Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

bài tập thử sai trong môn toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.54 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
Trang


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Tiểu học
Các giác quan của học sinh Tiểu học đang dần hoàn thiện. Tri giác của học sinh
Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở giai đoạn
đầu tri giác của học sinh thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri
giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc
sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng.
Chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này học sinh
dễ bị phân tán, lôi cuốn vào những đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều
tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng… Giai đoạn cuối tiểu học sự chú
ý phát triển dần và chiếm ưu thế trẻ có sự nỗ lực hơn trong quá trình học.
Trí nhớ và sự phát triển nhận thức ở học sinh Tiểu học là loại trí nhớ trực quan
hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Lớp 1, 2 các em ghi nhớ một cách
máy móc chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Lớp 4,
5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.
Trí tưởng tượng ở giai đoạn đầu tiểu học còn khô khan, đơn giản, chưa bền
vững. Cuối cấp tiểu học tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, tưởng tượng của các
em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình
ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Từ những đặc điểm trên, chúng tôi mong muốn có thể tạo ra những trò chơi học
tập hỗ trợ việc dạy và học toán. Những trò chơi với màu sắc bắt mắt, sinh động ban đầu
sẽ gây chú ý cho học sinh. Sau đó, khiến các em tò mò và muốn thử sức. Đây là một
yếu tố quan trọng khuyến khích học sinh tự giác học tập. Vì động cơ học tập xuất phát
từ chính bản thân học sinh. Việc thi đua với nhau khi tham gia các trò chơi khiến học
sinh tích cực và có ý thức hoàn thiện mình hơn.
1.2 Trò chơi học tập
Trò chơi học tập ( Play – Based learning) là phương pháp giáo dục truyền tải


một thông điệp hay một nội dung cụ thể đến người tham gia thông qua hình thức trò
chơi, làm cho người tham gia tự khám phá ra nội dung bài học nào đó một cách chủ
động, thích thú và ghi nhớ được.
Trong tâm lý học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm Trò chơi
học tập như sau: Trò chơi học tập là “Trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là
trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu
2


tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi”.
Học tập dựa trên trò chơi có thể đưa học sinh vào các môi trường mà học sinh
cảm thấy quen thuộc và có liên quan kiến thức đã được học trên lớp. Theo Tiến sĩ
Susan Ambrose, giám đốc Trung tâm Eberly Carnegie Mellon cho rằng “Trò chơi học
tập là động lực trong việc giúp cho việc giảng dạy trên lớp được tốt hơn, bởi vì chúng
ta có thể nhìn thấy và hiểu được một cách nhanh nhất về mối liên hệ giữa kinh nghiệm
học tập và thực tế bên ngoài đời sống.”
Nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con
đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy
cần phải thay đổi".
Trong trò chơi học tập chứa đựng rất nhiều trò chơi như: trò chơi toán học, trò
chơi với chữ cái, trò chơi âm nhạc, trò chơi tạo hình…
1.3 Trò chơi toán học
Là loại trò chơi học tập trong đó có luật để người chơi được củng cố những kiến
thức liên quan đến nội dung toán học đã được học trước đó.
Kết quả thu được qua trò chơi là người có thể củng cố về những kiến thức được
học trên lớp, tăng khả năng tính toán nhanh và chính xác…
Tính chất đặc biệt của trò chơi toán học là do người lớn lựa chọn nhằm mục
đích giáo dục, giảng dạy. Khi chơi trò chơi toán học người chơi được thu hút vào các
hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lí nên người chơi giải quyết nhiệm vụ một
cách hào hứng, thoải mái.


3


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
1.4 Trò chơi sưu tầm
1.4.1
Chơi lô tô
 Đối tượng:
− Học sinh lớp 1, 2, 3.
 Mục đích:
− Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận diện số, đọc số.
 Chuẩn bị:
− Các bảng số ghi ngẫu nhiên các số (tùy theo khối lớp học sinh
chơi mà lựa chọn các con số cho phù hợp. Ví dụ: cuối Lớp 1:
từ 1 đến 100). Mỗi bảng gồm có 5 hàng và 5 cột.

− Các phiếu ghi số để bốc thăm.
 Cách chơi:
− Phát bảng số cho các học sinh tham gia trò chơi, cử ra một

1.4.2

quản trò chọn ngẫu nhiên các con số từ thùng phiếu. Người
chơi sẽ đánh dấu những con số vừa đọc trong bảng của mình.
Ai mà đánh dấu hết các số trên cùng một hàng dọc hoặc hàng
ngang thì là người chiến thắng.
Trúc xanh

 Đối tượng:

− Học sinh lớp 4, 5.
 Mục đích:
− Ôn tập, rèn luyện trí nhớ cho học sinh về các công thức toán
học.
 Chuẩn bị:

− Máy tính có cài phần mềm power point;
− Các công thức toán học.
 Thiết kế:
− Giáo viên thiết kế các ô có chứa các công thức toán học và các
ô chứa mục đích sử dụng của công thức toán học đó úp mặt

4


xuống. Thiết kế sao cho 1 lần mở tối đa được 2 ô, nếu 2 ô có
nội dung tương đương thì 2 ô đó biến mất, nếu 2 ô không
tương đương thì úp xuống trở lại.
Chiều dài nhân với chiều rộng

Diện tích hình chữ nhật

− Học sinh có thể chơi cá nhân trên máy hoặc chơi theo nhóm.
1.4.3

Chiếc nón kì diệu
 Đối tượng:

− Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5.
 Mục đích:




Rèn luyện kĩ năng nhận diện các con số là kết quả của các phép tính đã
được học (lớp 1, 2, 3), ôn tập các công thức tính toán (lớp 4, 5).
Phát triển khả năng nhanh nhẹn, tư duy tính nhẩm nhanh để tìm ra đáp án
đúng và nhanh nhất. Tinh thần hợp tác đồng đội.
 Chuẩn bị:

− 1 bảng quay hình tròn bằng giấy cứng, có trục quay, chia đều
các ô và có kim chỉ vào ô. Trên mỗi ô ghi số (tùy vào bài học,
VD: Ở Lớp 1, 2, 3 GV ghi các con số là kết quả của các phép
tính) hoặc ghi đại lượng cần tính (VD: Lớp 5, GV ghi S xq hình
hộp chữ nhật, Phình tròn,...).
 Cách chơi:

− Đại diện học sinh lên quay vòng tròn, vòng tròn dừng lại thì




mời 1 học sinh trả lời:
Lớp 1, 2, 3: khi vòng tròn dừng lại, kim chỉ con số nào thì phải ghi 1 phép
tính (cộng, trừ, nhân, chia tùy bài học và tùy yêu cầu giáo viên) có kết quả
là con số đó.
Lớp 4, 5: khi vòng tròn dừng lại, kim chỉ vào ô có yêu cầu nào thì học sinh
phải hoàn thành yêu cầu đó. Ví dụ: kim chỉ ô S hình tròn => học sinh phải trả
lời.
1.4.4
Trò chơi “Ô ăn quan”


5


 Mục đích:
− Nhằm giáo dục cho học sinh tính sáng tạo, cách thức tính toán,
qua trò chơi tạo nên sự đoàn kết, gần gủi trong học sinh.
 Chuẩn bị:

− Bàn chơi: được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ
nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối
xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô
hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.
Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc
vòng cung gọi là ô quan.

− Quân chơi: gồm hai loại quan và dân. Quan có kích thước lớn





hơn dân. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy
theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh
cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều
nhau, mỗi ô 5 dân.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh
dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát
của người chơi ngồi bên đó.

 Cách chơi:

− Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng
cách “oẳn tù tì” hoặc thỏa thuận.

− Di chuyển quân: người chơi khi đến lượt của mình phải tính
toán suy nghĩ sẽ di chuyển dân theo phương án nào để có

6


thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt.
(rèn khả năng tính nhẩm, tính nhanh và chính xác)

− Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có
quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền
kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt
đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng
hồ tùy ý.

− Khi rải hết quân cuối cùng:
• Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số
quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

• Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi
đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong
ô đó. Và liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có
quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này.

• Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau

khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối
phương.

7






Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của
người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5dân đã ăn được của
mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu
người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính
điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những
hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy.

8




Ô ăn quan
có thể có từ 2-4 người chơi.

9



1.4.5



Ong đi tìm nhụy

Toán lớp 3: Thực hiện phép tính nhân để tìm ra kết quả nhị hoa (trò chơi có
thể áp dụng các bảng nhân, chia khác)
 Mục đích:

− Rèn tính tập thể, phản xạ nhanh.
− Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia.
 Chuẩn bị:


2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như
sau, mặt sau gắn nam châm. 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt
sau có gắn nam châm.

− Phấn màu.
 Cách chơi:
− Chia 2 đội, mỗi đội 4 em.
− Giáo viên chia bảng làm hai, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa
và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới
thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các
kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép
tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết
phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con
có giúp được không?


10


− 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần
lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn
thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2
lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong
vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến
thắng.

− Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi
thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học

− Tại sao chú Ong “24 : 6 ” không tìm được đường về nhà ?
− Phép tính “24 : 6″ có kết quả bằng bao nhiêu ?


Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế
nào?
Tương tự, có một số bài tập áp dụng phương pháp thử sai để tìm ra quy

luật:

 Bài tập 1:

− Cách làm: Tính từ đỉnh tháp:
• 72= 27+ 45
• 27= 9+ 18
• 45= 18+ 27
• 9= 3+ 6

• 18= 6+ 12
11


• 27= 12+ 15
• 3= 1+2
• 6= 2+4
• 12=4+ 8
• 15= 8+ ?
− Theo quy luật trong 1 phép tổng sẽ có 2 ô trắng + 1 ô đen =>
chọn đáp án: E.
 Bài tập 2



Đáp án: 34
 Bài tập 3:

12


− Đối tượng: học sinh lớp 1, 2.

− Cách làm: Lấy số lớn trừ số bé ở các phần của hình tròn.
− Đáp án: 5.


Giáo viên chuẩn bị một số tấm bìa cứng (từ bìa vở cũ, giấy thùng,...) , thiết
kế các dạng bài tập như trên cho trẻ chơi giải toán và đố bạn trong giờ ra
chơi, sinh hoạt lớp,...

1.4.6
Tú lơ khơ phân số
 Đối tượng:

− Học sinh lớp 4.
 Mục đích:


Củng cố các biểu tượng về khái niệm phân số, rèn kĩ năng nhận dạng các
biểu tượng phân số, liên hệ các biểu tượng phân số với cách đọc, cách viết
các phân số đã cho.
 Chuẩn bị:

− 4 bảng cho 4 học sinh như sau:
• Bảng 1:

13


• Bảng 2:

14


• Bảng 3:

15


• Bảng 4:


1
4
2
3
Một

4
9
Ba phần tư
Một phần tư

16


Một nửa

3
5
2
5
1
3
Năm phần mười hai
Năm phần chín
Ba phần chín
1

5
8

1
3
Bốn phần chín

1
6
Hai phần năm

5
15
1
2

17


4
5
Năm phần tám

7
12

− 24 quân bài được viết thành chữ và số như sau:
 Cách chơi:


Thời gian chơi khoảng 10 phút. Mỗi học sinh bốc thăm để nhận 1 trong 4
bảng và được quyền đi ở bảng đó. Tráo các quân bài và úp ở trước mặt bốn
người.

Người thứ nhất rút một quân bài và đọc phân số có ghi trong đó rồi đối
chiếu vào bảng của mình. Nếu nó được biểu diễn bằng một biểu tượng tô
đậm trên bảng thì em sẽ đặt quân bài vào biểu tượng đó. Nếu không tìm
thấy biểu tượng nào đúng với phân số rút được thì ba người xung quanh cần
màu chóng tìm biểu tượng tương ứng trên bảng của mình và giành quân bài
đặt lên đó. Tiếp tục đến người thứ 2, người thứ 3 … Mỗi người rút một quân
bài, ai đặt được quân bài lên kín bảng sớm nhất là người đó thắng cuộc.
1.4.7
Đi tìm ẩn số
 Đối tượng:



− Học sinh lớp 4.
 Mục đích:
− Luyện tập dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 Chuẩn bị:


Những mảnh bìa ghi phân số và dấu của phép tính, dấu hỏi. Chẳng hạn như:
3
5

+

?

=

− Bảng gài và hộp đựng số.

 Cách chơi

18

14
15






Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội nhận được một hộp đựng số,
giáo viên gài sẵn trên bảng những phép tính nhưng còn thiếu số. Học sinh
phải lựa chọn một số nào đó trong hộp số của mình phù hợp với phép tính
để gắn vào bảng.
Ví dụ: Học sinh phải lựa chọn mảnh bìa ghi số

1
3

để gài vào phép tính như

3
14
+? =
5
15

sau:

để được phép tính đúng. Mỗi đội chơi sẽ phải hoàn thành 5
phép tính. Hết thời gian, đội nào xong trước và lựa chọn đúng sẽ giành phần
thắng trong trò chơi.
1.4.8
Trổ tài mua sắm
 Đối tượng:

− Học sinh lớp 3.
 Mục đích:
− Rèn kĩ năng tính toán và cách sử dụng đơn vị tiền Việt Nam



hiện nay.
 Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho hai đội. Mỗi đội khoảng 25000đ gồm: 200đ (10 tờ), 500đ (10
tờ), 1000đ (8 tờ), 2000đ (5 tờ). Chuẩn bị một số đồ dừng học tập như: giấy
màu (200đ/tờ), bút chì (500đ/chiếc), thước kẻ (1200đ/chiếc), vở viết
(1500đ/quyển), truyện tranh (2000-3000đ/quyển), bút bi (1000đ/chiếc)…
giá sẽ được dán trên các sản phẩm.. Bày tất cả vào bàn cho hai đội. Phát cho
hai đội mỗi đội một túi nilon để đựng hàng mua sắm.
 Cách chơi:

− Khi giáo viên hô “Bắt Đầu” và tính giờ thì hai bạn của hai đội
sẽ được vào quầy chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ
tiền vào hộp tới đó, cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi
mới bỏ tiền vào hộp, nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 4
phút, giáo viên hô “Đóng Cửa” thì hai bạn lập tức rời quầy,
bàn giao số tiền còn lại cho hai bạn tiếp theo. Giáo viên hô
“Mở Cửa” và hai bạn tiếp lại vào chọn mua hàng cho tới hết

giờ, các bạn phải nộp lại giỏ hàng cho giáo viên cũng các bạn
19


kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua vừa đủ vừa hết tiền là người
“Khéo Mua”. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên và lớp
công nhận đội thắng cuộc.
1.4.9
Làm tính tiếp sức
 Đối tượng:

− Học sinh lớp 1.
 Mục đích:
− Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
 Chuẩn bị:
− Kẻ trên bảng:
3
+2
+0
-1
+1
-3

 Cách chơi:


Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn
đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình vuông,
rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ 2. Cứ tiếp tục như thế … Bạn thứ
5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào hình ngôi sao.


− Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
1.4.10

Xếp hình

− Thời gian: 3 - 5 phút.
 Đối tượng:
− Học sinh lớp 2, 3, 4, 5
 Mục đích:


Học sinh biết dùng que tính để xếp hình đã học. Nhận biết được số hình qua
các que tính.
 Chuẩn bị:
20


− Que tính.
 Cách chơi:
− Giáo viên cho học sinh chuẩn bị sẵn số que tính đã nêu để xếp
số hình theo yêu cầu.

− Ví dụ: Dùng 7 que tính để xếp được 2 hình vuông hay 7 que

1.4.11

tính để xếp được 3 hình tam giác (các que tính phải bằng
nhau) Các nhóm chuẩn bị, khi nghe hô “Bắt đầu” thì các nhóm
thảo luận và xếp lên bàn. Khi nghe hiệu lệnh dừng thì các

nhóm dừng tay. Giáo viên cùng một vài bạn đại diện nhận xét
kết quả hoặc nhóm đó phải chỉ ra số hình đã xếp, nhóm nào
nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
Về đúng nhà mình.

− Thời gian chơi: 5 –7 phút.
 Đối tượng:
− Học sinh lớp 5
 Mục đích:


Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình.
 Chuẩn bị:

− Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình
vuông, hình tứ giác, hình tam giác.

− Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
− Chu vi: (a + b) x 2. Chu vi: a x 4. Diện tích: a x a. Diện tích:a
xb
 Cách chơi:

− Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa
trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp
thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “Trời nắng, trời nắng thỏ đi
tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe
giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về thôi” thì lập tức các “chú
thỏ” phải về đúng nhà của mình (Tức ngôi nhà có hình mình
đang đeo).


21


− Ai nhanh được phong tặng “Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm
thì phải biểu diễn một trò góp vui cho lớp.
1.4.12 Một số bài vè toán học
 Cách tính chu vi – diện tích – thể tích các hình ở tiểu học
Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.
Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng công vào nhân hai.
Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Xong rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.
Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần
Chu vi gấp cạnh bốn lần.
Lập phương diện tích toàn phần tính sao
Sáu lần một mặt nhân vào
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra
Thể tích ta sẽ tính là


22


Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền.
Hình tròn diện tích không phiền
Bán kình bán kinh nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kình thế là xong xuôi.
Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.
 Phân số tối giản
Vẻ vè ve
Vè rút gọn
Một phân số
Sẽ giảm dần
Nếu cùng chia
Cho một số

Nhưng hãy nhớ
2 trở lên
Không được chia
Cho 0, 1
Bé cứ thế

Đem chia dần

Đến khi nào
Không chia được
Ra kết quả
Cuối cùng rồi
Phân số đây
Là tối giản

 Cộng trừ phân số
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè quy tắc
Bạn còn thắc mắc
Cộng, trừ, chia, nhân
Nếu bạn chuyên cần
Mọi điều sang tỏ
Cộng, trừ phân số
Mà mẫu cùng rồi
Tử cộng, trừ thôi
Có đâu khó nhọc

Chẳng may khác mẫu
Ta phải xét thêm
Nếu chia được nhau
Mẫu chung số lớn
Hai mẫu có khác
Chẳng thê chia nhau
Nhân luôn với nhau
Mẫu chung là tích
Nhân thì có khác

Hai tử cùng nhân
Hai mẫu cũng cần
Đem nhân như thế
23

Phép chia cũng dễ
Lấy phân số đầu
Nhân phân số sau
Nhưng mà đảo ngược
Học thơ dễ thuộc
Dễ nhớ bạn ơi
Vừa học vừa chơi
Thật là vui vẻ
Nghe vẻ nghe ve


 Vè tìm số
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè làm Toán
Muốn gấp một số
Lên bao nhiêu lần
Ta lấy số đó
Nhân với số lần
Giảm thì ngược lại
Số đó ta đem
Chia với số lần
Có ngay kết quả

Một phần của số
Giá trị bao nhiêu

Số đó đem chia
Số phần, xong nhé
Bạn ơi làm Toán
Cần đọc kỹ đề
Xác định dạng bài
Tính cho cẩn thận
Cẩn thận ấy mà cẩn thận

 Vè tìm x
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè tìm x
Thành phần nào biết
Ta phải làm sao?
Tìm số hạng này
Tổng đem trừ nhé
Số bị trừ đấy
Hiệu cộng số trừ
Tìm tiếp số trừ
Bị trừ trừ hiệu

Đi tìm thừa số
Lấy tích đem chia
Muốn tìm số chia
Bị chia chia nốt
Số bị chia đấy
Thương lại đem nhân
Tìm x đã xong
Bạn ơi dễ lắm
Dễ lắm ấy mà dễ lằm.


1.5 Trò chơi tự thiết kế
1.5.1
Xếp que tính thành chữ số La Mã
 Đối tượng:
− Học sinh lớp 3.
 Mục đích:
− Giúp học sinh thành thạo hơn trong các con số La Mã.
− Phát hiện và sữa chữa lỗi sai sớm cho học sinh.
− Rèn luyện kĩ năng nhạy bén của học sinh.
 Chuẩn bị:
− Que tính.
 Cách chơi:
− Giáo viên sẽ nói số bất kì từ 2 trở lên.
24


− Học sinh phải mường tượng trong đầu 2 có nghĩa là 2 que tính
và suy nghĩ với số lượng que tính mà giáo viên đưa ra sẽ xếp
được nhiều nhất bao nhiêu chữ số La Mã.

− Học sinh viết các chữ số La Mã vào bảng con, 5 bạn nhanh
nhất sẽ được giáo viên ghi tên lên bảng. Sau đó mời 5 em lên
bảng cùng một lúc ghi đáp án của mình.

− Ví dụ:
• Giáo viên hô 5.
• Học sinh viết ra: VIII, XIV,XVI, IXX, XXI.
1.5.2

Làm tính giải mật thư

 Đối tượng:

− Học sinh lớp 5.
 Mục đích:
− Giúp học sinh có khả năng tính nhanh với các số thập phân.
− Học sinh hình thành các kỹ năng phán đoán, làm việc nhóm.
 Chuẩn bị:
− Phép tính.
− Các tiếng tạo thành mật thư.
 Cách chơi:
− Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm có số lượng bằng nhau.
− Giáo viên sẽ đưa cho mỗi nhóm số lượng phép tính (cộng, trừ,
nhân, chia các số tập phân) bằng độ dài của mật thư ví dụ: mật
thư là “học sinh” có 7 tiếng sẽ có 7 phép tính.

− Học sinh giải được một phép tính đưa lên cho giáo viên. Đúng
sẽ nhận được một tiếng gợi ý. Đúng 7 phép tính sẽ nhận được
tiếng gợi ý. Như vậy sẽ giải được mật thư.

− Nếu như chưa giải xong nhưng đoán được ô chữ nhóm có
quyền đoán. Tuy nhiên, nếu đoán đúng sẽ chiến thắng, đoán
sai bị sẽ bị loại và phải giữ trật tự cho các nhóm còn lại chơi.

25


×