Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vai trò phật giáo với văn hoá tinh thần việt nam thời lý trần (1010 1400)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.61 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC


NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN

TÊN ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ PHẬT GIÁO
VỚI VĂN HOÁ TINH THẦN VIỆT NAM
THỜI LÝ – TRẦN (1010 – 1400)
Chuyên ngành:
MÃ SỐ :

chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
50102

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS . Phạm văn sinh

HÀ NỘI - 2003


A. MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm hơn năm mươi tộc người
cộng cư nằm trên một khu vực điạ lí. Nơi có điều kiện giao lưu khu vực và


quốc tế, trong suốt các thời kỳ lịch sử. Dân tộc Việt Nam được hình thành từ
rất sớm, trên nền tảng là nền văn hoá chung, thống nhất và đa dạng. Việt Nam
nằm giữa hai nền văn hoá đồ sộ là Ân độ và Trung Hoa, do vậy nền văn hoá
Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả hai nền văn hoá đó. Nhưng trong
suốt quá trình phát triển dân tộc Việt Nam vẫn giữ được cho mình một bản
sắc văn hoá dân tộc, độc đáo trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Trong lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dân tộc
Việt Nam đã vượt qua được một thử thách vô cùng gay go trước âm mưu
kiên quyết đồng hoá bằng vũ lực và bằng chính trị nền văn hoá Việt Nam của
các triều đại phong kiến phương Bắc.
Đến thời Lý – Trần là thời kỳ lịch sử vẻ vang, oanh liệt của dân tộc ta.
Trong thời kỳ này Phật giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo giữ vai trò là
một trụ cột lớn của hệ tư tưởng và văn hoá Việt Nam, chính Phật giáo đã
góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của xã hội Việt Nam trong các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây dựng và bảo vệ một
nhà nước độc lập thống nhất.
Như vậy, Phật giáo đã trở thành một trong những cuội nguồn sức mạnh,
là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt Nam trong lịch
sử. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc ta, Phật giáo đã để lại những dấu
ấn sâu rộng trong lịch sử tư tưởng và văn hoá nước nhà. Vì vậy, nghiên cứu
vai trò của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam ở triều đại Lý – Trần là
vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng, nó không những góp phần
tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, mà còn giúp
chúng ta tìm hiểu tính cách của con người Việt Nam trong lịch sử. Từ đó ,


nhằm phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc .
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta
đang tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và

văn minh , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, là những nhiệm vụ
to lớn và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta. Để có thể thực hiện thành
công những nhiệm vụ to lớn ấy, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế , việc
không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, những hiểu
biết về nền văn hoá dân tộc, về những giá trị tinh thần truyền thống của cha
ông ... để rồi từ đó có sự thẩm định chính xác, khoa học. Nêu lên những mặt
tích cực cần phát huy, những mặt hạn chế lịch sử cần có biện pháp khắc
phục thích hợp trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội – xã hội chủ
nghĩa. Đó là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: Vai trò của phật giáo với văn
hoá tinh thần Việt nam thời Lí – Trần . cho công trình nghiên cứu khoa
học
2 . Tình hình nghiên cứu.
Cho tới nay ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Phật
giáo, mà điển hình là một số công trình sau đây :
Năm 1993 nhà xuất bản khoa học đã phát hành cuốn “ Lịch sử tư tưởng
Việt Nam” ( do P. G. S Nguyễn Tài Thư chủ biên), khi trình bày về lịch sử tư
tưởng việt nam thời Lý – Trần. cuốn sách đã giành hẳn một chương để viết về
Phật giáo và triết học của các thiền sư. Trong phần này các tác giả đã chú
trọng trình bày những tư tưởng triết học của các thiền sư thời Lý – Trần.
Các tác phẩm “ Việt Nam Phật giáo sử luận” ( 2 tập) của Nguyễn Lang.
“ Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của thượng toạ Thích Minh Tuệ. “ Phật giáo
việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp. Trong những
công trình này các tác giả đều có những nhận xét khác nhau về vai trò của
Phật giáo ở Việt Nam trên một số phương diện khác nhau.


- Uỷ ban khoa học xã hội đã mở hai cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội (
tháng 12 – 1984) và thành phố Hồ Chí Minh ( tháng 3 - 1985 ). với chủ đề “
Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” sau đó đã cho ra
mắt bạn đọc cuốn “ Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, đã

được xuất bản năm 1986 do Viện Triết học thuộc Uỷ ban khoa học xã hội
phát hành. đây là cuốn tài liệu gồm nhiều bài phát biểu, nhiều bản tham luận
khoa học rất khác nhau.Tham gia hội thảo có tác giả là nhà nghiên cứu, có tác
giả là nhà tu hành, nhà tuyên huấn, nhà báo…do đó các ý kiến rất phong phú,
thậm chí đối lập nhau. Điều này cho thấy việc đánh giá về vai trò của Phật
giáo trong lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt nam là hết sức phức tạp.
Trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là tạp chí Triết học cũng
có một số bài đề cập về vai trò của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam. “ Thử bàn về một vài tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng
Hậu đăng trên tạp chí Triết học 1/3 – 1989; “ Đạo đức Phật giáo với kinh tế
trị trường” của tác giả Hoàng Thị Thơ đăng trên tạp chí số 7 tháng 72002.v.v.
Gần đây nhà xuất bản khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “ Đại cương
Triết học Phật giáo Việt Nam” ( năm 2002) của PGS. TS Nguyễn Hùng Hậu,
trong cuốn sách này tác giả đã giành nhiều trang nói về thế giới quan và nhân
sinh quan của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy vấn đề Phật giáo Việt
nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, và có những nhận định
khác nhau. Nhưng đặc biệt là cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò Phật giáo với văn hoá tinh thần
Việt Nam thời Lý – trần.
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối
với văn hoá tinh thần Việt Nam, trên hai lĩnh vực tư tưởng và tín ngưỡng thời


Lý – Trần ( 1010 – 1400),
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo dẫn tới sự hình thành thiền
Phái Thảo Đường và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Để từ đó làm rõ đặc điểm
của phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.

-

Luận văn tập trung phân tích một cách có hệ thống nhằm làm rõ

vai trò tích cực của Phật giáo với lĩnh vực tư tưởng và tín ngưỡng, trong nền
văn hoá tinh thần Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận và thực tiễn của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa MácLêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
tôn giáo. Những tư liệu lịch sử đã được các bộ môn lịch sử khảo cứu, sắp
xếp một cách có hệ thống.
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau. Phương pháp lịch sử
và lôgíc, phương pháp phân tích- tổng hợp , phương pháp trừu tượng hoákhái quát hoá, phương pháp đối chiếu- so sánh...
5 . Cái mới của luận văn
Luận văn đã trình bày tổng quan quá trình du nhập và phát triển Phật
giáo ở Việt Nam trong lịch sử, từ đầu công nguyên đến giai đoạn Lý – Trần
Khảo cứu có hệ thống những ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo với sự
phát triển văn hoá tinh thần Việt Nam giai đoạn Lý – Trần trên hai lĩnh vực là
hệ tư tưởng và sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng
6 . Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu đó có thể góp phần làm
phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học
tập môn lịch sử triết học phương đông cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam
hiện nay ở nước ta.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục. Luận văn được kết cấu gồm : 2 chương và 4 tiết



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (dịch và chú giải). Trần Thái Tông – Khoá hư lục.
Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội, (1974).
2. Ban phật giáo Việt Nam. Thiền học thời Trần. Ban phật học chuyên
môn xuất bản. Hà Nội, (1992).
3. Nguyễn Huệ Chi. Hiện tượng hội nhập văn hoá thời Lí – Trần. Tạp
chí Văn học số 4, (1992).
4. Đàm Văn Chí. Lịch sử văn hoá Việt Nam. Nxb Trẻ,Thành phố Hồ
Chí Minh, (1992).
5. Nguyễn Huệ Chi. Hiện tượng hội nhập văn hoá dưới thời Lý –
Trần từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu Quỳnh Lâm. Tạp chí
văn học, số 4, (1992).
6. Đại việt sử ký toàn thư tập 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (1983).
7. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, (2001).
8. Trần Độ (chủ biên). Văn hoá Việt Nam. Ban văn hoá văn nghệ TW,
Hà Nội, (1989).
9. Phan Đại Doãn. Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế xã hội. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, (1992).
10. Trần Văn Giàu. Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng tháng Tám. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (1975).
11. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1980).
12. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phân viện nghiên cứu Phật học.
Những vấn đề triết học. Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản, (1990).


13. Nguyễn Hùng Hậu. Thử bàn về một vài tư tưởng Phật giáo qua tác
phẩm Khoá hư lục. Tạp chí Triết học số 1, (1989).

14.

Nguyễn Hùng Hậu. Góp phần nghiên cứu một số tư tưởng triết

học phật giáo của thiền phái Vinitaluci. Tạp chí triết học số 2,
(1990).
15. Nguyễn Hùng Hậu. Lý hoặc luận- cuộc đụng độ đầu tiên giữa NhoPhật – Lão ở Giao châu dưới chính quyến Sĩ Nhiếp. Tạp chí Triết
học số 2, (1992).
16. Nguyễn Hùng Hậu. Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học phật giáo
Trần Thái Tông. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996).
17. Nguyễn Hùng Hậu. Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam.
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1997).
18. Nguyễn Hùng Hậu. Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam. Tập I.
Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (2002).
19. Đỗ Lan Hiền. Quan điểm của Nguyễn An Ninh về vấn đề tôn giáo.
ý nghĩa của vấn đề. Tạp chí Triết học số 12, (2002).
20. Trần Đình Hượu. Tư tưởng hay Triết học và nội dung thực tiễn của
cách đặt vấn đề đó trong việc nghiên cứu ý thức hệ Việt Nam. Tạp
chí Triết học số 4, (1984).
21. Hoà thượng Thích Thanh Kiểm. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc.
Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, (1991).
22. Nguyễn Lang. Việt Nam phật giáo sử luận, tập I. Nxb Văn học,
(1992).
23. Lịch sử Việt Nam, tập I. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội,(1971).
24. Lịch sử Việt Nam, tập II. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, (1985).
25. Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội. Nxb Sử học, Hà
Nội, (1960).


26. Lê Nin toàn tập, tập 17. Thái độ của Đảng công nhân đối với Tôn

giáo. Nxb Tiến bộ, Mát- xcơ- va, (1978).
27. Mác và Ăngghen Toàn tập, tập I. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
(1999).
28. Mác và Ăngghen Toàn tập, tập V. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
(1999).
29. Nội san Phật học. Số 2, (1991).
30. Thích Thanh Nghiệp. Đạo đức học Phật giáo. Nội san nghiên cứu
Phật học, số 2, (1991).
31. Phan Ngọc. Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới. Nxb Văn hoá
- thông tin, Hà Nội, (1994).
32. Tuệ Quang. Tôn giáo và Phật giáo ở Việt Nam. Nxb Hà Nội,
(1992).
33. Rôzenberg. Phật giáo – những vấn đề triết học. Trung tâm tư liệu
Phật học Việt Nam xuất bản, Hà Nội, (1990).
34. Văn Tân. ý thức dân tộc Việt nam trong giai đoạn Lý – Trần. Tạp
chí nghiên cứu lịch sử, số 42, (1962).
35. Hà Văn Tấn. Mấy suy nghĩ về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí
Triết học số 4, (1984).
36. Thành hội Phật học Thành phố Hồ Chí Minh. Phật học phổ thông,
tập I. ấn hành, (1989).
37. Trúc Thiên (dịch). Cốt tuỷ của đạo Phật. An Tiêm xuất bản, (1971).
38. Hoàng Thị Thơ. Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường. Tạp chí
Triết học số7, (2002).
39. Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thuý Nga (dịch). Thiền uyển tập anh. Nxb
Văn học, Hà Nội, (1990).


40.

Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Mấy vấn đề về phật giáo và lịch sử


tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1986).
41. Nguyễn Tài Thư (chủ biên). Lịch sử phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, (1989).
42. Nguyễn Tài Thư. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết học
số 4, (1988).
43. Nguyễn Tài Thư. Mấy vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí
Triết học số 4, (1984).
44. Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử triết học phương Đông , 5 tập. Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, (1991).
45. Đuốc Tuệ. Tạp chí của hội Phật học Bắc kì, số 178.
46. Hoà thượng Thích Thanh Từ. Thiền sư Việt Nam. Thành hội Phật
giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, (1992).
47. Nguyễn Công Trương. Tinh thần đạo Phật đầy nhân ái. Nội san
nghiên cứu Phật học, số 5, (1992).
48. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học. Phật giáo và lịch
sử tư tưởng Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1986).
49.

Viện văn học. Thơ văn Lí – Trần. Nxb Khoa học xã hội, , Hà

Nội, (1979).
50. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). Chủ nghĩa vô thần khoa học. Nxb
Sách giáo khoa Mác- Lê nin, Hà Nội, (1990).
51. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên). Chủ nghĩa vô thần khoa học. Tủ sách
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (1990).
52. Nguyễn Hữu Vui. Vấn đề đánh giá vai trò của tôn giáo. Tạp chí
Triết học, số 3, (1992).
53. Trần Quốc Vượng (dịch và chú giải). Việt sử lược. Nxb Văn sử địa,



Hà Nội, (1960).



×