Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tóm tắt kiến thức cơ bản thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

Phần: Tỷ giá hối đoái
1. Các loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế? Đặc điểm mỗi loại?


Căn cứ vào phạm vi sử dụng:
o Tiền tệ thế giới: là tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện
thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không cần phải có sự thừa nhận trong
các Hiệp định ký kết giữa các Chính phủ nhiều bên hoặc hai bên. Vàng là tiện tệ thế giới.


Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng trị giá hiệp định
và/hoặc hợp đồng.



Không dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các
quốc gia.



Tiền giấy không được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng của
tiền mặt.



Vàng là tiền tệ dự trữ của các quốc gia trong thanh toán quốc tế.




Vàng chỉ được dùng làm tiền tệ chi trả giữa những nước mắc nợ và nước chủ nợ
cuối cùng sau khi không tìm được các công cụ trả nợ khác thay thế.

o Tiền tệ quốc tế: là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế, ra đời từ một Hiệp định tiền
tệ ký kết giữa các nước thành viên, còn gọi là tiền tệ hiệp định.


Hiệp định tiền tệ Bretton Woods của IMF thừa nhận USD là tiền tệ quốc tế.



Hiệp định tiền tệ Jamaica cho ra đời SDR – “quyền rút vốn đặc biệt”. SDR là
đồng tiền tín dụng của IMF dành cho Ngân hàng trung ương các nước thành viên
vay, không được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ
quy định (5 đồng tiền chủ yếu của thế giới: USD, JNY, GBP, DEM, FF)  SDR
chưa có chức năng phương tiện thanh toán quốc tế.



Hiệp định thanh toán bù trừ nhiều bên ký kết giữa các nước thành viên của Hội
đồng tương trợ kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa (SEV) cho ra đời đồng tiền quốc
tế xã hội chủ nghĩa Rúp chuyển khoản (Transferable Rouble) không được đổi ra
các loại ngoại tệ khác một cách tự do, phạm vi sử dụng chỉ giới hạn trong giao
dịch giữa các nước thành viên.



EURO là đồng tiền chung của Châu Âu theo Hiệp ước Maastricht. EURO vừa là
tiền tệ đa quốc gia thực hiện chức năng tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế khu
vực thực hiện chức năng tiền tệ quốc tế.


o Tiền tệ quốc gia: là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt. Có 2 hình thái: tiền mặt (cash),
tiền tín dụng (credit money) gồm tiền tín dụng bằng giấy truyển thống và tiền tín dụng
điện tử.
1


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng





Tất cả tiền tệ quốc gia đều không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng.



Hầu hết tiền tệ của các quốc gia đều tuyên bố thả nổi, trừ các nước nghèo hoặc
đang bị bao vây phong tỏa kinh tế  mức thả nổi tiền tệ của các quốc gia không
như nhau:


Cơ chế thả nổi tự do: các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (G8).



Cơ chế thả nổi có điều tiết: nhóm các nước đang phát triển.




Tiền tệ quốc gia tham gia vào thanh toán quốc tế phụ thuộc vào vị trí của tiền tệ
quốc gia đó trên thị trường tiền tệ quốc tế và sự lựa chọn tự do của các bên trong
các hiệp định thương mại, hiệp định thanh toán và các hợp đồng.



Mức độ quản lý ngoại hối của các nước không giống nhau.



Sức mua tiền tệ của các quốc gia biến động theo chiều cánh kéo.

Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ:
o Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước
hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền
yêu cầu hệ thống Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước
khác mà không cần phải có giấy phép.


Tự do chuyển đổi toàn bộ



Tự do chuyển đổi từng phần


Chủ thể chuyển đổi: người cư trú và người phi cư trú.




Mức độ chuyển đổi



Nguồn thu nhập tiền tệ

o Tiền tệ chuyển khoản (Transferable currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc
khối kinh tế quy định những khoản thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được ghi vào tài khoản
mở tại các Ngân hàng chỉ định sẽ được quyền chuyển khoản sang tài khoản chỉ định của
một bên khác ở cùng một Ngân hàng hoặc một Ngân hàng ở nước khác khi có yêu cầu
mà không cần giấy phép.
o Tiền tệ clearing (Clearing currency): là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ
hai bên ký kết giữa Chính phủ hai nước với nhau.


Không được tự do chuyển đổi sang các tiền tệ khác, không được chuyển khoản
sang các tài khoản khác, chỉ được ghi Có và ghi Nợ trên tài khoản clearing do
hiệp định quy định, cuối năm sẽ tiến hành bù trự bên Có và bên Nợ của tài khoản,
bên nào dư Nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ
năm sau hoặc là trả nợ bằng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợ.
2


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Hiệp định thanh toán clearing có thể quy định mở tài khoản clearing một bên hoặc
hai bên.


2. Tiền tự do chuyển đổi là gì? Cho ví dụ.


Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc
khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ
thống Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần
phải có giấy phép.
o Tự do chuyển đổi toàn bộ: USD, EURO, GBP, JBY, AUD, SGD, CHF, ATS, MYR,
CAD, SEK…
o Tự do chuyển đổi từng phần: thường được Nân hàng Việt Nam giao dịch là PHP, TWD,
THB, KRW, IDR, EGP…


Chủ thể chuyển đổi: Người cư trú (Resident) phải có giấy phép mới chuyển đổi
ngoại tệ và Người phi cư trú (Non-resident) được tự do chuyển đổi ngoại tệ..



Mức độ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyển
đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì được tự do
chuyển đổi ngoại tệ.



Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi cư trú
từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động đầu tư nước
ngoài… tại các nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do; còn các nguồn thu
nhập khác phi thương mại hoặc dịch vụ, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy
phép.


3. Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái?


Khái niệm:
o Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ
quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định  Giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể
hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái.
VD: Một người nhập khẩu tại Mỹ phải bỏ ra 160000 USD để mua một tờ séc trị giá
100000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy giá 1 GBP là 1.60 USD;
đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ.
o Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.


Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy
bạc ngân hàng được tự do chuyển đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đúc bằng
vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai giấy bạc
ngân hàng của hai nước với nhau. So sánh hàm lượng vàng giữa hai tiền tệ với
3


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

nhau là ngang giá vàng (gold parity), hay nói cách khác, ngang giá vàng của tiền
tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.


Trong chế độ bản vị hối đoái vàng dựa vào USD – chế độ tiền tệ Bretton Wooods,
tỷ giá chính thức tiền tệ của các thành viên được xác định dựa vào cơ sở so sánh
hàm lượng của tiền tệ các nước thành viên với hàm lượng vàng của USD.




Trong chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods, tiền tệ của tất cả các quốc gia đều không
được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng, ngang giá vàng không còn là cơ sở
để tính tỉ giá hối đoái. Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so
sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ
(Purchasing Power Parity).

4. Các loại ngoại hối quy định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005?


Ngoại tệ (Foreign Currency) tồn tại trong các hình thái là tiền giấy, tiền kim loại, tiền tài khoản
gồm có:
o Đồng tiền quốc gia khác
o Đồng tiền chung châu Âu (EURO)
o Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)



Phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ gồm có:
o Séc (Check)
o Hối phiếu và Kỳ phiếu (Bill of Exchange, Promissory Note)
o Thẻ tín dụng (Credit Card)



Các loại chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ gồm có:
o Cổ phiếu (Stock)
o Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bond)

o Trái phiếu Chính phủ (Government Bond)
o Chứng chỉ quỹ đầu tư (Investment Unit)
o Các chứng từ phái sinh (Derivative Documents)



Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng
dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.



Tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

4


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

5. Các loại tỷ giá phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế?


Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Exchange Rate – T/T Rate) – Tỷ giá điện hối
là tỷ giá mà Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm là Ngân hàng phải
chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử (Electronic Funds
Transfer – EFT).
o Đặc điểm:






Là tỷ giá cơ bản của một quốc gia



Tốc độ thanh toán nhanh



Chi phí cao

Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) – Tỷ giá thư hối là tỷ giá mà Ngân hàng bán
ngoại tệ cho khách hàng không kèm theo trách nhiệm chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà
Ngân hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông thường.
o Đặc điểm:





Không thông dụng trong thanh toán quốc tế.



Tốc độ thanh toán rất chậm.



Chi phí rẻ.


Tỷ giá séc là tỷ giá mà Ngân hàng bán séc ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển
séc đến người thụ hưởng quy định trên séc.
o Tỷ giá séc bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi
mua séc cho đến khi séc được trả tiền.



Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả tiền ngay là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền
ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối
phiếu cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả ngoại tệ cho anh ta. Người được
chuyển nhượng khi nhận được hối phiếu sẽ xuất trình đến Ngân hàng chỉ định trên hối phiếu để
nhận tiền ngay sau khí xuất trình.
o Cách tính tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay cũng tương tự như cách tính tỷ giá séc, nếu khác
là lãi suất được tính là lãi huy động ngoại tệ.



Tỷ giá hối phiếu Ngân hàng trả chậm là tỷ giá mà Ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm
cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu
cho người khác mà khách hàng là người có nghĩa vụ trả tiền cho anh ta. Khi hối phiếu đến hạn
thanh toán, người được chuyển nhượng sẽ xuất trình hối phiếu đến Ngân hàng chỉ định trên hối
phiếu để nhận tiền.
o Tỷ giá hối phiếu trả chậm bằng tỷ giá điện hối trừ số tiền lãi phát sinh từ lúc Ngân hàng
bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời hạn này thường bằng thời hạn trả
5


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng


tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ Ngân hàng bán hối
phiếu đến Ngân hàng trả tiền ghi trên hối phiếu.


Ngoài ra còn có các loại tỷ giá khác:
o Tỷ giá giao ngay, tỷ giá có kỳ hạn.
o Tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra.
o Tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa.
o Tỷ giá tiền mặt, tiền giá chuyển khoản.

6. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái?


Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước
o Quốc gia nào có mức độ lạm phát lớn hơn nước kia thì đồng tiền của nước đó có sức mua
thấp hơn nước kia.
o Nếu các nhân tố khác tác động đến lạm phát là không đổi, chỉ tính riêng tác động của lạm
phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỉ giá trong tương lai.
VD: Xét đồng tiền của hai quốc gia Mỹ (USD) và Pháp (FRF) trong điều kiện cạnh tranh
lành mạnh, năng suất lao động giữa hai quốc gia tương đương nhau, quản lý ngoại hối tự do
và tỷ giá hối đoái được xác định theo ngang giá sức mua.
- Tỷ giá trước lạm phát: USD = a FRF
- Lạm phát ở Mỹ là IA, lạm phát ở Pháp lá IF; ta có tỷ giá sau lạm phát:
USD + USD.IA = a.FRF + a.FRF.IF
USD (1 + IA) = FRF (1 + IF).a
USD = a.FRF + a.FRF.(IF – IA)/(1+IA)
- Nếu mức độ lạm phát tại Mỹ nhỏ: 1+ IA-> 1
Tỷ giá sau lạm phát sẽ là:
USD= a.FRF + a.FRF.(IF – IA)




Cung và cầu ngoại hối trên thị trường
o Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự
biến động của tỷ giá hối đoái.
o Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối bao gồm:

6


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của các cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân
thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn
cầu ngoại hối. Ngược lại thì cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối.



Thu nhập thực tế (tức là mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu
về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán
hàng nhập khẩu tăng lên.



Những nhu cầu ngoại hối bất ngờ tăng lên do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa,
chiến tranh… cũng như do nạn buôn lậu hàng nhập khẩu gây ra.




Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc
cao hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó, do
đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.



Các nhân tố khác: thuế XNK, quota, hạn ngạch,…

7. Thanh toán quốc tế là gì? Các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế?


Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh
trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ
chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa
các ngân hàng của các nước liên quan.



Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
o Ngân hàng trung ương




Vai trò:


Thay mặt Chính phủ ký kết, thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng
quốc tế.




Ngân hàng của các Ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc
tế.

Nhiệm vụ:


Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.



Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.



Thay mặt Chính phủ ký các Điều ước quốc tế, Luật quốc tế về tiền tệ và
tín dụng.



Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.



Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh
toán trong và ngoài nước.
7



Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng





Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh
toán quốc nội và quốc tế.



Thực hiện các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Ngân hàng thương mại
o Chức năng trung gian tín dụng


Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ và tín dụng, với một hệ thống
mạng lưới chi nhánh và đại lý rộng khắp cả nước đã huy động được các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi hình thành trong xã hội để phân phối lại cho nền kinh tế
quốc dân theo nguyên tắc tín dụng.



Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ sở của Ngân hàng thương mại,
quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

o Chức năng trung gian thanh toán



Các chủ thể trong nền kinh tế đem gửi tiên tệ tạm thời nhàn rỗi vào Ngân hàng
Thương mại, một mặt để hưởng lãi tiền gửi và mặt khác coi Ngân hàng là người
giữ tiền của mình.



Tiền gửi vào Ngân hàng thường được lưu giữa trong hệ thống tài khoản như tài
khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, tài khoản tiền lương, tài khoản thanh
toán, tài khoản tiết kiệm,…



Các chủ tài khoản có thể ủy thác cho Ngân hàng nắm giữ tài khoản thu hộ hoặc
chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình với các chủ tài
khoản khác mở tại Ngân hàng nắm giữ tài khoản đó hoặc tại các ngân hàng trong
và ngoài nước.



Nếu thu chi tiền tệ giữa các tài khoản của những người cư trú với nhau thì gọi là
thanh toán trong nước, ngược lại, giữa tài khoản của người cư trú với tài khoản
của người phi cư trú thì gọi là thanh toán quốc tế.

o Chức năng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt thực hiện có
hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông tiền tệ


Ngân hàng sáng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như séc (check), chứng chỉ
tiền gửi có thể chuyển nhượng được (Negotiable certificate of deposits) thay cho

tiền mặt trong lưu thông hàng hóa và hoặc dịch vụ.

 Các chức năng của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
trong đó chức năng trung gian tín dụng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
Chức năng trung sáng tạo ra các công vụ lưu thông tín dụng thay cho tiền mặt thực hiện có
hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ chỉ có thể phát huy được trên cơ sở
chức năng trung gian tín dụng, đồng thời dựa vào chức năng này mà chức năng trung gian
8


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

thanh toán mới có cơ hội để mở rộng về quy mô và tiết kiệm có hiệu quả chi phí lưu thông
tiền mặt.


Các chủ thể khác
o Bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong lĩnh vực phi Ngân hàng như kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải,
giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hóa, nghệ
thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội.
o Các chủ thể này tham gia hoạt động thanh toán quốc tế với tư cách là người ủy thác cho
ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi những khoản phải
chi cho nước ngoài.

8. Phương pháp tính tỷ giá chéo và tác dụng của nó?


Phương pháp tính tỷ giá chéo: tham khảo SGK.




Tác dụng:

9. Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế?


Khái niệm: cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi bằng
một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú trong một khoản thời gian nhất định.
(Pháp lệnh ngoại hối 2005)
o Kỳ lập cán cân thanh toán quốc tế thường là 1 năm nhưng cũng có thể tùy theo yêu cầu
mà cán cân thanh toán quốc tế có thể được lập và báo cáo thường xuyên hơn.
o Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy
định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c
khoản này;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có
thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d
và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
9


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng


g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường
hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện
ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
o Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này.
 Nhận xét


“Quốc tịch” và “Người cư trú” không nhất thiết phải trùng nhau.



Các tổ chức quốc tế như Qũy tiền tệ quôc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),
Liên hợp quốc (UNO),… là người không cư trú với mọi quốc gia.



Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các lưu học sinh, khách du lịch…
không kể thời hạn cư trú là người không cư trú với nước đến và là người cư trú
với nước đi.



Các công ty đa quốc gia là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc gia.

o Các khoản thu và các khoản chi: Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP là giao
dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú.
o Đồng tiền được sử dụng trong ghi chép BP: Cán cân thanh toán quốc tế của một nước có
thể hạch toán, ghi chép bằng bất kỳ đồng tiền nào (quy đổi theo tỷ giá chéo) do quốc gia

ấy quy định sử dụng.


Cán cân thanh toán quốc tế được chia ra thành 2 loại
o Cán cân thanh toán quốc tế trong một thời kỳ nhất định - bảng cân đối các khoản đã thu
thực tế và các khoản đã chi thực tế bằng một đồng tiền nào đó giữa người cư trú và người
phi cư trú trong một thời kỳ nhất định  việc thu và chi đã dứt điểm.
o Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời điểm nhất định - bảng cân đối các khoản đã thu
thực tế và các khoản đã chi thực tế, các khoản sẽ thu và các khoản sẽ chi bằng một đồng
tiền nào đó giữa người cư trú và người phi cư trú vào một thời điểm nhất định  việc thu
và chi là chưa dứt điểm.
 Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời điểm nhất định phản ánh cụ thể hơn sự biến động
cung cầu ngoại hối, tỷ giá hối đoái và các lĩnh vực kinh tế của quốc gia (VD: xuất/ nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ; tiếp nhận đầu tư nước ngoài; đầu tư ra nước ngoài…)

 Cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng; chỉ có cán cân thanh toán vãng lãi, cán cân di chuyển
vốn và tín dụng có thể dư thừa hay thiếu hụt.
Khi ghi chép cán cân thanh toán quốc tế, hàng xuất khẩu được tính theo trị giá FOB, hàng nhập khẩu
tính theo trị giá CIF hoặc CFR.


Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế:
10


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

o Hạng mục thường xuyên - Cán cân thanh toán vãng lai phản ánh các khoản thu và chi
làm tăng và giảm tài sản tài chính về sở hữu của một quốc gia này với một quốc gia khác.
Cán cân thanh toán vãng lai đóng vai trò quan trọng trong đánh giá thực chất cán cân

thanh toán quốc tế.

o



Cán cân thương mại: phản ánh xuất nhập khẩu hàng hóa; chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong cán cân thanh toán vãng lai; nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu  cán cân
thương mại dư thừa; nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu  cán cân thương mại
thiếu hụt.



Cán cân dịch vụ: phản ánh thương mại dịch vụ; đối với các quốc gia có nền kinh
tế phát triển, cán cân dịch vụ thường dư thừa; nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
 cán cân dịch vụ dư thừa; nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu  cán cân dịch vụ
thiếu hụt; các giao dịch gắn liền với cán cân dịch vụ: du lịch, giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông,…



Cán cân thu nhập: các hạng mục gắn liền với cán cân thu nhập gồm có: thu nhập
xuất phát từ lao động, thu nhập xuất phát từ đầu tư (lợi tức, cổ tức, trái tức và các
khoản thu nhập khác có được từ lĩnh vực này); phụ thuộc vào các yếu tố sau: số
lượng lao động, tiền lương lao động, số vốn đầu tư, mức sinh lời của những khoản
đầu tư,…



Chuyển giao một chiều: các khoản viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu và

các khoản chuyển giao khác bằng tiền,bằng hiện vật cho mục đích tiêu dùng do
người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại.

Hạng mục vốn - Cán cân di chuyển vốn và tín dụng phản ánh các khoản thu và chi làm
tăng hay giảm tài sản tài chính về quyền sử dụng của một nước này với một nước khác.
Cán cân di chuyển vốn và tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với cán cân thanh
toán quốc tế khi cán cân thanh toán vãng lai thiếu hụt.


Cán cân vốn ngắn hạn: luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc
gia được phân theo tiêu chí chủ thể, gồm có: khu vực Nhà nước và khu vực tư
nhân.



Cán cân vốn dài hạn: luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia
được phân theo tiêu chí chủ thể, gồm có: khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân;
theo tiêu chí khách thể gồm có: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp và vốn
dài hạn khác.

o Hạng mục chênh lệch phản ánh sai số do ghi chép - thống kê. Nếu hạng mục chênh lệch
là số dương phản ánh nguồn vốn chảy vào, hạng mục chênh lệc là số âm phản ánh nguồn
vốn chảy ra.
o Hạng mục dự trữ chính thức phản ánh mức độ thay đổi về khối lượng ngoại tệ, vàng, tài
sản dự trữ mà các tổ chức tiền tệ nắm giữ.

11


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng




Hạng mục dự trữ chính thức gồm có: vàng, ngoại tệ, đồng SDR gửi tại IMF, vị thế
dự trữ tại IMF.



Sự thay đổi về khối lượng nới các bộ phận cấu thành hạng mục dự trữ chính thức
đo lường mức dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán vãng lai và cán cân
dịch chuyển vốn và tín dụng của một nước.

10. Thị trường ngoại hối? Đặc điểm của thị trường ngoại hối? Thành viên tham gia thị trường
ngoại hối?


Khái niệm: thị trường hối đoái là nơi tập trung các giao dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối;
ngoại hối bao gồm ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế khác. Trung tâm của thị
trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng - nơi tập trung các giao dịch, trao dổi và mua bán
ngoại hối trực tiếp với nhau.
o Hệ thống hối đoái Anh - Mỹ: thị trường hối đoái chỉ mang tính chất tượng trưng; các giao
dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối được thực hiện thường xuyên giữa các ngân hàng và
các nhà môi giới một cách trực tiếp thông qua các phượng tiện như điện thoại, telex,…
o Hệ thống hối đoái Châu Âu: các giao dịch trên thị trường hối đoái được tập trung ở các
trung tâm giao dịch; các giao dịch, trao đổi và mua bán ngoại hối được thực hiện giữa các
chủ thể khác nhau chứ không dừng ở mức đa số giữa các ngân hàng và các nhà môi giới;
các Ngân hàng thương mại lớn có đại lý, chi nhánh tại các quốc gia đối tác đóng vai trò
quan trọng trong các giao dịch và ảnh hưởng đến hoạt động của những Ngân hàng có quy
mô nhỏ hơn.




Các đặc điểm của thị trường hối đoái:
o Thị trường có quy mô rất lớn, tổng doanh thu (tổng giá trị hợp đồng giao dịch) đạt 1.5
nghìn tỷ đô-la trong một ngày.
o Thị trường hoạt động liện tục (24/24).
o Thị trường có mức độ nhạy cảm với thông tin cao (thông tin kinh tế, chính trị, xã hội,…).
o Thị trường mang tính chất quốc tế.



Thành viên tham gia thị trường hối đoái:
o Các chủ thể có nhu cầu về ngoại hối.
o Các chủ thể với mục đích tìm kiếm lợi nhuận: các nhà đầu cơ tiến hành kinh doanh chênh
lệch giá, các nhà môi giới,…
o Ngân hàng Trung ương (tìm hiểu Ngân hàng Trung ương tham gia thị trường ngoại hối
như thế nào?)

11. Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm vận dụng?

12


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Định nghĩa: nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn là một loại giao dịch mà các điều kiện, điều
khoản của hợp đồng mua bán ngoại hối được giao kết vào thời điểm ký kết hợp đồng và việc
thực hiện các điều kiện, điều khoản này lại diễn ra vào môt thời điểm xác định trong tương lai,

theo một tỷ giá đã được quy định từ trước giữa các bên.



Đặc điểm:
o Hợp đồng mua bán ngoại hối có kỳ hạn:


Người lập hợp đồng mua bán ngoại hối có kỳ hạn: Ngân hàng Thương mại.



Địa điểm giao dịch: quầy OTC.



Khối lượng giao dịch của mỗi hợp đồng: tùy theo thỏa thuận giữa các bên.



Ngày giao nhận: tùy theo thỏa thuận giữa các bên.



Chi phí hợp đồng: phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất
(offered spread).



Ngày thanh toán: trả vào ngày hợp đồng quy định thanh toán theo tỷ giá đã thỏa

thuận trước.

o Tỷ giá có kỳ hạn:


Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng lại xác định trước ở thời
điểm hiện tại.



Cũng giống như tỷ giá giao ngay, tỷ giá có kỳ hạn được báo nguyên giá.



Sự chênh lênh giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay phụ thuộc vào 2 yếu tố
chính: tương quan sức mua giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia; chênh lệch lãi suất
cho vay giữa hai quốc gia.



Công thức lượng hóa: Rf = Rs + Rs.K.(Id – Iu)
Rf: tỷ giá có kỳ hạn
Rs: tỷ giá giao ngay
K: hệ số thời hạn cho vay trong 1 năm ( N/360, N/12)
Id, Iu: lãi suất cho vay của đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá



Nếu lãi suất của đồng tiền yết giá lớn hơn lãi suất của đồng tiền định giá, tỷ giá có
kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay trừ điểm khấu trừ (discount rate).




Nếu lãi suất của đồng tiền yết giá nhỏ hơn lãi suất của đồng tiền định giá, tỷ giá
có kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng điểm gia tăng (premium).
13


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

o Vận dụng nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ hạn: nghiệp vụ mua bán ngoại hối có kỳ
hạn với đặc điểm tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng lại xác định
trước ở thời điểm hiện tại cho phép các chủ thể tham gia giao dịch ngoại hối tự bảo hiểm
cho mình trước những những rủi ro biến động tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi và
kiếm được một khoản lãi chắc chắn.
12. Giao dịch swap? Đặc điểm vận dụng?


Định nghĩa:
o Giao dịch SWAP là giao dịch mua và bán đồng thời một lượng ngoai tệ nhất định theo
những ngày giá trị khác nhau.
o Giao dịch SWAP có thể là: kết hợp một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kỳ hạn
hoặc kết hợp hai giao dịch có kỳ hạn nhưng có ngày giá trị khác nhau.
o Giao dịch SWAP là nghiệp vụ hối đoái kép, hai nghiệp vụ được tiến hành cùng một lúc
với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo hai hướng ngược nhau.



Đặc điểm của tỷ giá hoán đổi:
o Tỷ giá hoán đổi (swap rate) = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay

o Tỷ giá hoán đổi hay còn gọi là điểm kỳ hạn phân loại theo số tuyệt đối bao gồm: điểm gia
tăng (premium) và điểm khấu trừ (discount rate).
o Tỷ giá hoán đổi phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất cho vay giữa hai đồng
tiền (đồng tiến yết giá, đồng tiền định giá).



Vận dụng nghiệp vụ hoán đổi: giao dịch SWAP với cơ chế tín dụng của mình cho phép Ngân
hàng phối hợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua và bán ngoại tệ có kỳ hạn theo hướng
ngược lại nhằm kiếm được một khoản lãi chắc chắn hoặc bảo tồn vốn trước các rủi ro tiền tệ biến
động.

13. Giao dịch tương lai? Đặc điểm vận dụng?


Định nghĩa: nghiệp vụ ngoại hối tương lai là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua và bán một
lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, được xác định bởi sở giao dịch. (nghiệp vụ
này ở VN chưa được áp dụng)



Đặc điểm của giao dịch tương lai:
o Sau khi ký hợp đồng, người mua phải ký quỹ một khoản tiền theo quy định cho mỗi hợp
đồng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng.
o Trong các giao dịch tương lai, khách hàng có thể kết thúc hợp đồng bất cứ lúc nào bằng
cách ký một hợp đồng khác mua (nếu hợp đồng trước là hợp đồng bán) và ký một hợp
đồng bán (nếu hợp đồng trước là hợp đồng mua) với cùng một số tiền và ngày thanh toán,
14



Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

tuy nhiên, tỷ giá của hai hợp đồng này là khác nhau nhằm đảm bảo cho chủ thể giao dịch
có lời.


Vận dụng giao dịch tương lại: Giao dịch tương lai là một giao dịch khống nhằm chống lại rủi ro
hối đoái và kiếm một khoản lãi.

14. Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm vận dụng?


Hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Currency Options): là một công cụ tài chính, cho phép ngƣời mua
hợp đồng có quyền (chứ không phải là nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền nhất định, tại mức
tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.



Giao dịch quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở ký
hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) hoặc quyền bán (Put Option) một lượng ngoại tệ nhất
định, theo một giá quy định và việc thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra trong tương lai (vào ngày đáo
hạn hoặc trước ngày đáo hạn).



Đặc điểm:
o Option Châu Âu chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
o Option Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trước ngày đáo hạn.
o Call Option (Quyền chọn mua) là một quyền chọn mua trao cho người mua quyền mua

một lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định với một giá nhất định.
o Put Option (Quyền chọn bán) là một quyền chọn bán trao cho người mua quyền bán một
lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định với một giá nhất định.



Vận dụng: nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại hối cho phép các chủ thể tham gia giao dịch
ngoại hối tự bảo hiểm cho mình trước những những rủi ro biến động tỷ giá hối đoái theo chiều
hướng bất lợi và kiếm được một khoản lãi.

15. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế?
Theo lý thuyết, người ta sẽ điều chỉnh CCTTQT không ở trạng thái cân bằng (nghĩa là CC vốn
và CC vãng lai có tổng khác 0). Tuy nhiên, trên thực tế, người ta chỉ điều chỉnh CCTTQT trong
trường hợp bị thiếu hụt mà thôi.


Biện pháp vay nợ (vay dự trữ) làm tăng tài khoản dự trữ chính thức để cân bằng CCTTQT.



Áp dụng các chính sách và biện pháp tác động lên cung cầu ngoại hối như chính sách chiết khấu
cao, thu hồi vốn đầu tư ở nước ngoài, bán rẻ các chứng khoán nước ngoài, phá giá tiền tệ để kích
thích xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư vào nước mình…



Xuất ngoại hối (vàng để trả nợ)




Tuyên bố vỡ nợ

16. So sánh giao dich kỳ hạn và giao dịch tương lai?
15


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Khái niệm:
o Giao dịch kỳ hạn (Forward): là giao dịch mà hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một
lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào
thời điểm xác định trong tương lai.
o Giao dịch tương lai (Future): giao dịch mua bán các hợp đồng ngoại tệ giao sau. Hợp
đồng giao sau (Future contract) là một thỏa thuận mua bán một lượng ngoại tệ đã biết
theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được
thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch.



Khác nhau:
o Niêm yết trên sở giao dịch: một giao dịch tương lai được xử lý trên một Sở giao dịch, cho
phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy
đủ và công khai.
o Xoá bỏ rủi ro tín dụng: trong các giao dịch tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả
hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh
toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho
công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu
một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến bên

kia.
o Tiêu chuẩn hoá: các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối
lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên mua
bán. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận
một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối
thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
o Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market): trong các hợp
đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng
tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng
hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt
hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực
tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều
trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.

Phần: Phương tiện thanh toán
17. So sánh Séc thương mại và Séc du lịch?


Giống nhau: đều là séc nên phải tuân thủ theo những quy tắc, nội dung phát hành séc theo Luật
CCCNVN.



Khác nhau:
Điểm so sánh

Séc thương mại
16

Séc du lịch



Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

- Trong thương mại, mua bán hàng
hóa.

- Trong du lịch, học tập.

Trường hợp áp dụng

- Thanh toán các khoản nợ thương
mại và dịch vụ.
Thường thì 2 bên mua bán giao hàng
trực tiếp cho nhau.

- Thanh toán các khoản chi tiêu khi ở
nước ngoài.
Thường áp dụng cho người đi du
lịch, du học sinh nước ngoài.

Người phát hành

- Các tổ chức mở tài khoản cho
khách hàng (thường là Ngân hàng).

- Ngân hàng.

Người ký phát


- Chủ tài khoản có tài khoản tại các
tổ chức nêu trên.

- Chủ tài khoản có tài khoản tại các
tổ chức nêu trên.
- Vô thời hạn.

Thời hạn hiệu lực

- Có thời hạn:
+ trả ngay: 8 ngày kể từ ngày phát
séc.
+ 20 ngày làm việc nếu lưu thông
ngoài nước trong cùng một Châu.
+ 70 ngày nếu séc được trả ở một
nước không cùng Châu.

Điều kiện phát hành

- Số tiền trên séc số tiền trong tài
khoản đã mở ở các tổ chức (trừ
trường hợp thấu chi over draft).

Mục đích sử dụng

Mệnh giá

- Bằng mệnh giá hóa đơn.

- Có nhiều mức mệnh giá nhất định

(phải được trả bằng tiền mặt).

18. Trình bày các loại Séc trong thanh toán quốc tế?


Séc ghi tên (Nominated check): là loại séc ghi rõ tên Người thụ hưởng. Loại séc này không thể
chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu, chỉ có Người thụ hưởng có tên trên séc mới được lĩnh
tiền ở Ngân hàng.



Séc vô danh (Nameless check): là loại séc không ghi tên Người thụ hưởng, chỉ ghi câu “Trả cho
người cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc này cũng có thể trở thành người thụ hưởng. Đối với séc này,
khi chuyển nhượng không cần ký hậu, mà chỉ cần trao tay.



Séc theo lệnh (Check to order): là loại séc có ghi trả theo lệnh của Người thụ hưởng có tên trên
séc. Trên tờ séc ghi “Trả theo lệnh của ông X”. Loại này có thể chuyển nhượng được bằng thủ
tục ký hậu như các ký hậu của hối phiếu.



Séc gạch chéo (Crossed check): là loại séc mà trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song
với nhau. Séc gạch chéo không thể dùng để rút tiền mặt, thường được dùng chuyển khoản qua
Ngân hàng. Séc gạch chéo do Người thụ hưởng gạch chéo bằng 2 cách:
o Séc gạch chéo thường (Check crossed generally): gạch chéo không tên tức là giữa hai
gạch song song không ghi tên Ngân hàng lĩnh hộ tiền.
17



Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

o Séc gạch chéo đặc biệt (Check crossed specially): gạch chéo có ghi tên tức là giữa hai
gạch song song có ghi tên một Ngân hàng nào đó  chỉ có Ngân hàng đó mới có quyền
lĩnh tiền hộ mà thôi.
 Mục đích của séc gạch chéo là nhằm tránh dùng séc để rút tiền mặt và nếu là séc gạch chéo có
tên Ngân hàng thì có nghĩa là Người thụ hưởng séc chính thức nhờ Ngân hàng đó lĩnh hộ tiền
cho mình và chỉ có Ngân hàng đó mà thôi.


Séc chuyển khoản (Check transferable): là loại séc mà Người ký phát ra lệnh cho Ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một người khác trong
hoặc khác Ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh được
tiền mặt.



Séc xác nhận (Certified check): là loại séc được Ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Mục đích của
việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát séc khống, Ngân
hàng xác nhận trên tờ séc “Xác nhận số tiền … trả đến ngày … tại Ngân hàng …” và ký tên. Bắt
đầu từ lúc xác nhận séc, Ngân hàng sẽ trích số tiền của séc từ tài khoản của khách hàng sang lưu
ký tại tài khoản séc xác nhận trong suốt thời hạn hiệu lực của séc.



Séc du lịch (Traveller check): là loại séc do Ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một
chi nhánh hay đại lý nào của Ngân hàng đó. Trên séc du lịch phải có chữ ký của Người thụ
hưởng. Khi lĩnh tiền tại Ngân hàng được chỉ định, Người thụ hưởng phải ký tại chỗ để Ngân
hàng kiểm tra, nếu đúng, Ngân hàng mới trả tiền. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô hạn.




Séc cá nhân quốc tế (Private check): là séc của các chủ tài khoản mở ở Ngân hàng phát hành.
Các chủ tài khoản này thường gồm doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp,
các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân… miễn không phải là Ngân hàng.



Séc Ngân hàng quốc tế (Bank’s check): là séc của Ngân hàng này phát hành ra lệnh cho Ngân
hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đó trả cho Người
thụ hưởng có tên trên séc.



Séc điện tử: được thiết lập trên cơ sở séc giấy nhưng điểm khác biệt là sử dụng dữ liệu điện tử để
tạo lập nội dung, ký tên, ký hậu séc và chuyển giao séc bằng phương tiện điện tử thông thường
hoặc kỹ thuật số.

19. Hối phiếu là gì? Đặc điểm của hối phiếu?


Khái niệm:
o Đạo luật Hối phiếu Anh quốc 1882: Hối phiếu là một mệnh lệnh vô điều kiện của một
người ký phát (Drawer) cho một người khác (Drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy
phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương
lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả
cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

18



Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

o Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005: Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do Người
ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định
khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho Người thụ hưởng.
o Hối phiếu bao gồm những nội dung chính sau:





Là lệnh đòi tiền vô điều kiện.



Trên mặt hối phiếu có thể ghi “Tiêu đề”, song cũng có thể không ghi, điều đó còn
tùy thuộc vào Luật của mỗi nước quy định.



Một số tiền nhất định.



Người ký phát cho Người bị ký phát.




Người thụ hưởng.



Thời hạn và địa điểm thanh toán.



Ngày và địa điểm ký phát.

Đặc điểm:
o Tính trừu tượng


B/E được lập dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người mua và người bán,
nhưng B/E trở thành nghĩa vụ trả tiền độc lập.



Hiệu lực của B/E không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra B/E  B/E khống
(luật các nước đều nghiêm cấm).

o Tính bắt buộc trả tiền


Việc trả tiền của Người bị ký phát là vô điều kiện, trừ khi B/E ký phát sai luật.



Người ký phát là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thanh toán cho

Người thụ hưởng (nếu đã chuyển nhượng mà Người bị ký phát từ chối thanh
toán/chấp nhận).

o Tính lưu thông


Là chứng từ có giá, có tính trừu tượng và có tính bắt buộc trả tiền nên B/E có tính
lưu thông.



Có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng/trả nợ, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp
vay vốn, chiết khấu và tái chiết khấu.
(Đọc thêm SGK trang 92 – 94)

20. Các loại Hối phiếu trong thanh toán quốc tế?
19


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu:
o Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Draft): là loại hối phiếu trong đó quy định Người bị ký
phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu được xuất trình. Khái niệm “trả ngay” còn phụ thuộc
vào tập quán thanh toán hoặc luật lệ quy định (trả ngay vào lúc xuất trình hoặc trả ngay
vào ngày kế tiếp của ngày xuất trình).
o Hối phiếu kỳ hạn/trả chậm (Usance Draft, Time Draft): là loại hối phiếu trong đó quy
định Người bị ký phát sẽ phải trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán quy định trên hối

phiếu. Nếu quy định thời hạn trả chậm hối phiếu là X ngày thì ngày trả tiền là X ngày
tính từ ngày Người bị ký phát chấp nhận hối phiếu trở đi.



Căn cứ vào việc trả tiền hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không:
o Hối phiếu trơn (Clean Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào hối
phiếu, không dựa vào các chứng từ gửi kèm theo. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu
này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng… hoặc được dùng để
đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu tin cậy.
o Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Draft): là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu
không những chỉ dựa vào hối phiếu, mà còn dựa vào các chứng từ gửi kèm theo. Loại hối
phiếu này thường được sử dụng làm phương tiện đòi tiền của các phương thức thanh toán
kèm chứng từ.



Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu:
o Hối phiếu đích danh (Nominated Draft): là hối phiếu được ghi rõ tên Người thụ hưởng
không kèm theo từ “theo lệnh”. Hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký
hậu hối phiếu. Loại hối phiếu này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì muốn thu
tiền người nước ngoài thì phải chuyển nhượng hối phiếu đó cho Ngân hàng.
o Hối phiếu theo lệnh (Order Draft): là loại hối phiếu ghi rõ tên Người thụ hưởng hối phiếi
kém theo từ “theo lệnh”. Chuyển nhượng hối phiếu này dễ dàng và chỉ bằng thủ tục ký
hậu.



Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:
o Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua khi người

bán đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thương mại.
o Hối phiếu Ngân hàng: là hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho Ngân hàng đại lý
của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của Ngân hàng phát hành hối phiếu để
trả cho Người thụ hưởng chỉ định trên hối phiếu.

21. Nội dung của Hối phiếu?


Tiêu đề hối phiếu: hối phiếu phải ghi tiêu đề của nó, nếu không ghi, hối phiếu sẽ vô hiệu. Ghi
tiêu đề để trong lưu thông dễ nhận biết đó là hối phiếu nhằm tránh nhầm lẫn với các công cụ
khác.
20


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

o Ghi tiêu đề cùng với thứ tiếng lập B/E
o Luật các nước chịu ảnh hưởng bởi hệ thống Luật Anh, Mỹ không yêu cầu hối phiếu phải
ghi tiêu đề, miễn là trong nội dung có diễn đạt từ “hối phiếu”.
o Luật các nước chịu ảnh hưởng của Công ước Geneva 1930 (ULB 1930) và Luật Việt
Nam yêu cầu bắt buộc phải ghi tiêu đề.


Số hiệu Hối phiếu: các hối phiếu sẽ được ghi số để dễ dàng khi dẫn chiếu. Số hiệu hối phiếu do
Người ký phát đặt ra (nếu dùng trong L/C thì thường là số hiệu quy định trong L/C). Tuy nhiên,
đây là nội dung không bắt buộc và không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hối phiếu.



Lệnh đòi tiền vô điều kiện: hối phiếu là một lệnh đòi tiền, không phải là một yêu cầu đòi tiền.

Người trả tiền hối phiếu không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền, nếu đặt như thế, lưu thông hối
phiếu sẽ gặp khó khăn.



Số tiền hối phiếu là một số tiền nhất định: số tiền nhất định là một số tiền được ghi một cách đơn
giản và rõ ràng, người ta có thể nhận dạng ngay ra số tiền đó là bao nhiêu mà không cần phải
tính toán dù là phép tính đơn giản. Để đảm bảo tính xác thực của số tiền, Luật thường quy định
số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau.
o Luật Trung Quốc và ISBP quy định nếu có sự sai khác giữa số tiền ghi bằng số và số tiền
ghi bằng chữ thì hối phiếu vô hiệu.
o Luật các nước Châu Âu, Mỹ, Việt Nam cho phép chọn số tiền ghi bằng chữ là số tiền
thanh toán. Nếu số tiền ghi bằng chữ hoặc bằng số nhiều lần và không trùng nhau thì sẽ
thanh toán số tiền nhỏ hơn.
o Luật của một số nước là thành viên Công ước Geneva 1930 (ULB 1930) cho phép ghi số
tiền của hối phiếu nhiều hơn một lần bằng chữ hoặc nhiều hơn một lần bằng số, không
nhất thiết phải ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ  Nếu phát sinh sự khác nhau giữa các số
tiền ghi bằng chữ hoặc các số tiền ghi bằng số thì cho phép chọn số tiền nhỏ hơn làm số
tiền thanh toán.



Địa điểm trả tiền: là nơi mà Người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền. Hối
phiếu phải ghi rõ địa điểm trả tiền. Luật một số nước quy định nếu thiếu địa điểm trả tiền thì hối
phiếu sẽ vô hiệu. Luật CCCNVN quy định nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì sẽ lấy
địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của Người bị ký phát làm địa điểm thanh toán.



Thời hạn trả tiền hối phiếu:

o Thời hạn trả tiền ngay


“Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ … của hối phiếu này …”



“Ngay sau ngày … tháng … năm … của bản thứ … của hối phiếu này …”



“At sight of this first Bill of Exchange …”
21


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



“At … sight of this first Bill of Exchange …”



“After sight of this first Bill of Exchange …”

(Payable at sight, Payable on presentation, Payable on demand).
o Thời hạn trả tiền sau


“X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ … của hối phiếu này …”




“X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ … của hối phiếu này …”



“Đến ngày … tháng … năm … của bản thứ … của hối phiếu này …”



“On the future fixed day”



“At 90 days after the date of this first Bill of Exchange …”



“At 90 days sight of this first Bill of Exchange …”



“At X days after acceptance …”



“At 180 days from Bill of Lading date sight of this first Bill of Exchange …”

 Luật Việt Nam quy định sẽ coi hối phiếu không ghi rõ thời hạn hối phiếu là hối phiếu trả tiền

ngay. Những cách ghi thời hạn trả tiền hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể
xác định được thời hạn của hối phiếu sẽ làm cho hối phiếu vô hiệu.


Thời hạn xuất trình:
o Thanh toán ngay: 1 năm (ULB 1930) và 90 ngày (Luật Việt Nam) kể từ ngày ký phát và
thanh toán/từ chối trong vòng 3 ngày (Luật Việt Nam).
o Thanh toán sau: nếu không quy định, nghĩa là At sight B/E. Nếu quy định khác với 5
hình thức trên thì coi như vô hiệu.
o Theo ULB và Luật Việt Nam: thời hạn xuất trình để yêu cầu chấp nhận là 1 năm kể từ
ngày ký phát và chấp nhận/từ chối thanh toán trong vòng 2 ngày.



Tên và địa chỉ của Người ký phát, Người bị ký phát, Người thụ hưởng: tên và địa chỉ của những
chủ thể của hối phiếu phải đầy đủ và rõ ràng. Nếu thiếu hoặc không rõ ràng thì sẽ không vận
hành được hối phiếu.
o Người thụ hưởng có thể là Người ký phát, hoặc một người khác do Người ký phát chỉ
định, hoặc bất kỳ người nào được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, hoặc người cầm
phiếu. Cách ghi:


Đích danh: “Pay to Mr. A”, “Pay to Co. A (only)”  ít được sử dụng do khó
chuyển nhượng.

22


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng




Theo lệnh: “Pay to the order of …”  ở Việt Nam thì thường là hối phiếu theo
lệnh Ngân hàng.



Vô danh: “To the bearer …”  chuyển nhượng bằng hình thức trao tay.

o Người bị ký phát là Ngân hàng phát hành L/C nếu thanh toán bằng L/C, hoặc là nhà nhập
khẩu nếu thanh toán bằng các phương thức khác (nhờ thu, mở sổ…).


Địa điểm và ngày ký phát: thường ghi chung ở mục 4.
o Ngày tháng ký phát hối phiếu là ngày phát sinh quyền đòi tiền của Người ký phát đối với
Người bị ký phát, là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền của hối phiếu, nếu như kỳ hạn trả
tiền phụ thuộc vào ngày ký phát hối phiếu  nội dung bắt buộc.
o Hối phiếu được lập ở đâu sẽ được ghi địa điểm ở đó. Đối với hối phiếu quốc tế, địa điểm
ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng để suy ra nguồn luật điều chỉnh hối phiếu đó.
 Phần lớn luật các nước cho phép bỏ trống địa điểm ký phát hối phiếu mà lấy địa chỉ ghi bên
cạnh tên Người ký phát hối phiếu là địa chỉ ký phát hối phiếu, ngược lại, nếu bên cạnh tên Người
ký phát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đó sẽ vô hiệu.
 Luật CCCNVN quy định, nếu địa điểm ký phát không được xác định cụ thể trên hối phiếi, thì
hối phiếu đó sẽ được coi là phát hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của Người ký
phát.



Chữ ký của người ký phát: Người ký phát hối phiếu ký vào mặt trước ở góc bên phải cuối cùng
của hối phiếu. Cách ký do Luật ở nơi ký phát hối phiếu quy định.


22. Quyền và nghĩa vụ của người ký phát và người bị ký phát hối phiếu?


Quyền và nghĩa vụ của Người ký phát:
o Quyền lợi:


Tạo lập hối phiếu để đòi tiền Người bị ký phát hoặc bất cứ người nào do anh ta
chỉ định.



Tạo lập hối phiếu quy định việc trả tiền theo lệnh của Người ký phát hoặc theo
lệnh của bất cứ người nào do Người ký phát chỉ định.



Nhận tiền từ Người bị ký phát hối phiếu.



Xin chiết khấu hối phiếu tại Ngân hàng để nhận được tiền trước khi hối phiếu đến
hạn trả tiền.



Xin thế chấp hối phiếu tại Ngân hàng để vay tiền.




Chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho một hay nhiều người khác hoặc
hủy bỏ tờ hối phiếu.
23


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng



Các quyền pháp lý đối với các lợi ích tương lai khác của hối phiếu như quyền
khiếu nại trước Tòa án hoặc Trọng tài khi bị vi phạm.

o Nghĩa vụ:





Trong trường hợp hối phiếu đã được chuyển nhượng cho một người khác mà
người khác đó không thu được tiền của hối phiếu, thì Người ký phát hối phiếu
phải có nghĩa vụ trả tiền cho người đó.



Người ký phát đã ký tên không phải là tên của chính mình sẽ phải chịu trách
nhiệm như thể lả ký tên của mình.




Người ký phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn
ghi trên hối phiếu. Tuy nhiên, điều quy định này chỉ có giá trị ràng buộc riêng đối
với Người ký phát hối phiếu.

Quyền và nghĩa vụ của Người bị ký phát:
o Quyền lợi:


Không chịu trách nhiệm đối với hối phiếu trước khi chấp nhận thanh toán hối
phiếu.



Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu.



Thu lại hối phiếu hoặc hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền hối phiếu.



Thực hiện nghĩa vụ quy định trên hối phiếu chỉ khi nào hối phiếu đến hạn thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.



Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không trước
khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền hối phiếu.

o Nghĩa vụ:



Trả tiền hối phiếu đối với hối phiếu trả tiền ngay khi xuất trình.



Chấp nhận trả tiền đối với hối phiếu trả chậm khi hối phiếu được xuất trình.



Thực hiện các nghĩa vụ khác do Luật hối phiếu quy định.

23. Chấp nhận trả tiền hối phiếu? Tại sao phải chấp nhận? Các hình thức của chấp nhận hối
phiếu?


Khái niệm: chấp nhận là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của Người bị ký phát đồng ý trả tiền hối
phiếu vô điều kiện.
o Chấp nhận trả tiền hối phiếu là thừa nhận nợ và cam kết trả nợ đúng hạn.
o Chấp nhận là hành vi đầu tiên để hối phiếu được lưu thông.
24


Hân – Hằng – Hai – Loan Bình – Mai – T.Dũng

 Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, điều 18 – 22


Tại sao phải chấp nhận: hối phiếu là lệnh đòi tiền của một bên đối với bên kia, do vậy hối phiếu
phải được bên kia chấp nhận thanh toán thì hối phiếu mới đủ độ tin cậy. Một hối phiếu đủ độ tin

cậy thì chuyển nhượng, lưu thông mới dễ dàng.
Tuy nhiên, hối phiếu vẫn có thể lưu thông trước khi được chấp nhận thanh toán vì Người ký phát
hối phiếu có trách nhiệm thanh toán hối phiếu cho Người thụ hưởng nếu hối phiếu phát ra và đã
được chuyển nhượng mà Người bị ký phát từ chối trả tiền hối phiếu.



Các hình thức của chấp nhận hối phiếu:
o Chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu có nghĩa là Người bị ký phát thể hiện đồng ý
thanh toán hối phiếu bằng cách ghi các từ như “đồng ý”, “chấp nhận” và ký tên, ghi ngày
tháng.
o Chấp nhận bằng văn thư riêng biệt có nghĩa là Người bị ký phát tạo lập một văn bản
chấp nhận, trong đó thể hiện đồng ý thanh toán, ghi ngày tháng và ký tên. Văn bản chấp
nhận này có thể là giấy tờ truyền thống hoặc chứng thư điện tử và phải được chuyển đến
tay Người thụ hưởng hối phiếu.



Nguyên tắc chấp nhận:
o Chấp nhận cũng phải vô điều kiện, nếu đặt ra điều kiện trong chấp nhận thì chấp nhận đó
vô hiệu.
o Có thể chấp nhận trả tiền từng phần hoặc toàn phần.
o Mọi sự chấp nhận làm thay đổi nội dung của hối phiếu được coi là từ chối chấp nhận
hoặc là chấp nhận có điều kiện.
o Chấp nhận xảy ra sau khi hối phiếu hết hạn hiệu lực hoặc hết hạn thanh toán được coi là
vô hiệu.

24. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối
phiếu?



Khái niệm: bảo lãnh thanh toán hối phiếu là việc một Người thứ ba (gọi là Người bảo lãnh) cam
kết đối với Người thụ hưởng hối phiếu sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho Người bị ký phát
(gọi là Người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà Người được bảo lãnh không thanh toán đúng
hạn hoặc không đầy đủ số tiền hối phiếu.



Hình thức bảo lãnh:
o Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt thường do Người bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện
cam kết của Người bảo lãnh sẽ trả tiền cho Người thụ hưởng hối phiếu theo các điều kiện
và nội dung của bảo lãnh, nếu Người bị ký phát không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình.
25


×