Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.62 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------

NGUYỄN THỊ THUỶ

CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Quang Vinh

Hà Nội – Năm 2008


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
đã và đang là một nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách nhà
nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng
quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được những kết quả
quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và điều tiết quản lý vĩ mô trong quan hệ
kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền
đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan, quan trọng
trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh
mẽ. Nếu như toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập


kinh tế luôn mang theo mình những cơ hội, thách thức và đe doạ. Điều này đặt
ra cho các nước phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách
theo hướng mở cửa, thực hiện hội nhập với khu vực và trên thế giới để không bị
gạt ra bên lề của sự phát triển. Một trong những biểu hiện của hội nhập kinh tế
là quá trình tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng
mở cửa thị trường.
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế, nhất là trong khuôn khổ
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, các cam kết của Việt
Nam với APEC, AFTA và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã
có những bước đi quan trọng nhằm triển khai áp dụng Hiệp định trị giá Hải
quan theo GATT/WTO. Ngày 6/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định
60/2002/NĐ-CP quy định việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của
Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan thương mại (gọi tắt
Hiệp định trị giá GATT). Trên cơ sở đó, ngày 8/12/2003 Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện trị giá hải quan. Tiếp
theo đó Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định


về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay
thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/07
của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng
hoá xuất nhập khẩu thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP. Các văn bản pháp
quy liên tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hướng minh bạch, công khai
phù hợp với Luật chơi chung của Thế giới. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2006, Luật quản lý thuế có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 kèm theo đó là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế.
Cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính
thuế mới, Việt Nam đứng trước một thách thức mới là tình trạng gian lận

thương mại qua giá ngày càng gia tăng. Trong điều kiện đó, việc tổ chức phòng
ngừa và chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu trở
thành một yếu tố quan trọng, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước
và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại qua
giá trước đòi hỏi bức xúc của thực tế, các nhà quản lý phải thay đổi phương
pháp quản lý để thích ứng với yêu cầu hội nhập. Trong bối cảnh đó, việc nghiên
cứu và triển khai áp dụng đề tài: “Chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu ở Việt nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay cùng với việc bắt đầu triển khai áp
dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, đã có một số công trình nghiên
cứu về đề tài này, nhưng nhìn chung do mục tiêu của từng đề tài nên chưa có
nghiên cứu tổng thể hoặc đi sâu vào từng vấn đề cụ thể mà các công trình khoa
học trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các nhóm sau:
- Nhóm chống thất thu thuế như: Đề tài “ Một số vấn đề sử dụng công cụ
thuế và chống thất thu thuế ở các địa bàn biên giới phía Bắc, Luận án của Thạc
sỹ kinh tế Đặng Hồng Trung; Đề tài “ Thất thu thuế và giải pháp chống thất thu
thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ’, Luận án của Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Duy


Long; Đề tài “Chống thất thu thuế trên địa bàn quận Đống Đa”, Luận án Thạc
sỹ của Nguyễn Viết Tuấn; Đề tài “Chống gian lận thuế giá trị gia tăng trên địa
bàn thành phố Hà Nội”, Luận án của Thạc sỹ Viên Viết Hồng; Đề tài khoa học
của ngành Hải quan “Một số giải pháp chống gian lận thương mại qua giá
trong tiến trình hội nhập” của Mai Xuân Thành.
- Nhóm quản lý thu thuế đối với một hoặc một vài sắc thuế trên địa bàn
tỉnh, thành phố như: Đề tài “Những giải pháp tăng cường quản lý thuế hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam”,
Luận án tiến sỹ Nguyễn Danh Hưng; Đề tài “Giải pháp hoàn thiện chính sách

thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án của thạc
sỹ kinh tế Lê Hồng Tân; Đề tài “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý
của Trần Thành Tô; Đề tài “Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án thạc sỹ của Vũ Thị Toản; Đề tài “Những
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, Luận án thạc sỹ kinh tế Mai Đình
Tú.
Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về chống thất thu thuế,
chống gian lận thương mại, quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói
riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập về chống gian lận thương mại qua giá
trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam cũng chưa có công trình khoa học nào
dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ về đề tài này được công bố.
3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chống gian lận
thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp chống
gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá
trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay trước tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.


- Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong
hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu ở Việt Nam, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước
và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tƣợng nghiên cứu: Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác
chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam kể
từ khi có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991; Văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan; quá trình sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu năm 1998; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
năm 2005; Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Hải quan năm 2005; Luật quản lý thuế năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nước về các vấn
đề có liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử
cụ thể. Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống…
Luận văn kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận
thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành
Hải quan. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm chống gian lận thương mại
qua giá của một số nước tiến tiến.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hoá có bổ sung những vấn đền lý luận cơ bản về chống
gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam.
Đánh giá đúng thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá.


Đề xuất các giải pháp có tính khả thi đảm bảo chống thất thu cho Ngân
sách nhà nước và tạo điều kiện lạnh mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh
tranh nội địa như: Nhóm giải pháp về điều chỉnh môi trường pháp lý; Nhóm
giải pháp về mô hình tổ chức và đào tạo luân chuẩn cán bộ trị giá; Nhóm giải
pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá, khai báo, tham vấn và xác định trị

giá, Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan và một số
các giải pháp khác.

7.Bố cục của luận văn
Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận thương mại, gian lận
thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu.
Chƣơng 2: Thực trạng chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường chống gian lận thương
mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI, GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI QUA GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU.
1.1. Khái niệm và các hình thức gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại
qua giá trong hoạt động nhập khẩu.
1.1.1. Khái niệm gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá.
Quan hệ kinh tế ngay từ đầu được xác lập trên cơ sở quan hệ sản xuất của
các phương thức sản xuất. Biểu hiện của nó trước hết là các quan hệ thị trường,
tức là các quan hệ gắn liền với trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Các bên tham gia
vào mối quan hệ kinh tế không đi vào trao đổi giá trị sử dụng đơn thuần mà
nhằm vào mục đích lợi nhuận, từ đó kéo theo mâu thuẫn ngày càng sâu sắc
giữa các bên trong việc chạy theo lợi nhuận tối đa và cạnh tranh nhằm quyền
thống trị thị trường, làm nảy sinh những khía cạnh tiêu cực trong mối quan hệ
này. Đó là ý thức chiếm đoạt lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào giao dịch
thương mại. Ý thức chiếm đoạt này làm nảy sinh các hành vi gian lận thương
mại.

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất gắn liền với những cố
gắng mở rộng thị trường và nơi tiêu thụ hàng hoá khiến cho sản xuất ngày càng


được đẩy mạnh, giao lưu thương mại được tăng cường. Điều đó dẫn tới những
nguy cơ gian lận thương mại ngày càng tăng cả về quy mô, phạm vi, hình thức
và tính chất từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp. Nguy cơ gian lận thương mại sẽ
trở thành hiện thực và tỉ lệ thuận với chiều yếu kém về chính sách và khả năng
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý.
Như vậy, bản chất của gian lận thương mại là sự gian dối trong hoạt động
mua bán hàng hoá nhằm mục đích chiếm đoạt lợi ích kinh tế một cách bất hợp
pháp.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hải quan thế giới, gian lận thƣơng mại
(trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải quan) là những hành vi trái với qui
định của của pháp luật về hải quan nhằm mục đích: “trốn thuế đánh vào việc
nhập khẩu hàng hoá; trốn tránh những quy định về hạn chế hay cấm đoán đối
với hàng hoá nhập khẩu; thu nhận những khoản thoái chi bất hợp lý; thu
nhận những lợi thế cạnh tranh không bình đẳng trong kinh doanh”. Theo đó,
gian lận thƣơng mại qua giá là hành vi khai báo gian dối giá trị thực của của
hàng hoá nhập khẩu nhằm trốn tránh những nghĩa vụ quy định cho hàng
nhập khẩu đó.
1.1.2. Các hình thức gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá trong
hoạt động nhập khẩu.
1.1.2.1. Các hình thức gian lận thƣơng mại phổ biến trong hoạt động
nhập khẩu.
Gọi là các hình thức gian lận thương mại phổ biến bởi vì đây là những
hình thức gian lận thương mại có tính chất chung phổ biến nhất xảy ra trong
thực tế đã bị cơ quan Hải quan phát hiện xử lý. Trên thực tế có rất nhiều hình
thức, thủ đoạn gian lận thương mại khác đã và đang xảy ra ở dạng này hoặc
dạng kia, ở vào đối tượng này hoặc đối tượng kia, ở thị trường này hoặc thị

trường khác, thậm chí các cơ quan chức năng chưa phát hiện được nên không
thể đưa ra nghiên cứu cùng một lúc được. Vì vậy, trên cơ sở những loại hình
gian lận thương mại chủ yếu này có thể bổ sung thêm những trường hợp cụ thể
làm sáng tỏ hành vi, thủ đoạn của gian lận thương mại.


Thực tế trên thế giới và ở nước ta trung bình hàng năm đã và đang xảy ra
hàng chục nghìn vụ gian lận thương mại trên khắp các tuyến vận chuyển với
nhiều nội dung, tình tiết phức tạp đa dạng. Nhưng các chuyên gia kinh tế, các
nhà Hải quan học đã nghiên cứu và sắp xếp phân loại, hệ thống hoá thành hai
nhóm gian lận thương mại chủ yếu là các hình thức gian lận thương mại phổ
biến và gian lận thương mại qua giá để giúp cho công tác phát hiện xây dựng
các biện pháp đấu tranh phù hợp và có hiệu quả.
Các hình thức gian lận thương mại phổ biến bao gồm:
 Gian lận thương mại do lợi dụng chính sách thuế như:
- Chính sách xây dựng biểu thuế: Thuế nhập khẩu hiện hành còn đánh
vào mục đích sử dụng từ đó có những mặt hàng cùng tính chất, nhưng có thuế
xuất nhập khẩu chênh lệch đến vài chục lần do mục đích sử dụng khác nhau
nên tạo kẽ hở trong việc luồn lách trong kê khai, kiểm hoá, áp mã, áp giá tính
thuế để được hưởng thuế suất thấp, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Ví
dụ: Trong biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 280/TTg ngày
28/5/1994 của Thủ tướng chính phủ, mặt hàng xe đạp thuộc nhóm mã số 8712,
qui định 871210: xe đạp đua có thuế suất 5%. Mã 871290: Loại khác có thuế
suất 70%. Trong khi đó trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hoá lại
chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn như thế nào được gọi là xe đạp đua là một
sơ hở để các gian thương nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt. Kết quả là
hàng vạn chiếc xe đạp kiểu dáng xe đua (xe thể thao, xe địa hình) được sản xuất
ở nước ngoài theo đơn đặt hàng trong nước đã tràn vào Việt Nam với giá nhập
khẩu bình quân khoảng 70USD/ chiếc được chủ hàng khai báo là xe đạp đua và
hưởng thuế suất là 5% nhưng thực chất đó không phải là xe đạp đua (vì tiêu

chuẩn của xe đạp đua theo qui định mới nhất là giá phải từ 2.000USD/ chiếc trở
lên, nặng từ 20kg trở lên…) gây thất thu cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ
đồng.
- Khai sai mã số thuế, giá tính thuế;
- Kinh doanh “ma” đăng ký không trung thực trong kinh doanh để lợi
dụng chế độ ưu đãi về thời gian nộp thuế;
- Khai sai hoặc thổi phồng số tiền khẩu trừ thuế, hoàn thuế.


 Gian lận do ý thức kém của đối tượng nộp thuế như:
- Hình thức thứ nhất: Lợi dụng chế độ hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm
xuất tái nhập
Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập là những hàng hoá, vật
phẩm tạm thời đưa vào trong nước một khoản thời gian nhất định sau đó phải
tái xuất toàn bộ ra khỏi lãnh thổ và tạm thời đưa ra nước ngoài những hàng
hoá, vật phẩm sau đó phải tái nhập trở lại toàn bộ.
Nguyên tắc cơ bản để thực hiện các loại hình tạm nhập để tái xuất, tạm
xuất để tái nhập là: Phải được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Thương mại) cho
phép; Phải khai báo thủ tục hải quan và chịu sự giám sát quản lý của cơ quan
Hải quan; Phải tái xuất hoặc tái nhập toàn bộ hàng hoá vật phẩm sau khi tạm
nhập tái xuất.
Lợi dụng chế độ này một số người đã tìm mọi thủ đoạn để gian lận nhằm
thu lợi bất chính.
Ví dụ: Đối tượng gian lận là rượu Vodka.
Ngày 6/10/2003, Hải quan cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Nauy và
Thụy Điển, thuộc thành phố OSLO, Nauy đã tiếp nhận làm thủ tục tạm nhập
cho 6 chiếc xe tải chuyên chở 37.000 chai rượu Vodka từ Hunggari chuyển đến
cảng OSLO để chuẩn bị đưa xuống tàu biển tới Canađa. Nhưng mấy ngày hôm
sau chủ hàng đến cơ quan Hải quan để khai báo xin tái xuất toàn bộ lô hàng về
lại Hunggari với lý do dung lượng của chai Volka không đúng như hợp đồng

(hợp đồng quy định rượu Volka nhập khẩu mỗi chai là 0,7lít thực tế là loại
volka 0,5lít) để đổi rượu khác. Nhưng sau đó trên đường vận chuyển những nhà
nhập khẩu rượu đã đưa 6 xe ôtô rượu đến thành phố Eilsvol của Na uy để tiêu
thụ.
Như vậy gian lận thương mại đối với loại hình tạm nhập để tái xuất, tạm
xuất để tái nhập rất phổ biến và những hành vi này được tính toán từ trước.
Hành vi chủ yếu của loại hình này là mượn hình thức “tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập” để đưa hàng trái phép vào trong nước sau đó đưa hàng trái
phép ra nước ngoài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- ASEAN (2004), Tài liệu hướng dẫn xác định trị giá Hải quan ASEAN.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 hướng
dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP.
3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 113/2005/TT/BTC ngày 15/12/2005 hướng
dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 112/2005/TT/BTC ngày 1512/2003 hướng
dẫn về thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 59/2007/TT/BTC ngày 14/06/2007 hướng
dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
6. Chính phủ (2002), Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo
nguyên tắc của Hịêp định thực hiện Điều 7- Hiệp định chung về thuế quan
thương mại.
7. Chính phủ (2005), Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, quy định xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Chính phủ (2005), Nghị định 149/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khấửa đổi bổ sung năm 2005.
9. Chính phủ (2007), Nghị định 85/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
10. Chính phủ (2007), Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007, quy định về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩut.
11- Tổ chức Hải quan thế giới (Bản tiếng Anh)(2004), Sổ tay về chống gian lận
thương mại.
12. Nguyễn Danh Hưng (2003), Các giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế xuất
nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam, Luận án tiến sĩ học
của Nguyễn Danh Hưng, Học Viện tài chính .
13. Đoàn Hồng Lê (2002), Tập bài giảng chống gian lận thương mại
14. Quốc hội (1991), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
15. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.


16. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.
17. Quốc hội (2007), Lụât quản lý thuế.
18. Quốc hội (2001), Luật Hải quan.
19. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan.
20. Tổng cục Hải quan (2003-2007), Danh mục các văn bản Luật Hải quan và
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
21. Vụ hợp tác quốc tế- Tổng cục Hải quan (2004), Hướng dẫn xác định trị giá
Hải quan ASEAN.
22. Mai Xuân Thành (2000), Một số giải pháp chống gian lận thƣơng mại qua
giá trong tiến trình hội nhập,Đề tài khoa học của ngành Hải quan, Hà Nội.
23. Trần Thanh Tô (2006), Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu của ngành Hải quan hiện nay, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý,
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Cao Ngọc Tâm (2005), Hoàn thiện cơ chế xác định giá tính thuế hàng hoá
nhập khẩu trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay,

Luận văn thạc sỹ kinh doanh & quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh,
25. www.customs.govt.nz.
26. www.customs.gov.vn.
27. www.dncustoms.gov.vn.
28.www.vnexpress.com.vn
29. www.mof.gov.vn.



×