Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xây dựng các bài tổng kết chương sinh học 11 theo quan điểm cấu trúc hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.66 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

XÂY DỰNG CÁC BÀI TỔNG KẾT CHƢƠNG
SINH HỌC 11 THEO QUAN ĐIỂM CẤU TRÚC HỆ THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

XÂY DỰNG CÁC BÀI TỔNG KẾT CHƢƠNG
SINH HỌC 11 THEO QUAN ĐIỂM CẤU TRÚC HỆ THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
Mó số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Lê Đình Trung

HÀ NỘI- 2008


LỜI CẢM ƠN


Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Đình Trung–
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học
Sinh học, Ban chủ nhiệm khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN, phòng Quản lý khoa học, Thƣ
viện trƣờng ĐHSP Hà Nội, Thƣ viện khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn sự cộng tác của Ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ Hoá - Sinh
trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo, THPT An Lão, THPT Lê Quí Đôn, THPT Kiến An,
THPT Phan Đăng Lƣu, thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi
nghiên cứu luận văn này, đặc biệt trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1.Trên thế giới ............................................................................................. 2
2.2. Ở việt nam ................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 4
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 6
7.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 6

7.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................. 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................... 10
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 10
1.1.1. Lý thuyết của hệ thống.......................................................................... 10
1.1.2. Quan điểm hệ thống và tƣ duy hệ thống ............................................... 13
1.1.3. Vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học ........................ 16
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 23
1.2.1. Điều tra thực trạng khả năng nhận thức và vận dụng quan điểm hệ thống trong
dạy sinh học .................................................................................................... 23
1.2.2. Điều tra thực trạng vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học bài
ôn tập chƣơng.................................................................................................. 24
1.2.3. Điều tra chất lƣợng lĩnh hội kiến thức của học sinh về sinh học cơ thể .... 26
1.2.4. Phân tích cấu trúc, nội dung phần sinh học cơ thể .............................. 27
Chƣơng 2: XÂY DỰNG CÁC BÀI ÔN TẬP SINH HỌC 11 THEO QUAN
ĐIỂM CẤU TRÚC HỆ THỐNG ................................................................. 29


2.1. Những quan điểm chỉ đạo việc thiết kế bài ôn tập chƣơng ..................... 29
2.1.1.Vận dụng phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc- hệ thống để phân tích nội dung phần
sinh học cơ thể ............................................................................................... 29
2.1.2. Sử dụng logic tổng – phân - hợp trong thiết kế và dạy học bài ôn tập chƣơng ..... 34
2.2. CÊu tróc cña bµi «n tËp ch-¬ng .............................................................. 35
2.3. Quy trình thiết kế bài ôn tập chƣơng theo quan điểm hệ thống .............. 35
2.3.1. Phân tích nội dung của chƣơng............................................................. 35
2.3.2. Xác định mục tiêu ................................................................................. 49
2.3.3. Xây dựng tƣ liệu bổ sung ...................................................................... 49
2.3.4. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập theo mục tiêu ....................... 49
2.3.5. Đƣa hệ thống các câu hỏi, bài tập vào giáo án ôn tập .......................... 49
2.4. Quy trình đƣa bài ôn tập vào dạy học ..................................................... 50

2.5. Thiết kế các bài ôn tập chƣơng Sinh học 11 ............................................ 51
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 94
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 94
3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 94
3.3.1. Chọn trƣờng, lớp và học sinh thực nghiệm .......................................... 94
3.3.2. Chọn GV thực nghiệm .......................................................................... 94
3.3.3. Bố trí thực nghiệm ............................................................................... 94
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 95
3.4. 1. Phân tích định lƣợng ............................................................................ 95
3.4.2. Phân tích định tính ............................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 105
1. Kết luận ....................................................................................................... 105
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm trong quá trình dạy học
gắn liền với tƣ tƣởng dân chủ hoá giáo dục mà thực chất là nhằm phát huy mọi tiềm
năng của ngƣời học, xoá bỏ tƣ tƣởng giáo điều áp đặt trong dạy học theo phƣơng
pháp dạy học cổ truyền. Vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của HS
nhằm đào tạo những ngƣời năng động, sáng tạo đã đƣợc đặt ra trong ngành giáo dục
từ những năm 1960 ở các trƣờng đại học với định hƣớng: “Biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”
Cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của các ngành khoa học cơ bản, khoa học công
nghệ, lí luận dạy học trong khoa học giáo dục cũng có những bƣớc phát triển đáng
kể trong mấy thập kỉ trở lại đây. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc
(2000 - 2020), sự thách thức trƣớc nguy cơ tụt hậu trên con đƣờng tiến vào thế kỉ

XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới
căn bản về phƣơng pháp dạy và học.
Trong xu thế phát triển chƣơng trình và đổi mới quan niệm về biên soạn SGK
của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới, từ năm 2001 Bộ Giáo dục và
Đào tạo nƣớc ta đã triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình, SGK cho các bậc học
từ tiểu học đến THPT. Việc đổi mới chƣơng trình phổ thông đã đòi hỏi việc đổi mới
phương pháp dạy học.
Luật giáo dục 2005 đã có nhiều điểm mới quan trọng thể hiện một bƣớc đổi
mới tƣ duy về giáo dục. Trong đó chú trọng các điều kiện để chuẩn hoá, nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Để làm đƣợc việc đó cần thiết phải đổi mới phương
pháp dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở
mỗi lớp, mỗi cấp học.
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc xác định trong nghị quyết
TW 4 khoá VII (1- 1993), Nghị quyết trung ƣơng II khoá VIII (12- 1996), đƣợc thể
chế hoá trong luật giáo dục (2005), đƣợc cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4- 1999).


Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp
học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”
Việc giảng dạy và học tập ở trƣờng THPT nói chung và với môn sinh học nói
riêng hiện nay còn nhiều hạn chế chƣa phát huy đƣợc năng lực tƣ duy hệ thống hoá
kiến thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong vấn đề nhận thức logíc của các hệ thống
sống từ cấp độ: Tế bào  Cơ thể  Quần thể – loài  Quần xã  Hệ sinh thái – sinh
quyển. Một bộ phận lớn giáo viên chƣa thấm nhuần quan điểm hệ thống trong dạy
học, chƣa thấy rõ tính hệ thống và đặc điểm chung của các hệ thống sống trong chƣơng
trình sinh học trung học phổ thông từ lớp 10  11  12. Đặc biệt, phần sinh học cơ thể
ở lớp 11 theo chƣơng trình mới có nhiều đổi mới cả về cấu trúc chƣơng trình và nội

dung kiến thức. Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giáo án và dạy
học.
Việc thiết kế và dạy học bài ôn tập chƣơng theo quan điểm cấu trúc hệ thống
sẽ giúp GV khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm nêu trên, giúp học sinh rèn luyện và
phát triển tƣ duy hệ thống. Tuy nhiên, việc thiết kế và dạy học bài ôn tập chƣơng
phần sinh học cơ thể theo quan điểm cấu trúc hệ thống chƣa đƣợc GV chú trọng và
chưa được tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: Xây dựng các
bài tổng kết chƣơng sinh học 11 theo quan điểm cấu trúc hệ thống
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Khái niệm “hệ thống” và quan điểm hệ thống đã đƣợc hình thành và nghiên
cứu trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử triết học. Sự phát triển của tƣ tƣởng về
hệ thống gắn liền với sự phát triển của thế giới quan triết học, phù hợp với sự tiến bộ
của khoa học và thực tiễn xã hội
Năm 1940 L.V. Bertalanffy đƣa ra “Lý thuyết chung của các hệ thống”, để mô
tả các hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động. Từ lĩnh vực sinh học các nguyên
tắc của lý thuyết này đƣợc chuyển sang giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý
xã hội.


Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ở thế kỷ XX và đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, nhiều nhà triết học và khoa học ở các lĩnh vực khác nhau đã tập trung
nghiên cứu các khách thể với tính cách là một hệ thống và thậm chí là các phức hợp
hệ thống nhằm tìm ra bản chất và quy luật vận động, phát triển của chúng. Khái
niệm "hệ thống" đang đƣợc sử dụng rất rộng rãi và nó đã trở thành biểu tƣợng của
tính khoa học và tính logic để tiếp nhận chân lý.
Có nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết hệ thống nhƣ “General Systerm the
Foundaitions, Development, Applications” [51]. “Nguyên tắc thứ 5: Tƣ duy hệ thống”
[63]. “Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phƣơng pháp luận của C.Mác” [53]. “Tƣ
duy hệ thống – Quản lí hỗn độn và phức hợp” [56].

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng những phƣơng pháp
luận chủ yếu của triết học và các khoa học khác (đặc biệt là lí thuyết hệ thống) vào
việc xây dựng các giáo trình sinh học nhƣ: “Cải cách bộ môn sinh học trong trƣờng sƣ
phạm” [57] “Những tƣ tƣởng xây dựng bộ môn sinh học trong trƣờng trung học”
[55]. “Vấn đề liên quan giữa sự tổ chức và tiến hoá của các hệ thống sống” [58].
“Quan điểm hệ thống - cấu trúc vận dụng vào dạy học sinh học” [64]. “Thuyết cấu
trúc và vị trí của nó trong phƣơng pháp luận hệ thống” [60 ]. “Mối tƣơng quan giữa
hai phƣơng pháp luận lịch sử và CT - HT nhằm nghiên cứu bản chất và các mức độ tổ
chức của sự sống” [49].
2.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lí thuyết hệ thống nhƣ: “Phân tích hệ thống
và ứng dụng” [43]. “Về hệ thống và tính ì hệ thống” [11]. “Lí thuyết hệ thống” [30].
“Sự hình thành và phát triển lý thuyết hệ thống” [39]. “Tiếp cận hệ thống trong môi
trƣờng và phát triển” [25].
Lí thuyết hệ thống cũng đã đƣợc vận dụng trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học
và xây dựng các giáo trình sinh học, xây dựng các đề tài luận án…nhƣ: “Những vấn
đề cải cách giáo trình sinh học đại cƣơng trƣờng phổ thông nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hoà” [1]. “Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học” [14]. “Giáo dục môi trƣờng
qua dạy học sinh thái học” [36]. “Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành khái niệm
trong chƣơng trình sinh học 11” [19]. “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức


trong chƣơng II các quy luật di truyền nhằm nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11”
[26]. “Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh 12 THPT trong dạy
tiến hóa” [8], “Một số vấn đề về phƣơng pháp dạy học sinh học” [3]. “Quán triệt tƣ
tƣởng cấu - trúc hệ thống và tƣ tƣởng tiến hóa trong dạy – học sinh học ở trƣờng phổ
thông” [38]. “Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học bài ôn tập
chƣơng phần sinh học tế bào lớp 10 THPT” [17].
Xây dựng chƣơng trình và sách giáo khoa THPT hiện nay cũng vận dụng quan
điểm hệ thống …

Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác cũng đề cập đến việc xây dựng các câu
hỏi, bài tập, các hoạt động…nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học sinh học cơ thể:
“Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học” [16] …
3. Mục đích nghiên cứu
Từ quan điểm cấu trúc hệ thống vận dụng nó vào xây dựng các bài ôn tập
chƣơng phần sinh học cơ thể để nâng cao chất lƣợng dạy học
4. Những đóng góp của đề tài
4.1. Xác định đƣợc thực trạng nhận thức quan điểm cấu trúc hệ thống và muốn đƣợc
vận dụng quan điểm cấu trúc hệ thống trong dạy học sinh học của giáo viên.
4.2. Đề xuất đƣợc cơ sở lý luận và ứng dụng nó để phân tích nội dung sinh học cơ
thể trên quan điểm cấu trúc hệ thống làm cơ sở để thiết kế bài ôn tập chƣơng phần
sinh học cơ thể.
4.3. Đề xuất quy trình thiết kế bài ôn tập chƣơng phần sinh học cơ thể theo quan
điểm cấu trúc hệ thống.
4.4. Hiện thực hoá lí luận và qui trình đề xuất trong xây dựng bộ giáo án ôn tập chƣơng phần sinh học cơ thể trên cơ sở cấu trúc – hệ thống.
4.5. Đƣa các giáo án nói trên vào thực nghiệm sƣ phạm để giá hiệu quả của bài ôn
tập chƣơng đã xác định đƣợc tính khả thi của giả thiết đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc các bài tổng kết chƣơng theo quan điểm cấu trúc hệ thống
thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng ôn tập phần kiến thức sinh học cơ thể.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu


6.1. Điều tra thực trạng về cấu trúc chƣơng trình và về nhận thức tính hệ thống trong
dạy học sinh học của giáo viên, vận dụng quan điểm cấu trúc hệ thống của giáo viên
vào dạy học.
6.2. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống, quan điểm hệ thống, phân tích tính hệ
thống của chƣơng trình sinh học THPT, đặc điểm chung của các hệ thống sống ở các
cấp độ khác nhau.
6.3. Phân tích nội dung, xác định mục tiêu dạy học phần sinh học cơ thể, theo quan

điểm hệ thống.
6.4. Nghiên cứu đề xuất logic cấu trúc và quy trình thiết kế bài ôn tập chƣơng phần
sinh học cơ thể theo quan điểm hệ thống.
6.5. Thiết kế một số bài ôn tập các chƣơng phần sinh học cơ thể theo quan điểm hệ
thống.
6.6. Thực nghiệm sƣ phạm: Dạy học bài ôn tập chƣơng và kiểm tra, đánh giá để xác
định hiệu quả của bài ôn tập chƣơng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nhƣ Ất (1973), Những vấn đề cải cách giáo trình sinh học đại cương trường phổ thông nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Luận án phó tiến sĩ, Mat-xcơ-va,
(Bản tóm tắt dịch từ tiếng Nga).
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học sinh học (phần đại
cƣơng), Nxb Giáo dục.
3. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Đỗ Thị Phƣợng (2006), Bài giảng về một
số vấn đề về phương pháp dạy học sinh học, Hà Nội.
4. Đinh Quang Báo (1981), Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học, Luận
án PTS.
5. Bộ GD & ĐT (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông môn sinh học, Nxb Giáo
dục.
6. Nguyễn Hải Châu, Vũ Đức Lƣu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá môn sinh học 10, Nxb Hà Nội.
7. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1997), Hoá sinh học, Nxb Giáo dục.
8. Mai Liên Chi (2004), Rèn luyện học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức trong
dạy học chương các quy luật di truyền nhằm nâng cao hiệu quả dạy học sinh học
lớp 11 – THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
9. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dƣơng Tiến Sỹ (2000), Dạy học giải quyết
vấn đề trong dạy học sinh học, (Sách bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kì 1997 - 2000

cho GV THPT), Nxb Giáo dục.
11. Phan Dũng (1996), Về hệ thống và tính ì của hệ thống, Trung tâm sáng tạo
KHKT, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
12. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và
Kĩ thuật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội Nghị lần thứ tư ban chấp hành
Trung ương khoá VII, Hà Nội.
14. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb ĐHQGHN.


15. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh (2007), Sinh học 11,
SGK và SGV, Nxb Giáo dục.
16. Lê Hồng Điệp (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học, Nxb Giáo dục.
17. Lê Hồng Điệp (2007), Vận dụng quan điểm hệ thống trong thiết kế và dạy học bài
ôn tập chương phần sinh học tế bào lớp 10 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục.
18. Đinh Văn Gắng (2006), Lí thuyết xác xuất và thống kê, Nxb Giáo Dục.
19. Đỗ Thị Hà (2002), Sử dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống hình thành các KN sinh
thái học, sinh học 11 THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.
20. Nguyễn Thị Hài (2006), Phát triển kĩ năng phân tích - tổng hợp trong dạy học
Sinh thái học 11 THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.
21. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra đánh giá thành quả học tập, Nxb Giáo dục.
22. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Giáo dục.
23. Trần Bá Hoành (2000), Phát triển phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh
học, Sách bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kì 1997 - 2000, Nxb Giáo dục.
24. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, Nxb ĐHSP.
25. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu
môi trường và phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.11 – 43.
26. Nguyễn Xuân Hồng (2003), Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá cho học sinh lớp 12

THPT trong dạy học tiến hoá, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.
27. Nghiêm Xuân Hùng (1995), tài liệu dịch, Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong
giáo dục (T1 + T2), Vụ Đại học.
28. Nguyễn Kỳ (1994), Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trƣờng QLCB GDĐT Hà Nội.
29. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung
tâm, Nxb Giáo Dục.
30. Trần Đình Long (1999), Lí thuyết hệ thống, Nxb Khoa học và kĩ thuật, tr.5 – 8.
31. Vũ Đức Lƣu, Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng (2002), Chuyên đề bồi dưỡng
học sinh giỏi THPT môn sinh học, Tập1, Nxb GiáoDục.


32. Vũ Đức Lƣu (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11, Nxb HN.
33. Lê Đình Long, Nguyễn Bá, Thái Trần Bái, Bùi Đình Hội, Trần Kiên, Lê Quang Long,
Nguyễn Đình Quyến (2003), Từ điển sinh học phổ thông, Nxb GiáoDục .
34. Phan Cự Nhân, Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái, Hoàng Thị Sản,
Mai Đình Yên (1997), Sinh học đại cương, Tập I, II, Nxb ĐHQG Hà Nội.
35. Hoàng Phê (chủ biên) 2005, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học, Hà Nội - Đà Nẵng.
36. Dƣơng Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái học lớp 11
phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ giáo dục.
37. Dƣơng Tiến Sỹ, Quán triệt quan điểm tiếp cận hệ thống phân tích nội dung sinh
thái học lớp 11 PTTH, Tạp chí NCGD số 3/98, Tr.83.
38. Dƣơng Tiến Sỹ (2007), Quán triệt tư tưởng cấu trúc – hệ thống và tư tưởng tiến hoá sinh
giới trong dạy – học sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí NCGD số 2.
39. Nguyễn Văn Thanh (2000), Sự hình thành và phát triển lý thuyết hệ thống,
Nghiên cứu lý luận, Số 7.
40. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ (2003), Dạy học sinh học ở trường THPT
tập 1, tập 2, Nxb Giáo Dục.
41. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học,
dạy, nghiên cứu toán học Tập 1 – Tập 2, Nxb ĐHQG Hà Nội.

42. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng (2004), Học và dạy cách học,
Nxb ĐHSP.
43. Hoàng Tuỵ (1987), Phân tích hệ thống và ứng dụng, Nxb KH&KT, Hà Nội.
44. Đào Thế Tuấn (1989), “Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở
nông thôn”, Xã hội học, số 1.
45. Nguyễn Quang Vinh (2002), “Những điểm đổi mới của chương trình môn sinh
học trung học cơ sở” Tạp chí giáo dục, số 31.
46. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lƣu, Nguyễn Nhƣ Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh,
Nguyễn Quang Vinh (2007), Sinh học 11 Nâng cao, SGK & SGV, Nxb Giáo Dục.
47. Trần Hoàng Xuân (2003), Xây dựng và sử dụng bảng hệ thống trong dạy học
sinh học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học.


48. B. Alberts et all (1994), Molecular biology of the cell.
49. V.A. Alếc-xây-ép (1972), Phát triển những khái niệm mức độ cấu trúc. Nxb
“Khoa học”, Mat-xcơ-va.
50. Anghen. F (1995), Phép biện chứng của tự nhiên (Vũ Văn Điền, Trần Bình Việt
dịch). Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.5 – 108.
51. L.V. Bertalanffy (1968), General Systerm the Foundaitions, Development,
Applications, General Brazillier, New York.
52. Campbell Neil A, Mitchell Lawrence G…(1994), Biology.
53. V.P. Cudơmin (1986), Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp
luận của C.Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội.
54. P. I. Cupalô (1971), Phương pháp luận hệ thống và ý nghĩa của nó trong sinh
học, Sinh học trong nhà trƣờng. Số 2.
55. P. Duvignau (1963), Những tư tưởng xây dựng bộ môn sinh học trong trường
trung học, Pa - ri. OCDE.
56. Gharajedaghi, J, 1999 (2005) “Tƣ duy hệ thống – Quản lí hỗn độn và phức hợp”,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
57. Ph. L’ Horitier và G. Rizet (1963), Cải cách bộ môn sinh học trong trường sư phạm, Pa- ri.

Báo cáo ocde (các nƣớc trong khối cộng đồng phát triển kinh tế), tr.77.
58. K. M. Khai-lôp (1966), Vấn đề liên quan giữa sự tổ chức và tiến hoá của các hệ
thống sống, Tạp chí “Những vấn đề triết học” Số 4.
59. K. M. Khai-lôp (1966), Vấn đề liên quan giữa sự tổ chức và tiến hoá của các hệ
thống sống, Tạp chí “Những vấn đề triết học” Số 4.
60. A.A. Ma-li-rôp-xki (1970), Những vấn đề nghiên cứu hệ thống. Nxb “Khoa
học”, Mat-xcơ-va.
61. W. D. Philips - T.J .Chilton (1999), Sinh học, Tập 1,2 (Nguyễn Bá, Nguyễn Mộng
Hùng, Trịnh Hữu Hằng, Hoàng Đức Cự, Phạm Văn Lập, Nguyễn Xuân Huấn, Mai Đình
Yên dịch, Nxb Giáo Dục.
62. A. E. Phurơman (1980), Quan niệm biện chứng về sự phát triển trong sinh học
hiện đại (Trần bá Hoành dịch), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
63. Senge, PM (2003), Nguyên tắc thứ 5: Tư duy hệ thống, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.


64. W. Voigt (1969), Quan điểm hệ thống - cấu trúc vận dụng vào giảng dạy sinh
học, Béclin – Sinh học trong nhà trƣờng. Số 3.



×