Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng ở quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CÔNG TRÌNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM VÀ NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CÔNG TRÌNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM VÀ NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Đại Dũng


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu độc lập của bản
thân; Luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên quá trình học tập, cố gắng tìm tòi của
bản thân và có sự hƣớng dẫn của TS. Bùi Đại Dũng Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn này do các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND hai quận Bắc Từ
Liêm và Nam Từ Liêm cung cấp và do bản thân học viên thực hiện điều tra, phân
tích và tổng kết là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày ....... tháng ...... năm 2016
Học viên

Nguyễn Công Trình


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này,
đôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các lãnh đạo UBND quận Bắc
Từ Liêm và Nam Từ Liêm, của bạn bè hiện đang công tác tại các phòng, ban ngành
trực thuộc 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Tôi xin đƣợc chân thành bày tỏ lòng biết ơn nhất tới TS. Bùi Đại Dũng đã
hƣớng dẫn tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn
sâu sắc của mình tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao
học Quản lý kinh tế K22.
Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo, các bạn bè, các cán bộ đang công tác tại
UBND quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi có
thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này,

song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý
của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Công Trình


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn của học viên đƣợc nghiên cứu thành 04 chƣơng chính với những nội
dung nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề chung về quản lý
hoạt động giải phóng mặt bằng. Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc tình hình nghiên cứu
hoạt động giải phóng mặt bằng hiện nay và các vấn đề chung có liên quan đến quản
lý hoạt động giải phóng mặt bằng nhƣ Luật đất đai, các Nghị định, Thông tƣ và các
Quyết định của UBND thành phố Hà Nội có liên quan đến hoạt động giải phóng
mặt bằng và quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 đã nêu rõ đƣợc khung phân
tích, phƣơng pháp nghiên cứu thực hiện đề tài nhƣ phƣơng pháp thu thập dữ liệu,
phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu, thông qua đó định hƣớng nghiên cứu đảm
bảo đề tài đƣợc thực hiện mang tính thời sự, thực tiễn.
- Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm. Chƣơng 3 đã tóm tắt bộ máy tổ chức của
quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động giải
phóng mặt bằng cũng nhƣ thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên
địa bàn 02 quận. Từ thực trạng đó, học viên đã đánh giá công tác quản lý hoạt động
giải phóng mặt bằng và rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế.
- Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm. Từ những gì đã rút ra đƣợc ở

chƣơng 3 của Luận văn, học viên đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp để hoàn
hiện quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 2 quận Nam Từ Liêm và
Bắc Từ Liêm nhƣ giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhóm giải
pháp về quản lý, ban hành chính sách bồi thƣờng GPMB…


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VÀ CÁC
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ......4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động giải phóng
mặt bằng ...............................................................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng .............................7
1.2.1. khái niệm về giải phóng mặt bằng .........................................................7
1.2.2. Quản lý trong hoạt động giải phóng mặt bằng ....................................10
1.2.3. Sự cần thiết thực hiện giải phóng mặt bằng ........................................26
1.2.4. Quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng .............................28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40
2.1. Khung phân tích...........................................................................................40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................41
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................41
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu ..................................................42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM .................44
3.1 Giới thiệu sơ bộ về quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm và công tác

giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận ..........................................................44
3.1.1 Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội..............................44
3.1.2. Tóm tắt kết quả giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
và Bắc Từ Liêm 9 tháng đầu năm 2015: ........................................................48


3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận Bắc
Từ Liêm và Nam Từ Liêm..................................................................................52
3.2.1 Thực trạng bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng
trên địa bàn 02quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm ......................................52
3.2.2 Thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng......60
3.2.3 Thực trạng quản lý thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB ..65
3.2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02
quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm ..............................................................70
3.3. Đánh giá quản lýhoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận Bắc
Từ Liêm và Nam Từ Liêm..................................................................................73
3.3.1 Kết quả đạt được và những hạn chế .....................................................73
3.3.2 Nguyên nhân ..........................................................................................74
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM VÀ BẮC TỪ LIÊM ............. 77
4.1 Nhóm giải pháp về quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......77
4.1.1. Quản lý kế hoạch sử dụng đất ..............................................................77
4.1.2. Hoàn chỉnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 ...........................................78
4.2. Nhóm giải pháp về quản lý, ban hành chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt
bằng ....................................................................................................................78
4.2.1. Giải pháp về quản lý trình tự, thủ tục thu hồi đất để đầu tư dự án .....78
4.2.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư..80
4.3. Nhóm giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ
và tái định cƣ ......................................................................................................85
4.3.1. Sự phối hợp giữa đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng

vớicác phòng ban, bộ phận thuộc UBND quận và chính quyền địa phương. 85
4.3.2. Chính sách đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ thực hiện công tácbồi
thường giải phóng mặt bằng ..........................................................................86
4.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai,bồi
thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ......................88


4.4. Một số giải pháp quản lý khác .....................................................................91
4.4.1. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện giải phóng mặt bằng91
4.4.2. Kiểm toán, thanh tra việc thực hiện giải phóng mặt bằng ...................91
4.4.3. Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trên địa bàn
thành phố Hà Nội ...........................................................................................92
4.4.4. Đẩy mạnh vai trò thanh tra xây dựng quận và phường .......................92
4.5. Một số kiến nghị ..........................................................................................94
4.5.1. Với UBND thành phố Hà Nội ..............................................................94
4.5.2. Với UBND quận Nam Từ Liêm và UBND quận Bắc Từ Liêm .............96
KẾT LUẬN ...............................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


GPMB

Giải phóng mặt bằng

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

QU

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

GPMB

Giải phóng mặt bằng

6

HTKT


Hạ tầng kỹ thuật

7

TĐC

Quận ủy

Tái định cƣ

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

Stt

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3


Nội dung
Tóm tắt kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
Đội ngũ nhân lực của Ban bồi thƣờng GPMB quận Nam
Từ Liêm
Đội ngũ nhân lực của Ban bồi thƣờng GPMB quận Bắc
Từ Liêm

ii

Trang
48

56

56


DANH MỤC HÌNH

Stt

Hình

Nội dung

Trang

Khung phân tích tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài

1

Hình 2.1

“Quản lý hoạtđộng giải phóng mặt bằng ở hai quận Bắc

40

Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội”
Sơ đồ phân quyền chỉ đạo và phản hồi trong công tác giải

2

Hình 3.1

3

Hình 3.2

4

Hình 3.3

Cơ cấu tổ chức Ban bồi thƣờng GPMB quận Nam Từ Liêm

55

5

Hình 3.4


Cơ cấu tổ chức Ban bồi thƣờng GPMB quận Bắc Từ Liêm

55

phóng mặt bằng
Bộ máy tổ chức quản lý nhà nƣớc quận Nam Từ Liêm và
Bắc Từ Liêm trong công tác giải phóng mặt bằng

iii

52

53


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tính chất đa dạng và thiết thực, xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng
lãnh thổ. Có thể xây dựng đƣợc một cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế
mới có điều kiện để tăng trƣởng nhanh, ổn định và bền vững.
Trên thế giới hiện nay, các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Anh, Pháp,
Đức… có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng, phát triển kết cấu
hạ tầng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội không chỉ ở những nƣớc
phát triển mà còn cả ở những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay. Ý thức
đƣợc điều đó, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ nƣớc ta luôn luôn đặt vấn
đề phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông… lên hàng đầu, là nhiệm vụ chính
trị quan trọng, có ý nghĩa đƣa đất nƣớc ta ngày càng phát triển, nhân dân ta có đời
sống ngày càng đƣợc cải thiện để theo kịp những nƣớc phát triển trên thế giới.

Thực tế ở nƣớc ta, để có thể phát triển đƣợc cơ sở hạ tầng một các nhanh
chóng, theo kịp tiến độ đã đƣợc Đảng, Chính phủ dự thảo Báo cáo chính trị trình
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thì phụ thuộc rất lớn vào công tác giải phóng
mặt bằng. Ý thức đƣợc điều đó, trong những năm qua, 02 quận Nam Từ Liêm và
Bắc Từ Liêm (trƣớc đây là huyện Từ Liêm) luôn luôn coi trọng và đặt nhiệm vụ giải
phóng mặt bằng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Với vai trò là một trong những chủ
thể quản lý trong công tác giải phóng mặt bằng (cùng với UBND thành phố Hà Nội,
UBND các phƣờng trực thuộc hai quận), UBND 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ
Liêm luôn luôn có các văn bản đôn đốc các phòng, ngành và các phƣờng nghiêm
túc triển khai công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo thực hiện sâu sát, đúng theo
chính sách quy định của Nhà nƣớc. Không chỉ bằng công cụ hành chính, UBND
quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm còn thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, rèn luyện
cán bộ để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với nhân dân để thực

1


hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Những công tác trên đã phần nào đẩy nhanh
đƣợc tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận tuy nhiên tiến độ giải phóng
mặt bằng của 02 quận vẫn chƣa thực sự theo kịp với sự phát triển kinh tế, xã hội của
các quận khác cũng nhƣ theo tiến độ đã đề ra của UBND thành phố Hà Nội. Nhƣ
vậy, công tác giải phóng mặt bằng là một vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa trong
thời gian tới. Vì những lý do nêu trên, tôi xin chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giải
phóng mặt bằng ở quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội” để làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm từ đó đảm bảo quyền lợi của

ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất và đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng thực
hiện các mục tiêu công cộng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến giải phóng mặt bằng và hoạt động giải
phóng mặt bằng.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn
02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến giải phóng mặt bằng và quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng tại địa bàn 02
quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn có phạm vi nghiên cứu trên địa bàn 02 quận Bắc Từ
Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội.

2


- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập trên các văn bản của UBND thành phố và
UBND quận Nam Từ Liêm và UBND quận Bắc Từ Liêm từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Đóng góp mới của đề tài
- Tác giải mong muốn nghiên cứu sẽ có những đóng góp góp phần hệ thống
hóa và làm rõ hơn về những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và quản lý
hoạt động giải phóng mặt bằng tại quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
- Tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giải
phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, tăng hiệu quả về quản lý hoạt động giải

phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm trong thời
gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề chung về giải
phóng mặt bằng và quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3:Thực trạng quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02
quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
trên địa bàn 02 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động giải phóng
mặt bằng
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Giải phóng mặt bằng trong những năm qua là một thuật ngữ mới, chỉ có ở Việt
Nam. Thực tế ở nƣớc ngoài giải phóng mặt bằng đƣợc hiểu là công tác thu hồi đất
của Nhà nƣớc đối với phần diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng. Tại các quốc gia đang phát triển công tác thu hồi đất luôn đƣợc quan tâm, tuy
nhiên công tác quản lý thu hồi đất chƣa đƣợc thực sự quan tâm. Có thể kể đến một
số học thuyết, quan điểm và công trình tiêu biểu liên quan đến việc thu hồi đất và
quản lý công tác thu hồi đất tại nƣớc ngoài nhƣ sau:
Luật mua đất năm 1894 và Đạo luật Jammu và Kashmir Thu hồi đất của Ấn
Độ: Theo các Luật này, các mục tiêu chính của việc thu hồi đất nhƣ sau:

- Đáp ứng mục tiêu phúc lợi cho nông dân.
- Khẩn trƣơng đáp ứng các nhu cầu chiến lƣợc và phát triển đất nƣớc.
- Thông báo các quyền bồi thƣờng và minh bạch trong thu hồi đất, chức năng
tái định cƣ (đánh giá tác động xã hội và lấy ý kiến của nhân dân).
Cuốn sách “Tổng quan về Luật thu hồi đất 2013” của Jairam Ramesh và
Muhamad Ali Khan: Cuốn sách đi sâu vào chi tiết về lý do tại sao Ấn độ cần một
luật thu hồi đất mới, quan điểm của cuốn sách cũng nêu rõ rằng để thực hiện tốt
công tác quản lý thu hồi đất cần đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong công tác
quản lý đất đai, trong công tác quản lý các hoạt động bồi thƣờng về đất, đảm bảo
mặt bằng chung về chính sách khi Nhà nƣớc thu hồi đất của Nhân dân.
Cuốn sách “Bình luận về các Quyền bồi thường và minh bạch trong thu hồi
đất, và Đạo luật Tái định cư năm 2013” của tác giả N.K. Acharya: Nghiên cứu của
tác giải N.K. Acharya nhấn mạnh lý do của việc thu hồi đất, công tác quản lý hoạt

4


động thu hồi đất và các thủ tục, cách thức thu hồi đất, cách thức phân bổ và thanh
toán tiền bồi thƣờng và những hình thức vi phạm và cách thức xử lý vi phạm trong
công tác thu hồi đất. Tác giả cũng nêu rất rõ việc Nhà nƣớc thu hồi đất cần đảm bảo
sự minh bạch, công bằng, Tổ chức duy nhất đƣợc quyền thu hồi đất là Nhà nƣớc dù
mục đích đất đó đƣợc sử dụng cho mục đích công cộng hay cho một doanh nghiệp
để phát triển cơ sở hạ tầng.
Cuốn sách “Luật thu bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất 2001” đƣợc đề xuất bởi
tác giả Sanjiva Row: Cuốn sách là sự nghiên cứu của tác giả trong công tác thu hồi đất
của một số nƣớc tại Châu Á, qua đó đề xuất sơ bộ về việc nâng cao công tác quản lý hoạt
động thu hồi đất cùng các quy trình, thủ tục thu hồi đất, tạo nghề nghiệp và tìm kiếm việc
làm cho ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh dịch vụ, đất ở
kết hợp kinh doanh dịch vụ, đất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp… Tác giả cũng
nhấn mạnh việc thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân, đảm bảo sự công

bằng đối với nhân dân trong một khu vực khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác ở nƣớc ngoài về thu hồi đất
nhƣ sau:
- R.Chakraborty (3 Ed Rp 2015). The Right to Fair Compensation and
Transparency in Land Acquisition, Rehabilitation and Resettlement Act, 2013 (w.e.f
1/1/2014).
- Abraham H (2008). Guide to New LAND ACQUISITION LAW (As
amended by 2014 Ordinance).
Các tài liệu, và công trình nghiên cứu nêu trên bao gồm hệ thống lý luận liên
quan đến công tác thu hồi đất ở nhiều mô hình, quốc gia khác nhau, phần nào cho
thấy đƣợc luật pháp các nƣớc quy định công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng
nhƣ thế nào và những đề xuất biện pháp thu hồi đất hiệu quả, tích cực.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng tuy nhiên các tác giả cũng chƣa đi sâu về công tác
quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng. Có thể kể đến một số công trình sau:

5


- Lê Thị Yến (2011). “Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất qua thực
tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ ngành Luật
kinh tế; Mã số: 60 38 50. Luận văn này tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, phân tích đánh giá thực tiễn
áp dụng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại địa bàn quận Tây Hồ,
thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác bồi
thƣờng GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ (trong đề xuất của tác giả đã có một số đề
xuất để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng).
- Vũ Hồng Minh (2011). “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng khi
Nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh

Bình”. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Công trình này hệ thống khá cụ thể các văn
bản pháp lý, hệ thống lý luận liên quan đến công tác tạo động lực cho ngƣời lao
động. Mặt khác phân tích thực hiện áp dụng việc thực hiện chính sách của Nhà
nƣớc trong công tác bồi thƣờng GPMB trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thời điểm
nghiên cứu và cách tiếp cận của 02 đề tài này khá giống nhau nhƣng tác giả Vũ
Hồng Minh tập trung vào hoàn thiện chính sách bồi thƣờng GPMB khi Nhà nƣớc
thu hồi đất còn tác giải Lê Thị Yên thì tập trung vào những giải pháp.
Bên cạnh các luận văn thạc sĩ còn có rất nhiều các công trình, bài báo khoa
học của nhiều tác giả khác nhau nhƣ:
- Nhà tái định cƣ: vừa ở vừa… run của tác giả Nguyễn Thiêm – Báo Công an
nhân dân số ra ngày 21/5/2005.
- Pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất – Luận văn Thạc
sĩ Luật học của Nguyễn Vinh Diện 2006.
- Vấn đề việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất ở nông thôn trong quá trình xây
dựng, phát triển các khu công nghiệp của tác giả Đỗ Đức Quân – Tạp chí Kinh tế và
Dự báo, số 8 (412), tháng 8 năm 207, trang 33-35…
Nói chung, các công trình bài báo nêu trên đều nghiên cứu về bồi thƣờng khi
Nhà nƣớc thu hồi đất ở mức độ và phạm vi khác nhau. Có Công trình, bài báo
nghiên cứu đi sâu phân tích bình luận một số khía cạnh pháp lý về bồi thƣờng khi

6


Nhà nƣớc thu hồi đất, có công trình, bài báo nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi rộng
nhằm đánh giá khái quát pháp luật và thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất. Thông qua đó đánh giá khái quát về giải pháp, hoàn thiện công tác
GPMB. Các bài báo đều có nêu các nội dung liên quan đến công tác quản lý hoạt động
giải phóng mặt bằng tuy nhiên chƣa có bài báo nào đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt
động giải phóng mặt bằng. Thực tế hiện nay, các nghiên cứu về quản lý hoạt động
GPMB trên địa bàn 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm là hạn chế và ở thời điểm

hiện nay là không có. Vì vậy lựa chọn đề tài này sẽ không gặp phải tính trùng lặp về đề
tài nghiên cứu. Đồng thời đề tài cũng mang tính kế thừa khi tổng hợp, hệ thống hóa và
có những ý kiến cá nhân về các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý hoạt
động GPMB trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
1.2. Một số vấn đề chung về quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
1.2.1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng
- Giải phóng mặt bằng một khái niệm rộng của công tác thu hồi đất để phục
vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, bao
gồm các công đoạn từ bồi thƣờng cho các đối tƣợng sử dụng đất, giải toan các
công trình trên đất, di chuyển ngƣời dân tạo mặt bằng phục vụ việc triển khai dự
án đến việc hỗ trợ cho ngƣời có đất bị thu hồi, tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập,
ổn định cuộc sống.
Hiện nay, trong Luật Đất đai và Luật xây dựng hiện hành không có định nghĩa
trực tiếp thế nào là “giải phóng mặt bằng” mặc dù có sử dụng cụm từ này. Tuy
nhiên, qua thực tiễn công tác, tác giả đề xuất khái niệm về giải phóng mặt bằng nhƣ
sau: “Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc
thu hồi đất ở hoặc đất nông nghiệp cùng các hoạt động di dời nhà cửa, cây cối, các
công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất được quy hoạch cho
việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới”.
Quá trình giải phóng mặt bằng đƣợc tính từ khi bắt đầu hình thành Hội đồng
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đến khi GPMB xong và giao cho Chủ đầu tƣ thực
hiện đầu tƣ, xây dựng theo mục đích sử dụng đã đƣợc các cơ quan chức năng phê

7


duyệt. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp gồm nhiều giai đoạn khác nhau
trong một quy trình đã đƣợc UBND cấp tỉnh quy định, tuy nhiên cơ bản trong công
tác giải phóng mặt bằng bao gồm hai nhóm nội dung chính là thu hồi đất và bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

- Thu hồi đất: là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất
vi phạm pháp luật về đất đai.
- Bồi thƣờng: Bồi thƣờng ở đây bao gồm việc bồi thƣờng về đất và bồi thƣờng
về tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi.
+ Bồi thường về đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất thu hồi cho ngƣời sử dụng đất.
+ Bồi thường về tài sản trên đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị sử dụng đối với
phần tài sản trên diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời sở hữu tài sản.
+Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nƣớc trợ giúp cho ngƣời có đất
thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
+Tái định cư Hiện nay pháp luật Việt nam không giải thích khái niệm Tái định
cƣ, Có thể định nghĩa Tái định cƣ là việc bố trí chỗ ở mới cho ngƣời bị thu hồi đất mà
không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển
chỗ ở. Hình thức tái định cƣ bao gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền.
* Các căn cứ pháp lý để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo quy định
hiện hành:
- Luật đất đai năm 2013 của Quốc hội.
- Nghị định số : 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số: 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất.
- Nghị định số: 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
tiền sử dụng đất.

8



- Thông tƣ số: 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
thu hồi đất.
- Thông tƣ số: 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng về quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Thông tƣ số: 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Thông tƣ của Bộ Tài chính số: 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 về hƣớng
dẫn một số điều của Nghị định số: 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định số: 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố
Hà Nội Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân
Thành phố do Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số: 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về hạn mức giao đất,
hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thƣớc, diện tích đất ở tối thiểu đƣợc
phép chia tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số: 24/2014/QĐ - UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà
Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố
do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký
biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài, chuyển
mục đích sử dụng đất vƣờn, ao liền kề và đất vƣờn, ao xen kẹt trong khu dân cƣ (không
thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Ngoài ra còn có một số các văn bản pháp lý, một số các thông báo của các
Sở: Xây dựng, Tài chính,…


9


1.2.2. Quản lý trong hoạt động giải phóng mặt bằng
1.2.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng
Quản lý: Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý. Thông
thƣờng quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức, chỉ huy, điều khiển, động viên,
kiểm tra, điều chỉnh…. Theo lý thuyết hệ thống, quản lý là sự tác động có hƣớng
đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biển đổi nó từ trạng thái
này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới
và điều khiển hệ thống.
Theo F.W Taylor (1856-1915): Quản lý là hoàn thành công việc của mình
thông qua ngƣời khác và biết đƣợc một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc
một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Theo Henrry Fayol (1886-1925): Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các
khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực cá nhân,
bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt
đƣợc mục tiêu đề ra.
Quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng: Thực tế hiện nay chƣa có khái niệm
về “quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng”, tác giả đề xuất khái niệm “quản lý
hoạt động giải phóng mặt bằng cụ thể nhƣ sau: “Quản lý hoạt động giải phóng mặt
bằng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát quá trình hoạt động
giải phóng mặt bằng theo hế hoạch”. Từ khái niệm trên, có thể thấy đƣợc công tác
giải phóng mặt bằng là chỉ một công việc của Nhà nƣớc trong Giải phóng mặt bằng.
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số điểm chính sau:
- Chủ thể quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng là chính quyền các cấp từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng (UBND thành phố, UBND quận, UBND các phƣờng,
các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải phóng mặt bằng. Cụ thể ở 02 quận
Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm là UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND quận Nam Từ
Liêm, các phòng ban trực thuộc và UBND các phƣờng.

- Đối tƣợng quản lý Nhà nƣớc về giải phóng mặt bằng là Nhà đầu tƣ, doanh
nghiệp và ngƣời dân có đất bị thu hồi.

10


- Mục tiêu là đảm bảo tiến độ, đúng pháp luật và đúng kế hoạch Nhà nƣớc đã
đề ra.
- Phƣơng thức quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng bao gồm các phƣơng thức:
+ Về phƣơng pháp: Phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp kinh tế và phƣơng
pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động.
+ Về công cụ gồm: Pháp luật, chính sách, kế hoạch, bộ máy quản lý Nhà nƣớc
và cán bộ.
1.2.2.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng
a. Đảm bảo hiệu lực quản lý
Phải xác định đúng các mục tiêu về giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận
Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Đây là vấn đề nóng của rất nhiều địa phƣơng trên
địa bàn thanh phố, đã có không ít những quận, huyện đã đặt vấn đề này là mục tiêu
phát triển chính của địa phƣơng mình. Đối với công tác giải phóng mặt bằng, đƣợc
các cấp lãnh đạo đặt trọng tâm hàng đầu và coi nó là tiêu chí đánh giá năng lực của
cán bộ quản lý trong công tác này. Cán bộ quản lý trong giải phóng mặt bằng phải
thực hiện đầy đủ chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành, ngoài ra phải phù hợp với thực tiễn và sự pháp triển chung của xã hội.
Từ đó việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 02 quận
Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm mới đạt hiệu quả cao.
b. Đảm bảo hiệu quả của quản lý
Phải thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra của 02 quận về công tác giải phóng
mặt bằng. Từ thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật, cũng nhƣ phù
hợp với thực tiễn của xã hội sẽ đạt đƣợc những hiệu quả cao đối với các dự án đang
triển khai trên địa bàn quận. Đó là những kết quả mà các cấp lãnh đạo và chỉ đạo

thực hiện đúng quy trình của Quyết định số 23.2014/QĐ-UBND của UBND thành
phố Hà Nội. Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của toàn quận.
c. Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ
Trong cùng một thời điểm, theo yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng, vị trí
nhƣ nhau thì đƣợc bồi thƣờng nhƣ nhau. Công bằng ở đây là đảm bảo hài hòa lợi

11


ích của các bên có liên quan và đảm bảo lợi ích của cả 03 đối tƣợng: Nhà nƣớc, Chủ
đầu tƣ và ngƣời dân có đất bị thu hồi. Quy định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ
của các bên trong công tác giải phóng mặt bằng. Luật đất đai năm 1998 quy định
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc”, từ quy định này chúng ta có thể thấy đƣợc lợi ích
nghiêng về phía Nhà nƣớc, lợi ích của Nhà nƣớc áp đặt các biện pháp bắt buộc có
liên quan đến đất đai đối với ngƣời dân sử dụng đất. Tuy nhiên Luật đất đai 2003 và
hiện nay là Luật đất đai 2013 ra đời đã sửa đổi từ “đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc”
thành “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc thống nhất quản lý” mới thấy
đƣợc hết tính đầy đủ của nó. Nhƣ vậy mới thấy lợi ích của Nhà nƣớc sẽ gắn liền với
lợi ích của ngƣời dân. Nhà nƣớc có quyền áp đặt việc thu hồi đất của ngƣời dân sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế … nên
ngƣời sử dụng đất bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên khi Nhà nƣớc thu hồi đất Nhà
nƣớc có trahcs nhiệm bồi thƣờng đối với giá trị quyền sử dụng đất, tài sản hợp pháp
gắn liền với đất cho ngƣời có đất bị thu hồi đồng thời hỗ trợ nhằm tạo đời sống ổn
định, ổn định sản xuất đối với những ngƣời dân có đất bị thu hồi, đảm bảo mặt bằng
chung về chính sách đối với tất cả những ngƣời dân có đất bị thu hồi cũng nhƣ đảm bảo
hài hòa quyền lợi của Nhà nƣớc, Chủ đầu tƣ và những ngƣời dân có đất bị thu hồi.
Công khai, dân chủ chính là công khai, phổ biến cho tất cả các đối tƣợng bị
thu hồi đất, trong diện giải tỏa mặt bằng rõ các chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của
dự án có liên quan. Công khai các văn bản pháp lý, các văn bản về quy mô, cơ cấu
dự án, sơ đồ khu đất bị thu hồi và đặc biệt là chính sách, phƣơng án bồi thƣờng, hỗ

trợ cho các hộ gia đình có trong phƣơng án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
cho nhân dân đƣợc biết, tạo niềm tin trong dân chúng.
Dân chủ trong phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ là một yêu cầu
quan trọng. Bồi thƣờng, hỗ trợ đúng đối tƣợng, đúng khung giá và đúng hình thức
đã đƣợc quy định. Không phân biệt giữa ngƣời dân thƣờng với những ngƣời có
“quan hệ” hay tự ý thay đổi mức bồi thƣờng, hỗ trợ, không theo quy định của Nhà
nƣớc. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc lòng tin của nhân dân, đảm bảo mặt bằng chung về

12


chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, ngƣời dân sẽ tự giác nhân tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và
bàn giao mặt bằng cho tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
d. Đảm bảo tiến độ theo kế hoạch giải phóng mặt bằng đã được UBNDcấp
huyện phê duyệt
Đảm bảo tiến độ nhanh chóng, kịp thời, chính xác là một yêu cầu quan trọng
và cấp thiết của quản lý công tác giải phóng mặt bằng. Nó ảnh hƣởng đến nhiều mặt
khác nhau của đời sống, xã hội nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng… Công tác
giải phóng mặt bằng nếu đảm bảo đúng yêu cầu này sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công
công trình và đƣa công trình vào sử dụng đúng thời gian và kế hoạch nhƣ đã đề ra.
Ngƣợc lại, công tác giải phóng mặt bằng lại diễn ra chậm do nhiều nguyên nhân sẽ
ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình xây dựng, dự án đầu tƣ, gây thiệt hại cho
vốn tƣ nhân hoặc ngân sách của Nhà nƣớc. Công tác giải phóng mặt bằng diễn ra
nhanh chóng sẽ rút ngăn thời gian thi công. Việc thi công công trình hoàn thành
vƣợt kế hoạch sẽ mang lại nhiều lợi ích trong thời đại ngày nay. Ngoài ra còn phải
đảm bảo yêu cầu chính xác. Ngƣời thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phải
đúng thẩm quyền đƣợc giao, đúng đối tƣợng sẽ tránh đƣợc tình trạng “trên bảo dƣới
không nghe” và hạn chế đƣợc các tệ nạn nhƣ tham ô, tham nhũng từ một số cán bộ
thoái hóa, biến chất.
1.2.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa

bàn quận
a. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng
Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp
xã là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Phân bổ quỹ đất đai
hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả,
tạo điều kiện cho các dự án đầu tƣ, hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm
khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai ở từng vùng.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đúng mục đích còn hạn chế việc lãng phí
đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện, làm giảm
sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp; ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực, tranh

13


chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trƣờng, đảm bảo an ninh – chính trị.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai, là căn cứ pháp lý để giao đất, cho thuê đất, thu hồi và
chuyển mục đích sử dụng đất. Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đấy
kinh tế - xã hội phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tăng nguồn thu từ đất,
từng bƣớc đƣa công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh vòa nề nếp.
Nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất nên việc sử dụng đất đai đảm bảo đúng
mục đích, hiệu quả nhƣ đã đề cập ở trên.
b. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Hàng năng, UBND thành phố Hà Nội căn cứ báo cáo, đề xuất và tình hình
thực tế tại các quận, huyện ban hành khung đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ. Trong đó
gồm bồi thƣờng các loại sau:
* Các khoản bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất:

Theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành
phố Hà Nội thì việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất bao gồm:
Bồi thƣờng về đất, chi phí hợp lý đầu tƣ vào đất còn lại.
Bồi thƣờng, hỗ trợ về tài sản có gắn liền với đất, bồi thƣờng di chuyển mồ mả,
cây trồng, vật nuôi.
Các khoản hỗ trợ khác gồm hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phƣờng, thị
trấn; hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề
và tìm kiếm việc làm, thƣởng tiến độ giải phóng mặt bằng.
Bố trí tái định cƣ đối với các trƣờng hợp thu hồi đất ở có đủ điều kiện theo
điều 79 Luật đất đai 2013, điểm a, khoản 1 điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của
Chính phủ và điều 7 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND
thành phố Hà Nội.
* Điều kiện để đƣợc bồi thƣờng về đất:

14


×