Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vai trò của khoa học công nghệ trong nâng cao số lượng và chất lượng thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.27 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SH – TP- MT

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :

Vai trò c ủa khoa h ọc công ngh ệ
trong nâng cao s ố l ượ ng và
ch ất l ượ ng th ực ph ẩm
Lớp: 13DTP05,06

ThànhViên:

Nguyễn Ngọc Vân Anh

1311110152

A

Nguyễn Bảo Nhi

1311110633

A

Nguyễn Thị Thanh Nhi

1311110637

A



Đồng Ngọc Thế

1311111283

A


Mục lục
Lời mở đầu ...................................................................................1
I. Vai trò của khoa học công nghệ trong nâng cao số lượng và chất lượng thực

phẩm.....................................................................................................................2
1. Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị nông sản....................2
2. Dẫn chứng cho sự thay đổi tích cực về số lượng cũng như chất lượng của
ngành nông nghiệp khi áp dụng khoa học công nghệ....................................6
II. Những hạn chế, khó khăn của việc áp dụng công nghệ- khoa học vào nuôi
trồng, sản xuất
..................................................................................................................................
7
III. Các phương pháp áp dụng kĩ thuật công nghệ vào ngành nông nghiệp cụ thể
theo từng vùng miền:...............................................................................................8
IV. Những thành tựu tiêu biểu.................................................................................9
V. Kết luận....................................................................................................................................... 14


Lời mở đầu
Con người cần lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống và đảm bảo những hoạt động
khác nhau của các bộ phận trong cơ thể. Nếu thức ăn đủ chất dinh dưỡng, được cấu
trúc theo một tỉ lệ hợp lý, cơ thể sẽ khỏe mạnh; ngược lại, thì cơ thể sẽ yếu đuối. Tuy

nhiên, với tình trạng môi trường và vấn đề khí hậu ngày càng khắc nghiệt hiện nay.
Việc nuôi trồng và sản xuất thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện số
lượng và chất lượng của thực phẩm. Chính vì vậy việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh
CNH-HĐH nông nghiệp, ngành Khoa học-công nghệ đã triển khai nhiều đề tài khảo
nghiệm, tuyển chọn các cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất.
Trong đó, tập trung phát triển mô hình ứng dụng công nghệ cao, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
và đảm bảo mang lại nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

I.

Vai trò của khoa học công nghệ trong nâng cao số lượng và chất lượng
thực phẩm:


1. Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị nông sản
a) Nhiều tiềm năng nhưng không ít thách thức

Theo TS. Nguyễn Hải An (Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp
Công nghệ cao TP.HCM), thành công từ các nước phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao (CNC) như Hoa Kỳ, Israel, Hà Lan… cho thấy, lợi thế từ khoa học,
công nghệ và tài chính được phát huy triệt để. Nông nghiệp công nghệ cao
(NNCNC) được xem là nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản
xuất, như các nghiên cứu phát triển giống mới, các giống biến đổi gene kháng sâu
bệnh, công nghệ tưới tiêu tiên tiến, công nghệ tiết kiệm đất…; quản lý và tổ chức
sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, khoảng 5 năm gần đây, công nghệ đã
đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Phát
triển NNCNC đã được Nhà nước quan tâm thể hiện qua các chủ trương chính sách
lớn như Đề án phát triển NNCNC đến năm 2020; Chương trình phát triển nông

nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm
2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 hình thành và phát triển gần 300 doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 3-5
vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tại mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp; khả năng
liên kết của nông dân còn hạn chế… Mặt khác, môi trường suy thoái, biến đổi khí
hậu tác động không nhỏ đến điều kiện sản xuất, năng suất và chất lượng cây trồng,
trong khi nhu cầu thiết yếu của con người về các sản phẩm xanh, sạch ngày càng
cao. Vì vậy, việc áp dụng NNCNC là một xu hướng tất yếu. Thị trường đang mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực này.
b) Kết nối chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp
Bên cạnh các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước thì các hoạt
động kết nối chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay là hết
sức cần thiết. Nông dân rất cần kỹ thuật cao, các nhà khoa học, doanh nghiệp lĩnh
vực này cần nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã
hội để có những định hướng nghiên cứu phù hợp. Muốn vậy, cần có những hoạt
động kết nối nhà khoa học và nông dân, hoặc những mô hình chuyển giao công
nghệ mới, cung cấp thông tin cho nông dân…
Gần đây, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) – Sở
KH&CN TP.HCM liên tục tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, đáp ứng nhu
cầu này. Bên cạnh Sàn giao dịch công nghệ được tổ chức thường xuyên tại 79
Trương Định, Q.1, CESTI đã tổ chức thành công các kỳ Chợ Công nghệ và Thiết
bị chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch với các hoạt động trình diễn công nghệ,
tư vấn, trưng bày giới thiệu, xúc tiến thương mại… nhằm kết nối nhà khoa học và


nông dân, giúp nông dân dễ dàng tiếp thu và tin tưởng ứng dụng các tiến bộ
KH&CN nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng trong sản xuất.


Nhà màng ứng dụng trong dự án nuôi tôm tại Bạc Liêu.
Ngày 15-16/10 tại TP. Cần Thơ, Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành
công nghệ sau thu hoạch (Techmart Cần Thơ 2014) sẽ được tổ chức với hơn 60
công nghệ và thiết bị chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch được trưng bày giới
thiệu tại 30 gian hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của bà con nông dân và doanh
nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà màng NNCNC được ứng dụng tại Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp
Lâm Đồng.


Nhận thức được thế mạnh của mình cũng như những thuận lợi từ những chính
sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ trong lĩnh vực NNCNC của Nhà nước, các
công ty thực phẩm không ngừng nghiên cứu, mở rộng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu
thị trường với sản phẩm chất lượng cao trong lĩnh vực nhà màng NNCNC. Bên
cạnh đó còn tiếp cận các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại
để tăng năng suất, chất lượng, đặc biệt hướng đến những dòng sản phẩm sạch, an
toàn cho người tiêu dùng.

Nhà màng NNCNC của Nhà Nguyễn được xuất khẩu sang Singapore.
Đến nay, Nhà Nguyễn đã có trong tay hơn 30 dự án nông nghiệp trên khắp các
tỉnh thành, đáp ứng các điều kiện địa lý khác nhau cho các loại cây trồng. Đặc biệt
với quy trình nuôi tôm siêu thâm canh, Nhà Nguyễn đã nghiên cứu thành công quy
trình nuôi tôm 2 giai đoạn và quy trình 3 giai đoạn, giúp giảm tối đa rủi ro thiệt hại
và nâng cao chất lượng cũng như năng suất nuôi tôm. Quy trình này đã được ứng
dụng mang lại hiệu quả kinh tế tại Cần Giờ, Tiền Giang và hiện tại Nhà Nguyễn
tiếp tục lắp đặt chuyển giao tại các dự án thủy sản ở Bạc Liêu, Bình Thuận, Kiên
Giang, Bến Tre…
Về các sản phẩm nhà màng nông nghiệp, Nhà Nguyễn không chỉ chuyển giao

ứng dụng ở nhiều nơi trong nước (như nhà màng trồng dưa lưới ở Đồng Nai, Vũng
Tàu; nhà màng trồng cây giống ở Bình Dương, Củ Chi, An Giang; nhà màng trồng
rau và hoa xứ lạnh ở Đà Lạt, Long An, Đắk Nông, Đồng Nai…) mà còn đáp ứng
thị trường xuất khẩu. Dự án trồng rau gia vị xuất khẩu sang thị trường châu Âu và
châu Mỹ với việc ứng dụng nhà màng nông nghiệp Nhà Nguyễn là một hướng đi
rất khả quan, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dành cho rau xanh, sạch, bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là yêu cầu của thị trường châu Âu khó tính, qua đó
nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.


Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của nông nghiệp Việt Nam, Nhà Nguyễn cũng
đứng trước không ít những khó khăn thách thức. Ông Khoa chia sẻ, NNCNC là
lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên chưa nội địa hóa được toàn bộ các vật
liệu, một số phải phụ thuộc vào nguồn cung ứng trên thế giới vì thế giá thành sản
phẩm còn khá cao chưa áp dụng đại trà cho bà con nông dân. Mặt khác, tư duy
nông nghiệp tại Việt Nam còn lạc hậu, đa số hoạt động theo phong cách truyền
thống, tự phát nhỏ lẻ, chưa hình thành được chuỗi sản xuất nông nghiệp, nên chưa
đủ điều kiện áp dụng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại trong sản xuất.
Vì vậy, thời gian tới, Nhà Nguyễn sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng
thị trường trong nước; đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị nông nghiệp trong và
ngoài nước, các trường đại học xây dựng chương trình chuyển giao NNCNC tới
các đơn vị cá nhân có nhu cầu; hoàn chỉnh quy trình chuyển giao NNCNC, hoàn
thiện sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành; phát triển bộ phận
R&D, nghiên cứu sản phẩm trước khi đưa sản phẩm mới ra thị trường; phát triển
hoàn thiện sản phẩm, quy trình lắp dựng và trình độ chuyên môn của nhân sự để
đáp ứng dược nhu cầu của thị trường ngoài nước; xuất khẩu giải pháp và công
nghệ tới các nước trong khu vực Đông Nam Á.
c) Gắn với nhu cầu chế biến nông - thủy sản
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với công nghiệp chế biến để nâng
cao giá trị chuỗi nông sản đang là xu hướng tất yếu. Đáp ứng nhu cầu này,

Techmart Cần Thơ 2014 cũng quy tụ những doanh nghiệp cung cấp các giải pháp
trọn gói phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông – thủy sản tại ĐBSCL. Có thể
kể đến Công ty Kỹ nghệ lạnh Á Châu (ARICO) trong lĩnh vực công nghệ lạnh
công nghiệp. Các sản phẩm của ARICO thuộc nhiều nhóm thiết bị như: thiết bị cấp
đông nhanh (IQF siêu tốc lưới, IQF siêu tốc tấm phẳng, IQF Tempura, IQF tầng
sôi, IQF Spiral, …), panel cách nhiệt polyurethane, máy đá vẩy, thiết bị hấp, hệ
thống thiết bị lạnh trung tâm, hệ thống điện động lực và điều khiển, hệ thống tự
động hóa và giám sát nhà máy (FMS – SCADA), hệ thống băng chuyền và thiết bị
chế biến…
Với lợi thế về mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, bề dày kinh nghiệm
và áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhất hiện nay, ARICO đã chế tạo và
cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và thiết bị cấp đông chất lượng cao dùng
trong các nhà máy chế biến thủy hải sản, các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà
máy chế biến rau quả,…
Ông Nguyễn Đồng Khởi, Giám đốc kinh doanh của ARICO cho biết, ưu điểm
nổi bật của tất cả sản phẩm của ARICO là chất lượng vượt trội, ứng dụng công
nghệ hiện đại, thiết kế tối ưu, kiểu dáng công nghiệp và thẩm mỹ, tiết kiệm điện
năng, thuận tiện trong vận hành và dễ dàng bảo trì bảo dưỡng, đem lại nhiều giá trị
gia tăng cho khách hàng sử dụng. Tất cả các khâu thiết kế, chế tạo, kiểm trả xuất
xưởng các thiết bị của ARICO đều được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh
trong công nghiệp chế biến thực phẩm như HACCP, FDA.


Sản phẩm ARICO không chỉ thay thế các sản phẩm nhập ngoại từ Nhật, Mỹ,
châu Âu, mà còn có khả năng xuất khẩu sang các nước phát triển. ARICO đã xuất
khẩu các sản phẩm và thiết bị cấp đông cho khách hàng ở Ấn Độ, Indonexia,
Malaysia, Singapore, Thái Lan, Nga…
Như vậy, với công nghệ và thiết bị phong phú, bám sát nhu cầu thực tiễn của
ĐBSCL, có thể thấy Techmart Cần Thơ lần này nối dài thêm những hoạt động kết
nối cung cầu, kết nối nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nông; qua đó xác định

hướng đi đúng đắn là chuyển giao ứng dụng và phát huy lợi thế KH&CN để mang
lại giá trị trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm. Đây là
hướng đi tất yếu để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, tăng giá trị nông
sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
2. Dẫn chứng cho sự thay đổi tích cực về số lượng cũng như chất lượng của

ngành nông nghiệp khi áp dụng khoa học công nghệ:
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu
nông, lâm, thuỷ sản tháng 3 ước đạt 2,64 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành
trong quí I lên 6,9 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị
xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35%.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á- Thái
Bình Dương (IAP), từ năm 2001 đến năm 2005, tổng sản phẩm (GDP) của ngành
nông- lâm- thủy sản TP Cần Thơ tăng từ trên 1.300 tỉ đồng lên gần 2.700 tỉ đồng;
giá trị sản xuất tăng từ 2.055 tỉ đồng lên 3.800 tỉ đồng. Một trong những yếu tố
quan trọng để có được kết quả trên là ngành nông nghiệp đã tích cực đẩy mạnh
chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất.

II.

Những hạn chế, khó khăn của việc áp dụng công nghệ- khoa học vào nuôi
trồng, sản xuất
 Chưa đủ vốn đầu tư

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật
Châu Á- Thái Bình Dương (IAP), đơn vị hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn TP Cần Thơ, trong quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất
nông nghiệp, chính sách đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng. Năm 2000, vốn
đầu tư phát triển ngành nông- lâm nghiệp trên 167 tỉ đồng nhưng đến năm 2005,
giảm xuống còn trên 45 tỉ đồng

 Điều kiện kinh tế khó khăn.

Hỗ trợ của Trung ương đối với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ
cao còn rất hạn chế, chưa thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng phương thức canh tác


tiến bộ trên diện rộng trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Mặt
khác, qui mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng
hóa lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nước
mặt ngày càng bị ô nhiễm, hạn chế phát huy thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Việc
liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, khoa học, doanh nghiệp, nông dân) phục vụ, nghiên
cứu sản xuất chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao...
Ông Hà Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, cho
rằng: “Tầm nhìn của nông dân còn hạn hẹp, còn trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí
của Nhà nước. Lực lượng cán bộ khuyến nông tại các xã còn mỏng, trình độ chưa
cao nhưng đảm nhiệm quá nhiều việc. Việc bao tiêu sản phẩm còn hạn chế khiến
nông dân khó tìm đầu ra khi sản xuất nông sản với khối lượng lớn”. Còn theo thạc
sĩ Bùi Phương Mai, cán bộ Phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ
TP Cần Thơ, thời gian qua, có những mô hình áp dụng tiến bộ KHCN rất thành
công nhưng khó mở rộng ra sản xuất đại trà do hạn chế nguồn vốn. Do đó, Nhà
nước cần hỗ trợ chuyển giao kết quả của các dự án đã kết thúc vào sản xuất nông
nghiệp trên diện rộng.
 Biện pháp cải thiện:
Các cơ quan chức năng đều cho rằng: Trong giai đoạn phát triển mới, cần tiếp
tục đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường nguồn vốn
đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm
bảo đầu ra cho sản phẩm... Mặt khác, thành phố nên có chiến lược đào tạo, nâng
cao trình độ và phân bổ biên chế hợp lý cho cán bộ khuyến nông ở các địa phương,
nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các xã, góp phần nâng cao chất lượng và

hiệu quả của quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
III.

Các phương pháp áp dụng kĩ thuật công nghệ vào ngành nông nghiệp
cụ thể theo từng vùng miền:

Điểm đáng chú ý, ở đồng bằng sông Hồng, nhờ chọn tạo được các giống lúa
ngắn ngày thay thế các giống lúa dài ngày; áp dụng kỹ thuật mạ sân, mạ nền cho
phép chuyển từ vụ lúa chiêm, xuân sớm sang xuân chính vụ và xuân muộn vừa bảo
đảm năng suất, giảm thiệt hại do rét, đồng thời lại tạo tiền đề cho việc mở rộng
diện tích cây vụ đông. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhờ đầu tư liên tục, hiệu quả
cho các công trình thủy lợi bảo đảm tưới tiêu và cải tạo đất, kết hợp với sử dụng
các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, năng suất cao cho phép
chuyển từ sản xuất 1 vụ lúa/năm sang 2-3 vụ/năm. Tại vùng duyên hải Trung bộ,
đã chuyển đổi thành công từ gieo cấy 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm bằng các giống
lúa trung ngày có tiềm năng năng suất cao hơn; bố trí 2 vụ lúa ở thời vụ thích hợp
nhất để phát huy tối đa tiềm năng năng suất giống nên vẫn bảo đảm năng suất và


sản lượng lương thực, tiết kiệm công lao động, chi phí, nước tưới, tránh lũ. Nhiều
mô hình chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang nông-lâm-thuỷ sản cũng rất
hiệu quả.
Ở lĩnh vực trồng trọt, từ năm 2002 đến 2005, các cơ quan khuyến nông từ
thành phố đến cơ sở đã triển khai 21 loại mô hình kỹ thuật tiến bộ với trên 4.300
điểm trình diễn. Trong đó, mô hình nhân giống lúa chất lượng cao được thực hiện
liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng cao cho sản xuất đại
trà. Mô hình trồng cây ăn quả như xoài cát Hòa Lộc, cây có múi sạch bệnh, góp
phần mở rộng diện tích cây ăn quả trong thành phố. Mô hình luân canh lúa- màu
hoặc lúa- màu- thủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc
canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với sự tác động từ cán bộ khuyến nông và hiệu quả kinh tế của những mô hình
luân canh lúa- màu, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, ở phường Thới An Đông,
quận Bình Thủy, đã mạnh dạn chuyển đổi thói quen chuyên canh 3 vụ lúa/ năm
sang trồng 1 vụ lúa- 2 vụ màu. Năm 2005, ông trồng 1 vụ lúa, 2 vụ dưa hấu và sử
dụng màng phủ nông nghiệp.
 Phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng vào trồng hoa cúc:

Sau chín tháng nghiên cứu, đến nay Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung bộ đã tạo ra được hơn 10.000 cây nuôi cấy mô và đã chuyển giao hơn
30.000 cây mẹ, cung cấp cho 10 hộ dân tại bốn xã: Nghi Kim, Nghi Ân, Nghi Liên
và Hưng Đông.
Từ mô hình này bước đầu đã cung ứng hàng chục ngàn cây giống cho bà con
sản xuất hoa vụ Đông.
Các cây giống hiện đang phát triển đồng đều, khỏe mạnh và không có dấu hiệu
bệnh lý. Các giống hoa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong vùng, giá
thành rẻ hơn so với việc du nhập giống từ nơi khác về và mang tính bền vững.
Việc tạo ra giống cây hoa cúc mẹ sạch bệnh, kỹ thuật nhân giống dễ áp dụng,
rất phù hợp với yêu cầu sản xuất và tiêu thụ trong vùng.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, giống mới còn góp phần vào việc tăng cường tỷ lệ
giống mới và giống chất lượng cao trong sản xuất. Các giống gốc được lưu giữ ở
trong vườn cây mẹ và trong ống nghiệm. Từ các giống gốc này có thể nhân giống
với số lượng lớn cho sản xuất, thông qua kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô.
Đặc biệt, với kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô sẽ cung cấp cho sản xuất
các giống cúc chất lượng cao và sạch bệnh, thay thế dần các giống cúc cũ chất
lượng kém.
IV.

Những thành tựu tiêu biểu:



a) Heo siêu nạc

“Lợn siêu nạc” nhằm chỉ những giống lợn (hay con lai thương phẩm) có khả
năng cho nhiều nạc. Đây là một thành tựu rất lớn của khoa học công nghệ chăn
nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu protein động vật trong khẩu phần ăn của con người.
Heo thịt siêu nạc cho năng suất cao, dễ chăn nuôi, cho giống thịt thơm ngon,
mà hiệu quả kinh tế cao.

b) Bắp cải tiết ra nọc độc

Bắp cải tiết ra nọc độc (Venomous cabbage) là sản phẩm chuyển gen rất độc
đáo nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và ngăn
ngừa các loại sâu bệnh lan truyền bệnh đối các vụ cây trồng, nhất là cho bắp cải.
Để tạo ra loại bắp cải này các nhà khoa học đã lấy một gen làm nhiệm vụ tạo
chương trình tiết ra nọc độc ở đuôi bò cạp và kết hợp với gen có trong bắp cải. Bắp
cải chuyển gen có khả năng sản xuất được nọc độc giống như loài bò cạp, tiêu diệt
được các loại sâu ăn lá ở bắp cải nhưng lại không gây nguy hiểm cho con người,
môi trường và các loại động vật khác khi ăn vào
c) Cá hồi lớn nhanh


Năm 2010, hãng AquaBouty của Mỹ đã lai tạo thành công loại cá hồi có tốc độ
lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc lại không khác gì
cá hồi hoang dã, chính điều này đã được Cục quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ
(FDA) phê duyệt cho phép lưu thông và trở thành thực phẩm GMO động vật đầu
tiên được phê duyệt sử dụng cho con người. Để tạo được loại cá hồi này, người ta
đã bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hồi Chinook giúp nó sản xuất được
hormone tăng trưởng suốt quanh năm, ngoài ra còn bổ sung thêm một gen từ giống
cá đại dương, giống như cá chình có tên là Pout để đảm nhận việc "đóng mở" các
loại hormone tăng trưởng này.

d) Ra đời loại cà chua mùi vị thơm ngon

Công ty Calgene ở California Mỹ là nơi độc quyền sản xuất loại cà chua mùi vị
thơm ngon, có tên là Flavr Savr (FS) được FDA phê duyệt cho phép sử dụng cho
con người. Để tạo ra cà chua FS các nhà khoa học đã bổ sung thêm một gen kháng
cảm (antisense gene) để làm chậm quá trình chín của cà chua, nhằm ngăn chặn quá
trình thối rữa, nhưng vẫn giữ được mùi vị và màu sắc tự nhiên, giúp cho việc bảo
quản, vận chuyển được thuận tiện, bởi đây là một trong những nguyên nhân làm
giảm chất lượng gây thiệt hại lớn cho nông dân, nhất là vào thời vụ thu hoạch đại
trà.
e) Thanh long ruột đỏ:

Thành phần dinh dưỡng gấp đôi thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ là
một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ
gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Mỗi 100g thanh long ruột đỏ chỉ cung
cấp 40kcalo vì trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6%. Hàm lượng
nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng
da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát.


Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long ruột đỏ cũng rất cao so với các
loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ
hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy
hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độc chất... làm giảm nguy
cơ bị mụn, nhọt trên da. Thành phần của thanh long ruột đỏ hoàn toàn không chứa
chất béo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh
khỏi hiện tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ
nữ.
Mặc dù năng lượng thấp do nước và chất xơ chiếm tỉ lệ cao trong thành phần
nhưng trái thanh long ruột đỏ lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần

thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại vitamin (các chỉ số Vitamin C: 6 - 12, Protid:
1,08 - 1,30, Vitamin A...), Lycopen, Glucid, ... và khoáng chất. Các loại vi chất
dinh dưỡng này có vai trò trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, cân bằng
hoạt động của cơ thể, làm giảm sự sản sinh và tác hại của một số chất oxy hóa,
những tác nhân gây nên sự già nua của tế bào, sớm và dễ thấy nhất là tế bào da.
f) Thực phẩm biến đổi gene:

Phát triển và ứng dụng cây trồng biến đổi gene ở Việt Nam được xác định là
nhiệm vụ quan trọng của chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp quốc gia.


Ngô biến đổi gene được trồng thử nghiệm tại Việt Nam.
Ngô biến đổi gene mang nhiều chức năng khác nhau có lợi cho việc trồng trọt
cũng như lợi ích về sức khỏe: chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha giúp quốc gia
này giảm thiểu hơn 850.000 tấn ngô nhập khẩu từ năm 1998 đến 2013, qua đó tiết
kiệm khoảng 156 triệu euro.
Theo báo cáo, ngô biến đổi gene còn giúp hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đối
với một số loại côn trùng có lợi. Năng suất trung bình tăng 7,38% tới 10,53% tuỳ
thuộc vào địa bàn canh tác và mức độ sâu bệnh hại mỗi vụ.
g) Thực phẩm chức năng:
- Bổ sung nhanh chóng chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng mà
cơ thể không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Có thể tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện ăn uống bình thường
(như khi ở môi trường thiếu thốn thực phẩm hoặc không thể ăn được vì lý do bênh
tật).
- Các chế phẩm đều ở dạng tinh chế rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.
- Có nhiều sản phẩm để chọn lựa phù hợp với tình trạng cơ thể từng người.
- Mua và dùng dễ dàng không cần phải có thầy thuốc khám bệnh kê toa.
- Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người sử dụng sẽ có ý thức chăm lo cho
sức khoẻ, thay đổi thói quen để có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có

lợi cho sức khoẻ hơn.
- Nguồn cung cấp dồi dào thường xuyên, mạng lưới rộng khắp.



V.

Kết luận:
Công nghệ khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao số
lượng và chất lượng thực phẩm, lai tạo ra nhiều giống mới đạt chất lượng
cao, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sàn xuất thực phẩm còn
tạo ra các sản phẩm thực phẩm có khả năng ngừa ung thư như: tỏi đen, cà
chua tím…
Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng như mong muốn: heo siêu nạc, cá
hồi tăng trưởng nhanh, bò siêu sữa…
Tăng sản lượng và năng suất các loại cây lương thực như sắn, lúa,
ngô….

Nghiên cứu phát triển giống cây ăn quả mới :
+ Ổi không hạt
+ Dưa hấu không hạt
+ Thanh long ruột đỏ
+ Bưởi ruột đỏ
+ Tỏi cô đơn


Các giống biến đổi gen kháng sâu bệnh giúp tăng năng suất các mặt
hàng nông sản, thủy sản , giảm thời gian nuôi trồng. Đặc biệt hướng tới các
dòng sản phẩm sạch an toàn , tiết kiệm chi phí sản xuất, sức lao động, giảm

giá thành đồng thời đa dạng về mẫu mã sản phẩm
Giảm chất thải trong nuôi trồng và chăn nuôi, có thể tái sử dụng phế
phẩm trong quá trình sản xuất vào các ngành công nghiệp khác.
Nâng cao uy tín về chất lượng của thực phẩm ở Việt Nam trên thị trường
thế giới.


VI.
1.
2.
3.
4.
5.

Tài liệu tham khảo:
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu ÁThái Bình Dương (IAP), từ năm 2001 đến năm 2005.
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ
Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT
Theo thông tin của Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam



×