Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

bài báo cáo thực tập tốt nghiệp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.89 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này cho tôi gởi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc đã tận
tình giúp đỡ chúng tôi, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm mới, những bài học
mới. Và những bài học hôm nay sẽ là hành trang giúp chúng tôi vững bước trong
sự nghiệp trồng người sau này. Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô
và Ban lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực
tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Và đặc
biệt trường mà tôi thực tập, trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp tôi hoàn thành tốt 7 tuần thực tập. Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý
báu làm hành trang để bước vào tương lai dễ dàng hơn. Tôi xin gửi đến quý thầy
cô, Ban lãnh đạo trường Tiểu học Vĩnh cùng tất cả cán bộ giáo viên công nhân
viên của nhà trường lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hồng Lê, giáo viên phụ trách hướng dẫn
thực tập và các cô Hồ Thị Hoàng Oanh, cô Trương Thị Nguyên Hà, cô Dương Thị
Hồng Thanh. Trong 7 tuần, các cô đã tận tình chỉ bảo các bước lên lớp, cách soạn
giáo án, những lưu ý cần thiết, tạo điều kiện cho chúng tôi kết thân với học sinh.
Những kinh nghiệm của các cô là kiến thức thực tế vô cùng quý giá cho hành trang
vào nghề của giáo sinh chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã tạo
điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập của chúng tôi.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các tập thể lớp 1/7, lớp 3/7, lớp 4/3 thân thiện,
đáng yêu và rất nhiệt tình và đặc biệt là tập thể lớp 2/1 đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt các tiết giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục Tiểu học là bậc học vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến
chặng đường tương lai của các em nói riêng cũng như cả dân tộc nói chung. Giáo
dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể, toàn dân và toàn xã hội. Song người trực
tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp


giáo dục.
Là một người giáo viên Tiểu học tương lai, tôi nhận thấy nhiệm vụ giáo dục
rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quý báu để giáo sinh
chúng tôi tiếp cận với học sinh, thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lý, tình
cảm của các em đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện giảng dạy cũng
như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những
kiến thức để có thể trau dồi kinh nghiệm và thực hiện tốt trong công việc giảng dạy
sau này.
Mục tiêu của đợt thực tập sư phạm lần này là giúp sinh viên chúng tôi tìm hiểu
môi trường làm việc trong tương lai, quy trình lên lớp và thực hành giảng dạy học
sinh Tiểu học. Sinh viên hiểu rõ hơn tâm – sinh lý của học sinh, từ đó tự rút ra cho
mình bài học kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Thiết thực hơn, giáo sinh có
thể tiếp tục định hướng phấn đấu trong tương lai, quyết định những việc cần làm
để trau dồi khả năng sư phạm, có ý chí tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn
thành tốt quá trình học tập hệ đại học.
Với những kiến thức thu thập và được tổng hợp trong bài báo cáo này, sinh viên
học được cách làm việc khoa học, có hệ thống, chặt chẽ và linh hoạt. Bản thu
hoạch là thành quả lao động nghiêm túc trong suốt 7 tuần thực tập, được thực hiện
theo sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường và giáo viên phụ trách. Đây cũng
là tường trình của chúng tôi về những kiến thức thu thập được.


BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM
(Công tác được giao từ ngày 2/3/2015 đến ngày 19/4/2015)
PHẦN I: GIỚI THIỆU SƠ BỘ

Họ và tên sinh viên

: HOÀNG THANH HIỀN


Lớp

: K36- GDTH

Khoa

: Tự Nhiên – Kinh Tế

Trường thực tập

: Tiểu học Vĩnh Ninh

Thực tập chủ nhiệm lớp : 2/1
Thực tập giảng dạy lớp : 1/7, 2/1, 3/7, 4/3.
Giáo viên hướng dẫn

: Hồ Thị Hoàng Oanh, Trương Thị Nguyên Hà,

Dương Thị Hồng Thanh
Giáo viên chủ nhiệm

: Lê Thị Hồng Lê

* Thực tập chủ nhiệm lớp 2/1
- Tìm hiểu thông tin về lớp chủ nhiệm.
- Thực hiện các công tác chủ nhiệm trong suốt quá trình thực tập.
- Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo ngày, tuần.
* Nghe báo cáo:
- Báo cáo tình hình giáo dục của nhà trường năm học 2014-2015.
- Báo cáo hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh - của trường Tiểu học Vĩnh

Ninh.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của địa phương.
* Dự giờ dạy mẫu:
- 03/03/2015: Tiết 3 (chiều): Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Dương Thị Hồng
Thanh, tiết Lịch sử “Cuộc khẩn hoảng ở Đàng Trong”, lớp 4/3.


- 04/03/2015: Tiết 1: Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Tôn Nữ Thái Hằng, tiết
Tập đọc “Cái Bống”, lớp 1/6.
Tiết 3: Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Lê Thị phù Dung, tiết Đạo đức “Lịch sự
khi đến nhà người khác (tiết 1)”, lớp 2/3.
Tiết 2 (chiều): Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Lê Thị Thanh Lương, tiết Tập
đọc “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”, lớp 5/6.
- 05/03/2015: Tiết 1: Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Nguyễn Thị Hằng, tiết
Toán “Luyện tập (trang138)”, lớp 3/4.
Tiết 3: Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Trương Thị Nguyên Hà, tiết Tự nhiên và
Xã hội “Cá”, lớp 3/7.
Tiết 3 (chiều): Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Hoàng Thị Phương Liên, tiết Địa
lý “Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung”, lớp 4/2.
- 06/03/2015: Tiết 4: Dự giờ giáo viên dạy mẫu, cô Lê Thị Quỳnh Phương, tiết
Sinh hoạt tập thể “Sinh hoạt lớp”, lớp 5/1.
* Thực hiện giảng dạy:
- 10/03/2015: Thực hiện giảng dạy tiết Toán “Số 1 trong phép nhân và phép
chia”, lớp 2/1
- 11/03/2014: Thực hiện giảng dạy tiết Đạo đức “Lịch sự khi đến nhà người
khác (T2)”, lớp 2/1
- 23/03/2015: Thực hiện giảng dạy tiết Tập đọc “Ngôi nhà”, lớp 1/7
- 25/03/2015: Thực hiện giảng dạy tiết Tự nhiên xã hội “Con muỗi”, lớp 1/7.
- 01/04/2015: Thực hiện giảng dạy tiết Luyện từ và câu “Từ ngữ về thể thao.
Dấu phẩy”, lớp 3/7.

- 07/04/2015: Thực hiện giảng dạy tiết Toán “Tỉ lệ bản đồ”, lớp 4/3.
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện theo sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường cùng với đoàn
giáo sinh thực tập vào các dịp: Tổ chức cắm trại (19/03/2015) cho học sinh


khối 4, 5. Tham quan lăng Minh Mạng (16/03/2014) cho học sinh khối 1, khối
2, (17/03/2015) cho học sinh khối 3. Hội thao Nghi thức cấp thành phố
(28/03/2015),…


PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG TOÀN ĐỢT THỰC TẬP
Trong suốt quá trình thực tập sư phạm, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của
Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo và các em học sinh ở trường tiểu học tiểu học
Vĩnh Ninh. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Lê Thị Hồng Lê và tập thể lớp 2/1. Qua
thời gian thực tập tại trường bản thân tôi nhận thấy:


Về ý thức
Xác định rằng đây là một đợt thực tập sư phạm vô cùng quan trọng, làm cơ sở

cho tôi sau này bước vào ngành sư phạm. Vì thế ngay từ khi bước vào trường để
thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình tôi luôn tự nhủ phải cố gắng phải nổ lực
hết mình để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn có ý thức tiết kiệm
thời gian, giờ nào việc nấy. Có nếp sống văn hóa – sư phạm trong giao tiếp với cán
bộ, giáo viên, học sinh và quần chúng nhân dân. Thực hiện đúng các quy định về
chuyên môn theo Quy chế thực tập sư phạm. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của trường tiểu học và địa phương nơi trường đang đóng.



Về tinh thần
Nhận thấy tầm quan trọng của đợt thực tập sư phạm lần này, tôi luôn cố gắng

học hỏi những kinh nghiệm của các thầy cô giáo đi trước. Luôn nêu cao tinh thần
tự giác, tự làm chủ bản thân, chấp hành tốt những nội quy của nhà trường, của lớp
học, của đoàn sinh viên thực tập đề ra. Không dựa dẫm vào ai và hoàn thành tốt
công việc của cá nhân cũng như những công việc chung của tập thể. Luôn luôn ổn
định tư tưởng và xác định nội dung, mục đích yêu cầu của đợt thực tập sư phạm
lần này. Luôn có thái độ khiêm tốn trong quan hệ với mọi người, luôn giữ thái độ
lễ phép, hòa nhã với thầy cô, vui vẻ, thân thiện với học sinh, đoàn kết với tập thể
sinh viên. Thẳng thắng phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt tập thể. Sẵn sàn
giúp đỡ mọi người khi cần thiết.


Về thái độ tìm hiểu thực tế



- Trong quá trình thực tập tại trường tiểu học Vĩnh Ninh tôi đã chủ động, cố gắng
tìm hiểu thực tế của trường, những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn
đang tồn tại tại trong nhà trường, tình hình địa phương nơi trường đang đóng.
Luôn có ý thức chuẩn bị chu đáo, xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học trước khi
tiến hành từng công việc. Luôn cố gắng, cần cù, bền bỉ, quyết tâm lựa chọn những
phương pháp có hiệu quả khi triển khai công việc.
- Đối với lớp chủ nhiệm: Tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 2/1, do cô Lê Thị
Hồng Lê chủ nhiệm. Tôi cũng đã chủ động nắm bắt tình hình, đặc điểm của lớp, cá
nhân học sinh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp chủ
nhiệm cũng như học sinh lớp giảng dạy tôi rút ra được những đặc điểm về tính
cách, tâm tư nguyện vọng, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của mỗi học sinh để có biện
pháp giáo dục hiệu quả.

Trong suốt thời gian thực tập tại trường tôi đã tìm hiểu và nhận thức được một
số nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG (Năm học: 2014 - 2015)

1. Một số nét khái quát về công tác tổ chức của trường, hệ thống tổ chức bộ
máy trong nhà trường và các đoàn thể:
a. Đặc điểm tình hình:
- Tên đơn vị: Trường tiểu học Vĩnh Ninh
- Địa điểm: Trường Tiểu học Vĩnh Ninh đóng tại số 02 Ngô Quyền, Phường Vĩnh
Ninh, Thành phố Huế.
- Quá trình thành lập: Trường Tiểu học Vĩnh Ninh nằm trên địa bàn phường Vĩnh
Ninh Thuộc trung tâm Thành Phố Huế (tiền thân là trường cấp I Phú Vĩnh) được
xây dựng từ năm 1955.
 Thuận lợi và khó khăn của nhà trường:




Thuận lợi: quá

- Trường Tiểu học Vĩnh Ninh thuộc địa bàn phường Vĩnh Ninh nằm trong trung
tâm của Thành Phố Huế, nhà trường có chi bộ đảng lảnh đạo, Ngành và Lãnh đạo
các cấp chính quyền thường xuyên quan tâm về cơ sở vật chất và hoạt động dạy và
học của nhà trường. Trên địa bàn có nhiều cơ quan và trường học, dân trí khá cao,
đa số học sinh là con em của cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Giáo viên có
năng lực, kinh nghiệm vững vàng và nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
- Phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động của

các cấp phát động.
- Trường có 1 cơ sở nên thuận tiện cho việc tổ chức và quản lí các hoạt động giáo
dục chung.
- Ban chấp hành hộ cha mẹ HS quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường.
- Cán bộ GV, nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc được giao chăm lo giáo dục toàn diện cho HS.
- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục Thành phố Huế, của Đảng
uỷ, UBND Phường.
- Thành phố đã đầu tư kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị phục vụ giảng dạy và học tập.


Khó khăn:

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng để tổ chức cho 100% số lớp học 2 buổi/ngày. Phòng
học còn thiếu chỉ tổ chức cho khối 1, 2, 3, 5 và 2 lớp khuyết tật học 2 buổi trên
ngày đạt tỉ lệ 83,33%. Còn lại khối 4 học 7 buổi trên tuần.
- Do quỷ đất chưa đủ nên trường chưa được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, chưa
xây dựng được các phòng học chức năng, diện tích sân chơi còn chật hẹp nên việc
tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho học sinh toàn trương còn hạn chế nên
phần nào ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt học tập của học sinh.
 Tóm tắt cơ cấu tổ chức


- Tổng số cán bộ công chức: 63 (Trong học kì I có 3 GV đã nghỉ theo chế độ bảo
hiểm xã hội, nhưng chưa có giáo viên bổ sung vì vậy nhà trường đã hợp đồng tiếp
tục giảng dạy, công tác và hợp đồng thêm 1 giáo viên dạy học sinh khuyết tật),
trong đó:
+ Ban giám hiệu: 03
+ Giáo viên 55: (Trong đó: Có 39 giáo viên 1/1; 1 GV hợp đồng dạy khuyết tật; 1

GV TPT Đội. Giáo viên đặc thù đặc thù: 17 gồm 3 GV Mĩ thuật, 4 GV Âm nhạc, 2
GV Tin học, 5 GV Anh văn, 3 GV Thể dục).
+ Nhân viên: 5 (1 Kế Toán, 1 Văn thư, 1 Thư viên, 1 Thiết bị, 1 Y tế).
+ Tỉ lệ giáo viên trên lớp: 1,38 (Theo thông tư 35). So với quy định là vừa đủ.
Trình độ: Thạc sĩ: 1; Đại học: 39; Cao đẳng: 16 (có 2 GV đang học Đại học tại
chức các trường Đại học sư phạm và Đại học từ xa); TH SP: 07.
+ Tỉ lệ đạt chuẩn: 100%; trong đó trên chuẩn 56/63 chiếm tỉ lệ 88,88%.
- Tổ khối chuyên môn: 08 (trong đó có 2 tổ đặc thù và 1 tổ văn phòng).
- Tổng số học sinh: 1503/711 nữ (trong đó có 34 lớp phổ thông gồm 1478 HS, 4
em khuyết tật học hòa nhập và 2 lớp khuyết tật chuyên biệt với 25/12 nữ). Đa số
GV đều có thâm niên công tác, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tay nghề
vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
toàn diện của nhà trường.
b. Chức năng, nhiệm vụ:
- Giáo dục phổ thông bậc Tiểu học và dạy học sinh khuyết tật khiếm thính.
c. Về tổ chức các đoàn thể:
 Về công tác Đảng:

- Chi bộ được thành lập từ năm 1955, đến nay đã có 26 đảng viên, chiếm tỉ lệ
44,06%. Đa số đều là lãnh đạo và cốt cán của nhà trường, phụ trách các đoàn thể
và tổ trưởng chuyên môn nên việc xây dựng kế hoạch các hoạt động đều được
quán triệt với quyết tâm cao thúc đẩy cho hoạt động dạy và học của nhà trường


không ngừng phát triển. Liên tục nhiều năm Chi bộ đảng của nhà trường được xếp
loại Chi bộ trong sạch vững mạnh.
 Về công đoàn:

- Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động rõ nét, hỗ trợ tích cực cùng với
chuyên môn, với nhà trường không ngừng hoàn thành tốt các phong trào thi đua

dạy tốt, học tốt và các phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp. Kết quả nhiều năm
liền được công nhận “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” và được Tổng Liên đoàn
lao động, Công đoàn giáo dục Việt Nam và liên đoàn lao động Tỉnh Thừa Thiên
Huế tặng bằng khen.
 Về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

- Xây dựng được tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với 14 đoàn
viên hoạt động rất tích cực, đóng vai trò xung phong trong các phòng trào thi đua
và các phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
 Về tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

- Phong trào Đội của nhà trường trong nhiều năm qua đạt được nhiều thành tích
đáng kể:
+ Hoàn thành xuất sắc việc triển khai và thực hiện các chủ đề của năm học.
+ Đóng góp tích cực trong việc rèn các nề nếp cho học sinh, giáo dục đạo dức và
tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh về học
tập, kiến thức về thế giới quan, nhân sinh quan nhằm góp phần đáng kể trong sự
nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trường. Kết quả liên tục nhiều năm nhận lá cờ
đầu về công tác Đội Khối Tiểu học của Thành phố và được công nhận Liên đội
mạnh cấp Trung ương.
 Về cơ sở vật chất:

- Năm 1986 được sự quan tâm lãnh đạo các cấp của chính quyền và của nghành,
hổ trợ kinh phí nhằm phát triển thêm quỹ đất bằng cách đổ đất lấp hồ. Vì vậy tổng
diện tích quỹ đất hiện nay là 3.988 m2. Năm học 1996, trường được xây dựng thêm


4 phòng học để dạy các em khuyết tật khiếm thính trong địa bàn Thành phố Huế và
các xã lân cận.
- Năm 2004, trường được xây thêm 2 nhà học 3 tầng gồm 21 phòng học, trong đó

tầng 1 của một nhà học được làm Tiền Sảnh với diện tích 300 m 2 để tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp và học thể dục...
- Năm học 2012, được sự quan tâm của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế,
trường được phê duyệt xây dựng thêm một nhà học 3 tầng gồm 9 phòng học mới
nhằm đáp ứng phần nào việc tổ chức học 2 buổi/ngày của nhà trường.
- Hiện nay trường có 32 phòng học, 1 phòng Hiệu Trưởng, 1 phòng Phó Hiệu
Trưởng , HCTV văn phòng, 1 phòng Đội, 1 phòng thư viện, 1 phòng Y tế, 1 phòng
thiết bị, 1 phòng Hội đồng sư phạm (phòng này buổi chiều phải bố trí cho học sinh
lớp 5 học).
- Phát triển thư viện: Hằng năm nhà trường mua sắm thêm sách tham khảo cho
giáo viên. Hiện nay thư viện đã có trên 8000 bản sách đầy đủ các loại đáp ứng tốt
yêu cầu giảng dạy của giáo viên.
- Đã đầu tư trang thiết bị: 7 phòng học cố định dạy giáo án điện tử cho hoạt động
dạy – học và 1 phòng máy lưu động (có 2 máy tính sách tay). 100% các lớp khối 1,
khối 2 và khối 3 được trang bị Ti vi và đầu đĩa hỗ trợ cho hoạt động dạy và học.
- 100% các lớp từ khối 1 đến khối 5 đều tổ chức tủ sách đạo đức và đã phát huy
tác dụng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
d. Số lớp, số học sinh từng khối lớp và toàn trường:
- Tổng số học sinh toàn trường: 1503/711 học sinh, gồm 34 lớp. Trong đó có 24
lớp bán trú với 947/432 học sinh ( kể cả 2 lớp khuyết tật có 25/12 học sinh khuyết
tật), 6 lớp 5 học hai buổi/ngày với 287 học sinh. 296 học sinh khối 4 do thiếu
phòng nên chỉ học 7 buổi/tuần.
+ Khối 1: 293HS/ 8 lớp.
+ Khối 2: 333HS/ 7 lớp. (trong đó có 1 KT học hòa nhập)


+ Khối 3: 296HS/ 7 lớp. (trong đó có 1 KT học hòa nhập)
+ Khối 4: 269HS/ 6 lớp.
+ Khối 5: 287HS/ 6 lớp. (trong đó có 2 KT học hòa nhập)
+ Khối khuyết tật: 2 lớp: 25 em. Trong đó lớp 3 có 15 em, lớp 4 có 10 em (không

kể các em đang học hòa nhập ở các lớp).
e. Hoạt động dạy và học (Học kì I năm học 2014 – 2015)
Đội ngũ:
- Cán bộ - Giáo viên có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình giảng dạy. Đảm bảo
quy chế chuyên môn. Đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
- Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chức chuyên môn thực hiện đúng, đủ chương trình
kế hoạch dạy học các môn học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh
nội dung dạy học các môn học, từng bước tổ chức thực hiện dạy học theo chủ đề
và dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Đổi mới môn Mỹ
thuật, Âm nhạc, Thủ công – Kỹ thuật, Thể dục và hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã
tổ chức dạy học phù hợp điều kiện, thực tiễn địa phương và nhà trường, đã chú ý
coi trọng thực hành, vận dụng hình thức dạy học linh hoạt.
- Nhà trương đã tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tích cực sáng tạo, chủ động học tập của học sinh, yêu cầu GV vận dụng sáng
tạo các phương pháp dạy học. Các chuyên đề được tập huấn ở Sở và phòng đều
được triển khai thực hiện, đã mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy của giáo viên
củng như học tập của học sinh. Trong học kì I, trường đã tổ chức các hội thảo tập
huấn cho các tổ chuyên môn với các chuyên đề:
+ Tổ chức cho giáo viên các tổ khối dự giờ theo chuyên đề để đúc rút kinh nghiêm
và thống nhất quy trình cho từng môn và từng phân môn. Kết quả: Dự giờ được
112 tiết.
+ Tố chức tập huấn về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30/BGDĐT, nhà
trường đã chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn chú trọng vào việc thảo luận về


cách đánh giá học sinh đủ cả ba mặt: Học tập, năng lực và phẩm chất nhằm đánh
giá toàn diện học sinh.
+ Tạo điều kiên cho GV sinh hoạt cụm chuyên môn để GV trao đổi, giao lưu, chia
sẽ kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp, các giải pháp để nâng cao chất lượng
đại trà.

+ Tham gia tập huấn về thiết bị dạy học.
+ Tham gia tập huấn nâng cao hiệu quả giảng dạy và kiểm tra đánh giá cho giáo
viên Tin học cấp Tiểu học.
+ CB, GV đã tham gia và tổ chức tập huấn về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và
công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh toàn trường.
- Nhà trường đã đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì theo hướng dẫn
của Ngành, có những biện pháp hữu hiệu để đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực
trong kiểm tra, đánh giá. Lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy
học các môn làm cơ sở cho việc ra đề kiểm tra, đổi mới cách ra đề kiểm tra theo
hướng đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, có kĩ năng vận dụng kiến thức, phát triển
được năng lực của học sinh, hạn chế việc chỉ đánh giá mức độ ghi nhớ kiến thức.
 Kết quả về học lực ở kì I:

Môn Tiếng việt: Hoàn thành 1473 HS/1477; Đạt tỉ lệ: 99,72%
Môn Anh văn: Hoàn thành 1475 HS/ 1477; Đạt tỉ lệ: 99.86%
Các môn còn lại: 100% học sinh toàn trường đã hoàn thành.
f. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
+ Tham gia thi kể chuyện Anh văn do Nhà Thiếu Nhi tổ chức đạt giải khuyến
khích, có 60 HS từ khối 3 đến khối 5 đã hoàn tất vòng thi cấp trường đã tham gia
thi Olympic cấp Thành Phố. Kết quả: Khối 3 đạt 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 2 giải Ba;
Khối 4 đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba; Khối 5 đạt 2 giải Nhì, 5 giải Ba. HS
khối 4, 5 tham gia thi vẽ tranh cấp Thành Phố. Kết quả có em Phan Thụy Thuần


Nhiên lớp 5/5 xếp loại B đạt giải Nhì và được tham gia bồi dưỡng để thi Tỉnh.
+ Thực hiện công văn số 74/PGD&ĐT ngày 16/1/2015 của phòng Giáo dục và
Đào Tạo Thành Phố Huế về việc thi giải toán qua mạng internet dành cho học sinh
Tiểu học năm học 2014 – 2015, qua thời gian ngắn qua phát động đã có 163 HS
các lớp vượt qua vòng thi cấp trường theo quy định. Hiện nay các em đang hoàn

thành các vòng thi tiếp theo để tham gia thi Thành Phố theo kế hoạch là vòng 16.
g. Giáo dục thể chất, thẩm mỹ:
- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở, cấp Thành Phố.
 Cấp cơ sở:

- Giải cờ vua chào mừng kỉ niệm ngày 20/11: 10 giải nhất, 10 giải nhì và 10 giải
ba.
 Cấp Thành Phố:

- Môn cờ vua do Nhà văn hóa thiếu nhi Thành Phố tổ chức: Đạt 1 giải nhì, 1 giải
ba và 4 giải khuyến khích; Giải ba đồng đội nam. Toàn đoàn đạt giải nhì.
- Môn cầu lông: Giải nhì đơn nam, giải ba đôi nam.
- Môn bóng bàn “Cây vợt măng non”: 1 giải nhất, 2 giải nhì.
h. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Tổ chức vui tết trung thu cho HS toàn trường, Mỗi lớp trưng bày 1 mâm cỗ và
các lớp của khối 4, 5 tham gia múa lân nên đã tạo được không khí vui tươi, hồn
nhiên của tuổi thơ trong ngày Hội.
- HS khuyết tật tham gia đêm Hội trăng rằm do trung tâm hoạt động thanh thiếu
niên Thành Phố tổ chức và đã tham gia nhiều hoạt động bổ ích, góp phần đáng kể
trong việc tham gia sinh hoạt cộng đồng, từng bước hướng đến hoạt động hòa nhập
trong xã hội ngày nay.
- Tổ chức thi: ”Rung chuông vàng” về chủ đề an toàn giao thông cho học sinh các
lớp khối 4, 5 và thi vẽ tranh cho HS các lớp với chủ đề “Mẹ và cô” nhân kỉ niệm
ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam 20/10. Kết quả:




Thi rung chuông vàng: Giải nhất em Nguyễn Xuân Phương Nhi lớp 4/2,


giải nhì em Võ Thúy Khánh Ngọc lớp 4/3.
• Thi vẽ tranh: 5 giải nhất, 5 giải nhì và 8 giải ba.
- Phát động HS cấc lớp tiếp tục trang hoàn lớp ngày càng xanh – sạch – đẹp.
Qua kiểm tra 34 lớp đã có 6 lớp xuất sắc, 28 lớp còn lại đạt loại Tốt.
- Tổ chức thi viết chữ đẹp cho học sinh các lớp, mỗi lớp 3 em và có 112 HS tham
gia. Kết quả: 12 Giải nhất, 10 giải nhì và 13 giải ba.
- Tổ chức hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp trường chuẩn bị cho triển lãm phong
trào “Rèn chữ - Giữ vở” cấp Thành Phố với 100% các lớp tham gia. Qua hội thi đã
có: 5 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải ba.
- Tổ chức Hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ cấp cơ sở, qua hội thi để nhà trường
chọn học sinh dự thi cấp thành phố có 100% các lớp tham gia. Kết quả: 1 giải đặc
biệt, 5 giải nhất, 6 giải nhì và 4 giải ba. Có 2 học sinh tham gia Hội thi cấp Thành
phố được công nhận.
- Tổ chức hội thao Nghi thức cấp cơ sở, qua hội thi để chọn một số em tiếp tục tập
luyện tham gia hội thi cấp thành phố có 12 lớp khối 4 và khối 5 tham gia. Kết quả:
2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba, 6 giải khuyến khích và có 2 em đạt danh hiệu chỉ
huy giỏi.
- Tham gia Hội thi Tiếng hát học sinh “Mừng Đảng – Mừng xuân” cấp thành phố
với 3 tiết mục gồm 3 thể loại. Kết quả: Giải nhất đồng ca, giải nhì đơn ca, giải 3
múa. Toàn đoàn đạt giải Ba.
- Tổ chức hội thi văn nghệ “Mừng Đảng – Mừng xuân” cấp cơ sở với 100% các
lớp tham gia gồm nhiều thể loại. Kết quả: 8 giải nhất, 9 giải nhì và 5 giải ba.
i. Công tác phổ cập giáo dục:
Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và THPT tiếp tục
được giữ vững và nâng cao.
 Kết quả đạt được:





Phổ cập giáo dục Tiểu Học đúng độ tuổi:

+ 6 tuổi vào học lớp 1: 121 em. Đã huy động: 133 em đạt tỉ lệ 100%
+ Trẻ 11 tuổi: 133 em. Đã HTCTTH: 133 em đạt tỷ lệ: 100%


Phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

+ Học sinh HTCTTH vào học lớp 6: 133 em. Đã huy động: 133 em đạt tỷ lệ 100%
+ Học sinh dự thi TNTHCS: 74 em. Đã TN THCS: 74 em đạt 100%


Phổ cập bậc Trung học:

+ 15 – 18 tuổi vào học lớp 10: 272 em. Đã huy động 272 em đạt tỷ lệ 100%
+ Học sinh dự thi TN THPT, BT THPT: 82 em. Đã tốt nghiệp 82 em đạt tỷ lệ
100%
II. Về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Trường đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” một các sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhìn chung, trường lớp
ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp và an toàn, cơ sở vật chất ngày càng phát
triển; giáo viên tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin hổ trợ trong việc dạy học có
hiệu quả hơn; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được nhà trường quan
tâm nhiều hơn, đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh bổ ích như văn hóa,
văn nghệ - TDTT, tiếp tục tổ chức trò chơi dân gian tạo không khí sôi nổi giúp học
sinh vui tươi hơn khi đến lớp và duy trì tốt việc nhận chăm sóc Bảo Tàng Hồ Chí
Minh, qua đó thường xuyên giáo dục học sinh truyền thống ý thức dân tộc và tinh
thần yêu nước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
- Trong học kì vừa qua, nhà trường đã làm tốt công tác tình nghĩa, giúp học sinh
trong trường, trên địa bàn và vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện tiếp tục học tập

như học bổng, quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cụ thể: quyên góp ủng hộ học
sinh nghèo, học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Đã quyên góp được:
+ Vở học sinh: 3500 quyển, 1500 quyển sách giáo khoa, 150 bộ áo quần đồng
phục, và đồ dùng học tập các loại.


- Nhà trường đã đến thăm và tặng quà cho học sinh nghèo huyện A Lưới gồm:
2475 quyển vở, 1500 sách giáo khoa, 100 bộ áo quần đồng phục và đồ dùng học
tập các loại, 500 quyển tặng học sinh nghèo của thành phố thực hiện chương trình
tình nguyện mùa đông và 500 dành tặng cho học sinh nghèo và học sinh khuyết tật
của trường, 50 bộ quần áo tặng cho các em học sinh nghèo ở trường Kim Long 1.
III. Giải quyết các điều kiện để phát triển giáo dục:
1. Công tác tổ chức cán bộ, giáo viên, nhân viên.
a) Số lượng: Tổng số giáo viên hiện nay: 63 giáo viên (trong học kỳ I có 3 giáo
viên đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng chưa có giáo viên bổ sung vì vậy
nhà trường đã hợp đồng để tiếp tục giảng dạy, công tác và tiếp tục hợp đồng thêm
1 giáo viên dạy học sinh khuyết tật)
b) Chất lượng:
+ Đội ngũ giáo viên của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng
vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp. Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Trình độ chuyên môn và năng lực tay nghề của đội ngũ ngày một cao. 100% đội
ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 88,13 % giáo viên đạt trên chuẩn.
+ Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở với 8 giáo viên tham gia (mỗi giáo viên
dạy 2 tiết, trong đó 1 tiết tự chọn, 1 tiết bốc thăm và thi lí thuyết). Kết quả: 1 giải
nhất; 3 giải nhì; 3 giải ba và 1 giáo viên được công nhận. Qua hội thi, nhà trường
đã chọn 7 giáo viên dự thi cấp thành phố. Kết quả: 2 giải nhì; 2 giải ba và 3 giáo
viên được công nhận.
+ Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ của đơn vị khá hợp lí, phù hợp với vị trí

việc làm.
+ Chế độ chính sách của đội ngũ được thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định.
Chế độ nâng lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo được giải quyết kịp thời.


2. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp – mua sắm trang thiết bị giáo dục cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
a) Về cơ sở vật chất.
Học kỳ I vừa qua nhà trường tiếp tục xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiếp tục xậy
dựng cảnh quang môi trường ngày càng – xanh – sạch – đẹp và tiếp tục thực hiện
xanh hóa lớp học.
- Đã đầu tư sửa chữa, quét vôi 21 phòng học, phòng y tế, cải tạo nhà bếp cửa lùa
kho bán trú, sửa chữa nhà vệ sinh, cổng tường rào, làm nhà xe cho giáo viên:
225.050.800 đồng.
- Đóng mới 100 bộ bàn ghế, 05 tủ dựng đồ dùng dạy học và tủ văn phòng, 7 tủ
sách Kim Đồng, 8 tủ đựng chăn gối, bàn ghế nhựa, sáo che nắng, giá phơi khăn
cho học sinh bán trú, bảng lịch công tác hết 335.721.000 đồng.
- Đóng vách ngăn phòng làm việc của ban giám hiệu, làm lại bảng tên, số phòng
của các lớp phù hợp với sơ đồ của nhà trường, vẽ tranh trang trí 2 bên bờ tường
dọc các cầu thang của khu nhà học 3 tầng và bức tường ngoài phòng học số 4,
trang bị thêm 5 Ti vi và 8 đầu đĩa mới cho học sinh bán trú, trang bị thêm 2 tủ hệ
thống lọc nước uống cho học sinh ở khu vực Tiền Sảnh và tầng 2 khu nhà học 3
tầng, bắt quạt gió nhà vệ sinh, mua mới bình nước nóng lạnh ở phòng hội đồng,
mua máy tính xách tay cho giáo vụ hết: 104.697.500 đồng. Mua sắm các thiết bị
khác hết 10.051.000 đồng.
- Qua sự giới thiệu của sở kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế, nhà trường đã
lập tờ trình số 53/TTr – THVN ngày 14 tháng 08 năm 2014 để xin kinh phí xây
dựng thêm nhà học 3 tầng gồm 9 phòng học, các thủ tục đã hoàn tất và đã được
phê duyệt, dự kiến năm 2015 nếu có kinh phí nhà trường sẽ tiến hành xây dựng.
b) Về quản lý tài chính, tài sản:

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê tài sản định kỳ theo quy định, chấp hành các


chế độ chính sách và nguyên tắc trong quản lý trong công tác quản lý tài chính, tài
sản.
IV. Đổi mới công tác quản lý giáo dục. Thực hiện chương trình hành động số
16-CHTĐ/TU ngày 10/10/2014 của BCH Đảng bộ thành phố (khóa X) và kế
hoạc hành động số 1624/KH - SGD&ĐT ngày 05/8/2014 về việc thực hiện
Nghị quyết 29 - NQ/TW của BCH TW Đảng (Khóa VI) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
1. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGD& ĐT ngày 07/5/2009 về quy
chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân.
2. Thực hiện cam kết chất lượng: Điều kiện về đối tượng tuyển sinh của trường ,
điều kiện cơ sở vật chất của trường: Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho
học sinh ở trường, đội ngũ cán bộ quản lý và phương pháp quản lý ở trường; kết
quả đạo đức, học tập và sức khỏe của học sinh đều đạt được theo cam kết.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, khai thác có
hiệu quả cổng thông tin điện tử của ngành, các chương trình để đáp ứng yêu cầu
nhanh, chính xác có hiệu quả .
4. Tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ theo kế hoạch: Trong học kỳ một,
nhà trường đã kiểm tra nội bộ toàn diện khối một, khối 3, y tế học đường và hoạt
động của Đội TNTPHCM. Kết quả đều đạt loại tốt. Qua kiểm tra các nội dung, nhà
trường đã đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã đề nghị các cá
nhân, tập thể tiếp tục phát huy để thực hiện tốt kế hoạch được giao.
5. Làm tốt công tác trong các đợt kiểm tra định kỳ. Thực hiên đầy đủ có chất
lượng, thông tin số liệu chính xác các báo cáo năm, tháng theo yêu cầu của ngành
và thực hiện tốt các phần mềm quản lý.
V. Một số giải pháp đã thực hiện
- Triển khai đến tận giáo viên nhiệm vụ năm học 2014-2015, các văn bản, Chỉ thị



của Đảng, Nhà nước, Nghành về giáo dục. 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng
chính trị đầu năm học, tổ chức học tập các chuyên đề, tập huấn chuyên môn nhằm
giúp cho giáo viên nắm vững quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, quy chế chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đồng bộ và phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
- Xây dựng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm từng bước hoàn
thiện trường lớp, góp phần nâng cao chật lượng dạy – học tăng tỉ lệ học 2 buổi/
ngày.
- Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình kế hoạch dạy – học, nội dung giảm
tải, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học.
Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục được đề ra tại
chương trình hành động của Phòng Giáo dục – Đào tạo và của nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đi sâu vào quản lý chuyên môn, tăng cường
kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra các nguồn thu chi, tổ
chức bán trú trong nhà trường và kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị,
an toàn giao thông.
- Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để
nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
VI. Nguyên nhân của những thành tích đạt được và những hạn chế còn tồn
tại, cách khắc phục.
*Với những thành tích đạt được nêu trên là do:
- Có chi bộ nhà trường vững mạnh luôn là hạt nhân nòng cốt trong mọi phong trào
và đã phát huy tốt vai trò người Đảng viên trong nhà trường.
+ Hội Cha Mẹ Học Sinh:



Đa số phụ huynh học sinh đã quan tâm tạo điều kiện và thường xuyên phối hợp với
nhà trường để giáo dục học sinh. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường – gia
đình – xã hội. Tốt chức Hội cha mẹ học sinh rất nhiệt tình, hoạt động đúng chức
năng nhiệm vụ theo điều lệ của của trường Tiểu học. (Đặc biệt PHHS đã ủng hộ
giúp đỡ nhiệt tình trong công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
dạy và học )
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã cùng nhau xây dựng được khối đoàn
kết thống nhất và quyết tâm thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ một cách xuất
sắc.
- Mọi hoạt động đề ra đều được sự thống nhất trong BGH, thông qua giáo viên để
cùng nhau tập trung trí tuệ, bàn bạc giải pháp thực hiện, phân công trách nhiệm
nhằm phát huy tối đa quyền làm chủ tập thể của giáo viên.
- Nhà trường, công đoàn các tổ chức đoàn thể đã không ngừng tăng cường trực tự,
kỷ cương, xây dựng và thực hiện lồng phép các cuộc vận động lớn của ngành, xây
dựng môi trường sư phạm và trường học thân thiện.
- Quy chế dân chủ, quy ước xây dựng cơ quan văn hóa, các quy định của nghành
đã được quán triệt một cách sâu rộng đến từng giáo viên. Mỗi giáo viên đều thấy
được trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với học sinh. Công tác thanh tra,
kiểm tra đã được thực hiện một cách nghiêm túc.
- Công tác tham mưu đối với chính quyền địa phương, Đảng ủy, Hội cha mẹ học
sinh phải được thường xuyên quan tâm và không ngừng đẩy mạnh nhằm giải quyết
những vướng mắt và tranh thủ các ý kiến xây dựng bổ ích để phát huy tối đa hiệu
quả của công tác ‘‘Xã hội hóa giáo dục”.
Song song những kết quả đã đạt được, nhà trường đã tổ chức và thực hiện có
hiệu quả công tác dạy học sinh khuyết tật khiếm thính, góp phần đáng kể trong


việc quan tâm đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có điều kiện
học tập, đến trường và hòa nhập trong cộng đồng như bao trẻ em khác trên địa bàn
Thành Phố và các xã vùng ven.

Ngoài việc học tập vui chơi và tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở
trường như các lớp phổ thông, được sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố và lãnh
đạo nghành, các em học sinh nam các lớp khuyết tật của trường đã tham gia câu
lạc bộ bóng đá học sinh khuyết tật tại Trung tâm giáo dục năng khiếu văn thể mỹ
do Liên đoàn bóng đá Nauy tài trợ.
- Học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố dành cho học sinh
khuyết tật liên tục đạt giải nhất toàn đoàn.
* Những hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến:
- Thường xuyên tham mưu với Lãnh đạo các cấp của chính quyền và của nghành
quan tâm cho trường phát triển thêm quỹ đất để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc
gia.
- Xây dựng nhà học 3 tầng ở khu vực dãy nhà học cấp 4 phía sau để có thêm phòng
học nhằm đảm bảo 100% các lớp học 2 buổi/ngày và xây dựng các phòng chức
năng.
VII. Các hình thức thi đua khen thưởng của đơn vị đã đạt được trong những
năm qua:
Nhiều năm liên tục đến nay đạt danh hiệu ‘‘Tập thể lao động xuất sắc’’
* Năm học: 2004 - 2005 :
+ Nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT
+ Nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ.
* Năm học: 2007-2008
+ Nhận cờ thi đua Thủ Tướng Chính Phủ.
* Năm học: 2008-2009
+ Nhận Huân chương lao động hạng nhì do Chủ Tịch nước tặng.


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI
AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA PHƯỜNG VĨNH NINH NĂM 2014
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2015.
Phường Vĩnh Ninh nằm phía nam sông Hương, là một trong những Phường

trung tâm của Thành phố Huế là nơi hội tụ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của
Thành phố Huế. Với diện tích tự nhiên 148,5 ha, dân số 5.551 khẩu, 1306 hộ chia
thành 5 khu vực và 15 tổ dân phố. Dân cư trên địa bàn phần lớn là cán bộ công
nhân viên chức số còn lại là lao động phổ thông, buôn bán vừa và nhỏ.
Trên địa bàn Phường có hơn 100 cơ quan từ Trung ương đến địa phương như:
UBND Tỉnh, Bệnh viện TW Huế, Truyền hình, Kho bạc, Ngân hàng, các
trường Đại học và Cao đẳng chuyên nghiệp, PTTH ngoài ra trên địa bàn còn có
nhiều công trình công cộng… Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy,
UBND phường Vĩnh Ninh đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
địa phương hoàn thành những chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm nên đời sống nhân dân
được nâng lên, sự nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao.
PHẦN I
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014
Năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương theo Nghị quyết của Đảng bộ và Hội
đồng nhân dân Phường đề ra. Uỷ ban nhân dân phường báo cáo kết quả thực hiện
như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2014:
1. Thu ngân sách: 4.255.564.919đ đạt 111,55% (k/h: 3.815.000.000đ –


đạt chỉ tiêu)
2. Công tác xóa đói giảm nghèo: Xóa 3 hộ/3 hộ (đạt chỉ tiêu)
3. Tỉ lệ phát triển dân số: 0,8% (k/h: 0,8%) (đạt chỉ tiêu)
Tỉ lệ người sinh con thứ 3 trở lên: 6,9% (k/h: < 5,0%) (không đạt chỉ tiêu)
4. Hoàn thành phổ cập giáo dục các cấp học kể cả phổ cập mầm non 5
tuổi (đạt chỉ tiêu).
5. Hoàn thành chỉ tiêu giao quân 100% (đạt chỉ tiêu). Giáo dục chính trị
và huấn luyện quân sự đạt khá giỏi.
6. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hoàn thành nhiệm vụ (đạt chỉ

tiêu).
7. Gia đình văn hoá: Có 1182/1299 hộ đạt tỷ lệ 90,9% (k/h: 90% trở
lên) (đạt chỉ tiêu).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ THU NGÂN SÁCH:
1. Hoạt động kinh tế:
Năm 2014 là một năm khó khăn về kinh tế đối với nước ta nói chung và của
thành phố Huế nói riêng. Tuy kinh tế gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn phường các
hoạt động về kinh tế vẫn được duy trì với các loại hình kinh doanh thương mại
dịch vụ mua bán vừa và nhỏ của nhân dân cùng với các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau.
Nhân dân được tiếp tục vay từ các nguồn vốn khác nhau để đầu tư kinh
doanh với tổng số tiền là 1.927.000.000 đồng với 132 lượt hộ vay. Trong đó có 14
xuất vay học tập của sinh viên học sinh với số tiền là 1.001.000.000 đồng, nhân
dân chấp hành tốt công tác vay vốn.
Công tác thu thuế được tập trung đẩy mạnh nên năm qua đã kiên quyết xử lý
nợ đọng thuế và tăng cường thu thuế trên địa bàn Phường khá tốt. Với sự phối hợp


đồng bộ của toàn bộ hệ thống chính trị và nổ lực của cán bộ uỷ nhiệm thu thuế, kết
quả thu thuế đất phi nông nghiệp năm 2014 thu 377.000.000 đồng (K/H:
374.000.000 đồng) đạt 101% kế hoạch Thành phố giao.
2. Thu ngân sách:
Năm 2014 thu ngân sách ước đạt kết quả như sau:
I/ TỔNG THU (mục A + B): 5.128.431.637 đồng đạt 134,43 %, Bao gồm:
A. Thu theo kế hoạch thành phố giao (mục 1 + 2 + 3): 4.255.564.919 đồng
đạt 111,55 % dự toán. Trong đó:
1. Thu tại địa phương:

1.558.394.800 đồng đạt 124,27 %


2. Thu điều tiết thuế:

1.410.512.119 đồng đạt 107,75 %

3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

1.286.658.000 đồng đạt 102,77 %

B. Thu kết dư năm 2013 chuyển sang: 872.866.718 đồng
II/ TỔNG CHI:

4.056.781.215 đồng đạt 106,34 %

Năm 2014, tổng thu phí Mô tô toàn phường đến 31/12 là: 75.160.000 đồng (đạt 40,24%).
(Có báo cáo chi tiết đính kèm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, XÃ HỘI:
1. Công tác giáo dục:

- Vĩnh Ninh vốn là địa bàn có truyền thống hiếu học, là khu vực ở trung tâm
Thành phố nên mặt bằng dân trí khá cao. Môi trường giáo dục trên địa bàn phường
tốt, thuận lợi cho việc dạy và học. Được sự quan tâm của các cấp ủy và chính
quyền trong việc chỉ đạo công tác XMC - PCGDTH và PCGDTHCS cho nên
Phường đã hoàn thành tốt công tác xóa mù, phổ cập giáo dục các cấp với tỉ lệ đạt
cao vững chắc.
Phường có hai trường Mầm non (01 công lập, 01 tư thục) và một trường Tiểu học,
không có trường cấp 2 dành riêng cho phường
Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm của các bậc học cao, số học sinh bỏ học ít, tỉ lệ



×