Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kỹ thuật sốc điện chuyển nhịp đối với rung nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 26 trang )

KỸ THUẬT
SHOCK ĐIỆN CHUYỂN NHỊP
ĐỐI VỚI RUNG NHĨ

ThS. BS Lê Võ Kiên
Viện Tim mạch Việt Nam


Điện tâm đồ BN rung nhĩ


Chỉ định chuyển nhịp nói chung ở
BN rung nhĩ
 Rung nhĩ có huyết động không ổn định
 Rung nhĩ mới mắc lần đầu tiên hoặc mới được chẩn đoán

ở BN < 80 tuổi
 Rung nhĩ cơn không thường xuyên mà không tự chuyển
nhịp được
 Rung nhĩ bền bỉ có triệu chứng
 Triệu chứng lâm sàng tồi đi liên quan đến rung nhĩ.


Các BN không nên chuyển nhịp
 RN có triệu chứng ít, kèm nhiều bệnh phối hợp
 RN kịch phát (cơn thường ngắn, tự chuyển nhịp)
 Rung nhĩ kéo dài > 1 năm
 Đường kính nhĩ trái > 5 cm
 BN > 80 tuổi

 Kèm suy chức năng thất trái


 RN tái đi tái lại nhiều lần mặc dù đã dùng đủ liều thuốc

chống loạn nhịp sau khi chuyển nhịp.
 Chưa giải quyết được nguyên nhân gây RN: nhiễm độc
giáp trạng, hẹp hai lá, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim



Phương thức chuyển nhịp
 Chuyển nhịp bằng thuốc
 Chuyển nhịp bằng sốc điện


Sốc điện chuyển nhịp
đối với rung nhĩ


Chuẩn bị để sốc điện chuyển nhịp
 BN được dùng thuốc chống đông kháng vitamin K với







INR đạt đích điều trị trong vòng tối thiểu 3 tuần trước
shock.
Dùng thuốc chống loạn nhịp (VD: amiodarone, fleicanide
…) trước shock để có ngay tác dụng duy trì nhịp xoang

sau shock.
Siêu âm tim qua thực quản trong vòng 24 giờ trước shock
không thấy có huyết khối trong nhĩ trái và tiểu nhĩ trái.
Điện giải đồ vào ngày shock điện trong giới hạn bình
thường.
Nhịn ăn 8 – 10 tiếng trước shock.


Phương tiện chuẩn bị cho shock
điện chuyển nhịp
 Máy sốc điện

 Máy monitor theo dõi
 Bóng Ambout
 Canuyl Guedel
 Dây thở oxy kính

 Propofol
 Đường truyền tĩnh mạch
 Bộ đặt nội khí quản
 Bơm tiêm, chạc ba
 Gel

 Có đầy đủ các thuốc và phương tiện cấp cứu tim mạch

khác


Máy sốc điện



3 dây điện cực của máy shock điện


2 bản cực của máy sốc điện


2 loại máy sốc điện
 Máy sốc điện sử dụng dòng điện 1 pha
 Máy sốc điện sử dụng dòng điện 2 pha


So sánh sốc điện 1 pha và 2 pha
Sốc điện 1 pha
-Cần mức năng lượng
cao hơn
- Hiệu quả sau lần sốc đầu
tiên thấp hơn
- Tổn thương cơ tim và da
cơ nhiều hơn do cần năng
lượng sốc cao

Sốc điện 2 pha
- Cần mức năng lượng
thấp hơn
- Hiệu quả cao sau lần sốc
đầu tiên
- Tổn thương cơ tim va da
cơ ít hơn do cần năng
lượng sốc thấp

ƯU ĐIỂM HƠN !


Máy sốc điện 2 pha


Sốc điện đồng bộ
hay không đồng bộ ?


CHẾ ĐỘ SỐC ĐỒNG BỘ
- Máy tìm sóng R.
- Khi ấn nút phóng
điện, dòng điện không
phóng ra ngay mà
“tích” lại, chờ đến
đúng sườn xuống của
sóng R thì mới phóng
ra dòng điện.
- Do đó, tránh được
tình cờ phóng dòng
điện vào đúng thời
gian sóng T  gây ra
rung thất.
- Dùng trong sốc điện
chuyển nhịp


Các dụng cụ khác cần chuẩn bị



QUY TRÌNH
SỐC ĐIỆN CHUYỂN NHỊP
 Đưa BN nằm lên giường thủ thuật
 Mắc 3 dây điện cực của máy sốc

 Mắc monitor theo dõi huyết áp, SpO2, nhịp thở.
 Đặt đường truyền tĩnh mạch, có sẵn chạc ba.
 Cho BN thở oxy kính 3 lít/phút.
 Chuẩn bị sẵn Canuyl Mayo và bóng Ambout bên cạnh BN.


 Đặt máy shock chế độ đồng bộ (Synchronization).
 Làm test sốc 50 Joules để kiểm tra xem cú sốc có đánh

trúng sườn xuống của sóng T hay không.
 Cài mức năng lượng sốc 50 – 100 Joules (máy 2 pha) hoặc

100 – 200 Joules (máy 1 pha)
 Bôi gel lên vị trí đặt bản cực sốc trên người BN.


Ấn nút bật chế độ đồng bộ


 Tiêm Propofol với liều 1mg/kg để gây mê ngắn.
 Hướng dẫn BN đếm 1  100
 Khi BN có dấu hiệu giảm tri giác  BS tiến hành sạc điện và

đánh sốc trên người BN.


 Đặt 2 bản cực đúng vị trí (1 bản cực cạnh bờ phải xương ức, 1

bản cực ở dưới vú trái).

 Ép chặt 2 bản cực lên da BN với một lực khoảng 12 kg, cho

đến khi đèn xanh báo hiệu tiếp xúc tốt bật sáng.

 Bấm nút phóng điện, chờ đến khi cú sốc được phóng ra.



 Quan sát ngay monitor điện tim. Nếu nhịp vẫn là rung nhĩ, sốc

ngay lần 2, lần 3 với mức năng lượng cao hơn (BN vẫn còn
mê).

 Đặt canuyl Guedel để tránh tụt lưỡi.
 Nếu BN ngừng thở  bóp bóng Ambout hỗ trợ cho đến khi

tỉnh lại, tự thở

 Thường với liều Propofol vừa đủ, BN sẽ tỉnh lại rất nhanh sau

3 – 5 phút mà không cần hỗ trợ hô hấp.

 Tiếp tục theo dõi BN sau khi sốc điện: tình trạng lâm sàng, dấu

hiệu liệt khu trú, nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2.



Lưu ý
 Khi sốc điện không cần phải tháo các điện cực theo dõi

monitor điện tim trên người BN.
 Không cần phải đặt nội khí quản khi sốc điện chuyển nhịp


BIẾN CHỨNG
 Rối loạn nhịp

 Tổn thương cơ tim
 Bỏng da
 Tắc mạch do huyết khối: TBMN, tắc mạch ngoại biên.

 Điện giật NVYT


×