ ba đế.
Vì thể tánh của tất cả pháp dung
thông, vô ngại.
Nếu tất cả sắc tức là một sắc, ấy
là chơn đế, quên hết các chấp vậy.
Nếu một sắc tức là tất cả sắc, ấy là
tục đế, kiến lập tất cả pháp vậy.
Nếu chẳng một chẳng phải tất cả,
cũng một cũng là tất cả, ấy là trung
đạo đế, song già song chiếu.
Tóm lại, không phải chỉ sắc
trần mà đầy đủ ba đế mà năm trần
còn lại cũng đầy đủ ba đế. Đơn cử
sắc thì tất cả từ sắc, ngoài sắc

không có pháp. Sớ nói một sắc, một
lượng đều là trung đạo. (Pháp giới
là các pháp đều lấy tam đế làm giới
phận (hạn), đứng về lý-song già,
song chiếu. Già là bị tình che lấp;
chiếu nghĩa là soi rõ tánh thể. Tức
là song già chơn tục, song chiếu
chơn tục)

NHẤT PHÁT
一髮 (Ma ha tăng kỳ luật)
Mặt trời lên quá ngọ khoảng
một sợi tóc. Vì người tu hành pháp
trì trai, thì mặt trời chính ngọ, mới
được ăn uống. Nếu mặt trời quá
ngọ khoảng một sợi tóc thì không
nên ăn.
NHẤT HÀO
一 毫 (Phổ hiền hạnh nguyện
phẩm sớ)
Sớ nói: Pháp môn nhất tự, lấy
nước biển làm mực viết cũng
không hết, việc thiện nhỏ như sợi
lông, hư không có thể hết, việc
thiện ấy không cùng. Câu này trong
Hoa nghiêm đại kinh, công đức to
lớn không thể đo lường, không thể
nói hết. Hư không có thể hết, việc
thiện nhỏ như sợi lông không cùng.


NHẤT CHỈ
一 指 (Lăng nghiêm kinh)

NHẤT MAO

Một ngón tay của
bàn tay, kinh nói: sau khi ta nhập
diệt, nếu có Tỳ kheo phát tâm quyết
định tu Tam ma đề, có thể đối trước
hình, tượng Phật, tự mình đốt một
ngọn đèn, hay một lóng tay, đến
trên thân thể đốt một hương chú, ta
nói là oan trái của người ấy từ vô
thỉ đã trả xong trong chốc lát, được
thế gian cung kính, vĩnh viễn thoát
khỏi phiền não, sanh tử. (Tiếng

一毛 (Lăng nghiêm kinh)
Kinh nói: ở trên ngọn một sợi
lông hiện cõi nước Bảo vương. Đó
là trong chánh báo hiện y báo. Vì
Phật đầy đủ thần thông, không thể
nghĩ bàn, nên trong y báo hiện
chánh báo, trong chánh báo hiện y
báo. Y, chánh báo dung thông; sự,
lý không ngại; lớn, nhỏ trong nhau;
14


Tam Tạng Pháp Số


môn bất nhị. Đó chính là im lặng
mà nói, nói mà im lặng (Tiếng
Phạn là Văn thù sư lợi, tiếng Hoa là
Diệu đế; tiếng Phạn là Duy ma cật,
tiếng Hoa là Tịnh danh).

một, nhiều bình đẳng. Cho nên trên
đầu sợi lông, có thể hiện cõi nước
Bảo vương.
NHẤT KHÍ
一氣 (Viên giác kinh lược sao)

NHẤT THỜI

Khí là nguồn gốc của đạo, căn
bản của âm dương, trời đất. Lấy để
dụ tự tánh thanh tịnh của tâm, trước
khi chưa khởi lên nhiễm, tịnh; chư
Phật, chúng sanh bình đẳng không
hai. Tất cả pháp, không pháp nào là
không từ tâm này sanh ra, nên lấy
khí để dụ vậy.

一时 (Lời nói đầu các kinh )
Là thời gian tập hợp Phật và đệ
tử, bên nói, bên nghe nên đầu các
kinh đều có câu nhất thời. Pháp hoa
văn cú nói văn, trì hòa hợp cùng
một thời gian (Văn, trì là đệ tử theo

Phật nghe mà thọ trì ).

NHẤT MÂU

NHẤT THỜI NHẤT
THIẾT THỜI

一眸 (Ma ha tăng kỳ luật)

一时一切时 (Hoa nghiêm kinh
sớ).

Mâu là nháy mắt. Luật nói: hai0
nháy mắt gọi là một đàn chỉ (búng
tay). Người tu pháp trì trai, mặt trời
đứng ngọ, mới được ăn uống. Nếu
mặt trời quá ngọ một nháy mắt, thì
không nên ăn.

Là thời gian một giờ tức là vô
lượng kiếp; vì Phật đạt Trí, Cảnh
viên dung, nên dài, ngắn, không
ngại, nên có thể rút ngắn nhiều
kiếp, trong một giờ mà kéo dài một
giờ ra nhiều kiếp. Kinh nói trong
một niệm nhìn thấy vô lượng kiếp.

NHẤT MẶC
一默 (Duy ma kinh)


NHẤT THỰC

Mặc là không nói. Im lặng
ngược lại với nói. Chư Phật, Bồ tát
hoặc nói hoặc im lặng, đều có thể
biểu thị diệu lý. Nên trong kinh ba0
Bồ tát đàm luận về pháp môn bất
nhị xong. Văn thù sư lời hỏi Duy
ma cật rằng: Nhân giả đang nói Bồ
tát nhập pháp môn bất nhị nào? Lúc
ấy Duy ma cật im lặng không trả
lời. Văn thù sư lợi nói: Lành thay,
lành thay; đến văn tự ngữ ngôn
cũng không có mới thật vào pháp

一 食 (Duy ma cật sở thuyết
kinh )
Người thế gian chia ra ăn từng
phần, từng bữa, gọi là đoàn thực.
Nếu trong một bữa ăn ấy mà hiểu
rõ tam tế, thì liền thành pháp thực.
Sau vận dụng tâm bình đẳng, trên
cúng dương chư Phật, giữa cung
phụng hiền thánh, dưới đến sáu
đường chúng sanh. Bình đẳng bố
15


Lê Hồng Sơn dịch


thí không sai khác. Kinh nói: Dùng
một bữa ăn bố thí tất cả là vậy (
Tam đế : Chơn đế, tục đế, trung
đạo đế )

NHẤT SÁT
一剎 (Phiên dịch danh nghĩa )
Tiếng Phạn là sát, gọi đủ là sát
na; tiếng Hoa là ruộng đất ( thổ
điền ), tức là đất nước (quốc thổ).
Cảnh vực giáo hóa của một đức
Phật là cõi nước gồm đại thiên thế
giới (một mặt trời, một mặt trăng
chạy quanh núi Tu di, soi sáng bốn
thiên hạ, là một thế giới.
1000 thế giới = một tiểu thiên thế
giớ.
1000 tiểu thiên thế giới = một trung
thiên thế giới.
1000 trung thiên thế giới = một đại
thiên thế giới ).

NHẤT XAN
一慳 (Pháp hoa kinh )
Là một bữa cơm (ăn cơm). Vì
hàng Thinh văn, trong hội Bát nhã,
mong cầu Phật giúp đỡ, vì chư Bồ
tát nói kinh Đại thừa, hàng Thinh
văn tự cho mình là Tiểu thừa, nên
đối với Đại thừa pháp không sanh

tâm vui mừng, ví như thấy thức ăn
,và không thể ăn được. Kinh nói:
Hoàn toàn không móng tâm ăn một
bữa cơm.

NHẤT LỘ

NHẤT THIẾT

一路 (Thủ lăng nghiêm kinh)

一切 (Phiên dịch danh nghĩa )

Lộ giống như đạo là đường đi,
có thể thông suốt các nơi. Chư Phật
xa lìa sanh tử vào đại Niết bàn, tất
cả đều dùng Lăng nghiêm đại định
làm con đường chánh, bỏ con
đường này thì không thể vào Niết
bàn được. Kinh nói: Các bậc Bạt
già phạm trong mười phương, chỉ
có một con đường đi vào Niết bàn.
(Tiếng Phạn là Thủ lăng nghiêm,
tiếng Hoa là kiện tướng hay tất cả
việc đều rốt ráo, vững chắc; Tiếng
Phạn là Bạt già phạm là hiệu chung
của Phật. Nó có sáu nghĩa: Tự tại,
rất thịnh vượng, đoan nghiêm, danh
xưng, kiết tường, tôn quí)


Nhất là ý nói tổng quát, thiết là
ý nơi rốt ráo. Lại nói cứu cánh
không hai nên gọi là nhất. Tánh của
nó rộng lớn gọi là thiết, nên gọi là
tất cả.
NHẤT XỨ
一處 (Di giáo kinh )
Là tâm chuyên chú vào một
cảnh, không chạy theo cảnh khác.
Người tu hành nếu nhiếp tâm, kiểm
soát niệm, không chạy theo các
duyên thì việc tu hành thành công
chắc chắn. Kinh nói: Giữ gìn tâm
một chỗ, không có việc gì không
thành.

NHẤT TRẦN
一塵 (Hoa nghiêm kinh)
16


Tam Tạng Pháp Số

Một hạt bụi. Kinh nói: Thí dụ
có rất nhiều quyển kinh, số lượng
bằng đại thiên thế giới , nhưng nằm
trọn trong một hạt bụi. một hạt bụi
đã như thế mà tất cả hạt bụi đều
như thế. Lúc ấy có một người
(Phật) trí huệ sang suốt thông đạt,

có con mắt thanh tịnh đang xem
những quyển kinh này. Ở trong hạt
bụi, liền dùng phương tiện, phá vỡ
hạt bụi, lấy quyển kinh ra, khiến
cho chúng sanh được rất nhiều lợi
ích. Dùng thí dụ này để nói trong
thân của chúng sanh có đủ trí huệ
vô ngại của Phật; chỉ vì chúng sanh
vọng tưởng điên đảo mà không tự
biết; chỉ có chư Phật mới có thể
biết được điều ấy. Đó là dùng
phương tiện, khiến cho chúng sanh
tu theo chánh đạo, phá hết sai lầm,
phiền não, xuất hiện trí huệ chơn
thật của Phật. Cho nên nói rằng
trong một hạt bụi chứa hơn một
ngàn quyển kinh.

NHẤT CÁI
一 蓋 (Duy ma cật sở thuyết
kinh)
Kinh nói: Trong thành Tỳ da ly,
có một trưởng giả có một đứa con,
tên là Bửu tích, cùng với con của
500 vị trưởng giả khác tập trung,
tay cầm lộng bảy báu đến cúng
dường Phật. Phật dùng oai thần
khiến những cái lộng ấy hợp thành
một cái lộng duy nhất, che khắp đại
thiên thế giới. 500 cái lộng ấy

tượng trưng năm ấm, hợp thành
một cái lộng, tượng trưng một tâm.
Dùng pháp ngũ ấm biểu hiện rằng
toàn thể đều là từ tâm (Tiếng Phạn
là Tỳ da ly, tiếng Hoa là quảng bác
nghiêm tịnh: Trang nghiêm thanh
tịnh rộng lớn).
NHẤT KẾ
一計 (Phạm võng kinh)
Kinh nói: một cây kim, một
ngọn cỏ không được lấy cớ để ăn
cắp. Người trì giới, tuy là vật nhỏ
nhất, không được cố ý ăn cắp.

NHẤT ÂU
一漚 (Lăng nghiêm kinh)
Là một bọt nước. Nước biển
vốn trong trẻo; vì gió thổi làm dậy
sóng, phát sanh ra bọt nước. Dùng
hiện tượng này ví dụ tánh đại giác,
hoàn toàn yên lặng sáng tỏ, vì vọng
động của tâm phát sanh ra thế giới
như hư không. Thế giới (nhiều)
như hư không ở trong tánh đại giác,
giống như một cái bọt nước trong
biển cả vậy. Kinh nói: Hư không
sanh trong tánh giác, như một bọt
nước bập bềnh trong biển cả vậy.

NHẤT HOA

一花 (Phạm võng kinh)
Kinh nói: Ta nay là Lô xá na
đang ngồi trên đài sen (Ta: Phật
Thích ca - tiếng Phạn Lô xá na,
tiếng Hoa là Tịnh mãn; phiền não
không còn gọi là tịnh; đức độ đã
đầy đủ gọi là Mãn - Phương tọa là
ngay thẳng nghĩa là an trụ nơi
chánh pháp- Liên hoa là hoa tạng
thế giới, vì nó có hình giống hoa
17


×