Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính – sự nghiệp thuộc bộ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.39 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==============

NGUYỄN ĐỨC THỌ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:
603101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Dũng

HÀ NỘI – 2007

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Các cơ quan hành chính - sự nghiệp (HCSN) là những bộ phận cấu
thành bộ máy Nhà nước, có chức năng thực thi công tác quản lý của Nhà
nước; hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Do
đó, chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho các cơ quan HCSN là tất yếu khách


quan, là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo duy trì hoạt động
của các cơ quan HCSN, để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Trong những năm qua, kinh phí NSNN dành cho lĩnh vực HCSN ngày
càng tăng cao cả về số tuyệt đối và tỉ trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng
cách khá xa so với nhu cầu chi tiêu thực tế phát sinh tại các cơ quan HCSN để
đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là mâu thuẫn
không phải chỉ đối với Việt Nam do NSNN còn hạn hẹp, mà nhiều nước, kể
các các nước phát triển cũng phải đối mặt với nó. Để giải quyết mâu thuẫn
này không thể chỉ thực hiện bằng biện pháp tăng chi NSNN cho lĩnh vực
HCSN, mà vấn đề đặt ra là phải xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí NSNN dành cho lĩnh vực HCSN để đảm
bảo mục tiêu, yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ
quan HCSN, đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu
NSNN.
Hiện nay Việt Nam đã có Luật NSNN. Đây một đạo Luật tương đối
hoàn chỉnh để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực NSNN. Đặc biệt
trong công tác quản lý chi NSNN, Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết, hướng dẫn Luật đã quy định cụ thể toàn bộ quy trình
lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai thực hiện Luật NSNN tại các cơ quan HCSN đã phát sinh, bộc lộ một số

2


điểm tồn tại làm hạn chế hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng, ảnh
hưởng không tốt đến công tác quản lý và sử dụng NSNN.
Bộ Tài chính là một cơ quan HCSN đa ngành, đa lĩnh vực với các
đơn vị trực thuộc trải rộng từ Trung ương đến các huyện trong phạm vi toàn
quốc, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoạt động bao trùm trong hầu hết các sự

nghiệp thuộc lĩnh vực HCSN. Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức
đông đảo nhất và hàng năm Bộ Tài chính sử dụng một lượng kinh phí NSNN
lớn nhất so với các cơ quan HCSN ở Trung ương. Do đó, hầu hết những điểm
tồn tại, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn chi kinh phí NSNN trong lĩnh vực
HCSN đều được thể hiện tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, tôi đã
chọn Bộ Tài chính là một cơ quan điển hình trong lĩnh vực HCSN.
Từ thực tế khách quan nêu trên, từng bước hoàn thiện công tác quản lý
và sử dụng kinh phí tại các cơ quan HCSN đang đặt ra là một yêu cầu cấp
bách. Vì thế tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc Bộ Tài
chính” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, vấn đề quản lý và sử dụng kinh phí đã được
quan tâm nghiên cứu khá toàn diện trên các giác độ, khía cạnh, lĩnh vực khác
nhau nhưng đều cùng một mục tiêu thống nhất là bảo đảm hiệu quả tối đa các
khoản chi kinh phí nhằm phục vụ lợi ích toàn xã hội. Về tổng thể, các đề tài
nghiên cứu nêu trên được chia thành 2 hướng như sau:
- Hướng nghiên cứu của các cơ quan Nhà nước: thuộc hướng này có Đề
án chiến lược tài chính; Đề án hiện đại hoá ngành Tài chính giai đoạn từ 2001
đến 2010; Đề án và các tiểu đề án thuộc Chương trình 6; Đề án chương trình
phát triển hệ thống tin học ngành Tài chính giai đoạn 2001 đến 2010... do Bộ
Tài chính chủ trì. Tuy nhiên vấn đề quản lý chi kinh phí của các cơ quan
3


HCSN là một nội dung mang tính khái quát trong một phạm vi rất rộng, liên
quan đến nhiều chủ trương, cơ chế chính sách... nên các kết quả nghiên cứu
về công tác quản lý chi kinh phí cho các hoạt động HCSN vẫn chưa được đề
cập một cách rõ nét và cụ thể, chưa có những lời giải đáp thấu đáo đến những

vướng mắc phát sinh từ thực tiễn quản lý trong lĩnh vực HCSN tại các đơn vị
trực tiếp sử dụng kinh phí.
- Các công trình nghiên cứu của các cá nhân bao gồm rất nhiều bài báo,
tạp chí khác nhau, như:
- Biện pháp thực hiện chi ngân sách theo dự toán năm 2004: thoáng
nhưng chưa thông (Vĩnh Sang, Tạp chí Tài chính tháng 3/2004).
- Về đổi mới quy trình ngân sách hiện hành và vai trò của các cơ quan
dân cử trong lĩnh vực NSNN ở Việt Nam (Vũ Văn Hóa, Tạp chí Tài chính
tháng 6/2004).
- Đổi mới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, gắn với tầm nhìn
trung hạn (Bùi Đường Nghêu, Tạp chí Tài chính tháng 7/2004).
- Phân cấp trong lĩnh vực quản lý tài chính – ngân sách ở Việt Nam
(Phạm Đình Cường, Tạp chí Tài chính tháng 7/2004).
- Nhìn lại 2 năm mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý
hành chính (Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu, Tạp chí Tài chính tháng 10/2004).
- Sau một năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) (Nguyễn
Công Điều, Tạp chí Tài chính tháng 12/2004).
- Chống lãng phí, thất thoát vốn NSNN - vấn đề hết sức quan trọng
hiện nay (Lý Hoàng Ánh – Chu Nguyên Khương, Tạp chí Tài chính tháng
12/2004).
- Đổi mới chính sách tài chính giai đoạn 2001 – 2005 và định hướng
đổi mới giai đoạn 2006 - 2010 (Nguyễn Công Nghiệp, Tạp chí Tài chính
tháng 1/2005).

4


- Cải cách hành chính trong công tác tài chính: nhanh hơn, mạnh hơn,
toàn diện hơn... (Trần Văn Tá, Tạp chí Tài chính tháng 1/2005).
- “Thêm tai, thêm mắt” cho giám sát (Quỳnh Mai, Tạp chí Tài chính

tháng 2/2005).
- Quyết toán NSNN năm 2003, những vấn đề về quản lý (Trần Văn
Hiền, Tạp chí Tài chính tháng 7/2005).
- Nhiệm vụ NSNN những tháng cuối năm 2005 (Trần Văn Hiền, Tạp
chí Tài chính tháng 8/2005).
- Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính trong các cơ quan Nhà nước (Nguyễn Trường Giang, Tạp
chí Tài chính tháng 11/2005).
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách chi tiêu công đáp ứng tiến trình cải
cách hành chính (Vũ Thị Nhài, Tạp chí Tài chính tháng 5/2006)...
Các nghiên cứu này mới chủ yếu đề cập đến từng khía cạnh cụ thể của
một vấn đề hoặc từng nội dung cụ thể trong quản lý và sử dụng kinh phí
NSNN trong lĩnh vực HCSN. Chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN ở các cơ quan HCSN
thuộc Bộ Tài chính. Do đó, việc nghiên cứu công tác quản lý và sử dụng kinh
phí NSNN ở các cơ quan HCSN thuéc Bé Tµi chÝnh là rất cần thiết.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu của Luận văn: từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý và sử
dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính, luận văn đưa
ra các giải pháp để sử dụng có hiệu quả kinh phí NSNN ở các cơ quan HCSN
thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan HCSN nói chung.
- Nhiệm vụ của Luận văn:
+ Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách và chi kinh phí
NSNN các cơ quan HCSN.

5


+ Hệ thống hoá công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh

vực HCSN theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN
trong lĩnh vực HCSN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính, từ đó chỉ ra
những tồn tại yếu kém và nguyên nhân (khách quan, chủ quan) dẫn đến tình
trạng đó.
+ Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản
lý, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan
HCSN thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan HCSN nói chung.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động quản lý và sử dụng kinh
phí NSNN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính dưới góc độ Kinh tế
chính trị.
- Phạm vi nghiên cứu: chi kinh phí trong các cơ quan HCSN có phạm
vi rất rộng. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình,
số liệu quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong phạm vi các cơ quan HCSN
thuộc Bộ Tài chính đối với các nội dung chi thường xuyên; các số liệu và tình
hình thực tế tập trung ở giai đoạn 2001 - 2007.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phân tích và tổng hợp, lô gic và
lịch sử, diễn dịch và quy nạp.... trên cơ sở tình hình, số liệu khảo sát thực tế
tại Bộ Tài chính. Luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu và so sánh
trong một số vấn đề.

6. Dự kiến những đóng góp mới về khoa học của luận văn

6



- Từ việc nghiên cứu quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh vực
HCSN ở một số nước, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN
trong lĩnh vực HCSN tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính để chỉ ra
những thành công và những tồn tại, yếu kém.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp để góp phần xây dựng, hoàn
thiện hệ thống định chế pháp lý quản lý và sử dụng kinh phí NSNN trong lĩnh
vực HCSN cũng như tại các cơ quan HCSN ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
Luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nƣớc và công
tác quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc tại các cơ quan HCSN.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nƣớc tại các cơ quan HCSN thuộc Bộ Tài chính.
Chƣơng 3: Các quan điểm định hƣớng và giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc tại các cơ quan
HCSN.

7


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP


1.1. Ngân sách nhà nƣớc và đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc trong nền
kinh tế thị trƣờng
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của ngân sách nhà nước
Nhà nước hình thành gắn liền với sự phân hoá giai cấp trong xã hội,
theo học thuyết Mác-Lê nin thì Nhà nước là một cơ quan thống trị của một
giai cấp, là cơ quan quyền lực bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đồng thời
Nhà nước là một tổ chức công quyền thống nhất quản lý toàn xã hội về mọi
mặt. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, Nhà nước cần
có đảm bảo vật chất và nguồn lực tài chính nhất định hay nói cách khác Nhà
nước cần phải có ngân sách để hoạt động. Như vậy, NSNN được hình thành
để đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của Nhà nước.
Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 12
năm 2002 đã quy định: ”Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước”.
Nhà nước trong mọi hình thái xã hội đều mang tính chất giai cấp. Nhà
nước sử dụng quyền lực của Nhà nước để nắm kinh tế và dùng kinh tế để duy
trì quyền lực của giai cấp mình. Do NSNN gắn với một Nhà nước cụ thể, gắn
với một chế độ chính trị nhất định và là công cụ cơ bản để thực hiện các chức
năng của Nhà nước nên NSNN cũng mang tính giai cấp. Bản chất của NSNN
gắn liền với bản chất của Nhà nước sinh ra ngân sách đồng thời cũng là đối
tượng để ngân sách phục vụ.
8


NSNN là nền tảng vật chất có vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển
của Nhà nước. NSNN đảm bảo nguồn lực tài chính để Nhà nước duy trì bộ
máy cai trị bảo vệ quyền lực Nhà nước gồm các cơ quan hành chính, quân

đội, cảnh sát, toà án... Đồng thời, NSNN cũng là nguồn lực cơ bản để Nhà
nước thực hiện vai trò quản lý kinh tế xã hội, đầu tư thúc đẩy phát triển các
lĩnh vực kinh tế - xã hội như: nông nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp, giao thông,
thương mại, y tế, giáo dục...
Trong thực tế luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa Nhà nước với các chủ
thể kinh tế trong xã hội trong việc huy động một phần nguồn thu nhập của họ
vào NSNN. Để giải quyết mâu thuẫn này, đáp ứng yêu cầu về chi tiêu của
Nhà nước, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của Nhà nước để quy định hệ
thống pháp luật tài chính và thuế khoá bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân
trong xã hội phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước. Xuất phát
từ tính giai cấp của NSNN nên NSNN của bất kỳ quốc gia nào cũng đều do cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định. Các khoản thu, chi của NSNN
đều được quy định rõ bằng hệ thống pháp luật, các khoản chi của ngân sách
đều nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước, đảm cho Nhà nước thực hiện các
chức năng quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của mình.
Thu NSNN bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá
nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thu NSNN thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân
trong xã hội trong việc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng góp
theo luật định một phần thu nhập của họ nộp vào NSNN và các nguồn đóng
góp này sẽ không được hoàn trả trực tiếp. Thông qua việc Nhà nước quy định
đối tượng điều tiết, nội dung hoạt động kinh tế phải điều tiết và tỷ lệ điều tiết
cho thấy ngoài việc tham gia vào phân phối và phân phối lại thu nhập quốc
dân, tăng nguồn thu vào ngân sách, chính sách thu ngân sách còn có tác động
9


tới việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hẹp đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh, đối với từng thành phần kinh tế trong từng lĩnh

vực, từng ngành nghề...
Chi NSNN bao gồm: các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.Chi
NSNN ngoài việc đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy quản lý hành chính
Nhà nước, duy trì quyền lực của giai cấp thống trị, phát triển kinh tế - xã hội,
còn thực hiện chính sách phâp phối lại thu nhập giữa người giầu với người
nghèo, chính sách phát triển con người, thực hiện bảo trợ xã hội...
Hoạt động thu, chi NSNN được tiến hành rất đa dạng và phong phú
trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... và
tác động đến mọi chủ thể xã hội. Thu, chi NSNN bên cạnh việc đem lại các
kết quả trực tiếp như đã trình bày ở trên còn có tác dụng trong việc điều chỉnh
vĩ mô nền kinh tế. Hoạt động thu, chi ngân sách vừa tác động trực tiếp vừa
gián tiếp tới một số cân đối lớn của nền kinh tế như: cân đối tích luỹ và tiêu
dùng, cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, đồng thời tạo lập môi
trường kinh tế ổn định làm tiền đề khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia vào hoạt động kinh tế của đất nước.
Hoạt động thu, chi của NSNN được hiểu là hoạt động phân phối các
nguồn tài chính, là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và xã
hội, với kết quả là các nguồn tài chính được chia thành hai phần: phần nộp
vào NSNN và phần để lại cho các thành viên của xã hội. Phần nộp vào NSNN
sẽ tiếp tục được phân phối lại, thể hiện qua các khoản chi từ ngân sách cho
các mục đích tiêu dùng và đầu tư. Sự tham gia của NSNN vào quá trình phân
phối các nguồn tài chính làm xuất hiện các quan hệ tài chính. Hệ thống các
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1. Lý Hoàng Ánh – Chu Nguyên Khương: Chống lãng phí, thất thoát vốn

NSNN - vấn đề hết sức quan trọng hiện nay. Tạp chí Tài chính tháng 12/2004.
2. Bộ Tài chính (2002), Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Báo cáo tổng kết công tác quản lý tài chính, đầu tư xây dựng và tài sản
công trong các đơn vị thuộc ngành Tài chính giai đoạn 2001 - 2005 và mục
tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 tại Hội nghị của Bộ Tài chính tổ chức tại
tỉnh Bình Thuận năm 2005.
3. Phạm Đình Cường: Phân cấp trong lĩnh vực quản lý tài chính - ngân
sách ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính tháng 7/2004.
4. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, X. NXB chÝnh trÞ quèc gia. Hµ Néi-2001, 2006.
5. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Tài chính) năm 1998: Đổi mới
và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nội bộ ngành tài chính phù hợp với việc
triển khai thực hiện luật Ngân sách Nhà nước.
6. Nguyễn Công Điều: Sau một năm thực hiện Luật ngân sách nhà nước
(sửa đổi), Tạp chí Tài chính tháng 12/2004.
7. Nguyễn Trường Giang: Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan Nhà nước. Tạp chí
Tài chính tháng 11/2005.
8. Giáo trình "Lý thuyết tài chính", NXB Tài chính, 2002.
9. Trần Văn Hiền: Quyết toán NSNN năm 2003, những vấn đề về quản lý.
Tạp chí Tài chính tháng 7/2005.
10. Trần Văn Hiền: Nhiệm vụ NSNN những tháng cuối năm 2005. Tạp chí
Tài chính tháng 8/2005.
11. Vũ Văn Hóa: Về đổi mới quy trình ngân sách hiện hành và vai trò của
các cơ quan dân cử trong lĩnh vực NSNN ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính
tháng 6/2004.

11



12. Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
13. Quỳnh Mai: “Thêm tai, thêm mắt” cho giám sát. Tạp chí Tài chính
tháng 2/2005.
14. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
15. Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
16. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
17. Bùi Đường Nghêu: Đổi mới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, gắn
với tầm nhìn trung hạn. Tạp chí Tài chính tháng 7/2004.
18. Nguyễn Công Nghiệp: Đổi mới chính sách tài chính giai đoạn 2001 –
2005 và định hướng đổi mới giai đoạn 2006 – 2010. Tạp chí Tài chính tháng
1/2005.
19. Vũ Thị Nhài: Tiếp tục hoàn thiện chính sách chi tiêu công đáp ứng tiến
trình cải cách hành chính. Tạp chí Tài chính tháng 5/2006.
20. Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về định mức phân bổ ngân sách.
21. Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các
cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN.
22. Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển ngành Tài chính Việt Nam đến
năm 2010.
23. Quyết định số 107/2005/QĐ-TTg và số Quyết định số 109/2005/QĐTTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm khoán

12



biên chế và kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai
đoạn 2005-2007.
24. Quyết định số 169/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của
Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2005-2007.
25. Quyết định số 2358/QĐ-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện công tác quản
lý tài chính, đầu tư xây dựng và tài sản công trong nội bộ ngành Tài chính giai
đoạn 2006 – 2010.
26. Quyết định 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về định mức phân bổ ngân sách.
27. Vĩnh Sang: Biện pháp thực hiện chi ngân sách theo dự toán năm 2004:
thoáng nhưng chưa thông. Tạp chí Tài chính tháng 3/2004.
28. Trần Văn Tá: Cải cách hành chính trong công tác tài chính: nhanh hơn,
mạnh hơn, toàn diện hơn... Tạp chí Tài chính tháng 1/2005.
29. Tài liệu nghiên cứu, khảo sát về công tác quản lý kinh phí NSNN của
một số nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức.
30. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.
31. Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ
Tài chính - Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ.
32. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu: Nhìn lại 2 năm mở rộng thí điểm khoán
biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tạp chí Tài chính tháng 10/2004.
33. Viện Khoa học Tài chính (năm 2004), Chuyên đề nghiên cứu: Nâng
cao hiệu quả quản lý chi ngân sách trong khu vực hành chính Nhà nước.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ VĂN BẢN HƢỚNG DẪN, CỤ THỂ HOÁ CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
ĐỂ ÁP DỤNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP


13


THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

1. Một số văn bản hƣớng dẫn chế độ chi cho cá nhân:
- Văn bản số 587 TC/TVQT ngày 17/01/2005 về việc hướng dẫn trích
nộp kinh phí công đoàn.
- Văn bản số 3845 TC/TVQT ngày 04/4/2005 về việc hướng dẫn thực
hiện thông tư số 118/2004/TT-BTC thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi
hội nghị.
- Quyết định số 1148/QĐ-BTC ngày 2/3/2006 về việc hướng dẫn phụ
cấp trách nhiệm của cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ.
- Văn bản số 5220/BTC- TCCB ngày 19/4/2006 về hướng dẫn thực
hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên.
- Văn bản số 8260/BTC-TVQT ngày 04/7/2006 hướng dẫn thực hiện
Thông



Liên

tịch

số

40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-

TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính-Ban thường trực Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Văn bản số 7227/BTC-TVQT ngày 01/6/2007 về việc hướng dẫn
thực hiện Thông tư số 23/2007/TT-BTC về chế độ công tác phí, hội nghị...
2. Một số văn bản hƣớng dẫn chế độ chi nghiệp vụ chuyên môn:
- Văn bản số 4019/BTC-TVQT ngày 28/3/2006 hướng dẫn thực hiện
thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 về chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
- Quyết định số 2539/QĐ-BTC ngày 27/7/2006 về thí điểm thực hiện
khoán xe công tại Cơ quan Bộ.
- Văn bản số 1651/BTC-TVQT ngày 30/01/2007 về việc hướng dẫn
việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật.

14


- Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 07/3/2007 ban hành Quy chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài
chính.
- Văn bản số 6945/BTC-TVQT ngày 25/5/2007 về việc thực hiện bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc theo NĐ 130/2006/NĐ-CP...
3. Một số văn bản hƣớng dẫn chế độ chi mua sắm, sửa chữa tài
sản:
- Quyết định số 3399/QĐ-BTC ngày 03/10/2005 về việc ban hành Quy
chế thực hiện mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc và
hàng hoá dịch vụ trong các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính.
- Quyết định số 3128/QĐ-BTC ngày 14/9/2005 về việc ban hành quy
chế quản lý tài sản nhà nước tại các tổ chức, đơn vị HCSN thuộc Bộ Tài
chính.
- Các Văn bản số 9040 BTC-TVQT ngày 18/7/2005, số 14529/ BTCTVQT ngày 16/11/2005, số 14531/ BTC-TVQT ngày 16/11/2005, số 14532/

BTC-TVQT ngày 16/11/2005 về hướng dẫn công tác đầu tư xây dựng.
- Các Văn bản số 5556/BTC-TVQT ngày 28/4/2006, số 8539/BTCTVQT ngày 11/7/2006 về việc thực hiện Luật Đấu thầu, xây dựng công trình.
- Quyết định số 2286QĐ-BTC ngày 05/7/2007 phân cấp và uỷ quyền
thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư XDCB trong
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính....

15


SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ TÀI CHÍNH

16


SƠ ĐỒ 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG DỰ TOÁN; PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN; ĐIỀU CHỈNH
DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN HCSN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

Cơ quan tài chính nhà nước

1

6

7

12

Đơn vị dự toán cấp I

13


2

5

8

11

14

Đơn vị dự toán cấp II

3

4

9

10

Đơn vị trực tiếp
Sử dụng kinh phí

1. Cơ quan Tài chính Nhà nước thông báo số kiểm tra dự toán do đơn vị dự
toán cấp I.
2. Đơn vị dự toán cấp I phân bổ và thông báo số kiểm tra dự toán cho đơn vị
dự toán cấp II.
3. Đơn vị dự toán cấp II phân bổ và thông báo số kiểm tra dự toán cho đơn vị
trực tiếp sử dụng kinh phí (đơn vị dự toán cấp III).

4. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí lập dự toán gửi đơn vị dự toán cấp II.
5. Đơn vị dự toán cấp II tổng hợp dự toán gửi đơn vị dự toán cấp I.
6. Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp dự toán gửi Cơ quan Tài chính Nhà nước.
7. Cơ quan Tài chính Nhà nước giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp I.
8. Đơn vị dự toán cấp I phân bổ và giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp II.

17


9. Đơn vị dự toán cấp II phân bổ và giao dự toán cho đơn vị trực tiếp sử dụng
kinh phí.
10. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí tổng hợp báo cáo quyết toán gửi đơn vị
dự toán cấp II.
11. Đơn vị dự toán cấp II tổng hợp báo cáo quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp
I.
12. Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Cơ quan Tài chính
Nhà nước.
13. Quá trình điều chỉnh, bổ sung dự toán của Cơ quan Tài chính Nhà nước
cho các đơn vị dự toán và quá trình điều chỉnh, bổ sung dự toán của đơn vị
dự toán cấp trên cho đơn vị dự toán cấp dưới.
14. Quá trình thẩm định, phê duyệt quyết toán của Cơ quan Tài chính Nhà
nước cho đơn vị dự toán cấp I và của đơn vị dự toán cấp trên do đơn vị dự
toán cấp dưới.

18


SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH THANH TOÁN CÁC KHOẢN MUA SẮM HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CỦA
CÁC CƠ QUAN HCSN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH


(Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí)

Đơn vị dự toán cấp trên
1

1

3
Kho bạc nhà nước

Đơn vị trực tiếp
4

sử dụng kinh phí

5
Ngân hàng thương mại

5
2
Nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ
1. Đơn vị dự toán cấp trên phê duyệt, giao dự toán cho đơn vị trực tiếp sử
dụng kinh phí và thông báo cho Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ký hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ
với nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ.
3. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí gửi chứng từ, hồ sơ đề nghị thanh toán
cho Kho bạc Nhà nước.
4. Kho bạc Nhà nước kiểm tra hồ sơ, chứng từ và đối chiếu với dự toán của
đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí.
5. Kho bạc Nhà nước chi trả (tạm ứng, thanh toán) cho nhà cung cấp hàng

hóa, dịch vụ, qua tài khoản ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại
thông báo đã thu được tiền cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

19


SƠ ĐỒ 4: QUY TRÌNH THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHO CÁ NHÂN CỦA CÁC CƠ QUAN
HCSN THUỘC BỘ TÀI CHÍNH (Đơn

vị trực tiếp sử dụng kinh phí)

Đơn vị dự toán cấp trên
1

1
2

Kho bạc nhà nước

Đơn vị trực tiếp sử
dụng kinh phí

4

3
Các cá nhân
1. Đơn vị dự toán cấp trên phê duyệt, giao dự toán cho đơn vị trực tiếp sử
dụng kinh phí và thông báo cho Kho bạc Nhà nước.
2. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí làm thủ tục tạm ứng kinh phí từ Kho bạc
Nhà nước.

3. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí chi trả cho các cá nhân được hưởng kinh
phí.
4. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí gửi chứng từ đã thanh toán cho Kho bạc
Nhà nước để làm thủ tục thanh toán khoản kinh phí đã tạm ứng.

20



×