ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________
Trần Thương Hoàng
NGHIÊN CỨU NGUỒN SỬ LIỆU
VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
TRONG PHÔNG LƯU TRỮ PHỦ THỦ TƯỚNG (1945 - 1954)
CHUYÊN NGÀNH: BIÊN SOẠN LỊCH SỬ VÀ SỬ LIỆU HỌC
MÃ SỐ: 50311
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.GS.Hà Văn Tấn
2.PGS-TS.Phạm Xuân Hằng
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng các chữ viết tắt .................................................................................
Danh mục ảnh minh họa ..........................................................................
Danh mục các biểu bảng ..........................................................................
Dẫn luận .......................................................................................................
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ...............................................................
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .........................................................
3. Lịch
sử
nghiên
cứu
vấn
đề
1
2
2
3
3
8
9
.......................................................................
4. Các
nguồn
tài
liệu
và
phương
pháp
nghiên
cứu
11
5. Đóng góp của luận án ...............................................................................
6. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận án
16
17
..................................
..............................................
Chương 1. Tổng quan tài liệu lưu trữ về phong trào Thi đua ái quốc trong
phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945 - 1954)
.......................................
1.1. Hoàn
cảnh
ra
đời
phong
trào
Thi
đua
ái
20
quốc
21
1.2. Tài liệu về phong trào Thi đua ái quốc trong phông lưu trữ Phủ
Thủ
tướng
(1945
1954)
24
.....................................
..........................................................................
1.3. Đặc thù của tài liệu lưu trữ về phong trào Thi đua ái quốc trong
phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945 - 1954)
30
.......................................
Chương 2. Phê phán tài liệu về phong trào Thi đua ái quốc trong phông lưu
trữ Phủ Thủ tướng (1945 - 1954) .....................................................
2.1. Các thể loại sử liệu ....................................................................................
2.2. Phê phán một số tài liệu cụ thể ...............................................................
Chương 3. Giá trị của sử liệu về phong trào Thi đua ái quốc trong phông
lưu
trữ
Phủ
Thủ
tướng
(1945-1954)
43
44
73
136
..............................................................
3.1. Tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT-nguồn sử
liệu nghiên cứu lịch sử phong trào TĐAQ trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) ..............................................................
3.2. Tài liệu lưu trữ về phong trào Thi đua ái quốc-cơ sở nghiên cứu
công tác lãnh đạo, tổ chức phong trào TĐAQ ....................................
3.3. Nguồn sử liệu là các tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945-1954)-cơ sở để hoạch định chính sách thi đua
khen
thưởng
hiện
tại
và
trong
tương
lai
................................................
Kết luận ........................................................................................................
Danh mục công trình của tác giả ...........................................................
136
153
159
165
170
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................
Phụ lục ..........................................................................................................
171
185
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATK
BCH
BZHV
BTCH
CBGM
CP
CSTĐ
GS
HS
HĐCP
HĐND
HĐQPTC
KT
LK
LĐLĐ
PGS
PTT
TĐ
QP
PTS
TTP
TS
TSKH
TĐAQ
UBKCHC
UBND
VĐTĐAQTW
An toàn khu
Ban chấp hành
Bình dân học vụ
Bộ Tổng chỉ huy
Cán bộ gương mẫu
Chính phủ
Chiến sỹ thi đua
Giáo sư
Hồ sơ
Hội đồng Chính phủ
Hội đồng nhân dân
Hội đồng quốc phòng tối cao
Khen thưởng
Liên khu
Liên đoàn Lao động
Phó giáo sư
Phủ Thủ tướng
Thi đua
Quốc phòng
Phó Tiến sĩ
Thủ tướng phủ
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Thi đua ái quốc
Ủy ban kháng chiến hành chính
Ủy ban nhân dân
Vận động Thi đua ái quốc Trung ương
DẪN LUẬN
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong một xã hội mà nhân dân làm chủ, đặc trưng nổi bật và động lực to
lớn của sự vận động và phát triển của xã hội chính là thi đua. Thi đua làm
khơi dậy trong mỗi con người, mỗi tập thể tính chủ động sáng tạo, đua sức,
đua tài cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ngay từ năm 1918, V.I. Lê nin đã
nhấn mạnh là: "Chủ nghĩa xã hội đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách
thật sự rộng rãi, với một qui mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự
đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh,
dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả
một nguồn vô tận"[223, tr.234-235]. Ở nước ta, cũng như V.I.Lê nin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
đã biết phát huy nội lực của toàn dân bằng việc phát động và tổ chức thi đua.
Ngày 27/3/1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc
(TĐAQ); Ngày 01/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195/SL
thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương do cụ Tôn Đức Thắng
làm Trưởng ban [73, tr.39]. Nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến toàn
quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức phát động cuộc vận động Thi đua
ái quốc từ ngày 19/6/1948 (Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh đôi khi dùng cụm từ
"Thi đua yêu nước", nhưng trong các văn bản chính thức lại dùng cụm từ "Thi
đua ái quốc". Từ đây, chúng tôi xin được sử dụng một trong hai cụm từ trên
hợp với ngữ cảnh). Hệ thống lãnh đạo phong trào thi đua từ Trung ương đến
địa phương được hình thành. Phong trào TĐAQ đã thực sự trở thành phong
trào cách mạng của quần chúng trong cả nước, trở thành một nhân tố quan
trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi vẻ
vang.
Tại Đại hội toàn quốc các chiến sỹ thi đua (CSTĐ) và cán bộ gương mẫu
(CBGM) lần thứ nhất năm 1952, cụ Tôn Đức Thắng đại diện Ban Thường
trực Quốc hội và Uỷ ban Liên Việt toàn quốc trong diễn văn chào mừng Đại
hội đã khẳng định: "Từ khi phát động phong trào thi đua yêu nước đến nay,
cuộc kháng chiến, kiến quốc của ta tiến những bước vĩ đại về mọi mặt, đặc
biệt về mặt quân sự và kinh tế, đã giáng cho địch những đòn chí tử ..." [121,
tr.133]. Nhiều tài liệu lưu trữ phản ánh phong trào TĐAQ nằm trong phông
lưu trữ PTT. Phông lưu trữ Phủ Thủ tướng là một loại hình phông lưu trữ cơ
quan. Phông lưu trữ cơ quan, nếu hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ tài liệu lưu
trữ hình thành trong quá trình hoạt động của một cơ quan được đưa vào bảo
quản ở lưu trữ [14, tr.62]. Phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (PTT) là khái niệm
dùng để chỉ toàn bộ tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của
PTT được thu thập từ các đơn vị thuộc PTT.
Nếu như cả Phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) là một trong những phông
quý nhất của các kho lưu trữ của Nhà nước ở Trung ương thì những tài liệu lưu
trữ về thi đua yêu nước trong phông này là những hạt ngọc vô cùng quí giá.
Phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) là nguồn sử liệu phong phú lẽ ra có thể
tách thành 3 phông độc lập gồm tài liệu lưu trữ của Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Chủ tịch Chính phủ (1), Văn phòng Hội đồng Quốc phòng tối cao
(HĐQPTC), nhưng từ trước đến nay vẫn lập một phông lưu trữ thống nhất là
Phông lưu trữ PTT.
Phông lưu trữ PTT bao gồm những văn bản gốc phản ánh trung thực việc
tổ chức bộ máy, quá trình hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Chính phủ và PTT nước Cộng hoà non trẻ.
Về nội dung, phông lưu trữ PTT bao gồm những tài liệu về vấn đề
chung, tài liệu nội chính, quân sự, ngoại giao, kinh tế-tài chính, phong trào
TĐAQ ...
Để tìm ra những nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945 - 1954) chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu tài liệu lưu trữ
về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT. Trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu về phong trào TĐAQ. Đó là phong trào
được phát động để động viên mọi lực lượng "làm cho kháng chiến mau thắng
lợi, kiến quốc mau thành công" [105, tr.4]. Chúng tôi tin chắc rằng nghiên cứu
(1)
Chủ tịch Chính phủ là cách gọi chức vụ Thủ tướng Chính phủ thời kỳ nà y.
tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945- 1954) một
cách hệ thống có ý nghĩa về nhiều mặt:
1.1. Trước hết, việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ
trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) sẽ giúp cho các nhà sử học hiểu biết
sâu sắc và chính xác hơn nguồn sử liệu gốc quan trọng và có giá trị đặc biệt
đang được lưu trữ trong phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, để nghiên cứu về
phong trào TĐAQ nói riêng và lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 - 1954) nói chung.
Trên thực tế, vì nhiều lý do, từ trước tới nay chưa có ai nghiên cứu toàn
diện khối tài liệu này, ngoài một vài luận văn tốt nghiệp của sinh viên đề cập
tới một số thể loại văn bản về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT.
Khi nghiên cứu những thông tin có trong nội dung các văn bản này, các nhà
sử học đã và sẽ gặp không ít khó khăn khi xác minh tính chính xác và độ tin
cậy của các thông tin đó. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài
liệu về TĐAQ trong phông lưu trữ PTT nhằm giới thiệu, phân tích và nhất là
thẩm định những thông tin cần thiết được phản ánh trong khối tài liệu về
TĐAQ.
1.2. Nghiên cứu tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ
PTT (1945 - 1954) góp phần nghiên cứu lịch sử tổ chức quản lý nhà nước về
thi đua khen thưởng ở Việt Nam nói chung và thời kỳ kháng chiến chống
Pháp nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ, có thể rút ra những kinh
nghiệm tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, kiến
quốc. Những chỉ thị, sắc lệnh, lời kêu gọi, biên bản các cuộc họp, biên bản đại
hội, các bản báo cáo thành tích thi đua ... còn lưu trữ được với những bút tích
của Chủ tịch Hồ Chí Minh ... là nguồn sử liệu quí. Những tài liệu TĐAQ quý,
hiếm trong phông lưu trữ PTT sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử phong
trào TĐAQ nói riêng và lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
nói chung.
1.3. Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945-1954) có ý nghĩa cấp thiết cung cấp những luận cứ phục
vụ hoạch định các chế độ, chính sách, tổ chức khoa học việc quản lý Nhà
nước về công tác thi đua khen thưởng trong thời kỳ đổi mới.
Sở dĩ nói như vậy vì trong công cuộc đổi mới, lĩnh vực mà phong trào thi
đua thường gặp khó khăn là lĩnh vực kinh tế như tăng năng suất lao động,
thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội, phân vùng chuyên canh, cải tiến công nghệ, sử
dụng giống mới. V.I.Lênin đã dạy rằng "Trong lĩnh vực chính trị, thi đua dễ
thực hiện hơn nhiều so với lĩnh vực kinh tế, song muốn cho chủ nghĩa xã hội
thắng lợi, thì chính thi đua trong lĩnh vực kinh tế là quan trọng"[224, tr.232].
Chính vì lẽ đó mà những năm đầu của sự nghiệp đổi mới khi chúng ta chú
trọng phát triển kinh tế, không ít người đã lầm tưởng rằng bây giờ xã hội cầu
"lợi" chứ không cầu "danh" và công tác thi đua, khen thưởng đã không được
chú ý đúng mức.
Để phong trào thi đua khen thưởng sát hợp hơn đối với công cuộc đổi
mới đất nước, ngày 03/6/1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 35/CT-TƯ về đổi
mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới. Sau đó Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ và các cấp bộ đảng, chính quyền từ Trung ương đến
tỉnh huyện đã ra nhiều văn bản để triển khai Chỉ thị 35/CT-TƯ ngày
03/6/1998 của Bộ Chính trị.
Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị nói trên phong trào thi đua trong cả
nước đã có chuyển biến. Tuy nhiên, so với tầm vóc lớn lao của sự nghiệp đổi
mới, trước những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước thì phong trào thi đua nói chung và quản lý nhà nước về
thi đua, khen thưởng nói riêng còn nhiều hạn chế, còn mang dấu ấn trì trệ của
thời bao cấp, chưa thấm nhuần và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi đua, khen thưởng. Vì vậy công tác thi đua khen thưởng vẫn chưa theo kịp
yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay và chưa phát triển một cách sôi
nổi, mạnh mẽ như nó đã từng có trong phong trào TĐAQ trước đây.
Vì những lý do trên, nghiên cứu những tài liệu lưu trữ chân thực phản
ánh sự chỉ đạo, tổ chức của Đảng và Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
những trăn trở để phát động phong trào qua những chữ dập, xoá, những
phương án chọn lựa trên những trang bản thảo sẽ giúp chúng ta quán triệt sâu
sắc tư tưởng chỉ đạo về TĐAQ nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm
đưa ra những quyết sách đúng đắn quản lý nhà nước về công tác thi đua khen
thưởng trong thời gian tới.
Đã gần nửa thế kỷ đi qua, mặc dù đã có nhiều công trình khảo cứu và
nhiều cuốn sách lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng các công
trình nghiên cứu thường đi sâu vào các vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế mà ít
đề cập tới vấn đề phát huy nội lực như tổ chức phong trào TĐAQ. Vì vậy,
nghiên cứu những tài liệu về TĐAQ trong phông lưu trữ PTT chắc chắn sẽ
góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 một cách sâu sắc
hơn và toàn diện hơn.
Là một người đã có nhiều năm làm công tác trong ngành lưu trữ,
chúng tôi đã có dịp đi sâu tìm hiểu vấn đề này thông qua việc thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học hoặc viết các công trình nghiên cứu cho các tạp
chí chuyên ngành, xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước của
ngành về thi đua, khen thưởng đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn tác dụng
của việc nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ
PTT (1945 - 1954) đối với việc làm phong phú thêm kinh nghiệm thực tế
trong việc vận dụng lý luận về sử liệu học để giải quyết một vấn đề cụ thể và
giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói chung. Kết
quả nghiên cứu toàn diện phong trào TĐAQ giúp ích cho quản lý nhà nước về
thi đua khen thưởng là góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
Với ý nghĩa đặc biệt của phong trào TĐAQ, với hàng nghìn trang tài liệu
gốc với hàng chục bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh việc tổ chức
bộ máy, nhân sự và phong trào thi đua rộng khắp các ngành, các địa phương
là những tư liệu vô cùng quí giá cần được nghiên cứu về phương diện sử liệu
học. Chúng tôi đã thực sự cảm động mỗi lần cầm trong tay những bản có bút
tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khối tài liệu về TĐAQ. Trên các trang
bản thảo, với những chỗ dập, xoá, có thể nhận ra rõ ràng hơn những mối suy
tư, những niềm trăn trở, những phương án lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh hơn là trên các trang in sạch sẽ. Mặt khác, sau Chỉ thị 35-CT ngày
03/6/1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước với những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn cần
phải phát huy nội lực toàn thể nhân dân thì đổi mới tổ chức và quản lý nhà
nước về thi đua khen thưởng là công việc cấp thiết và quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu của công tác, đồng thời nhận thức được ý nghĩa nêu
trên, tôi đã chọn vấn đề "Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua
yêu nước trong phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945 - 1954)" làm đề tài cho
luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án của chúng tôi hướng vào việc giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
2.1. Giới thiệu hệ thống tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong
phông lưu trữ PTT (1945 - 1954).
2.2. Phê phán nguồn sử liệu là tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong
Phông lưu trữ PTT (1945 - 1954). Nội hàm phê phán sử liệu ở đây bao gồm
việc phê phán vật mang tin, thời gian, địa điểm, tác giả, bản văn và những
thông tin trong tài liệu nhằm xác định tính xác thực và độ tin cậy của thông tin
góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử phong trào TĐAQ và lịch sử cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954). Thông qua việc phê phán các tài liệu lưu trữ,
luận án của chúng tôi đề xuất một số cách xác định bút tích của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
2.3. Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận về cách vận
dụng một số thủ pháp trong việc phê phán sử liệu những tài liệu lưu trữ về
phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954), đồng thời đưa ra
một số kiến nghị về việc tổ chức lưu trữ, bảo quản, khai thác và sử dụng tài
liệu lưu trữ về TĐAQ phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) với tư cách là nguồn
sử liệu quí.
Tuy nhiên, để có thể đi sâu vào các vấn đề, luận án của chúng tôi chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu là những tài liệu trong phông PTT từ năm 1945 đến
năm 1954 và chỉ những sử liệu về phong trào TĐAQ. Chúng tôi giới hạn
phạm vi nghiên cứu vì những lý do sau:
- Trước hết đây là giai đoạn mà phông lưu trữ PTT còn giữ được những
tài liệu lưu trữ quí, hiếm: bao gồm nhiều tài liệu viết tay hoặc tự đánh máy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tài liệu lưu trữ phong phú về nội dung,
độc đáo về hình thức của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch
Chính phủ và Văn phòng HĐQPTC mà từ trước đến nay các cơ quan lưu trữ
vẫn lập một phông thống nhất là phông lưu trữ PTT.
- Lý do thứ hai là tài liệu phông lưu trữ PTT giai đoạn này phản ánh đầy
đủ lịch sử phong trào TĐAQ trong kháng chiến chống Pháp từ khi phát động
(1948) đến khi phong trào này tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn
góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thành công.
Mặc dù giới hạn phạm vi nghiên cứu như vậy nhưng khi tiến hành phê
phán sử liệu chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm, sử dụng những tài liệu về TĐAQ
trong những phông lưu trữ khác để so sánh, đối chiếu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phông lưu trữ PTT là một trong những phông có giá trị nhất trong các
phông lưu trữ các cơ quan trung ương của chính quyền dân chủ nhân dân:
"Đây là một phông trên thực tế đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực ở mọi địa bàn hoạt động"[44, tr.70].
Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1990 đã nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước
"Cơ sở khoa học để xác định những tài liệu bảo quản vĩnh viễn ở Trung tâm
lưu trữ quốc gia" do PTS Dương Văn Khảm làm chủ nhiệm. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu đề tài này, PTS Dương Văn Khảm đã viết bài: "Xây dựng và
khai thác cơ sở dữ liệu Phông lưu trữ PTT" đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam [43, tr.9-14]. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nước nêu trên mới chỉ giải quyết vấn đề phương pháp xác định giá trị tài
liệu lưu trữ mà chưa có nhiệm vụ phê phán chúng với tư cách là nguồn sử
liệu.
Năm 1989, Cục Lưu trữ Nhà nước đã xuất bản cuốn sách "Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I" giới thiệu các phông do PTS Dương Văn Khảm làm chủ biên:
"Cuốn sách nhằm giới thiệu khái quát thành phần và nội dung những thông tin
tài liệu lưu trữ hiện nay đang bảo quản ở hệ thống các kho lưu trữ của Trung
tâm lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội"[44, tr.70]. Với mục đích giới thiệu khái
quát các phông, nên mặc dù cuốn sách dành 4 trang giới thiệu phông lưu trữ
PTT, nhưng chưa đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện đối với cả phông lưu trữ
PTT trong đó có tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ.
Liên quan đến đề tài của luận án, cho đến nay chúng tôi mới chỉ gặp
những bài viết có tính chất lý luận chung về sử liệu học như: "Một số vấn đề
sử liệu học" của GS Hà Văn Tấn; "Về việc vận dụng sử liệu học vào đánh giá
tài liệu văn kiện chữ viết"[25, tr.18-22], "Một số vấn đề xử lý sử liệu học đối
với tài liệu chữ viết" của PTS Phạm Xuân Hằng [26, tr.57-63] và "Các
nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp xác định giá trị tài liệu lưu trữ"
của TS Nguyễn Văn Thâm [60] và "Mấy vấn đề sử liệu học Việt Nam", "Vấn
đề phân loại các nguồn sử liệu của lịch sử Việt Nam" của GS Phan Đại Doãn
và TS Nguyễn Văn Thâm [16, tr.60-69]; "Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch
sử" của TS Nguyễn Văn Thâm [61].
Trong những luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Lịch sử, khoa Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước
đây cũng như của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội ngày nay thì luận văn "Về những lời kêu gọi Thi đua ái
quốc của Hồ Chủ tịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (phân tích sử liệu
học) của sinh viên Đỗ Thị Quỳnh tuy còn sơ sài và còn mắc phải một vài sai
lầm nhưng đã bước đầu tiến hành phê phán sử liệu một số tài liệu lưu trữ về
phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT [52].
Ngoài ra, còn phải kể tới một công trình nghiên cứu khác cũng có liên
quan đến nội dung của đề tài là bài viết: Thi đua ái quốc-một nhân tố thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của PTS Nguyễn Tố Uyên
[65, tr.3-9]. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Tố Uyên tuy không trực tiếp
viện dẫn tài liệu lưu trữ về TĐAQ trong phông lưu trữ PTT nhưng đã cố gắng
chứng minh rằng TĐAQ là một nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954).
Như vậy, có thể nói liên quan đến phong trào TĐAQ nói chung đã có
một số công trình đề cập đến. Nhiều đánh giá, nhận định của các tác giả nói
trên là những vấn đề mà luận án chúng tôi đã tham khảo và kế thừa.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên
các công trình nghiên cứu nói trên chưa đề cập tới vấn đề mà chúng tôi phải
giải quyết là nghiên cứu toàn diện nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong
phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) và đó chính là nhiệm vụ mà luận án này với
tư cách là công trình chuyên khảo-cần phải thực hiện.
4. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tham
khảo, nghiên cứu và sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
4.1. Nguồn tài liệu chủ yếu, được sử dụng chủ yếu trong luận án là tài
liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954).
Trong cuốn "Trung tâm lưu trữ quốc gia I"(1) PTS Dương Văn Khảm đã viết
"Thông tin tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt hơn các loại thông tin khác ở chỗ,
tài liệu lưu trữ gắn chặt chẽ với những hoạt động xã hội, là bằng chứng xác
thực của lịch sử"[44, tr.1]. Trong hàng trăm phông lưu trữ đang được bảo
quản ở các kho lưu trữ Trung ương thì phông lưu trữ PTT (1945-1954) là một
trong những phông quan trọng nhất. Hiện nay Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước được thà nh lập ngà y 23/3/1963 theo
Quyết định số 22-BT của Bộ Trưởng PTT, có nhiệm vụ tiếp quản kho tà i liệu của chính quyền cũ, quản
lý và thu thập tà i liệu của các cơ quan Trung ương từ ngà y thà nh lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
(1)
(2)
đang bảo quản khoảng 5000 hồ sơ của phông này từ 1945 đến 1975. Trong
cuốn "Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I" có đoạn viết:
Nhìn tổng quát phông lưu trữ PTT, chúng tôi thấy có các nhóm
tài liệu chủ yếu sau đây: tài liệu tổng hợp, nội chính, quân sự, ngoại
giao, kinh tế tài chính, văn hoá xã hội, toàn bộ biên bản họp HĐCP
ban hành (ký hiệu VP), văn bản pháp qui do Thủ tướng Chính phủ
ban hành (ký hiệu TTg), các quyết định khen thưởng do Thủ tướng
Chính phủ ký, công văn lưu của Văn phòng PTT và đặc biệt là
nhóm Sắc lệnh, quyết định của Phủ Chủ tịch ...[44, tr.70].
Các loại hình tài liệu về TĐAQ trong phông PTT bao gồm: Sắc lệnh,
quyết định, thông tư, biên bản, công văn trao đổi, công điện, thư ...
Nhóm tài liệu đặc biệt quí là nhóm Sắc lệnh, Quyết định của Phủ Chủ
tịch. Tài liệu ở đây đều là bản chính có chữ ký, đóng dấu. Tài liệu về phong
trào thi đua trong phông rất đa dạng và phần lớn là bản chính bao gồm 1199
trang của 87 hồ sơ. Trong những tài liệu về TĐAQ có hàng chục tài liệu viết
tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tài liệu tự tay Người đánh máy như "Lời
kêu gọi TĐAQ"[111], ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp cho bản
"Chương trình TĐAQ của Bộ Giao thông công chính"..., trên các trang bản
thảo có bút tích viết bằng mực tím của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chỗ
dập xoá đã là nguồn tư liệu chính nói về những mối suy tư của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về TĐAQ.
Mặc dù, một số tài liệu không đóng dấu, không có chữ ký hoặc còn bị
thiếu về số lượng, nhưng với những tài liệu hiện có về TĐAQ vẫn là nguồn tài
liệu chính, được sử dụng nhiều nhất trong luận án.
4.2. Nguồn tài liệu quan trọng thứ hai được chúng tôi sử dụng là tài liệu
lưu trữ của các phông lưu trữ khác có thông tin liên quan đến đề tài đang
được bảo quản tại ngay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III hoặc các kho lưu trữ
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước được thà nh lập trên cơ sở phân kho sau
Cách mạng tháng Tám của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I ngà y 10/6/1995 theo Quyết định số 118/QĐBTCCP của Bộ trưởng-Trưởng Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) có nhiệm vụ quản lý
và thu thập tà i liệu của các cơ quan Trung ương từ ngà y thà nh lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(2)
khác. Trong đó đang chú ý là phông lưu trữ Bộ Lao động, số lượng tài liệu có
thông tin về TĐAQ trong phông này khá lớn: 1431 trang với 189 hồ sơ. Cuối
cuộc kháng chiến chống Pháp, do ông Nguyễn Văn Tạo-Bộ trưởng Bộ Lao
động kiêm Trưởng Ban vận động thi đua Trung ương nên có nhiều báo cáo
các Bộ, ngành và địa phương gửi về đây. Tuy trong phông lưu trữ Bộ Lao
động không có những tài liệu có giá trị đặc biệt ghi lại quá trình hình thành
phong trào TĐAQ như trong phông lưu trữ PTT, nhưng cũng là nguồn tư liệu
quan trọng để chúng tôi khai thác, bổ sung hoặc làm sáng tỏ thêm tài liệu về
TĐAQ trong phông lưu trữ PTT. Ngoài phông lưu trữ Bộ Lao động, trong quá
trình hành làm luận án chúng tôi đã khai thác, sử dụng phông lưu trữ Văn
phòng Trung ương Đảng, số lượng tài liệu về TĐAQ ở đây tuy không nhiều,
nhưng có những tài liệu quý như bài nói chuyện của Anh Thận (đồng chí
Trường Chinh) về vấn đề thi đua trong cơ quan trong buổi lễ phát động thi
đua ở Hội nghị Chi bộ Văn phòng Tổng bí thư ngày 19/5/1952.
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi còn tham khảo các phông
lưu trữ trong kho lưu trữ Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ năm
1949 đã viết "vệ quốc quân và dân quân du kích là người xung phong đầu tiên
trong phong trào Thi đua ái quốc. Họ đặt tên riêng cho cuộc thi của họ là:
Luyện quân lập công. Bộ Quốc phòng thì kêu gọi thi đua là gây cơ sở, phá kỷ
lục"[38, tr.46].
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo phông lưu trữ Quốc hội, Bộ Nội vụ,
Bộ Canh nông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Thi đua Khen
thưởng Nhà nước và Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKCHC) 2 tỉnh
Tuyên Quang và Thái Nguyên...
4.3. Nguồn tư liệu quan trọng thứ ba được chúng tôi tiếp cận, khai thác
là phỏng vấn, ghi chép các nhân chứng đã từng trực tiếp tham gia vào phong
trào TĐAQ như ông Cù Huy Cận-nguyên Tổng Thư ký HĐCP, ông Hoàng
Tùng-nguyên Phó Trưởng Ban Thi đua của TW Đảng và sau này là Bí thư
TW Đảng, ông Vũ Kỳ-nguyên là Thư ký giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh,
anh hùng La Văn Cầu, anh hùng Nguyễn Thị Chiên, ông Vũ Anh Tài-nguyên
Trưởng ban Thi đua quân đội... Họ đã cho nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi
hoàn thành luận án.
4.4. Nguồn tư liệu quan trọng thứ tư chúng tôi đã tiếp cận và khai thác,
đối chiếu, kiểm chứng là những ấn phẩm đã công bố trên các sách, báo. Đó
là Văn kiện Đảng (toàn tập) [17], Hồ Chí Minh (toàn tập) [36], Hồ Chí Minh
với phong trào TĐAQ (tuyển chọn và chuyên luận) ... [38].
Ngoài ra, trong quá trình tiến hành thực hiện luận án, chúng tôi còn tham
khảo các tư liệu và hiện vật đang được bảo quản hoặc trưng bày ở các bảo
tàng: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Tân Trào-ATK,
Bảo tàng Quân đội, khu di tích ở xã Vinh Quang-huyện Chiêm Hoá-tỉnh
Tuyên Quang (nơi đã diễn ra Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM năm
1952)..., tại những nơi này chúng tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu, hiện vật liên
quan đến nội dung của đề tài. Những tư liệu, hiện vật đó đã giúp chúng tôi đối
chiếu, làm sáng tỏ hơn nội dung những tài liệu lưu trữ về TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945-1954).
Sẽ là thiết sót nếu chúng tôi không kể tới một số bài phát biểu và chuyên
luận về phong trào Thi đua ái quốc nhân các kỳ kỷ niệm hoặc đại hội thi đua
toàn quốc. Những bài nói, bài viết đó giúp chúng tôi củng cố thêm nhận thức
về ý nghĩa của phong trào TĐAQ.
Cuối cùng, sẽ là khiếm khuyết nếu chúng tôi không kể tới một vài khoá
luận của sinh viên do các giáo sư và cán bộ giảng dạy trong khoa Lịch sử,
khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng của Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hướng dẫn có nội dung ít
nhiều liên quan đến đề tài. Tuy mới là những nghiên cứu bước đầu nhưng
những khoá luận của sinh viên cũng giúp chúng tôi trong việc sưu tầm các tài
liệu có liên quan đến đề tài [52].
Để thực hiện luận án, chúng tôi đã dựa vào phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng)
để cố gắng đạt gần được sự thật khách quan khi nghiên cứu tài liệu lưu trữ về
TĐAQ trong phông PTT dưới góc độ nhận thức các nguồn sử liệu. Những
quan điểm chính trị, quan điểm lịch sử và quan điểm toàn diện đã được chúng
tôi vận dụng để đánh giá các nguồn tư liệu sử dụng cho luận án.
Đây là công trình nghiên cứu sử liệu học cho nên để thực hiện được
nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu sử liệu
học, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh đối chiếu. Để khai thác tất cả các nguồn tư liệu phục vụ
nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp của một số
ngành khoa học khác như lưu trữ học, bảo tàng học, văn bản học ...
5. Đóng góp của luận án
5.1. Đóng góp quan trọng nhất của luận án là cung cấp những thông tin
với sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn sử liệu quan trọng và có giá trị cao
trong phông lưu trữ có ý nghĩa đặt biệt to lớn của phông lưu trữ quốc gia Việt
Nam là nguồn sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945 1954) để tiếp tục nghiên cứu lịch sử phong trào. Sở dĩ nói như thế bởi vì kết
quả nghiên cứu của luận án đã nghiên cứu nguồn sử liệu với hàng ngàn trang
tài liệu gốc, với hàng chục bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tổ chức bộ máy, nhân sự và phong trào TĐAQ
rộng khắp các ngành, địa phương. Kết quả đạt được qua nghiên cứu nguồn sử
liệu nói trên là đã khai thác những thông tin từ sử liệu, giới thiệu các tri thức
từ sử liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử
phong trào TĐAQ nói riêng. Trong nội dung của luận án trên cơ sở khoa học
chúng tôi đề xuất một số phương pháp cụ thể nhận biết bút tích của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Bằng tri thức có được chúng tôi đã bước đầu xác minh được 5
tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài liệu lưu trữ trong phông PTT chưa
được công bố trong "Hồ Chí Minh - Toàn tập".
5.2. Đóng góp quan trọng thứ hai của luận án là đã tiến hành phê phán sử
liệu (phê phán vật mang tin, thời gian, địa điểm hình thành tài liệu, tác giả văn
bản và bản văn tài liệu) để xác định tính xác thực và độ tin cậy của các thông
tin trong nguồn. Qua phê phán sử liệu chúng tôi đã đính chính được chính xác
hơn ngày tháng một số sự kiện lịch sử về phong trào TĐAQ như: Lời kêu gọi
TĐAQ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải "khoảng 1-5-1948" mà là khoảng
từ 27-3 đến 1-5-1948 và Lời kêu gọi nhân 1000 ngày kháng chiến không phải
viết ngày 11-6 mà là ngày 10-6-1948. Đại hội toàn quốc các CSTĐ và CBGM
bắt đầu không phải từ 1/5/1952 mà từ 19 h 30' ngày 30-4-1952.
5.3. Đóng góp quan trọng thứ ba của luận án là thông qua việc tiến hành
nghiên cứu nguồn sử liệu trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) về TĐAQ,
chúng tôi đề xuất những biện pháp mới về tổ chức và quản lý Nhà nước về thi
đua khen thưởng nhằm phát huy nội lực của nhân dân và góp phần vào thắng
lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện
nay.
5.4. Đóng góp quan trọng thứ tư của luận án là thông qua việc tiến hành
nghiên cứu nguồn sử liệu trong phông lưu trữ PTT (1945-1954) về TĐAQ
chúng tôi đã rút ra được một số kết luận về việc vận dụng một số thủ pháp
phê phán sử liệu để phê phán tài liệu lưu trữ có xuất xứ là tài liệu văn thư
Nhà nước.
6. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận án
Ngoài phần dẫn luận giới thiệu khái quát về luận án, phần nội dung
chính gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945 - 1954).
Trong chương này, chúng tôi trình bày sơ lược lịch sử PTT (1945 1954), quá trình hình thành phông lưu trữ PTT (1945 - 1954), bối cảnh lịch sử
của phong trào TĐAQ, các loại hình tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ và
phân loại chúng. Cũng trong chương này, chúng tôi giới thiệu tóm tắt tình
hình bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông
này. Nội dung của chương này nhằm giúp người đọc thấy được xuất xứ và nội
dung chính cũng như những đặc thù của những tài liệu lưu trữ về phong trào
TĐAQ trong phông lưu trữ PTT (1945 - 1954). Những vấn đề được trình bày
trong chương này, kể cả những vấn đề được trình bày khái quát, đều có liên
quan và có tác dụng bổ trợ cho những vấn đề mà chúng tôi sẽ trình bày ở
những chương sau.
Chương 2: Phê phán nguồn tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông
lưu trữ PTT (1945 - 1954).
Đây là chương chứa đựng nội dung cơ bản của luận án. Trong chương
này chúng tôi tiến hành phê phán sử liệu (vật mang tin, yếu tố thời gian, địa
điểm, tác giả và bản văn). Bước cuối cùng qui trình phê phán sử liệu là tổng
hợp sử liệu. Những vấn đề được trình bày trong chương này nhằm giúp người
đọc, những người nghiên cứu có được những thông tin xác thực và xác định
được độ tin cậy của các thông tin trong tài liệu lưu trữ về phong trào TĐAQ
của phông lưu trữ PTT (1945-1954).
Chương 3: Giá trị của sử liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ
PTT (1945 - 1954).
Trong chương này, dưới góc độ sử liệu học, chúng tôi hệ thống, phân
tích những giá trị của tài liệu về phong trào TĐAQ trong phông lưu trữ PTT
(1945-1954) đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử
phong trào TĐAQ nói riêng.
Phần cuối cùng của luận án là kết luận. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên
cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận xét tổng quát về giá trị của nguồn sử
liệu về phong trào TĐAQ và một số kết luận về việc sử dụng một số thủ pháp
phân tích phê phán sử liệu. Phần cuối của kết luận, dựa trên kết quả nghiên
cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu
quan trong việc tổ chức lưu trữ, bảo quản và khai thác, sử dụng nguồn sử liệu
này có hiệu quả hơn.
Với mong muốn làm sáng tỏ thêm những vấn đề đã được trình bày trong
các chương nói trên của luận án, chúng tôi đưa thêm phần phụ lục gồm ảnh
chụp một số sự kiện lịch sử, bản photocoppy một số tài liệu lưu trữ quý đang
được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia.
Những vấn đề mà luận án đặt ra chúng tôi đã cố gắng thực hiện. Tuy
nhiên, do một số tài liệu lẽ ra thuộc phông lưu trữ PTT (1945 - 1954) nhưng
không thu thập và lưu trữ được, nhiều nhân chứng lịch sử đã qua đời và do
hạn chế về trình độ của chính tác giả nên chắc chắn luận án không tránh khỏi
những hạn chế và thiết sót ở chỗ này hay chỗ khác. Chúng tôi rất mong nhận
được những góp ý của các nhà khoa học và của độc giả.
Chúng tôi tin tưởng rằng những góp ý của người đọc sẽ giúp chúng tôi
nhận ra những hạn chế cần khắc phục và giúp chúng tôi có thêm nguồn lực và
nhiệt tình mới trên con đường nghiên cứu sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
Bác Hồ ở Tân Trào (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Bảo tàng Tân Trào
ATK, Hà Nội.
Ban biên tập lịch sử ngành Bưu điện (1990), Lịch sử ngành Bưu điện Việt
Nam, tập 1, ngành Bưu điện xuất bản, Hà Nội.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1995), Lịch sử Đảng bộ Chiêm
Hóa, huyện ủy Chiêm Hóa.
Cù Huy Cận (2002), Thư trả lời phỏng vấn của nghiên cứu sinh Trần
Hoàng ngày 13/3/2002.
La Văn Cầu (2000), Thư trả lời phỏng vấn của nghiên cứu sinh Trần
Hoàng ngày 15/1/2000.
Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh tập 1 (2000), Nxb Lao động,
Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh tập 2 (2000), Nxb Lao động,
Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Việt Nam
tập 2 Nxb Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Thị Chiên (1999), Thư trả lời phỏng vấn của nghiên cứu sinh
Trần Hoàng ngày 15/8/1999.
Nguyễn Thị Chiên (2000), Thư gửi chính quyền địa phương, Tài liệu viết tay.
Đào Xuân Chúc (2002), Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đào Xuân Chúc-Nguyễn Văn Hàm-Vương Đình Quyền-Nguyễn Văn
Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb Đại học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
"Công văn số 103/TTg ngày 13/7/1951 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sao gửi công văn, chỉ thị của Thủ tướng", Những văn kiện chủ yếu
của Đảng và Nhà nước về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu
trữ (1982), Cục Lưu trữ xuất bản, Hà Nội.
Cục Lưu trữ Nhà nước (1992), Từ điển lưu trữ Việt Nam, Hà Nội.
Phan Đại Doãn-Nguyễn Văn Thâm (1984), "Mấy vấn đề sử liệu học Việt
Nam", Nghiên cứu lịch sử, (5).
Phan Đại Doãn-Nguyễn Văn Thâm (1985), "Vấn đề phân loại các nguồn
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
sử liệu của lịch sử Việt Nam", Nghiên cứu lịch sử, (6), tr.60-69.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, tập 9, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
"Điều Lệ qui định chế độ chung về công văn, giấy tờ ở các cơ quan (ban
hành kèm theo Nghị định 527/TTg ngày 02/11/1957 của Thủ tướng
Chính phủ) (1957), Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, (46).
Trần Kim Đỉnh (1991), "Lịch sử sử học và đổi mới sử học", Nghiên cứu
lịch sử, (5), tr.45-47.
Võ Nguyên Giáp (1994), "Những năm tháng không thể nào quên", Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Vũ Minh Giang (1991), "Hiện đại hóa phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu một yêu cầu cấp bách của sử học nước ta", Nghiên cứu lịch sử, (5), tr.5-9.
Nguyễn Văn Hàm (1979), Tài liệu lưu trữ - một nguồn sử liệu quí. Văn
thư-Lưu trữ, (4), tr.3-5.
Lê Mậu Hãn (1990), "Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng", Lịch sử Đảng, (5).
Phạm Xuân Hằng (1982), "Vận dụng phương pháp sử liệu học trong đánh
giá giá trị tài liệu chữ viết", Văn thư-Lưu trữ, (4), tr.18-22.
Phạm Xuân Hằng (1996), "Một số vấn đề xử lý sử liệu học đối với tài liệu
chữ viết", Nghiên cứu lịch sử, (1), tr.57-63.
Hồ Chí Minh (1952), "Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 năm toàn quốc kháng
chiến", Báo Nhân dân, (87), ngày 19/12/1952, tr.1.
Hồ Chí Minh (1958), "Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch", Tập I, 19411949, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1960), "Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch", Tập II, từ
1/1950 đến 7/1954. Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1949), "Thất bại và thành công", Báo Sự thật, số 117 ngày
19/8/1949, tr.1.
Hồ Chí Minh (1948), "Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc", Báo Cứu
quốc, Chi nhánh số 6, (915), ngày 1/5/1948, tr.1.
Hồ Chí Minh (1949), "Thư chúc Tết", Sự thật, (106), (107), tr.1.
Hồ Chí Minh (1948), "Thư gửi cụ Nguyễn Văn Đản", Cứu quốc, Chi
nhánh số 2, (958) ngày 11/6/1948, tr.1.
Hồ Chí Minh (1949), "Thư gửi các cháu nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu",
Cứu quốc, (1374), ngày 18/10/1949, tr.1.
35. Hồ Chí Minh (1949), "Thư gửi toàn thể Vệ quốc quân và dân quân du
kích", Vệ quốc quân, (60), tháng 12/1949.
36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước (2000), Tuyển chọn và
chuyên luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2002), Tuyển tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Hoàng Hồng (1993), "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (1945-1992)-nhìn từ góc
độ lịch sử sử học", Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, (5), tr.53-58.
41. "Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946", Hiến pháp Việt Nam
(năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
42. Phạm Khắc Hòe (1985), Từ triều đình Huế đến khu Việt Bắc. Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Dương Văn Khảm (1991), "Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu phông lưu
trữ Phủ Thủ tướng", Lưu trữ Việt Nam, (1), tr.8-13.
44. Dương Văn Khảm-chủ biên (1989), "Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I", Cục
Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội.
45. Vũ Kỳ (2001), "Truyện kể về Bác Hồ", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. M.N (1952), "Những tiếng hò vui", In trong tài liệu Đại hội Thi đua ái
quốc năm 1952, Văn hóa Liên hiệp Paris, Paris, tr.24-26.
47. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (2001). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Phù Ninh (1997) Di tích lịch sử Tuyên Quang, Sở Văn hóa-Thông tin
Tuyên Quang xuất bản.
49. Vũ Thị Phụng (1996), "Hệ thống văn bản quản lý ở Việt Nam thời kỳ Pháp
thuộc", Quản lý Nhà nước, (5).
50. Nguyễn Huy Quý (1991), "Bàn thêm về phương pháp luận sử học",
Nghiên cứu lịch sử, (5), tr.35-38.
51. Vương Đình Quyền (1991), "Một tiềm năng sử liệu quan trọng - tài liệu
lưu trữ". Nghiên cứu lịch sử, (5), tr.53-56.
52. Đỗ Thị Quỳnh (1983), Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lưu trữ Khoa
Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
53. Trần Thị Rồi (2000), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc tổ chức Chính phủ ở
Việt Nam (thời kỳ 1945 - 1954)", Nghiên cứu lịch sử, (3), tr.11-21.
54. Lê Văn Sinh (1984), Sử liệu học đại cương, Tài liệu viết tay.
55. Hà Văn Tấn (1967), "Vấn đề phân chia các thời kỳ và các giai đoạn lịch
sử". In trong Mấy vấn đề về phương pháp luận sử học, Khoa học xã
hội, Hà Nội.
56. Hà Văn Tấn (1967), "Mấy suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic", Nghiên cứu lịch sử Hà Nội, (96), tr.57-60.
57. Hà Văn Tấn (1979), Văn bản học và văn bản Hán Nôm. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
58. Hà Văn Tấn (1983), "Về mối liên hệ giữa văn bản học và sử liệu học",
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.101-113.
59. Hà Văn Tấn - Lời giới thiệu. In trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục
Lưu trữ Nhà nước xuất bản. Hà Nội, tr.1.
60. Hà Văn Tấn (1999), "Một số vấn đề về sử liệu học", về phương pháp
nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự, tr.255-290.
61. Nguyễn Văn Thâm (1991), "Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử",
Nghiên cứu lịch sử, (5), tr.28-30.
62. Thi đua ái quốc (1952). Nxb Sự thật, Việt Bắc.
63. Thông tấn xã Việt Nam - Văn phòng Chính phủ, Chính phủ Việt Nam
1945 - 1958, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
64. Topolski J: Phương pháp luận sử học, Tập 1, Tập 2, Bộ Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, Bản dịch.
65. Nguyễn Tố Uyên (1998), "Thi đua ái quốc một nhân tố thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)" Nghiên cứu lịch sử, (4), tr.3-9.
66. Viện sử học (1990), "Việt Nam - những sự kiện lịch sử 1945 - 1986", Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
67. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1994), "Lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1945 - 1954", Tập 1, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
68. Hồ
69. Hồ
70. Hồ
71. Hồ
72. Hồ
Phông lưu trữ PTT
Bản gốc các luật, sắc lệnh
sơ A-Q01-H01: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 01 đến số 81
năm 1945
sơ A-Q010-H02: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 101 đến số
477 năm 1950
sơ A-Q014-H03: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 199 đến số
220 năm 1954
sơ A-Q05-H01: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 07 đến số 136
năm 1947
sơ A-Q05-H01: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 07 đến số 136
năm 1947
73. Hồ sơ A-Q07-H01: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 179 đến số 266
năm 1948
74. Hồ sơ A-Q08-H02: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 01 đến số 150
năm 1949
75. Hồ sơ A-Q08-H02: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 01 đến số 73
năm 1951
76. Hồ sơ A-Q12-H02: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 74 đến số 130
năm 1952
77. Hồ sơ A-Q18-H03: Sắc lệnh, lệnh của Chủ tịch nước từ số 01 đến số 53
năm 1951
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84.
Biên bản họp thường vụ HĐCP và HĐCP
Hồ sơ A1-Q01a-H01: Biên bản họp HĐCP năm 1945 (bản viết tay)
Hồ sơ A1-Q04a-H01: Biên bản họp HĐCP năm 1948 (bản viết tay)
Hồ sơ A1-Q07-H01: Hội nghị HĐCP tháng 6 năm 1949
Hồ sơ A1-Q18-H02: Hội nghị HĐCP ngày 15, 16, 17 tháng 11 năm 1950
Hồ sơ A1-Q21-H02: Hội nghị HĐCP tháng 4 năm 1951
Hồ sơ A1-Q24-H02: Hội nghị HĐCP tháng 7 năm 1951
Hồ sơ A1-Q29-H03: Hội nghị HĐCP tháng 5 năm 1952
Biên bản họp Thường vụ HĐCP và HĐCP
85. Hồ sơ A1-Q33-H03: Hội nghị HĐCP tháng 1 năm 1953
86. Hồ sơ A1-Q40-H03: Hội nghị HĐCP tháng 1 năm 1954
87. Hồ sơ A1-Q43-H03: Hội nghị HĐCP tháng 7 năm 1954
88.
89.
90.
91.
Văn bản pháp qui do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hồ sơ A3-Q01-H01: Từ 01-TTg đến 65-TTg năm 1950
Hồ sơ A3-Q03-H01: Từ 101-TTg đến 144-TTg năm 1951
Hồ sơ A3-Q09-H02: Từ 356-TTg đến 380-TTg năm 1954
Hồ sơ A3-Q11-H02: Từ 403-TTg đến 435-TTg năm 1954
92.
93.
94.
95.
96.
Công văn lưu các Văn phòng chung của Văn phòng PTT
Hồ sơ C2-Q02-H01: Công văn lưu từ số 449 đến số 858
Hồ sơ C2-Q06-H02: Công văn lưu từ số 2325 đến số 3347
Hồ sơ C2-Q11-H02: Công văn lưu từ số 1684 đến số 2031
Hồ sơ C2-Q16-H03: Công văn lưu từ số 3322 đến số 3772
Hồ sơ C2-Q21-H04: Công văn lưu từ số 847 đến số 1215