Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường trung học phổ thông hồng bàng thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 12 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Khoa S- phạm

Tô Trung Tuyền

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tại Tr-ờng trung học phổ thông Hồng Bàng
thành phố hải phòng

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh

Hà Nội 2008


Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa S- phạm

Tô Trung Tuyền

Biện pháp quản lý Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp tại tr-ờng THPT Hồng bàng
thành phố hải phòng

tóm tắt luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục


Mã số

: 60 14 05

Hà nội 2008


Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập , nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo
dục, khoá 6 : 2006-2008 tại Khoa Sư phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã được Ban
lãnh đạo Khoa, cán bộ công chức , các Thầy, Cô giáo trong Khoa tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học
tập , cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Nhân dịp này, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa, các Thầy,
Cô giáo và cán bộ Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh,
người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chi uỷ, Ban giám hiệu, Cán bộ, giáo viên,
cha mẹ học sinh, học sinh trường THPT Hồng Bàng đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi cao.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, tháng 11 năm 2008
Tác giả

Tô Trung Tuyền



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

5. Giả thuyết khoa học

3

6. Phạm vi đề tài nghiên cứu


4

7. Phương pháp nghiên cứu

4

8. Cấu trúc luận văn

4

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

5

trung học phổ thông
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

1.2. Một số khái niệm công cụ

8

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ

14

thông
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông


21

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt

26

động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung
học phổ thông Hồng Bàng thành phố Hải Phòng

29

2.1. Vài nét về trường Trung học phổ thông Hồng Bàng Thành phố Hải Phòng

29

2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường

32

2.1.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục của trường Trung học phổ thông Hồng Bàng Thành phố

33

Hải Phòng
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học
phổ thông Hồng Bàng thành phố Hải Phòng

33


2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, phụ huynh và
học sinh trường Trung học phổ thông Hồng Bàng về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục

35

ngoài giờ lên lớp
2.2.2. Thực trạng về nội dung, hình thức và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ

44

lên lớp tại trường Trung học phổ thông Hồng Bàng Thành phố Hải Phòng
2.2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường
Trung học phổ thông Hồng Bàng Thành phố Hải Phòng
2.3. Nhận xét , đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

54


tại trường Trung học phổ thông Hồng Bàng

55

2.3.1. Đánh giá thực trạng

60

2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng

61


2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

62

của trường Trung học phổ thông Hồng Bàng
Chương 3 : Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung
học phổ thông Hồng Bàng thành phố Hải Phòng

58

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

58

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

63

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc Trung học phổ thông

64

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp của các lực lượng giáo dục

64

3.1.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm tâm

64


sinh lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung học

59

phổ thông Hồng Bàng Thành phố Hải Phòng
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ Đoàn, phụ huynh và học

65

sinh nhà trường về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.2. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của

69

tiểu ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo viên chủ nhiệm
3.2.3. Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ Đoàn-cán bộ tiểu ban thực hiện chương trình hoạt

73

động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.4. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

78

Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ

80

3.2.6. Tăng cường quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ


81

3.2.5.
lên lớp

chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.7. Quản lý công tác kiểm tra , đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

84

3.2.8. Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

82

3.4. Khảo nghiệm nhận thức tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

84

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

89



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định trong công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn
lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt
bằng dân trí được nâng cao. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”
[16] .Việc này được bắt đầu từ giáo dục phổ thông , mà trước hết là xác định
mục tiêu đào tạo nhằm tạo ra “nhân cách- sức lao động” đáp ứng yêu cầu của
xã hội. Nói cách khác, đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình
thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Nội dung học vấn
được hình thành và phát triển trong nhà trường phổ thông phải góp phần quan
trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho
học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự giáo dục sau này.
Những kết quả nghiên cứu tâm- sinh lý và điều tra xã hội học gần đây
cho thấy sự thay đổi tâm- sinh lý của thanh thiếu niên là sự thay đổi có gia
tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh
hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh ngày càng được tiếp nhận nhiều nguồn
thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt, có hiểu biết hơn, linh hoạt và năng
động hơn so với các thế hệ học sinh trước đây, đặc biệt là học sinh THPT. Do
những yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục THPT, cần thiết phải đưa vào
trong nhà trường một số nội dung dạy học mới , hoạt động giáo dục phải gắn với
thực tiễn xã hội, cùng với yêu cầu của hội nhập và phân hoá trong giáo dục, Văn


phòng Chính phủ đã ra thông báo số 13/2006/VPCP về ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng ,Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục về phương án điều chỉnh phân

ban ở THPT, trong đó HĐGDNGLL chính thức được đưa vào chương trình .
Việc giáo dục học sinh thông qua HĐGDNGLL là con đường quan
trọng và cần thiết. HĐGDNGLL được đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông góp phần thực hiện những mục tiêu, những giá trị từ đơn giản đến phức
tạp, phát huy tối đa vai trò của cá nhân và tập thể học sinh trong quá trình
hoạt động. Nội dung và hình thức của HĐGDNGLL phù hợp với nhu cầu và
đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Học sinh là chủ thể của HĐGDNGLL, giáo
viên chủ nhiệm lớp là người đóng vai trò giúp đỡ, định hướng hoạt động của
học sinh. HĐGDNGLL đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường, đây là một trong những hoạt động có tính huy
động cộng đồng cao. HĐGDNGLL có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy
học , tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và
hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kĩ năng,
tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện
nay, trường THPT Hồng Bàng đã rất quan tâm đến công tác chỉ đạo, quản lý,
tổ chức thực hiện chương trình. Qua thực tiễn công tác cùng với những quan
sát, kết quả điều tra và đánh giá, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, kĩ năng tham
gia, tổ chức hoạt động của học sinh chưa tốt, các em chưa thực sự làm chủ thể
hoạt động, các hình thức tổ chức không phong phú lặp đi lặp lại, thậm chí gây
nhàm chán. Thứ hai, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn yếu về kĩ năng tổ chức
và cố vấn hoạt động, phần nhiều dựa vào tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong triển khai các HĐGDNGLL. Thứ ba, công tác chỉ đạo, quản lý chưa
mang lại hiệu quả thiết thực. Chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân chính của
việc HĐGDNGLL chưa mang lại hiệu quả là do các biện pháp quản lý, tổ
chức mang tính hình thức, chưa triển khai sâu rộng đến từng học sinh, chưa
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Bên cạnh đó, biện
pháp tổ chức, quản lý HĐGDNGLL hiện nay của nhà trường chưa mang lại



cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, chưa phát huy
được hiệu quả vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp, chưa gắn kết được
sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ,
hội cha mẹ học sinh, các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội trên địa
bàn vào quá trình triển khai , tổ chức HĐGDNGLL.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài:
“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Trung
học phổ thông Hồng Bàng thành phố Hải Phòng ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
quản lý HĐNGNGLL tại trường THPT Hồng Bàng nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện 4 nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT Hồng
Bàng, thành phố Hải Phòng chủ yếu trong năm học 2007-2008.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của trường THPT Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đề ra.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý HĐGNGLL tại trường THPT
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại trường
THPT Hồng Bàng thành phố Hải Phòng
4.3.Người được nghiên cứu
- Cán bộ quản lý nhà trường
- 200 học sinh của trường THPT Hồng Bàng



- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
- Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tiểu ban HĐGDNGLL
- Phụ huynh học sinh
5. Giả thuyết khoa học
Đề xuất và áp dụng một số biện pháp trong công tác quản lý
HĐGDNGLL tại trường THPT Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng sẽ nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGNGLL của trường chủ yếu trong
năm học 2007-2008 và đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL trong những
năm tiếp theo.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và
vấn đề lý luận liên quan đến HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL, đặc
điểm
tâm lý, phương pháp giáo dục học sinh THPT.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xem xét, phân tích các biện pháp,
cách thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh ở trường THPT Hồng Bàng , đảm
bảo tính chân thực, khách quan của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh khi tổ chức hoặc tham gia
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp điều tra : Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được sử
dụng nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của trường THPT Hồng
Bàng, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra.
- Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với học sinh, giáo viên, phụ huynh để
đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh, đánh giá kết quả của những

biện pháp tổ chức HĐGDNGLL.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.3.Nhóm các phương pháp xử lý số liệu


Sử dụng toán thống kê, xử lý số liệu thu thập được, qua phân tích, so
sánh, tổng hợp rút ra những nhận định.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo ,phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết nhiệm kì 2001 -2006 và kế hoạch phát triển trường THPT Hồng Bàng
từ năm 2006-2010.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo . Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách
giáo khoa lớp 10 THPT , HĐGDNGLL , Hà nội , 2006.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo . Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách
giáo khoa lớp 11 THPT , HĐGDNGLL , Hà nội , 2006.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình , sách
giáo khoa thí điểm lớp 12 THPT , HĐGDNGLL , Viện nghiên cứu Sư phạm , Hà nội
,2006.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ năm học 2006-2007, 2007- 2008, Nxb giáo dục.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo. Điều lệ nhà trường phổ thông, Nxb giáo dục, 2000.
7. Đặng Quốc Bảo. Một số kinh nghiệm về quản lý, Hà nội, 1997.
8. Đặng Quốc Bảo. Ý tưởng của tiền nhân và thông điệp thời đại về phát triẻn giáo dục
và quản lý.
9. Nguyễn Hải Châu. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục HĐGDNGLL ở trường
THPT, Nxb giáo dục, 2007.
10. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng Những Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, 2004.

11. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng sự phát triển các quan điểm
giáo dục hiện đại , Hà nội , 2005.
12. Nguyễn Đức Chính – Lâm Quang Thiệp . Bài giảng đo lường - đánh giá kết quả học
tập của học sinh, sinh viên , Hà nội , 2005.
13. Phạm Khắc Chương. Lý luận quản lý giáo dục đại cương.
14. J.A.Cômenxki. Ông tổ của nền sư phạm cận đại.
15. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà nội, 2005.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị
Quốc gia .
17. Phạm Minh Hạc. Khoa học quản lý giáo dục. Nxb giáo dục, 1999.
18. Hoàng Thị Minh Hương. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học quận Hồng Bàng- Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ
KHGD, ĐHSP Hà nội.
19. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ. Giáo dục học tập 1-2, Nxb giáo dục, Hà nội, 1998.
20. Phạm Vũ Kích. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông dân tộc
nội trú, Nxb giáo dục, 1997.


21. M.I.Kônđacốp. Cơ sở lí luận của quản lý khoa học giáo dục, trường cán bộ quản lý
giáo dục TW, Hà nội, 1984
22. Đặng Bá Lãm- Phạm Thanh Nghị. Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục,
Nxb giáo dục, Hà nội, 1999.
23. Luật giáo dục . Nxb Chính trị quốc gia , Hà nội , 2005.
24. Nguyễn Văn Lê- Đỗ Hữu Tài. Chuyên đề quản lý trường học, Nxb giáo dục, Hà nội,
1996.
25. Lê Văn Long . Một số giải pháp chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với các trường THPT. Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐHSP
Hà nội.
26. Đỗ Văn Lợi . Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các

trường phổ thông Hermann Gmeiner. Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐHSP Hà nội
27. Tạ Thị Bích Ngọc. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của Hiệu trưởng trường tiểu học quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ
KHGD, ĐHSP Hà nội
28. Lâm Thị Mỹ Phương . Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của Hiệu trưởng các trường trung học sơ sở Thành phố Hải Dương. Luận văn thạc
sỹ KHGD, ĐHSP Hà nội.
29. Nguyễn Dục Quang- Ngô Quang Quế.Giáo trình HĐGDNGLL, Nxb ĐHSPHN,
2007.
30. Phan Thế Sủng. Quản lý HĐGDNGLL, Học viện quản lý giáo dục
31. Từ Đức Văn. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì
III ( 2004-2007) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb ĐHSP.
32. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội,2000.
33. Nguyễn Như Ý. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sỹ KHGD, ĐHSP Hà nội.
34. Nguyễn Như Ý. Đại từ điển tiếng Việt.
35. Wikipedia. Thư viện học liệu mở , Internet.



×