Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.49 KB, 15 trang )

Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Lê thị vân liêm

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ
TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
(CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ)
MÃ SỐ: 60.31.01

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS. TS: TRỊNH THỊ HOA MAI

Hà nội - 2007

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

0


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được tiến hành từ Đại hội Đảng VI
(Tháng 12/1986) bằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước. Đây là sự chuyển biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng yêu cầu
của xã hội và thời đại. Từ đó vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Kinh tế tư nhân với các
loại hình doanh nghiệp khác nhau ngày càng trở thành bộ phận quan trọng
quyết định sự lớn mạnh của nền kinh tế
Hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại. Việt
Nam đã và đang tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn
diện, cho đến nay Việt Nam đã gia nhập Tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông
Nam á (ASEAN); Khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN; Diễn đàn hợp
tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC); Đã ký hiệp định với EU; Hiệp
định thương mại với Hoa Kỳ, Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Hội nhập mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế. Để
vận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại thì bản thân quốc gia tham gia phải có
được một nền kinh tế phát triển năng động và bền vững. Các doanh nghiệp
chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất, quyết định sự tăng trưởng
nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân góp phần không nhỏ
vào sự tăng trưởng của đất nước.
Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

1



Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

triển kinh tế ở nước ta. Đại hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành
phần, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, cải thiện cơ chế quản lý kinh tế và
những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Việc phát triển khu vực kinh tế tư
nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng
sản xuất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo dân giàu, nước mạnh.
Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh
tế của đất nước, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã xác định "trên cơ sở ba chế độ sở hữu
(toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và thành phần
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư
bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có
vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế".
Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam còn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Các loại
hình doanh nghiệp tư nhân thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về
vốn, trình độ công nghệ quản lý còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các loại
hình doanh nghiệp tư nhân còn ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp tư nhân còn

kém hiểu biết về pháp luật, chính sách.
Nhận thấy tầm quan trọng của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đối với
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

2


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu đề tài:
"Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt
Nam”. Mục tiêu của luận văn là khẳng định tầm quan trọng của các loại hình
doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế quốc dân, phân tích những điểm thành
công và chưa thành công của Việt Nam trong việc phát triển loại hình doanh
nghiệp này qua đó nêu ra một vài giải pháp cho thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân là một vấn đề hấp dẫn, đã có nhiều
tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó có một số tác giả như:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh - Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với
kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
năm 2003. Nội dung đề cập đến vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế nhiều thành phần; vấn đề quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân; thực
trạng kinh tế tư nhân ở nước ta; phương hướng, giải pháp và chiến lược phát
triển kinh tế tư nhân trong tình hình hiện nay.
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai - Kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập,
Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội năm 2005. Tác giả đưa ra một cách nhìn khách
quan về kinh tế tư nhân với cả những ưu thế và hạn chế vốn có của nó; phân tích

đánh giá vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Lê Khắc Triết - Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam. Thực
trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội 2005. Nội dung đưa ra thực
trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu sự phát triển của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam, để từ đó có đánh giá so sánh và chỉ ra xu hướng
phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
ngày nay thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào.
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

3


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần làm rõ cơ sở lý luận chung và thực tiễn đối với sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và phát triển các loại hình
doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá lý luận về sự phát triển các loại hình doanh nghiệp
tư nhân.
+ Phân tích thực trạng phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam.
+ Đưa ra giải pháp, chiến lược phát triển các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và
Doanh nghiệp tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, việc nghiên cứu áp dụng theo phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua
thống kê, phân tích, đối chiếu và so sánh để tổng hợp và dự báo từ đó rút ra
những giải pháp tối ưu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm phát triển các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO.
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

4


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

7. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
gồm có 3 chương:
Chương1: Một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư

nhân ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân
ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

5


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM
1.1. Vị trí của các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân trong nền kinh tế thị
trƣờng
1.1.1. Khái niệm các loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, ở nước ta đối với thuật ngữ “khu vực tư nhân” hay nền kinh tế tư
nhân còn có rất nhiều quan điểm khác nhau. Sự phân loại kinh tế tư nhân theo
các tiêu chí khác nhau, dưới nhiều góc độ khác nhau và theo nhiều cách tiếp
cận, cách nhìn nhận theo thành phần kinh tế, theo hình thức tổ chức doanh
nghiệp, theo khu vực kinh tế và đặc biệt là hình thức sở hữu. Mỗi cách nhìn đều
có mục đích của nó và đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, các loại hình doanh nghiệp tư
nhân bao gồm các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, theo

quy định của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty được thành lập trên cơ
sở góp vốn của các thành viên và thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã cam kết
góp vào doanh nghiệp. Số lượng thành viên không quá 50 người, không được
quyền phát hành cổ phiếu.
2. Công ty cổ phần là loại hình công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn
của các cổ đông và các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn đựơc
huy động bằng cách phát hành chứng khoán.
3. Công ty hợp danh là loại hình công ty được thành lập trên cơ sở tham gia
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

6


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

ít nhất của hai thành viên hợp danh và có thể có các thành viên góp vốn ở đó.
Không được phép phát hành chứng khoán.
4. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị
trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam được sắp xếp thành ba khu
vực chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

và doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân. Sau khi sắp xếp loại hình doanh
nghiệp nhà nước chỉ còn khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nắm giữ những
ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đất nước, khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có khoảng 2.500 doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế của đất nước nhưng sự phát triển của khu vực này sẽ bị giới hạn
vì nó phụ thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Chỉ có các
loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có tiềm năng phát triển
mạnh nhất và trong tương lai sẽ có tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong tổng
GDP của nền kinh tế, quyết định sự phát triển nhanh, ổn định của nền kinh tế.
Như vậy, sự tồn tại và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát
triển kinh tế- xã hội. Nguồn tiềm năng này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng
kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động của con người, tài nguyên,
thông tin và các nguồn lực kinh tế khác.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường, trong đó các loại hình doanh nghiệp tư nhân có đóng góp
không nhỏ. Từ khi Luật Doanh nghiệp được thi hành (1/1/2000), các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ, chỉ trong mấy năm gần
đây khu vực tư nhân nói chung, các loại hình doanh nghiệp tư nhân nói riêng
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

7


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

phát triển mạnh lên, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội

của đất nước và dần khẳng định vai trò động lực của mình.
Có thể nhận thấy rõ sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân
qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1986 - 1990: đây là giai đoạn khởi đầu công cuộc đổi mới, các quan
điểm đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra dần dần được
cụ thể hoá thêm một bước, ví dụ về nông nghiệp, sau khi chỉ thị 100 về khoán
đến nhóm và người lao động (năm 1981), ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng khoá VI ra nghị quyết 10 về “đổi mới kinh tế nông nghiệp” hộ nông
dân được khẳng định là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, được giao quyền sử dụng
ruộng đất ổn định và lâu dài.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương (khoá
VI) ra Nghị quyết về chủ trương thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, giải phóng mọi nguồn lực sản xuất. Trên cơ sở những quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta cũng bắt đầu soạn thảo và ban hành một số đạo
luật cho sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp tư nhân
phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do hậu quả của những sai lầm cũ
chưa được khắc phục, chúng ta đã gặp phải những khó khăn mới do những
khuyết điểm mới nảy sinh trong những năm đầu đổi mới như: giá, tiền lương,
vỡ tín dụng, tranh chấp đất đai trong nông nghiệp… Mặt khác, tình hình quốc tế
lại có những biến động lớn, tác động trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế,
bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa của nước ta. Trong bối cảnh như vậy, sở hữu
tư nhân, kinh tế tư nhân nước ta trong giai đoạn này chỉ mới bắt đầu được tái
lập, còn phát triển chưa mạnh, chưa rõ nét, vì thế số lượng các loại hình doanh
nghiệp tư nhân chưa nhiều
* Từ năm 1991-1999: đây là khoảng thời gian 10 năm Luật Công ty và
Luật Doanh nghiệp tư nhân phát huy tác dụng, vì thế sở hữu tư nhân, kinh tế tưPh¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

8



Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

nhân trong giai đoạn này phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng
nhanh. Tính chung thời kỳ 1991-2000, số lượng các loại hình doanh nghiệp tư
nhân đăng ký kinh doanh tăng bình quân hàng năm là 96,24% từ 132 doanh
nghiệp tư nhân năm 1991 đến hết năm 1996 có 30.897 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh. Trong 9 năm 1991-1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký, sự gia
tăng về số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn 1991- 1999
thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Số lƣợng các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đăng ký kinh
doanh (từ 1991-1999).
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm
1991

Tổng số
132

Tăng so với năm trước (%)
-

1992

4.241

3112,87


1993

7.813

84,22

1994

7.460

- 5,52

1995

5.729

- 23,21

1996

5.522

- 3,62

1997

3.760

- 31,91


1998

3.121

- 17

1999

4.615

47,86

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát
triển kinh tế tư nhân, Ban kinh tế Trung ương ngày 26/11/2001.
Qua bảng trên ta thấy, số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng
ký tăng lên trong những năm đầu (1991-1994) sau khi Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực, những năm sau lại giảm đi đến hết năm
1999. Điều đặc biệt chú ý là khi Luật Doanh nghiệp ra đời thay cho Luật Công
ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân thì số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

9


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Ngọc Bút (2002) “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
2. GS.TS KH. Lương Xuân Quỳ (2002) “Xây dựng quan hệ sản xuất định
hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam”.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
3. PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005) “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập”. Nhà xuất bản Thế giới
4. PGS Mai Tết - Nguyễn Văn Tuất và Th.s Đặng Danh Lợi (2006) “Sự vận
động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
5. GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003) “Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối
với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
6. Phương Hữu Việt (2002). “Phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay”. Luận án tiến sỹ Kinh tế
7. Viện thông tin khoa học- xã hội (2003) “Kinh tế tư nhân trong giai đoạn
toàn cầu hoá hiện nay”. Nhà xuất bản khoa học- xã hội.
8. “Việt Nam hướng tới 2010” (2001). (tập 1- 2). Tuyển tập báo cáo phối
hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các chuyên gia quốc tế
và Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
9. Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001- 2003 (2003). Nhà xuất bản thống kê
10. Niên giám thống kê năm 2004, 2005, 2006. Nhà xuất bản thống kê
11.Văn kiện Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia
11. Tạp chí Kinh tế và phát triển các số năm 2004 đến năm 2007
12. Tạp chí Cộng sản các số năm 2004 đến năm 2007
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

10



Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

13.Con số và sự kiện các số năm 2004 đến năm 2007
14. Tạp chí Lý luận Chính trị các số năm 2004 đến năm 2007

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh 9
(từ 1991-1999).
Bảng1.2: Lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp 10
thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng1.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh 12
nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp.
Bảng 1.4: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 14
hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.1.Tổng quan về tình hình doanh nghiệp phân theo năm thành lập

28

Bảng 2.2. Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh 30
Bảng 2.3. Số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại 32
thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp.
Bảng 2.4. Số doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo ngành 34
Bảng 2.5. Nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp trong khu vực kinh 37
tế tư nhân.
Bảng 2.6. Quy mô về vốn của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.


38

Bảng 2.7: Thực trạng lãi, lỗ của các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế
tư nhân (2003 - 2005)

40

Bảng 2.8. Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 phân theo quy mô lao 42
động và phân theo loại hình doanh nghiệp.
Bảng 2.9. Phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội qua các con số.

44

Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong 63
khu vực kinh tế tư nhân.
Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

11


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

Bảng 2.11: Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tư nhân

66

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tƣ

6

nhân ở Việt Nam.
1.1Vị trí của các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường. 6
1.1.1. Khái niệm các loại hình doanh nghiệp tư nhân

6

1.1.2 Vai trò của các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị 7
trường.
1.2. Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở một số quốc 17
gia và bài học cho Việt Nam
1.2.1 Phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở một số quốc gia

17

1.2.2 Một số bài học cho Việt Nam

25
28

Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ
nhân ở Việt Nam
2.1. Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam


28

2.1.1.Sự gia tăng về số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân

28

2.1.2. Cơ cấu, quy mô các loại hình doanh nghiệp tư nhân

34

2.1.3. Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp tư nhân theo lãnh thổ

43

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình doanh 48
nghiệp tư nhân ở Việt Nam
2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

48

2.2.2. Môi trường pháp lý

53

2.2.3. Môi trường kinh tế

56

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt

Nam

12


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ

2.3. Đánh giá chung

59

2.3.1. Những mặt mạnh trong phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu 59
vực kinh tế tư nhân.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

61

2.3.3. Xu hướng phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh 68
tế tư nhân.
Chương 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển các loại hình doanh 73
nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
3.1. Bối cảnh phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.

73

3.1.1. Thuận lợi.

73


3.1.2. Khó khăn.

76

3.2. Định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư 77
nhân.
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

77

3.2.2. Phát triển loại hình Công ty cổ phần

78

3.2.3. Gia tăng số lượng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

79

3.2.4. Tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các loại hình doanh nghiệp.

79

3.3. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân 79
ở Việt Nam.
3.3.1. Phát triển loại hình Công ty cổ phần.

80

3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong khu vực.


80

3.3.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp.

81

3.3.4. Giải pháp để nâng cao trình độ của người lao động.

83

3.3.5. Tạo điều kiện, đưa ra giải pháp phù hợp để các loại hình doanh nghiệp 84
trong khu vực kinh tế tư nhân phân bổ đồng đều.
KẾT LUẬN

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

13


Lê Thị Vân Liêm

Luận văn thạc sỹ


Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t­ nh©n ë ViÖt
Nam

14



×