Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.77 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2007


LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển miền Đông Nam Bộ, có bờ biển
dài trên 200 km, trong đó có trên 110 km vùng bờ ven đảo với 6 cửa sông và
một quần đảo Côn Sơn tạo ra hệ thống giao thông thuỷ thuận tiện đã tạo cho
tỉnh có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là nghề khai thác hải sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 huyện thị ven biển, trong đó có một huyện đảo Côn
Đảo cách Vũng Tàu 180km, có diện tích 75,2km2 với 66km bờ biển, có đa
dạng sinh học cao và nhiều loại hải sản quý hiếm.
Biển Bà Rịa - Vũng Tàu với lợi thế nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ,
có trữ lượng và khả năng khai thác hải sản tương đối cao đã tạo cho nghề khai
thác của tỉnh có những bước phát triển đáng kể trong những năm vừa qua.
Tổng số tàu thuyền của toàn tỉnh đến tháng 7 năm 2006 là 4.980 chiếc với
tổng công suất là 650.380cv (bình quân 121cv/tàu), cao hơn rất nhiều so với
các tỉnh trong khu vực và công suất bình quân của cả nước. Tuy nhiên trên
thực tế nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang ở tình trạng
phát triển mạnh các đội tàu khai thác ở những vùng nước gần bờ, ven hải đảo


và nghề khai thác hải sản xa bờ cũng mới chỉ phát triển trong một vài năm trở
lại đây. Việc phát triển nhanh chóng đội tàu đánh bắt đã làm các hoạt động
khai thác càng trở nên sôi động, tuy nhiên việc đầu tư quá mức, không tính
đến hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế đã dẫn đến những thăng trầm
trong chính những hoạt động khai thác. Các vùng biển ven bờ, đảo đang ngày
càng chịu nhiều sức ép do các hoạt động khai thác của con người (sử dụng
kích thước mắt lưới quá nhỏ, khai thác quá mức ở diện rộng, sử dụng các
công cụ khai thác mang tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường…). Nhìn chung
nguồn lợi hải sản ven bờ đang trong tình trạng ngày càng suy giảm cả về chất
lượng và số lượng. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền vững của nghề khai thác
hải sản ven bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang đứng trước những thử thách về
nguồn lợi và hiệu quả kinh tế. Mặt khác mọi hoạt động khai thác vẫn đang
3


diễn ra khá tự do và ngày càng trở nên khó kiểm soát. Nghề khai thác hải sản
xa bờ ở đây cũng mang tính tự phát, số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề
nghiệp chưa hợp lý, gây khó khăn cho các nhà quản lý và ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững.
Đứng trước thực trạng này, vấn đề cần giải quyết là bố trí và quản lý
khai thác nguồn lợi hải sản một cách hiệu quả và bền vững, khai thác đi đôi
với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Để giải quyết được vấn đề đó, việc tiến
hành đánh giá hiệu quả đầu tư của từng loại nghề khai thác hải sản trong tỉnh
là việc làm cầp thiết. Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng cho các nhà hoạch định
ra quyết định trong quá trình quản lý nhằm phát huy một cách có hiệu quả
nghề khai thác hải sản của tỉnh trong tương lai. Đứng trước sự cấp thiết đó, đề
tài luận văn thạc sỹ “ Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác
hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được chọn để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác hải
sản trên quy mô cả nước hoặc của một tỉnh nào đó cụ thể cũng đã được một
số cá nhân và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, các đánh giá này nhìn chung chưa
đầy đủ và độc lập. Hầu hết các đánh giá đều được kết hợp với các mục tiêu
nghiên cứu khác như: quy hoạch hoặc nghiên cứu về môi trường...
Nghiên cứu này có thể nói không phải là vấn đề mới mẻ đối với các
ngành, nhưng trong bản luận văn thạc sỹ này vấn đề đánh giá hiệu quả đầu tư
của nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được nhìn nhận một
cách độc lập và tập trung hơn, bên cạnh đó cách thức tiến hành nghiên cứu sẽ
được cải tiến hơn nhằm xác định được rõ các yếu tố tác động lên hiệu quả đầu
tư.
Các nghiên cứu đã và đang được tiến hành trên phạm vi tỉnh Bà Rịa
Vũng tàu có liên quan đến lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh BRVT
+ Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh BRVT
4


+ Chiến lược phát triển kinh tế biển đảo các huyện trên địa bàn tỉnh
BRVT
+ Đánh giá công nghệ và năng suất khai thác của nghề khai thác hải sản
xa bờ Đông Tây Nam bộ.
+ Đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các tàu khai thác xa bờ
(đang được tiến hành).

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá được hiệu quả đầu tư của nghề khai thác hải
sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm căn cứ cho các nhà quy hoạch, các nhà
hoạch định chính sách ra quyết định trong quá trình quản lý. Đề xuất được các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong nghề khai thác tỉnh BRVT.

Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của từng nghề khai thác hải
sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác định được những nghề đầu tư có hiệu quả
nhất để khuyến cáo đầu tư đạt hiệu quả cao.
- Xác định được các yếu tố tác động chủ yếu đến năng suất và sản lượng
làm cở sở cho người dân có hướng đầu tư hợp lý và hiệu quả. Đồng thời sẽ
góp phần khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi hải sản trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực... ưu
tiên đầu tư tạo cơ hội cho những nghề khai thác có hiệu quả phát triển mạnh
và ổn định, đồng thời đối với những nghề kém hiệu quả sẽ được thu hẹp với
một tỷ lệ hợp lý để dần dần chuyển đổi sang những nghề có hiệu quả hơn giúp
người dân ổn định cuộc sống.
- Đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách và quản lý nghề cá, các
chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát
triển nguồn lợi hải sản.

5


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số loại nghề khai thác hải sản (nghề lưới kéo, nghề câu, nghề lưới
vây và nghề lưới rê).

5. Phạm vi nghiên cứu
Các loại nghề khai thác chính trên trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên
cứu. Đồng thời phương pháp so sánh cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu
quả đầu tư.

+ Kết hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản để thực hiện
nghiên cứu.
+ Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra, thống kê đã có từ trước tới
nay của các cơ quan trong và ngoài ngành thuỷ sản, của các dự án nghiên cứu
để đánh giá về điều kiện tự nhiên, tiềm năng nguồn lợi, môi trường và hiện
trạng nghề khai thác hải sản.
+ Trên cơ sở các số liệu thống kê, điều tra bổ sung qua phương pháp
đánh giá nhanh, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu điều tra và phương
pháp có sự tham gia của người dân để đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai
thác hải sản.
7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và hoàn chỉnh quy trình đánh giá hiệu quả đầu tư trong
hoạt động khai thác hải sản.
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải
sản tỉnh BRVT.
- Góp phần làm căn cứ cho các nhà quản lý của tỉnh BRVT ra các quyết
định đầu tư vào lĩnh vực khai thác hải sản trong giai đoạn tới.
6


8. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong
khai thác hải sản
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải
sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng phát triển chung và những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu


7


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN

Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ.. .
Những kết quả đạt được có thể là các mục tiêu kinh tế như sự tăng lên
của các tài sản tài chính, tài sản vật chất, có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá
xã hội và các nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất hơn trong
nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đạt được do quá trình đầu tư mang lại, những kết quả
trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất,tài sản trí tuệ và
nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không
chỉ đối với người bỏ vốn đầu tư mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế.
Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là sự quyết định sự ra đời,tồn tại
và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với nền
kinh tế, đầu tư quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội,là chìa khoá của sự
tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuỳ thuộc vào từng chủ thể và đối tượng đầu tư cụ thể mà các mục tiêu
đầu tư được chú trọng khác nhau và vì vậy trong một điều kiện cụ thể thì các
chủ thể đầu tư khác nhau sẽ chọn những phương pháp đầu tư khác nhau
nhằm đạt được mục tiêu cao nhất có thể. Hiện nay dựa vào quá trình sở hữu
và sử dụng vốn đầu tư, người ta chia hoạt động đầu tư thành hai hình thức là
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp


8


- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà chủ thể đầu tư trực tiếp tham
gia vào hoạt động quản lý các hoạt động đầu tư. Trong hình thức đầu tư này,
người đầu tư trực tiếp điều hành các hoạt động đầu tư và chịu trách nhiệm
trực tiếp đối với các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ thể đầu tư chuyển quyền
sử dụng vốn đầu tư cho người khác mà không trực tiếp tham gia vào hoạt
động quản lý các hoạt động đầu tư. Ở trong hình thức này chủ thể đầu tư chỉ
hưởng một phần lãi suất nhất định mà không trực tiếp chịu trách nhiệm về
hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Hiệu quả mang lại của một hoạt động đầu tư là rất phong phú và đa
dạng, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà đánh giá giá trị cũng như tầm quan
trọng của những hiệu quả đó.Tuy nhiên đứng trên giác độ quản lý vĩ mô thì
không phải mọi hoạt động bỏ vốn ra để tiến hành các hoạt động đều đem lại
lợi ích cho nền kinh tế và đều được coi là đầu tư của nền kinh tế.
+ Đối với từng cá nhân hoặc đơn vị cơ sở thì mọi hoạt động bỏ tiền ra
để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đều được coi là các
hoạt động đầu tư vì nó đem lại giá trị mới tăng thêm cho các cá nhân, đơn vị
đầu tư từ những hoạt động bỏ tiền đó.
+ Đối với nền kinh tế thì những hoạt động bỏ vốn ra tiến hành các hoạt
động đầu tư mà tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế thì mới được gọi là hoạt
động đầu tư phát triển. Các tài sản mới tăng này có thể là : Máy móc nhà
xưởng mới tạo ra, là sức lao động mới tăng thêm...
Như vậy đầu tư phát triển là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản mới
cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản
hiện có giữa các cá nhân tổ chức không phải là đầu tư phát triển của nền kinh

tế.
Nhưng xét trên một tổng thể thì đầu tư dịch chuyển (đầu tư tài chính,
đầu tư thương mại ) không tự nó vận động và tồn tại nếu không có đầu tư

9


phát triển và ngược lại đầu tư phát triển có thể đạt được trên quy mô lớn nếu
có sự tham gia của các hình thức đầu tư trên.

1.1. Đầu tƣ trong lĩnh vực khai thác hải sản
1.1.1. Tầm quan trọng của lĩnh vực khai thác hải sản đối với các tỉnh
ven biển
Trong 15 năm qua, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng
và giá trị xuất khẩu, ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng được xác định rõ là
ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên chủ yếu của sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay. Các kết quả trong quá khứ đã cho thấy
nghề khai thác hải sản có vai trò như thế nào trong việc tạo công ăn việc làm,
ổn định và nâng cao mức sống của ngư dân vùng nông thôn và ven biển, nó
cũng chứng minh tiềm năng của ngành thuỷ sản trong việc thu hút ngoại tệ và
thương mại quốc tế. Những năm qua là những năm tăng trưởng liên tục của
ngành thuỷ sản trên mọi mặt từ việc đầu tư phát triển lực lượng sản xuất đến
tạo nguyên liệu và tiếp thị. Năng lực sản xuất hiện có đã tạo cho nghề cá nhân
dân truyền thống của nước ta trong quá trình đổi mới có mức tăng tổng sản
lượng là 2,5 lần.
Giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản cả nước đã đạt trên 3 tỷ USD chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong tổng GDP của Việt Nam. Các xí nghiệp thuộc
ngành thuỷ sản nằm trong các xí nghiệp được hưởng ích lợi đầy đủ từ việc
Chính Phủ tự do hoá các doanh nghiệp nhà nước, điều này dẫn đến việc hình
thành một trong những ngành xuất khẩu năng động nhất Việt Nam. Xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam chủ yếu là tôm và một số loài mực như mực ống, mực
nang, là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trên thực tế
xuất khẩu thuỷ sản đã có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua so với
các mặt hàng khác.
Ngành thuỷ sản cũng là một ngành thu hút lực lượng lao động lớn, góp
phần giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm ở các vùng đồng bằng ven
biển. Với dân số cả nước hiện nay khoảng 80 triệu người, toàn ngành đã thu
10


hút được trên 3 triệu lao động vào sản xuất kinh doanh chưa kể tạo thêm hàng
triệu việc làm cho các ngành dịch vụ liên quan.
Ngành thuỷ sản còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển tổng thể
kinh tế xã hội miền biển cũng như các vùng khác của đất nước trong việc góp
phần mở rộng thị trường nông thôn gắn nghề cá nói riêng và nông lâm ngư
nghiệp nói chung với công nghiệp và dịch vụ nhằm góp phần chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá.
Một vai trò cũng rất quan trọng trong việc phát triển ngư nghiệp là việc
bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vùng biển khơi thuộc chủ quyền
của nước ta là nơi có nhiều tàu thuyền nước ngoài thường vào khai thác trái
phép và có những mưu đồ xấu. Việc phát triển nghề khai thác hải sản là đòi
hỏi bức xúc và có tính chiến lược, không chỉ để phát triển kinh tế, cải thiện
đời sống ngư dân mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an ninh quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ.

1.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản
Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, mật độ dân số cao đặc biệt là
vùng thành thị và vùng đồng bằng ven biển, nhìn chung nước ta vẫn đang là
một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật nghèo nàn thiếu
thốn do đó mặc dù nước ta có nhiều tài nguyên phong phú nhưng chúng ta đã

không đầu tư khai thác các nguồn lực đó một cách có hiệu quả cao, đặc biệt là
các nguồn lực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kĩ thuật công nghệ cao. Với
điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và lạc hậu thì trong những năm qua
vùng đồng bằng ven biển của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung vào đầu tư phát
triển nông nghiệp với hình thức phát triển hộ gia đình là chủ yếu do đó quy
mô sản xuất nhỏ hẹp giá trị sản phẩm hàng hoá không cao, bên cạnh đó đất
nông nghiệp ngày một thu hẹp do sự phát triển không ngừng của các ngành
công nghiệp và dịch vụ trong khi dân số vẫn không ngừng tăng trưởng với
một tỷ lệ khá cao đã tạo áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp và tỷ lệ lao

11


động thất nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển ngày một cao. Từ khi Đảng và
Nhà nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế xã hội không

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản năm 2004, 2005
6. Bộ môn dự báo – Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình
dự báo phát triển kinh tế – xã hội, Nhà xuất bản thống kê
2. Bộ thuỷ sản (2005), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngành thuỷ sản
đến năm 2010, Hà nội
5. PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ (1998), Kinh tế học phát triển, Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia.
3. David Begg (1995), Kinh tế học, nhà xuất bản thống kê,1995
7. Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

4. Nguyễn Ngọc Mai (1997), Giáo trình kinh tế đầu tư, trường đại học
KTQD, nhà xuất bản Giáo dục.
8. Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
giai đoạn đến 2010, có xét đến 2020.
9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời
kỳ 2006-2015 với tầm nhìn đến năm 2020.
10. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến 2010: Huyện Mộc Xuyên, Đất Đỏ, Long Điền, TP
Vũng Tàu.
11. Quyết định của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khai
thác hải sản thời kỳ 1999-2010.
12. Tạp chí thuỷ sản tháng 6,7,8,9,10,11,12/2005
13. Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 2005.

13



×