PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3- THÁNG 10
PRÔTÊIN - DỊCH MÃ
Hãy chọn phương án trả lời đúng :
1.Quá trình tổng hợp prôtêin trải qua 2 giai đoạn :
A.Tái sinh và dịch mã B.tái bản và phiên mã
C. phiên mã và dịch mã D. dịch mã và tái bản
2. Điểm khác biệt giữa QT phiên mã ở SV nhân chuẩn và SV nhân sơ là :
A. sv nhân chuẩn có mã mở đầu cho qt phiên mã,còn sv nhân sơ thì không
B. ở sv nhân chuẩn mỗi gen có thể phiên mã nhiều lần, còn ở sv nhân sơ thì chỉ xảy ra 1 lần
C. ở sv nhân chuẩn, mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp 1 loại chuỗi pôlipeptit, còn ở sv nhân
sơ thì nhiều loại chuỗi hơn
D. ở sv nhân chuẩn có tín hiệu chấm dứt qt, còn ở sv nhân sơ thì không
3.Trong qt dịch mã, ribôxôm không hoạt động đơn độc mà theo một chuỗi pôlixôm, nhờ đó :
A. các ribôxôm hỗ trợ nhau trong qt dịch mã
B. không ribôxôm này thì ribôxôm khác sẽ tổng hợp prôtêin
C. nâng cao hiệu xuất tổng hợp prôtêin
D. kéo dài thời gian sống của mARN
4. Năm 1961 hai nhà khoa học người pháp là J.Mônô và F.Jacôp phát hiện ra cơ chế điều
hòa tổng hợp prôtêin ở đối tượng :
A. trùng cỏ B. vi khuẩn nốt sần
C. vi khuẩn đường ruột E.côli D.vi khuẩn lam
5. Nhiều gen cấu trúc phân bố theo cụm, được chỉ huy bởi gen vận hành và gen điều hòa gọi
là :
A. nhóm gen tương quan B. operon
C. gen phân mảnh D. gen nhảy
6. Lactôzơ có vai trò gì trong qt điều hòa hoạt động tổng hợp prôtêin ở sv nhân sơ ?
A. Làm cho protêin ức chế bị bất hoạt, không gắn được gen vận hành, kích thích tổng hợp prôtein
B. kích thích gen ức chế hoạt động
C. Cung cấp năng lượng cho qt dịch mã
D.kích thích gen vận hành
7. Ở sv nhân chuẩn tín hiệu điều hòa hoạt động của gen được phụ trách bởi :
A. hoocmôn và axit amin B. hoocmôn và các nhân tố tăng trưởng
C. mã mở đầu và mã kết thúc D. các enzim và nhân tố tăng trưởng
8. Cơ chế điều hòa tổng hợp prôtêin ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây ?
A. Enzim phiên mã tương tác với đoạn khởi đầu
B. Phân giải các loại prôtêin không cần thiết trước rồi mới xảy ra phiên mã sau
C. Tổng hợp các loại ARN cần thiết
D. Nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại prôtêin mà tế bào có nhu cầu lớn
9. Cơ chế điều hòa tổng hợp prôtêin ở giai đoạn phiên mã là trường hợp nào sau đây ?
A. Xảy ra các hoạt động chuẩn bị trước cho qt tổng hợp mARN diễn ra như NST tháo xoắn, enzim
phiên mã tác động vào giai đoạn khởi đầu
B. Chế bản các mARN thành tARN, rARN
C. Tổng hợp các ARN vừa đủ cho qt dịch mã
D. Điều khiển dòng nguyên liệu là các axit amin tự do
10. Cơ chế điều hòa tổng hợp prôtêin ở mức sau dịch mã là trường hợp nào sau đây ?
A. Đưa phân tử protêin được tổng hợp vào lưới nội chất
B. Các enzim phân giải các prôtêin không cần thiết một cách có chọn lọc
C. enzim tách axit amin mở đầu là mêtiônin khỏi chuỗi pôlipeptit
D. Nhắc lại trên ADN các gen quan trọng, tổng hợp prôtêin cần thiết cho cơ thể
11. Prôtêin có ở các vị trí :
A. tế bào chất B. viut và vi khuẩn
C. màng sinh chất và màng nhân D. A, B, C đều đúng
12. Các axit amin giống nhau và khác nhau ở thành phần nào trong cấu trúc của nó ?
A. Giống nhau ở nhóm amin, nhóm cacbôxil, phân biết nhau ở gốc hóa học R
B.Giống nhau ở axit phôtphoric, đường, khác nhau ở bazơ nitơ
C. Giống nhau ở nhóm –COOH và gốc hpá học R, khác nhau ở nhóm – NH
2
D. Giống nhau ở nhóm amin, gốc hóa học R, phân biệt nhau ở nhóm cacbôxil
13. Khối lượng và kích thước TB của 1 axit amin là :
A.300 đvC và 3 Ǻ B. 110 đvC và 3 Ǻ
C. 110 đvC và 3,4 Ǻ D. 300 đvC và 3,4 Ǻ
14. Nội dung nào sau đây sai :
I. Số LK peptit bằng số aa trừ bớt đi 1
II. Số phân tử nước được giải phóng ra bằng số LK peptit được hình thành trong qt tổng
hợp prôtêin
III. LK peptit được hình thành giữa 2 nhóm –NH
2
và –COOH của 1 axit amin
IV. LK sau đây được gọi là LK peptit : - CO - NH –
V. Thực chất của LK peptit là LK hóa trị
A. I B. II
C. III D. IV
15. Yếu tố nào sau đây chi phối nhiều nhất đến tính đặc thù của prôtêin
A. Số lượng aa trong phân tử prôtêin đó B. Thành phần aa trong phân tử prôtêin đó
C. trình tưh sắp xếp aa trong phân tử prôtêin đó D. cấu trúc không gian trong phân tử prôtêin đó
16. Prôtêin luôn đổi mới nhưng vẫn giữ nguyên tính đặc thù là nhờ :
A. ADN và gen có tính đặc thù được ổn định B. Nhờ cơ chế tái bản ADN
C. Nhờ cơ chế sao mã trên mạch khuôn D. Câu A và B đúng
17. Thông tin di truyền là :
A. trình tự các ribônu trong bản phiên mã được dịch mã thành trình tự các aa trong phân tử prôtêin
B. trình tự các aa trong phân tử prôtêin
C. trình tự các nu trên mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các aa trong phân tử
prôtêin
D. trình tự các đối mã của tARN, sẽ được dịch mã thành trình tự các aa trong phân tử prôtêin
18. Thế nào là mã bộ ba ?
A. Cứ 3 nu qui định 1 aa
B.Cứ 3 ribônu qui định 1 aa
C. Cứ 3 nu kế tiếp nhau trong mạch khuôn qui định việc tổng hợp1 aa trong phân tử prôtêin
D. Quá trình tổng hợp prôtêin cần có bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
19. Thế nào là các bộ ba mã hóa ?
A. Các bộ ba kế tiếp nhau trong gen B. Các bộ ba kế tiếp nhau trongmARN
C. Các bộ ba đối mã của tARN D. Các bộ ba mã hóa các aa
20. Các bộ ba khác nhau do :
A. Thành phần các loại nu B. Trình tự sắp xếp các nu
C. Số lượng các nu D. Các câu A và C đúng