Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nhóm 9. Nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính (ổ đĩa cứng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.17 KB, 22 trang )

1


2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KIẾN TRÚC MÁY TÍNH

Đề tài: Nghiên cứu tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu từ tính
Trường: Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thanh Hải
Nhóm thực hiện: Nhóm số 9
Lớp: KHMT 1 – k10
Thành viên
Nhóm trưởng: Ngô Văn Sơn
Nguyễn Thế Quyền
Nguyễn Văn Hải
Nguyễn Viết Hoàng

1.
2.
3.
4.
5. Nguyễn Minh Quang

Yêu cầu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lý ghi/đọc dữ liệu của ổ đĩa từ
(đĩa cứng). Các thông số và đặc tính kỹ thuật của ổ đĩa cứng ngày nay.


3


Mục Lục

4


1. Cấu tạo của ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản và giải thích sơ bộ như
sau:
1.1 Cụm đĩa
Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục
quay và động cơ.
5








Đĩa từ.
Trục quay: truyền chuyển
động của đĩa từ.
Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.
1.2 Cụm đầu đọc
Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu
Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm).

1.3 Cụm mạch điện
Hình 1
• Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều khiển sự di
chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí trên bề mặt đĩa.
• Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa cứng.
• Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình đọc/ghi dữ
liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng được cấp điện.
• Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.
• Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.
• Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc của ổ đĩa
cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc SATA 300) hay
thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave hoặc tự lựa chọn), lựa
chọn các thông số làm việc khác...
1.4 Vỏ đĩa cứng
Vỏ ổ đĩa cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó, phần nắp đậy lại để
bảo vệ các linh kiện bên trong. Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh
kiện và đảm bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa
cứng.
Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức độ thấp) để bảo vệ ổ
đĩa cứng.
1.5 Đĩa từ

Hình 2.4: Ổ đĩa từ

Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một
lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử
dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Số lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào
dung lượng và công nghệ của mỗi hãng sản xuất khác nhau.
Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song,
quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.

1.6. Track
6


Hình 2.5
Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track.
Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống như các đĩa nhựa (ghi
âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt của các rãnh ghi này không có các gờ phân biệt và
chúng là các vòng tròn đồng tâm chứ không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn ốc như
đĩa nhựa. Track trên ổ đĩa cứng không cố định từ khi sản xuất, chúng có thể thay đổi vị trí
khi định dạng cấp thấp ổ đĩa (low format ).
1.7 Sector
Khu vực
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các

sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu. Theo chuẩn thông thường thì
7


một sector chứa dung lượng 512 byte.
Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng tâm đĩa, các ổ đĩa cứng
đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi vùng có số sector/track bằng nhau.
Bảng trên cho thấy các khu vực với các thông số khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng
đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng Các khu vực ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng Hitachi
Travelstar 7K60 2,5".
1.8 Cylinder
Tập hợp các track cùng cùng bán kính (cùng số hiệu
trên) ở
các mặt đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một
cách
chính xác hơn thì: khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc
tại một
track nào thì tập hợp toàn bộ các track trên các bề
mặt
đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại
đó gọi
là cylinder (cách giải thích này chính xác hơn bởi có
thể xảy
ra thường hợp các đầu đọc khác nhau có khoảng
cách
đến tâm quay của đĩa khác nhau do quá trình chế
tạo).
Trên một ổ đĩa cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều
track
trên mỗi mặt đĩa từ.

1.9 Trục quay
Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp với động cơ quay đĩa
cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ động cơ đến các đĩa từ.
Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm) và được chế tạo tuyệt
đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không được sai lệch - bởi chỉ một sự sai
lệch nhỏ có thể gây lên sự rung lắc của toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn
đến quá trình đọc/ghi không chính xác.
1.10 Đầu đọc/ghi
Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt) và cuộn dây (giống như
nam châm điện). Gần đây các công nghệ mới hơn giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật
độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên
các đầu đọc được thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới.
Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá trên bề mặt đĩa từ
hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.
Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng, có nghĩa chúng nhỏ
hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn trong trường hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng
3 mặt).
1.11 Cần di chuyển đầu đọc/ghi
Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó. Cần có nhiệm vụ di
chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một khoảng cách nhất định, dịch chuyển
và định vị chính xác đầu đọc tại các vị trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía
trục quay).
Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do chúng được gắn chung
trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khi việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và
8


dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí tương ứng
ở các bề mặt đĩa còn lại.
Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức:

• Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động.
• Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ.
2. Đọc/ghi dữ liệu trên ổ đĩa từ
2.1 Giao tiếp với máy tính
Toàn bộ cơ chế đọc/ghi dữ liệu chỉ được thực hiện khi máy tính (hoặc các thiết bị sử dụng
ổ đĩa cứng) có yêu cầu truy xuất dữ liệu hoặc cần ghi dữ liệu vào ổ đĩa cứng. Việc thực
hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm.
Ta biết rằng máy tính làm việc khác nhau theo từng phiên làm việc, từng nhiệm vụ mà
không theo một kịch bản nào, do đó quá trình đọc và ghi dữ liệu luôn luôn xảy ra, do đó
các tập tin luôn bị thay đổi, xáo trộn vị trí. Từ đó dữ liệu trên bề mặt đĩa cứng không được
chứa một cách liên tục mà chúng nằm rải rác khắp nơi trên bề mặt vật lý. Một mặt khác
máy tính có thể xử lý đa nhiệm (thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời điểm) nên
cần phải truy cập đến các tập tin khác nhau ở các thư mục khác nhau.
Như vậy cơ chế đọc và ghi dữ liệu ở ổ đĩa cứng không đơn thuần thực hiện từ theo tuần tự
mà chúng có thể truy cập và ghi dữ liệu ngẫu nhiên tại bất kỳ điểm nào trên bề mặt đĩa từ,
đó là đặc điểm khác biệt nổi bật của ổ đĩa cứng so với các hình thức lưu trữ truy cập tuần
tự (như băng từ).
Thông qua giao tiếp với máy tính, khi giải quyết một tác vụ, CPU sẽ đòi hỏi dữ liệu (nó sẽ
hỏi tuần tự các bộ nhớ khác trước khi đến đĩa cứng mà thứ tự thường là cache L1-> cache
L2 ->RAM) và đĩa cứng cần truy cập đến các dữ liệu chứa trên nó. Không đơn thuần như
vậy CPU có thể đòi hỏi nhiều hơn một tập tin dữ liệu tại một thời điểm, khi đó sẽ xảy ra
các trường hợp:
1. Ổ đĩa cứng chỉ đáp ứng một yêu cầu truy cập dữ liệu trong một thời điểm, các yêu
cầu được đáp ứng tuần tự.
2. Ổ đĩa cứng đồng thời đáp ứng các yêu cầu cung cấp dữ liệu theo phương thức
riêng của nó.

2.2 Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa
Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay
của các đĩa và chuyển động của các đầu đọc.

Sự quay của các đĩa từ được thực hiện nhờ các động cơ gắn cùng trục (với tốc độ rất lớn:
từ 3600 rpm cho đến 15.000 rpm) chúng thường được quay ổn định tại một tốc độ nhất
định theo mỗi loại ổ đĩa cứng.

9


Hình 2.2

+ Hình 2.2 : minh hoạ về nguyên lý đọc/ghi bằng từ trên bề mặt đĩa cứng với phương
thức từ nằm ngang
Head: Đầu đọc/ghi di chuyển trên bề mặt đĩa.
Grain: Các thành phần hạt từ và phương của chúng sắp xếp đồng hướng trong một
khoảng
R,N: Vị trí từ ngược/thuận(theo quy ước);
Mangnetic Field lines: Đường sức từ(khi không có đầu đọc/ghi);
Binary value encoded: Giá trị tín hiệu nhị phân (0101…) nhận được.
Khi đĩa cứng quay đều, cần di chuyển đầu đọc sẽ di chuyển đến các vị trí trên các bề mặt
chứa phủ vật liệu từ theo phương bán kính của đĩa. Chuyển động này kết hợp với chuyển
động quay của đĩa có thể làm đầu đọc/ghi tới bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa.
Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện trường để đọc dữ liệu
(và tương ứng: phát ra một điện trường để xoay hướng các hạt từ khi ghi dữ liệu).
Dữ liệu được ghi/đọc đồng thời trên mọi đĩa. Việc thực hiện phân bổ dữ liệu trên các đĩa
được thực hiện nhờ các mạch điều khiển trên bo mạch của ổ đĩa cứng.
Ghi vuông góc trong ổ cứng
Đa số ổ cứng trên thị trường hiện nay dùng công nghệ ghi gọi là theo chiều dọc , ở đó các
bit được lưu trữ bên cạnh nhau trên bề mặt từ tính.
Công nghệ ghi theo chiều dọc có từ khi bắt đầu có ổ cứng. Và công nghệ ghi mới hiện
nay gọi là ghi vuông góc, công nghệ này được các ổ cứng mới ngày nay sử dụng , nó cho
phép ghi với mật độ cao.

Để hiểu dữ liệu được đọc, viết trong ổ cứng và các thiết bị lưu trữ tù tính khác , chúng ta
cần nhớ đặc điểm sau:
+ Tất cả các dây dẫn tạo ra một từ trường xung quanh chúng khi có dòng điện chạy qua.
+ Một từ trường đủ mạnh có thể sinh ra dòng điện trong một dây dẫn.
+ Chiều của từ trường phụ thuộc vào chiều của dòng điện và ngược lại.
Đó là tất cả những gì cơ bản nhất mà bạn cần biết để hiểu dữ liệu được đọc, ghi trên ổ
cứng như thế nào.
Có một vật liệu dẫn hình chữ U có cuộn dây dẫn xung quanh ( man châm hình móng
ngựa ) để làm đầu đọc ghi trên ổ cứng. Trong quá trình ghi số liệu lên ổ cứng, một dòng
điện được cung cấp vào cuộn dây dẫn tạo ra một từ trường xung quanh đầu đọc ghi.
Trường này sẽ từ hoá bề mặt bên dưới đầu đọc ghi , những hạt từ tính được sắp thành
hàng, chúng theo chiều trái hoặc phải phụ thuộc vào chiều của dòng điện được cung cấp
qua cuộn dây dẫn. Bit được lưu trữ liên tiếp trong các hạt từ tính.

10


Trong quá trình đọc dữ liệu trên ổ cứng, khi đầu đọc ghi qua vùng có từ trường xuất hiện
dòng điện trong cuộn dây dẫn, chiều của dòng điện phụ thuộc vào chiều của từ trường mà
đầu đọc ghi đi qua, nó cho phép mạch điều khiển ổ đĩa đọc được Bit đã lưu trữ.
Ghi vuông góc và ghi dọc
Mỗi một bảng lưu trữ trong ổ đĩa được làm bằng nhôm hoặc kính và trên bề mặt của nó
có một lớp vật liệu từ, thông thường là Oxit kim loại trộn với vật liệu khác.
Như phần trên chúng ta đã nói rằng đầu đọc ghi từ hoá những hạt từ tính trên bề mặt đĩa
tuỳ theo dòng điện cung cấp. Chúng ta cũng thấy thứ tự của những hạt từ hoá đại diện
cho Bit dữ liệu được lưu trữ.
Trong công nghệ ghi dọc, hiện nay đang sử dụng trên nhiều ổ cứng trên thị trường, những
hạt từ nằm theo chiều ngang và chúng nằm cạnh nhau trên bề mặt ổ cứng . Bạn xem hình
dưới đây


Trong những năm trở lại đây các hãng sản xuất dều nghiên cứu để tăng dung lượng lưu
trữ trên ổ cứng ( tăng mật độ lưu trữ ) mà lại làm giảm kích thước của các hạt từ trên bề
mặt ổ cứng .
Những hạt từ càng nhỏ thì càng có nhiều dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng . Những hạt từ
bị làm co lại sẽ dẫn đến một vấn đề gọi là superparamagnetism mà liên quan đến tính
toàn vẹn của dữ liệu lưu trữ .
Superparamagnetism xảy ra khi mà những hạt từ nhỏ đến mức mà khi nhiệt độ thay đổi
có thể làm đảo chiều từ tính trong thiết bị lưu trữ dẫn đến số liệu lưu trữ trong đó bị sai
lệch . Superparamagnetism làm cho các nhà sản xuất ổ cứng dung lương cao bị hạn chế .
Hình dưới đây mô tả công nghệ ghi vuông góc , những hạt từ được xắp xếp theo chiều
dọc

Khi ghi bằng phương pháp vuông góc nhiều số liệu được lưu trữ trên ổ cúng và làm giảm
hiện tượng superparamagnetism xảy ra .
3. Thông số và đặc tính
3.1 Dung lượng
11


Dung lượng ổ đĩa cứng (Disk capacity) là một thông số thường được người sử dụng nghĩ
đến đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp.
Dung lượng ổ đĩa cứng được tính bằng: (số byte/sector) × (số sector/track) × (số cylinder)
× (số đầu đọc/ghi).
Dung lượng của ổ đĩa cứng tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường: byte, kB
MB, GB, TB.
3.2 Tốc độ quay của ổ đĩa cứng
Tốc độ quay của đĩa cứng thường được ký hiệu bằng rpm (viết tắt của từ tiếng Anh:
revolutions per minute) số vòng quay trong một phút.
Tốc độ quay càng cao thì ổ càng làm việc nhanh do chúng thực hiện đọc/ghi nhanh hơn,
thời giam tìm kiếm thấp.

Các tốc độ quay thông dụng thường là:
• 3.600 rpm: Tốc độ của các ổ đĩa cứng đĩa thế hệ trước.
• 4.200 rpm: Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung bình và thấp
trong thời điểm 2007.
• 5.400 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5” sản xuất cách đây 2-3 năm; với
các ổ đĩa cứng 2,5” cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ
5400 rpm để đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
• 7.200 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007)
• 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính
cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI
3.3 Các thông số về thời gian trong ổ đĩa cứng
Thời gian tìm kiếm trung bình: (Average Seek Time) là khoảng thời gian trung bình (theo
mili giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ một cylinder này đến một cylinder khác
ngẫu nhiên (ở vị trí xa chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi nhà sản
xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị trí khác nhau rồi chia
cho số lần thực hiện để có kết quả thông số cuối cùng.
Thông số này càng thấp càng tốt.
Thời gian tìm kiếm trung bình không kiểm tra bằng các phần mềm bởi các phần mềm
không can thiệp được sâu đến các hoạt động của ổ đĩa cứng.
Thời gian truy cập ngẫu nhiên: (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để
đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms).
Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do
đó người sử dụng nên quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số
này càng thấp càng tốt.
Tham số: Các ổ đĩa cứng sản xuất gần đây (2007) có thời gian truy cập ngẫu nhiên trong
khoảng: 5 đến 15 ms.
Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ
(hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian
mà nhà sản xuất dự tính ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng có
thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy).

12


3.4 Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ đĩa cứng cũng giống như RAM của máy tính,
chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng.
Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi
việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ
liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm.
Đơn vị thường bính bằng kB hoặc MB.
3.5 Chuẩn giao tiếp
Các chuẩn giao tiếp của ổ đĩa cứng
Giao tiếp
(viết tắt)
SCSI
Ultra160 SCSI
Ultra320 SCSI
ATA
SATA 150
SATA 300
SATA 600
Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng với hệ thống phần cứng, sự đa dạng
này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ thống
máy tính, phần còn lại các ổ giao tiếp nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn
thông dụng.

Hình
Bảng dưới đây so sánh các chuẩn ATA thường sử dụng nhiều với ổ đĩa cứng trong thời
gian gần đây.
Chuẩn

Standard

Phát triển
(năm)

13


ATA-1

1988

ATA-2

1993

ATA-3

1995

ATA-4

1996

ATA-5

1998

ATA-6


2000

ATA-7

2001

ATA-8

2004

SMART = Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology
ATAPI = AT Attachment Packet Interface
MB = Megabyte; million bytes
GB = Gigabyte; billion bytes
PB = Petabyte; quadrillion bytes
CHS = Cylinder, Head, Sector
LBA = Logical block address
PIO = Programmed I/O
DMA = direct memory access
UDMA = Ultra DMA
3.6 Tốc độ truyền dữ liệu
Tốc độ của các chuẩn giao tiếp không có nghĩa là ổ đĩa cứng có thể đáp ứng đúng theo
tốc độ của nó, đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết
kế của nó bởi chúng gặp các rào cản trong vấn đề công nghệ chế tạo.
Các thông số sau ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng:
• Tốc độ quay của đĩa từ.
• Số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng: bởi càng nhiều đĩa từ thì số lượng đầu đọc càng
lớn, khả năng đọc/ghi của đồng thời của các đầu từ tại các mặt đĩa càng nhiều thì
lượng dữ liệu đọc/ghi càng lớn hơn.
• Công nghệ chế tạo: Mật độ sít chặt của các track và công nghệ ghi dữ liệu trên bề

mặt đĩa (phương từ song song hoặc vuông góc với bề mặt đĩa): dẫn đến tốc độ
đọc/ghi cao hơn.
• Dung lượng bộ nhớ đệm: Ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu tức thời trong một
thời điểm.
Bảng so sánh sau tốc độ giữa các vùng ở các ổ cứng khác nhau dưới đây sẽ giúp chúng ta
nhận ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng.
14


Ổ đĩa cứng Ultra-ATA/100 Hitachi (IBM) Deskstar 120GXP
Vùng
Vùng ngoài
Vùng trong
Trung bình
Ổ đĩa cứng Maxtor DiamondMax D540X-4G120J6 120GB ATA
Vùng ngoài
Vùng trong
Trung bình
Như vậy ta thấy rằng tốc độ truyền dữ liệu thực sự ở mức trung bình 42,27 MBps ở ổ đĩa
có giao tiếp Ultra-ATA/100 (với tốc độ thiết kế truyền dữ liệu 100 MBps) chỉ gần bằng
1/2 so với tốc độ giao tiếp.
Đa phần tốc độ truyền dữ liệu
trên các chuẩn giao tiếp thấp
hơn so với thiết kế của nó bởi có
nhiều thông số ảnh hưởng đến
tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng
cũng như: tốc độ quay của đĩa
từ, số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng, công nghệ chế tạo, dung lượng bộ nhớ đệm…
Tốc độ truyền dữ liệu của chuẩn giao tiếp SAS tăng qua các năm


3.7 Kích thước
Kích thước của ổ đĩa cứng được chuẩn hoá tại một số kích thước để đảm bảo thay thế lắp
ráp vừa với các máy tính. Kích thước ổ đĩa cứng thường được tính theo inch (")
Kích thước vỏ ngoài các loại ổ đĩa cứng: xem bảng.
3.8 Sự sử dụng điện năng
Đa số các ổ đĩa cứng của máy tính cá nhân sử dụng hai loại điện áp nguồn: 5 Vdc và 12
Vdc (DC hoặc dc: Loại điện áp một chiều). Các ổ đĩa cứng cho máy tính xách tay có thể sử
dụng chỉ một loại điện áp nguồn 5 Vdc. Các ổ đĩa cứng gắn trong các thiết bị số cầm tay
khác có thể sử dụng các nguồn có mức điện áp thấp hơn với công suất thấp.
Điện năng cung cấp cho các ổ đĩa cứng phần lớn phục vụ cho động cơ quay các ổ đĩa,
phần còn lại nhỏ hơn cung cấp cho bo mạch của ổ đĩa cứng. Tuỳ từng loại động cơ mà
chúng sử dụng điện áp 12V hoặc 5 Vdc hơn (thông qua định mức tiêu thụ dòng điện của
nó tại các mức điện áp này). Trên mỗi ổ đĩa cứng đều ghi rõ các thông số về dòng điện
tiêu thụ của mỗi loại điện áp sử dụng để đảm bảo cho người sử dụng tính toán công suất
chung.

15


Ổ đĩa cứng thường tiêu thụ điện năng lớn nhất tại thời điểm khởi động của hệ thống (hoặc
thời điểm đĩa cứng bắt đầu hoạt động trở lại sau khi tạm nghỉ để tiết kiệm điện năng) bởi
sự khởi động của động cơ đồng trục quay các đĩa từ, cũng giống như động cơ điện thông
thường, dòng điện tiêu thụ đỉnh cực đại của giai đoạn này có thể gấp 3 lần công suất tiêu
thụ bình thường.
Ổ cứng thông thường lấy điện trực tiếp từ nguồn máy tính, với các ổ đĩa cứng ngoài có thể
sử dụng các bộ cung cấp điện riêng kèm theo hoặc chúng có thể dùng nguồn điện cung cấp
qua các cổng giao tiếp USB.
3.9 Các thông số khác
KÍCH THƯỚC VỎ CÁC LOẠI Ổ CỨNG
CAO

Loại 5,25
Dùng trong các máy tính các thế hệ trước
3,25" (82,6mm)
1,63" (41,3mm)
Loại 3,5”
Thường sử dụng đối với máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ
1,63" (41,3mm)
1,00" (25,4mm)
Loại 2,5”
Thường sử dụng đối với máy tính xách tay
19,0mm (0,75")
17,0mm (0,67")
12,7mm (0,50")
12,5mm (0,49")
9,5mm (0,37")
8,5mm (0,33")
Loại 1,8"
hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân
9,5mm (0,37")
7,0mm (0,28")
Loại 1,8" PC Card
16


8,0mm (0,31")
5,0mm (0,20")
Loại 1,0" Micro Device
5,0mm (0,20")
Các thông số dưới đây những người sử dụng thường ít chú ý bởi chúng thường không ảnh
hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của ổ cứng. Các thông số này không nên lấy làm chỉ

tiêu so sánh giữa các ổ đĩa cứng trong sự lựa chọn trong sự sử dụng thông thường.
3.10 Độ ồn
Độ ồn của ổ đĩa cứng là thông số được tính bằng dB, chúng được đo khi ổ đĩa cứng đang
làm việc bình thường.
Ổ đĩa cứng với các đặc trưng hoạt động là các chuyển động cơ khí của các đĩa từ và cần
di chuyển đầu đọc, do đó chúng không tránh khỏi phát tiếng ồn. Do ổ đĩa cứng thường có
độ ồn thấp hơn nhiều so với bất kỳ một quạt làm mát hệ thống nào đang làm việc nên
người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này.
Những tiếng “lắc tắc” nhỏ phát ra trong quá trình làm việc của ổ cứng một cách không
đều đặn được sinh ra bởi cần đỡ đầu đọc/ghi di chuyển và dừng đột ngột tại các vị trí cần
định vị để làm việc. Âm thanh này có thể giúp người sử dụng biết được trạng thái làm
việc của ổ đĩa cứng mà không cần quan sát đèn trạng thái HDD.
3.11 Chu trình di chuyển
Chu trình di chuyển của cần đọc/ghi (Load/Unload cycle) được tính bằng số lần chúng
khởi động từ vị trí an toàn đến vùng làm việc của bề mặt đĩa cứng và ngược lại. Thông số
này chỉ một số hữu hạn những lần di chuyển mà có thể sau số lần đó ổ đĩa cứng có thể
gặp lỗi hoặc hư hỏng.
Sau mỗi phiên làm việc (tắt máy), các đầu từ được di chuyển đến một vị trí an toàn nằm
ngoài các đĩa từ nhằm tránh sự va chạm có thể gây xước bề mặt lớp từ tính, một số ổ đĩa
có thiết kế cần di chuyển đầu đọc tự động di chuyển về vị trí an toàn sau khi ngừng cấp
điện đột ngột. Nhiều người sử dụng năng động có thói quen ngắt điện trong một phiên
làm việc trên nền DOS (bởi không có sự tắt máy chính thống) rồi tháo ổ đĩa cứng cho các
công việc khác, quá trình di chuyển có thể gây va chạm và làm xuất hiện các khối hư
hỏng (bad block).
Chu trình di chuyển là một thông số lớn hơn số lần khởi động máy tính (hoặc các thiết bị
sử dụng ổ đĩa cứng) bởi trong một phiên làm việc, ổ đĩa cứng có thể được chuyển sang
chế độ tạm nghỉ (stand by) để tiết kiệm điện năng nhiều lần.
3.12 Chịu đựng sốc
Chịu đựng sốc (Shock - half sine wave): Sốc (hình thức rung động theo nửa chu kỳ sóng,
thường được hiểu là việc giao động từ một vị trí cân bằng đến một giá trị cực đại, sau đó

lại trở lại vị trí ban đầu) nói đến khả năng chịu đựng sốc của ổ đĩa cứng khi làm việc.
Với các ổ cứng cho máy tính xách tay hoặc các thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân hay các ổ
đĩa cứng ngoài thì thông số này càng cao càng tốt, với các ổ đĩa cứng gắn cho máy tính cá
17


nhân để bàn thì thông số này ít được coi trọng khi so sánh lựa chọn giữa các loại ổ cứng
bởi chúng đã được gắn cố định nên hiếm khi xảy ra sốc.
3.13 Nhiệt độ và sự thích nghi
Tất cả các thiết bị dựa trên hoạt động cơ khí đều có thể bị thay đổi thông số nếu nhiệt độ
của chúng tăng lên đến một mức giới hạn nào đó (sự giãn nở theo nhiệt độ luôn là một
đặc tính của kim loại), do đó cũng như nhiều thiết bị khác, nhiệt độ là một yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình làm việc của ổ đĩa cứng nhất là bên trong nó các chuyển động cơ khí
cần tuyệt đối chính xác.
Nhiệt độ làm việc của ổ đĩa cứng thường là từ 0 cho đến 40 độ C, điều này thường phù
hợp với nhiều môi trường khác nhau, tuy nhiên không chỉ có vậy: độ ẩm là yếu tố liên
quan và kết hợp với môi trường tạo thành một sự phá hoại ổ đĩa cứng.
Ổ cứng thường có các lỗ (chứa bộ lọc không khí) để cân bằng áp suất với bên ngoài, do
đó nếu như không khí trong môi trường chứa nhiều hơi nước, sự ngưng tụ hơi nước thành
các giọt hoặc đóng băng ở đâu đó bên trong ổ đĩa cứng có thể làm hư hỏng ổ nếu ta hình
dung được tốc độ quay của nó lớn thế nào và khoảng cách giữa đầu từ với bề mặt làm
việc của đĩa từ nhỏ đến đâu.
Chính vì vậy trước khi đưa một ổ đĩa cứng vào làm việc lần đầu tiên (tháo bỏ vỏ nhựa
bọc kín nó khi sản xuất) trong thiết bị hoặc ổ đĩa cứng đã sử dụng được đưa đến từ một
môi trường khác đến một nơi làm việc mới (có nhiệt độ môi trường cao hơn), nên đặt nó
vào khoang chứa trong một số thời gian nhất định trước khi kết nối các dây cấp nguồn và
cáp dữ liệu để chúng làm việc.
Thời gian thích nghi đủ lớn để để đảm bảo cho:
1. Các giọt nước bị bay hơi hoặc các cụm băng tuyết biến thành hơi nước và cân bằng
với môi trường bên ngoài.

2. Đảm bảo sự đồng đều về môi trường bên trong và bên ngoài của ổ đĩa cứng, tránh sự
biến đổi (do nhiệt độ thay đổi đột ngột) với các thiết bị cơ khí bên trong khi nhiệt độ
của ổ đĩa cứng tăng lên sau một thời gian hoạt động.

3.14 Thời gian thích nghi cần thiết
(xem bảng)
Tương tự việc đưa một máy tính xách tay từ ngoài trời ở xứ lạnh vào trong phòng làm
việc ấm áp cũng nên để thời gian chờ như vậy bởi trong máy tính xách tay cũng có các ổ
đĩa cứng - trừ trường hợp khi ở ngoài trời (xứ lạnh) máy đang hoạt động (đảm bảo nó
không bị đóng băng tuyết bên trong ổ đĩa cứng).
Với nhiệt độ theo bảng ta có thể thấy rằng khí hậu ở Việt Nam hoặc các nước gần xích
đạo khác có nhiệt độ trung bình cao có lẽ ít cần có thời gian thích ứng trước khi đưa ổ đĩa
cứng vào sử dụng (trừ những vùng có thể có nhiệt độ thấp và xuất hiện tuyết như Sa Pa ở
Việt Nam)

18


Nhiệt độ
trước khi
hoạt động
+40°F (+4°C)
+30°F (-1°C)
+20°F (-7°C)
+10°F (-12°C)
0°F (-18°C)
-10°F (-23°C)
-20°F (-29°C)
-30°F (-34°C)
hoặc nhỏ hơn


3.15 Các số thông số về sản phẩm
Phần dưới đây giải thích một số thông số khác của các ổ đĩa cứng.
Model: Ký hiệu về kiểu sản phẩm của ổ đĩa cứng, model có thể được sử dụng chung cho
một lô sản phẩm cùng loại có các đặc tính và thông số giống như nhau. Thông thường
mỗi hãng có một cách ký hiệu riêng về thông số model để có thể giải thích sơ qua về một
số thông số trên ổ đĩa cứng đó.
Serial number: Mã số sản phẩm, mỗi ổ đĩa cứng có một số hiệu này riêng. Thông số này
thường chứa đựng thông tin đã được quy ước riêng của hãng sản xuất về thời gian sản
xuất hoặc đơn thuần chỉ là thứ tự sản phẩm khi được sản xuất.

19


Firmware revision: Thông số về phiên bản firmware đang sử dụng hiện thời của ổ đĩa
cứng. Thông số này có thể thay đổi nếu người sử dụng nâng cấp các phiên bản firmware
của ổ đĩa cứng (nhưng việc nâng cấp này thường rất hiếm khi xảy ra).
Một số hãng sản xuất phần mềm có thể sử dụng các thông số trên của ổ đĩa cứng để nhận
dạng tình trạng bản quyền của phần mềm trên duy nhất một máy tính, tuy nhiên cách này
không được áp dụng rộng rãi do
3.16 Các công nghệ sử dụng ổ đĩa cứng
3.16.1 S.M.A.R.T
(Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) là công nghệ tự động giám sát,
chuẩn đoán và báo cáo các hư hỏng có thể xuất hiện của ổ đĩa cứng để thông qua BIOS,
các phần mềm thông báo cho người sử dụng biết trước sự hư hỏng để có các hành động
chuẩn bị đối phó (như sao chép dữ liệu dự phòng hoặc có các kế hoạch thay thế ổ đĩa
cứng mới).
3.16.2 Ổ cứng lai
(hybrid hard disk drive) là các ổ đĩa cứng thông thường được gắn thêm các phần bộ nhớ
flash trên bo mạch của ổ đĩa cứng. Cụm bộ nhớ này hoạt động khác với cơ chế làm việc

của bộ nhớ đệm (cache) của ổ đĩa cứng: Dữ liệu chứa trên chúng không bị mất đi khi mất
điện.
Trong quá trình làm việc của ổ cứng lai, vai trò của phần bộ nhớ flash như sau:
+ Lưu trữ trung gian dữ liệu trước khi ghi vào đĩa cứng, chỉ khi máy tính đã đưa các dữ
liệu đến một mức nhất định (tuỳ từng loại ổ cứng lai) thì ổ đĩa cứng mới tiến hành ghi dữ
liệu vào các đĩa từ, điều này giúp sự vận hành của ổ đĩa cứng tối hiệu quả và tiết kiệm
điện năng hơn nhờ việc không phải thường xuyên hoạt động.
+ Giúp tăng tốc độ giao tiếp với máy tính: Việc đọc dữ liệu từ bộ nhớ flash nhanh hơn so
với việc đọc dữ liệu tại các đĩa từ.


Giúp hệ điều hành khởi động nhanh hơn nhờ việc lưu các tập tin khởi động của hệ
thống lên vùng bộ nhớ flash.



Kết hợp với bộ nhớ đệm của ổ đĩa cứng tạo thành một hệ thống hoạt động hiệu
quả.

Những ổ cứng lai được sản xuất hiện nay thường sử dụng bộ nhớ flash với dung lượng
khiêm tốn ở 256 MB bởi chịu áp lực của vấn đề giá thành sản xuất. Do sử dụng dung
lượng nhỏ như vậy nên chưa cải thiện nhiều đến việc giảm thời gian khởi động hệ điều
hành, dẫn đến nhiều người sử dụng chưa cảm thấy hài lòng với chúng. Tuy nhiên người
sử dụng thường khó nhận ra sự hiệu quả của chúng khi thực hiện các tác vụ thông thường
hoặc việc tiết kiệm năng lượng của chúng.
Hiện tại (2007) ổ cứng lai có giá thành khá đắt (khoảng 300 USD cho dung lượng 32 GB)
nên chúng mới được sử dụng trong một số loại máy tính xách tay cao cấp. Trong tương
lai, các ổ cứng lai có thể tích hợp đến vài GB dung lượng bộ nhớ flash sẽ khiến sự so
sánh giữa chúng với các ổ cứng truyền thống sẽ trở lên khác biệt hơn.
20



3.16.3 RAID
Theo RAB thì RAID được chia thành 7 cấp độ (level), mỗi cấp độ có các tính năng riêng,
hầu hết chúng được xây dựng từ hai cấp độ cơ bản là RAID 0 và RAID 1. Dưới đây là
một số RAID.
RAID 0 cần ít nhất 2 ổ đĩa. Tổng quát ta có n đĩa (n >= 2) và các
đĩa là cùng
loại. Dữ liệu sẽ được chia ra nhiều phần bằng nhau đg ta dùng 02 ổ
cứng 80GB
thì hệ thống đĩa của chúng ta là 160GB.
+ Hoạt động: Dữ liệu sẽ chia làm nhiều phần bằng nhau và được lưu trữ trên từng đĩa
cứng. Mỗi đĩa sẽ chứa 1/n dữ liệu.
+ Ưu điểm: Tăng tốc độ đọc/ghi đĩa: mỗi đĩa chỉ cần phải đọc/ghi 1/n lượng dữ liệu được
yêu cầu. Lý thuyết thì tốc độ sẽ tăng n lần.
+ Nhược điểm: Tính an toàn thấp. Nếu một đĩa bị hư thì dữ liệu trên tất cả các đĩa còn lại
sẽ không còn sử dụng được. Xác suất để mất dữ liệu sẽ tăng n lần so với dùng ổ đĩa đơn.
RAID 1 Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo
an toàn dữ
liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa
cứng để làm
việc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng
đầu nên
chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một
cho những
người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị
mạng hoặc
những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống
RAID 1 là
thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ

đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
+ Hoạt động: (n=2)Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường
hợp một ổ cứng đơn bị trục trặc, ổ cứng đơn còn lại còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình
thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa cứng đơn bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề
thông tin thất lạc.
+ Ưu điểm: Tốc độ đọc/ghi và dung lượng lưu trữ = ổ cứng đơn. Đảm bảo an toàn dữ
liệu. Raid 1 là chuẩn RAID không thể thiếu đối với người quản trị mạng hoặc những ai
phải quản lý nhiều thông tin quan trọng.
+ Khuyết điểm: Không phải là lựa chọn cho người say mê tốc độ. Hiệu năng không phải
là yếu tố hàng đầu. Không gia tăng dung lượng lưu trữ.
RAID 5 là sự cải tiến của RAID 0,có cung cấp cơ chế khôi phục dữ liệu, các Parity dùng

để khôi phục dữ liệu được phân bố đồng đều trên tất cả các ổ đĩa cứng. Giả sử dữ liệu A
được phân tách thành 3 phần A1, A2, A3 , khi đó dữ liệu được chia thành 3 phần chứa
trên các ổ đĩa cứng 0, 1, 2 (giống như RAID 0). Phần ổ đĩa cứng thứ 3 chứa Parity (Ap)
của A1 A2 A3 để khôi phục dữ liệu có thể sẽ mất ở ổ đĩa cứng 0, 1, 2. Dữ liệu B được
chia thành B1 B2 B3 và Parity của nó là Bp, theo thứ tự B1 B2 B3 được lưu trữ tại ổ 0 1
21


3, và Bp được lưu trữ tại ổ 2. Các Parity được lưu trữ tuần tự
trên các ổ đĩa
cứng. RAID 5 cho phép tối đa có 1 ổ cứng bị chết tại một
thời điểm, nếu
có nhiều hơn 1 ổ cứng bị chết tại một thời điểm thì toàn bộ
dữ liệu coi như
mất hết. RAID 5 cũng yêu cầu các ổ cứng tham gia RAID
phải có dung
lượng bằng nhau. Dung lượng chính xác cuối cùng của RAID 5 được tính bằng cách:
(Dung lượng của 1 ổ cứng)x(Số lượng các ổ cứng tham gia RAID) - (Dung lượng 1 ổ

cứng). Yêu cầu tối thiểu của RAID 5 là có ít nhất 3 ổ đĩa cứng.
+ Hoạt động: Dữ liệu và bản sao lưu được lưu trữ trên tất cả các ổ đĩa cứng vật lý.
Nguyên tắc này khá phức tạp. Với n = 3(Hình 3.16).

Hình 3.16
+ Ưu điểm: Tốc độ được cải thiện và tính an toàn dữ liệu được đảm bảo. Thay thế 1 ổ đĩa
cứng bị hư dễ dàng. Dung lượng lưu trữ = n – 1. Tức là nếu bạn sử dụng 3 ổ đĩa vật lý
500GB thì dung lượng cuối cùng được sử dụng là 1TB.
+ Khuyết điểm: Hư 2 trong 3 ổ thì xin chia buồn cùng bạn. Mặc dù điều đó khó xảy ra
nhưng không phải là không xảy ra. Chẳng hạn: nguồn dỏm bị sốc điện.
Ví dụ: ta có 8 đoạn dữ liệu(6 Block) tương ứng: Block 1, Block 2, Block 3, Block 4,
Block 5, Block 6. Block 1 và Block 2 sẽ được lưu vào ổ đĩa cứng vật lý(1, 2) và bản sau
lưu dữ liệu của chúng được ghi vào đĩa cứng vật lý 3. Block 3 và Block 4 sẽ được lưu vào
ổ đĩa cứng vật lý(1, 3) và bản sau lưu dữ liệu của chúng được ghi vào đĩa cứng vật lý 2.
Block 5 và Block 6 sẽ được lưu vào ổ đĩa cứng vật lý(2, 3) và bản sau lưu dữ liệu của
chúng được ghi vào đĩa cứng vật lý 1.

22



×