Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.62 KB, 16 trang )

ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN
Ths Bs Nghiêm Trung Dũng – BV Bạch Mai
1. Đại cương.
Năm 1861, các nhà hoá học đã áp dụng kỹ thuật thẩm phân để tách chiết các chất tan
từ dung dịch chứa nó. Nhưng phải đợi gần một thế kỷ sau, phương pháp lọc máu bằng
thận nhân tạo mới được áp dụng trên lâm sàng.
Do sự phát triển của rất nhiều phương tiện lọc máu, cuộc sống của hàng trăm ngàn
người suy thận giai đoạn cuối (STGĐC) đã được cải thiện. Nhiều bệnh nhân suy thận
mạn
đã sống trên 20 năm nhờ thận nhân tạo. Chỉ riêng nước Mỹ, có khoảng 300.000 người
STGĐC (242 người/1 triệu dân/năm); tỉ lệ bệnh tăng hàng năm là 8%.
Suy thận mạn
Là tình trạng suy giảm dần dần chức năng thận và không có khả năng hồi phục
Suy thận mạn giai đoạn cuối: chức năng thận còn khoảng 1/10 so với người bình
thường. Chức năng thận này không đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường.
Nguyên nhân gây suy thận mạn
É Tăng huyết áp
É Tiểu đường
É Bệnh cầu thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, lupus đỏ, bệnh thận IgA
É Sỏi thận
É Thận đa nang
Triệu chứng và dấu hiệu của suy thận mạn
É Hội chứng urê huyết cao …
É Thiếu máu
É Bệnh lý tim mạch: THA; suy tim…
É Rối loạn các chất điện giải
Suy thận giai đoạn cuối có các triệu chứng:
É Viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi
É Biểu hiện thần kinh: lú lẫn, đi lảo đảo, giật cơ tay chân, co giật toàn thân
É Dư nước không đáp ứng với thuốc lợi tiểu



É Buồn nôn, nôn kéo dài
É Sụt cân hay khi có dấu hiệu của suy dinh dưỡng
Các phương pháp điều trị thay thế
Lọc màng bụng
Thận nhân tạo
Ghép thận

So sánh các phương pháp điều trị thay thế thận
Các tiêu chí

Ghép thận

Lọc màng bụng

Chạy thận nhân tạo

Ổn định huyết áp

+++

+++

+

Nhiễm trùng

++

++


+++

Bảo tồn chức năng thận còn lại

+++

++

+

Chi phí hàng tháng

+++

++

+++

Chế độ ăn

++

+++

++

Hiệu quả điều trị

+++


+++

+++

Du lịch

+++

+++

+

Duy trì công việc

+++

++

-

2. Lọc màng bụng (Peritoneal dialysis).
Là lọc máu qua màng bụng được gọi là lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là một
phương pháp thẩm phân trong cơ thể bằng cách sử dụng phúc mạc như một màng lọc
cho sự trao đổi giữa máu và dịch lọc. LMB không cần máy móc và có thể thực hiện ở
bất kỳ nơi nào.
Màng bụng được dùng làm màng lọc, là màng sinh học có tác dụng chuyển hóa. Diện
tích lọc: 22.000 cm2. Phần màng bụng bao phủ nội tạng thanh lọc máu tốt hơn mạc
treo và phúc mạc còn lại. Lọc màng bụng thanh lọc những phân tử có khối lượng nhỏ
kém hơn thận nhân tạo. Ví dụ: hệ số thanh lọc Ure ở lọc màng bụng là 84 lít/tuần, ở

thận nhân tạo là 135 lít/tuần (người bình thường là 604 lít/tuần).
Lọc màng bụng (LMB) là truyền 1-3 lít dịch lọc vào trong khoang màng bụng rồi lại
rút ra sau 2- 4 giờ. Cũng như thận nhân tạo (TNT), các chất độc được lấy đi qua màng
bụng bởi siêu lọc và khuếch tán do độ chênh nồng độ. Tốc độ lọc giảm dần theo thời


gian giữ dịch lọc trong ổ bụng và ngừng hẳn khi có cân bằng các thành phần giữa
huyết tương và dịch lọc. Các chất tan, nước hấp thụ từ khoang màng bụng qua phúc
mạc vào tuần hoàn mao mạch màng bụng. Tốc độ hấp thu này thay đổi theo từng
người bệnh và có thể thay đổi do nhiễm khuẩn màng bụng, do dùng thuốc Những
thuốc giãn mạch làm tăng khả năng thanh lọc và những thuốc co mạch lại có tác dụng
ngược lại. Khả năng thanh lọc của màng bụng tăng lên nếu tăng số lần thay đổi dịch
lọc.


2.1. Nguyên lý hoạt động và các kỹ thuật lọc
Nguyên lý hoạt động: dựa trên 2 nguyên lý:
É Lọc do khuếch tán phân biệt: Nhờ chênh lệch nồng độ các chất giữa máu và dịch
lọc. Và màng bụng là màng bán thấm chỉ cho các tiểu phần nhỏ đi qua do đó đào
thải được các sản phẩm giáng hóa của protein, chất độc, thăng bằng điện giải và
thăng bằng kiềm toan.
É Siêu lọc nhờ áp lực thẩm thấu: chênh lệch áp lực thẩm thấu là do nồng độ Glucose
cao trong dịch lọc.
Có 2 kiểu hoạt động:
É Lọc liên tục (Continuos ambulatory peritoneal dialysis: CAPD)
É Lọc ngắt quãng (Continuous Cycler-assisted Peritoneal Dialysis: CCPD)
Dịch lọc màng bụng có bán sẵn trên thị trường và đóng túi từ 2,5-3 lít. Người ta dùng
lactat làm chất đệm thay cho axetat vì chất này thúc đẩy nhanh xơ màng bụng; còn nếu
dùng chất đệm là bicacbonat sẽ gây tủa Ca++ và caramen hoá glucose. Khi bị viêm
màng bụng cấp, người ta thêm vào dịch lọc heparin và kháng sinh. Insulin cũng có thể

thêm vào nếu bệnh nhân bị tiểu đường.
Thành phần của dịch lọc màng bụng
É Na+ 132 mmol/l
É K+ 0 mmol/l
É Cl- 96 mmol/l


É Ca++ 3,5 mmol/l
É Mg++ 0,5 mmol/l
É D, L- Lactate 40 mmol/l
É Glucose với các nồng độ 15 g/l; 25 g/l ; 42,5 g/l.
É pH 5,2.
Tạo đường vào khoang ổ bụng.
É Nếu chỉ cần lọc trong một giai đoạn ngắn (bệnh cấp tính), người ta làm ngay tại
giường bệnh, trích một lỗ nhỏ ở thành bụng trước, luồn ống thông có 2 đầu, có
nhiều lỗ bên vào ổ bụng với sự trợ giúp về lực của một nòng kim loại trong ống
thông (guidewire), làm kiểu này hay bị nhiễm trùng, nhất là duy trì ống thông trong
vòng quá 72 giờ.
É Nếu cần lọc lâu dài (bệnh mạn tính), người ta hay dùng ống thông làm bằng cao su
silicon (Tenckhoff catheter) có 2 đầu (một đưa dịch vào, một làm đường lấy ra).
Thường đặt ống thông qua một đường hầm dưới da rồi mới vào ổ bụng (làm tại
phòng mổ) để tránh nước trong ổ bụng chảy ra và tránh nhiễm khuẩn từ ngoài vào ổ
bụng.
Kỹ thuật lọc màng bụng liên tục (Continuos ambulatory peritoneal dialysis:
CAPD)
Truyền 2 lít dịch lọc vào ổ bụng, ngâm trong đó 2 giờ 30 phút. Sau đó dẫn lưu ra hết
trước khi đưa tiếp một đợt dịch lọc mới vào khoang ổ bụng. Trước khi đưa dịch vào ổ
bụng thì làm nóng dịch lên 37oC. Lọc chuẩn là thay 3 lần ban ngày và một lần vào ban
đêm.
Phải đánh giá được khả năng lọc của màng bụng bệnh nhân bằng tỉ số: Ure dịch

lọc/Ure máu, creatinin dịch lọc/creatinin máu trong 2 tháng kể từ lần lọc đầu tiên để
phân loại ra:

Loại màng bụng

Tỉ lệ gặp (% số bệnh nhân LMB)

Vận chuyển qua màng thấp

1-5

Vận chuyển qua màng thấp vừa

25 - 30

Vận chuyển qua màng cao vừa

50


Vận chuyển qua màng cao

10 - 17

Người bệnh có màng bụng loại vận chuyển qua màng cao thì lọc chất tan rất tốt, nhưng
cũng hấp phụ glucose nhanh nên siêu lọc tối đa chỉ xảy ra lúc vừa truyền dịch vào ổ
bụng, sau đó nước lại bị tái hấp thu lại. Những bệnh nhân có màng bụng vận chuyển
qua màng cao thích hợp với NIPD hoặc CAPD không truyền giữ dịch lọc trong đêm.
Liều lượng của lọc màng bụng chưa rõ. Tuy nhiên, lọc màng bụng có hiệu quả khi tạo
được hệ số thanh thải creatinin > 65 lít/tuần/1,73m2 (tính toán bằng thu gom đủ dịch

lọc tháo ra và nước tiểu trong 24 giờ). Nếu không đạt, phải tăng số lần thay dịch lọc,
tăng thể tích lọc mỗi lần đưa vào, hoặc kết hợp CAPD với lọc màng bụng gián đoạn
ban đêm.
2.2. Chỉ định, chống chỉ định.
Chỉ định:
É Suy thận mạn, mức lọc cầu thận < 10ml/phút
É Ngộ độ cấp bacbiturat
É Có thể dùng lọc màng bụng cấp cứu nếu như không có máy chạy thận nhân tạo
Chống chỉ định:
É Viêm phúc mạc có dính
É Có vết thương thành bụng, phẫu thuật bụng
É Bệnh lý phổi, suy hô hấp nặng
É Bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, viêm mạch)
É THA ác tính
É Xơ hoá thành bụng
Biến chứng:
É Trong quá trình đặt catheter ổ bụng:
·

Máu tụ

·

Chảy máu ổ bụng

·

Thủng tạng

É Nhiễm khuẩn:

·

Viêm phúc mạc

·

Nhiễm khuẩn huyết


·

Nhiễm khuẩn chân catheter

É Liên quan catheter:
·

Tắc catheter do máu đông, fibrin

·

Rò dịch lọc quanh catheter

É Thoát vị bụng, thoát vị bẹn
É Dinh dưỡng: mất protein, albumin qua dịch lọc → suy dinh dưỡng hoặc mất
vitamin hoà tan trong nước (B, C, folic)
Ưu điểm:
É Thích hợp BN có bệnh lý tim mạch: THA, suy tim, rối loạn nhịp
É Không cần đường vào mạch máu
É Có thể thực hiện tại nhà và cho phép BN chủ động hơn
É Giá thành rẻ

É Còn tồn tại chức năng thận dự trữ
É Không phải dùng thuốc chống đông
Nhược điểm:
É Hiệu quả lọc không bằng lọc máu chu kỳ vì chỉ có 70ml/ phút máu qua màng bụng
→ tốc độ lọc chậm hơn máu → thời gian lọc màng bụng phải kéo dài hơn
É Đòi hỏi kiến thức và kĩ năng của BN, đặc biệt khâu vô khuẩn
É Phải thực hiện hàng ngày → ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động
É Gây tăng áp lực trong ổ bụng
É Không duy trì đảm bảo chức năng nội tiết thận (loãng xương, thiếu máu)
É Sau 1 thời gian kém hiệu quả, nguy cơ lọc không đầy đủ
3. Chạy thận nhân tạo.
3.1. Nguyên lý
Chạy thận nhân tạo là kỹ thuật thẩm phân máu nhờ hai nguyên lý: khuếch tán và siêu
lọc. Khuếch tán đóng vai trò quan trọng nhất trong chạy thận nhân tạo nhưng không
giống chức năng của thận. Siêu lọc tuy ít đóng vai trò quan trọng trong chạy thận nhân
tạo nhưng lại giống với chức năng thận người.
Khuếch tán là hiện tượng những hạt chất tan nhỏ lọt qua lỗ màng bán thấm sang bên
kia theo độ chênh lệch nồng độ. Những hạt to hơn lỗ màng bán thấm sẽ bị giữ lại
không khuếch tán được. Sự khuếch tán phụ thuộc vào tính chất màng lọc (diện tích,


kích thước và số lượng lỗ thông), độ chênh nồng độ các chất cần lọc giữa máu và dịch
lọc, tốc độ máu và tốc độ dịch lọc qua hai bên màng lọc (tốc độ nhanh tạo ra độ chênh
nồng độ lớn).
Siêu lọc phụ thuộc vào lực đẩy các chất tan và nước qua màng. ở trong thận nhân tạo,
lực gây siêu lọc chủ yếu là bơm máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể.
3.2. Các phương pháp tiến hành
3.2.1. Quả lọc
Được cấu tạo từ màng bán thấm nhân tạo. Hiện nay có nhiều tiến bộ trong sản xuất
màng lọc.

Có 3 loại quả lọc:
É Quả lọc kiểu Kolff: hiện nay ít dùng loại này
É Quả lọc tấm kiểu Kill: màng bán thấp được xếp tạo thành từng lớp tạo thành 2
khoang cho máu và dịch chạy ngược chiều không hòa lẫn.
É Quả lọc sợi hay quả lọc mao dẫn: cấu tạo từ 10000 – 15000 sợi rỗng, máu chạy
trong các sợi rỗng còn dịch chảy phía ngoài
3.2.2. Bộ lọc
Thận nhân tạo gồm 3 thành phần chính: bộ lọc, đường tạo dịch lọc và dẫn vào bộ lọc,
đường máu tuần hoàn ngoài cơ thể qua bộ lọc.
Có 2 loại bộ lọc: bộ lọc sợi rỗng và bộ lọc tấm. Hiện nay, người ta dùng bộ lọc sợi
rỗng vì lượng máu mồi ít hơn (60-90ml so với 100-120ml ở bộ lọc tấm). Diện tích
màng bộ lọc cho người lớn dao động từ 0,3-1,2 m2. Máu vào bộ lọc chảy trong các sợi
rỗng, dịch lọc vào bộ lọc chảy bên ngoài bó sợi và ngược chiều với đường máu chảy.
Hiện nay, người ta dùng những màng lọc tổng hợp không chứa những gốc OH- tự do
(màng polysulfone, polymethylmethacrylate, polyacrylonitrile) do vậy không hoạt hoá
hệ thống bổ thể và trở thành những màng hoà hợp sinh học đối với cơ thể người.
Việc dùng lại bộ lọc cho bệnh nhân suy thận mạn đang được áp dụng rộng rãi ở các
trung tâm lọc máu do quả lọc đắt, dùng lại sẽ giảm giá thành và tốt hơn, còn giảm hoạt
tính bổ thể, giảm tỉ lệ những phản ứng dạng phản vệ đối với màng (giảm hội chứng
dùng lần đầu) và giảm tỉ lệ chết cho bệnh nhân lọc máu. ở Mỹ, người ta chỉ dùng lại
quả lọc. Nhưng ở các nước đang phát triển, người ta dùng lại cả đường dẫn máu. Có


thể rửa quả lọc bằng tay hoặc tự động bằng máy với nước, rồi tiệt trùng bằng
formaldehyt, peracetic axit, hydrogen peroxit.

Bộ lọc

Cách thức lọc máu


3.2.3. Dịch lọc
Người ta hay dùng đệm bicarbonat thay acetat để ít xảy ra hạ huyết áp khi lọc máu.
Nồng độ natri trong dịch lọc thấp hay gây nên tụt huyết áp, rét run, nôn, tái
nhợt...trong lúc lọc nên nồng độ natri dịch lọc được chỉnh lên cao để tạo độ chênh
thẩm thấu, cân bằng ngược với độ chênh thẩm thấu do Ure tạo ra. Trong kỹ thuật này,
nồng độ natri ở dịch lọc
được hạ dần dần từ 148-160 mmol/l xuống mức đẳng trương (140 mmol/l) ở cuối cuộc
lọc. Dịch lọc chứa 200 mg% glucose để giữ nồng độ tối ưu cho glucose máu.
Mỗi lần chạy thận nhân tạo cần 120 lít nước, do vậy nếu nước không được xử lí sẽ gây
nhiễm bẩn nội môi cho người bệnh. Nước chạy thận nhân tạo được lọc trong, làm
mềm, loại bỏ các ion và cuối cùng được thẩm thấu ngược (nước được ép mạnh qua
màng bán thấm ở áp lực rất cao để lọc bỏ các nhiễm bẩn vi sinh vật và hơn 90% ion
tan).
Thành phần điện giải
Máu bình thường
Na+

Dịch lọc
140 mmol/l

Na+

140
mmol/l


Ka+

4.0 mmol/l


Ka+

2.6 mmol/l

Ca2+

2.0 mmol/l

Ca2+

2.0 mmol/l

Mg2+

0.75 mmol/l

Mg2+

0.75
mmol/l

Cl-

104 mmol/l

Cl-

110
mmol/l


HCO3-

27 mmol/l

HCO3-

PO4-

2.5 mmol/l

PO4-

35 mmol/l

3.2.4. Hệ thống phân phối máu
Hệ thống phân phối máu bao gồm hệ tuần hoàn ngoài cơ thể trong máy thận nhân tạo
(bơm máu, hệ thống ống dẫn máu và rất nhiều điểm cảnh báo an toàn...). Tốc độ bơm
máu thay đổi từ 200-400 ml/phút. áp lực âm tính bên khoang dịch lọc tạo thuận lợi cho
dịch từ máu chuyển sang (siêu lọc). Mỗi màng lọc có hệ số siêu lọc khác nhau (tức là
số ml được chuyển qua màng /phút/mmHg).
Có ba cách lấy máu chạy thận nhân tạo: nối thông động-tĩnh mạch (fistula), ghép
động-tĩnh mạch, lấy qua ống thông (catheter). Nối thông động-tĩnh mạch thường làm ở
tĩnh mạch đầu với động mạch quay vùng cổ tay (Cimino-Breschia Fistula) để động
mạch hoá tĩnh mạch đầu, tạo thuận lợi cho việc chọc hút máu bằng kim to. Biến chứng
hay gặp nhất
tại chỗ nối thông là nghẽn mạch do tăng sinh nội mạc làm hẹp lòng tĩnh mạch. Những
bệnh nhân cần lọc máu nhất thời (suy thận cấp) thì đường lấy máu thực hiện bởi
catheter 2 nòng chọc vào tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh
trong. Dùng cách này tiện lợi nhưng dễ bị nhiễm khuẩn và hay bị tắc làm giảm dòng
máu lấy ra, do vậy chỉ thường dùng 2-3 tuần.

3.2.5. Hoạt động của thận nhân tạo
Máu của bệnh nhân được chống đông bằng heparin, được bơm vào bộ lọc từ 200400ml/phút, dịch lọc được làm nóng lên 370C và bơm vào khoang đối diện với máu
theo chiều ngược lại, với tốc độ 500-800 ml/phút để hệ số thanh lọc Ure từ 200-350
ml/phút, β2 microglobulin từ 20-25 ml/phút. Hiệu quả của việc lọc phụ thuộc vào tốc
độ máu, dịch lọc


qua bộ lọc và đặc tính của bộ lọc. Thời gian lọc máu được xác định dựa vào độ lớn của
hệ số thanh thải Ure trong cuộc lọc, trọng lượng người bệnh, chức năng còn lại của
thận, chế độ protein ăn vào, mức độ chuyển hoá, dị hoá, những biến chứng của bệnh,
sự ứ dịch giữa hai lần chạy thận. Với đa số bệnh nhân suy thận mạn đòi hỏi chạy thận
từ 9-12 giờ/tuần và thường chia làm 3 lần chạy bằng nhau. Mỗi lần lọc máu được coi
là tốt khi Ure máu sau cuộc lọc còn tối đa là 65% lúc trước lọc.
3.2.6. Tạo cầu nối động tĩnh mạch
Nếu chỉ chạy thận nhân tạo cấp cứu 1 lần thì BN thường được đặt catheter vào tĩnh
mạch bẹn và máu lọc qua thận nhân tạo sẽ được lấy từ đường này.
Các BN có chỉ định lọc máu lâu dài: thường được làm cầu nối động tĩnh mạch để tiện
cho việc sử dụng. Có 2 phương pháp chính
É Phẫu thuật nối động tĩnh mạch (FAV: fistula artery – vein): động mạch được kết
nối trực tiếp vào tĩnh mạch, thường là ĐM quay và TM quay. Lưu lượng máu gia
tăng lên làm cho các tĩnh mạch nở lớn hơn và mạnh hơn do đó nó có thể được sử
dụng để chèn thêm kim lặp đi lặp lại. Cách này thường được sử dụng. Nó có thể mất
vài tuần để chuẩn bị cho việc sử dụng.
É Cấy ghép mô nối động mạch với tĩnh mạch bằng cách sử dụng một ống tổng hợp.
Nó không cần đợi có thời gian để hình thành Shunt động tĩnh mạch như là khi thực
hiện phẫu thuật cầu nối, cho nên nó có thể được sử dụng ngay sau khi cài đặt.
Nhưng cấy ghép mô thì hay có vấn đề về nhiễm trùng và đông máu.

Fistula
3.3. Chỉ định, chống chỉ định


Graft


Chỉ định
Suy thận cấp: Ure > 30 mmol/l, Creatinin > 800 mmol/l, K > 6.5 mmol/l, Kiềm dư < 10 mmol/l. Nguyên nhân:
É Viêm ống kẽ thận.
É Bỏng nặng.
É Đa chấn thương
É Sau phẫu thuật.
É Biến chứng của mang thai, sinh đẻ.
É Truyền máu không thích hợp.
É CIVD.
É Viêm cầu thận cấp.
É Sốt rét nặng.
É Ngộ độc mật cá trắm.
É Tiêu cơ vân, hội chứng vùi lấp.
Ngộ độc Gardenal, phenobarbital → qua được màng bán thấm.
Suy thận mạn tính: MLCT < 10% do:
É Viêm cầu thận mạn.
É Viêm kẽ thận mạn tính.
É Đái tháo đường.
É Bệnh tạo keo.
É Bệnh chuyển hóa.
É Thận đa nang.
Chống chỉ định
Tim mạch:
É Trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim.
É Nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
É Suy tim toàn bộ.

Rối loạn đông máu, chảy máu: CCĐ tương đối, có thể phối hợp lọc máu - thay máu.
Toàn trạng: Bn sốt cao, suy kiệt do K, bệnh toàn thể.
Biến chứng


Biến chứng cấp trong mỗi lần lọc:
É Hạ HA: do thiếu hụt KLTH do tăng siêu lọc.
É Co giật, chuột rút: do Na trong dịch lọc thấp.
É Nôn, buồn nôn.
É Nhức đầu, đau đầu: hội chứng mất thăng bằng trong lọc máu.
É Đau ngực, đau lưng, ngứa: hội chứng sử dụng lần đầu hay xử lý nước không tốt.
É Tan máu.
É Tắc hơi.
É Chảy máu, tụ máu nơi chọc.
É Nhiễm khuẩn do không vô trùng.
É Rách màng.
Biến chứng liên quan đến lọc máu kéo dài:
É Tim mạch:
·

NMCT, xơ vữa mạch máu, suy tim, THA, tràn dịch màng tim…

·

Bn lọc máu chu kỳ đa số chết vì biến chứng tim mạch, TBMN.

É Thần kinh, tâm thần:
·

Bệnh não do ure máu cao.


·

Viêm đa dây thần kinh.

·

Bệnh não do ứ nhôm: xử lý nước chưa tốt, dùng aluminium hydroxyd để loại
phospho.

É Huyết học:
·

Thiếu máu: do tan máu, thiếu sắt, thiếu a.folic, thiếu Vit B12, thiếu
erythropoietin, dinh dưỡng không đủ.

·

Dễ chảy máu do chức năng tiểu cầu biến loạn.

·

Chảy máu do dùng heparin

É Xương khớp:
·

Do rối loạn chuyển hóa calci, phospho.

·


Loãng xương, nhuyễn xương, cường cận giáp thứ phát.

É Miễn dịch: hệ thống miễn dịch thay đổi nhất là miễn dịch tế bào.
·

Dễ nhiễm trùng: tụ cầu, vi khuẩn Gr (-).

·

Nhiễm bột do b2 microglobulin.


·

Hội chứng rãnh cổ tay.

·

Đau các khớp lớn.

·

Viêm mô TB đường vào mạch máu

·

Nhiễm khuẩn toàn thân đường vào mạch máu

·


Lây nhiễm chéo HIV, HBV, HCV

É Cầu nối: huyết khối, nhiễm khuẩn, giả phình động mạch
É Catheter: hẹp hoặc huyết khối TM dưới đòn, chủ trên, cảnh trong liên quan đến đặt
catheter
4. Ghép thận
Là phương pháp điều trị tích cực. Phương pháp gần với sinh lý nhất trong điều trị thay
thế thận suy. Thận khỏe mạnh của người cho được ghép vào cơ thể người bệnh và thay
thế cho 2 quả thận suy. Tuổi thọ trung bình của thận là 10 năm.
Đối tượng cho thận: cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống. Thận có thể lấy
từ người sống cho hay người mất não.

Ưu điểm
É Không cần tạo đường dò mạch máu
É Chế độ Ăn uống không nghiêm ngặt như các phương pháp LMB hay TNT.


É Chế độ sinh hoạt, xã hội gần bình thường như trong giai đoạn đầu của suy thận
Nhược điểm
É Yêu cầu kỹ thuật cao
É Có các nguy cơ của một cuộc đại phẫu.
É Luôn luôn có nguy cơ thải ghép
É Có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép
É Giảm nhiều sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.
É Kinh phí rất tốn kém: 200 -300 triệu
Chỉ định:
É Người lớn: 16-50 tuổi.
É TE > 10 kg thì tốt hơn.
É Thời điểm ghép: sau lọc máu hoặc ghép chặn trước.

É Trạng thái toàn thân đảm bảo ghép.
É Suy thận mạn giai đoạn cuối.
É Có nguyện vọng.
Chống chỉ định:
É Toàn thân:
·

Ung thư.

·

Lao

·

Nhồi máu cơ tim.

·

Tai biến mạch não.

·

Nhiễm khuẩn cấp.

·

Nhiễm HCV.

·


Viêm cầu thận tăng sinh màng.

·

Viêm cầu thận có KTKN màng đáy.

·

Viêm cầu thận IgA (Berger).

É Xét nghiệm:
·

Tiền mẫn cảm dương tính (> 25%).

·

Phản ứng đo chéo (+)

Biến chứng:
É Viêm ống kẽ thận cấp tính.


É Thải ghép.
É Biến chứng ngoại khoa sớm: tắc nghẽn động mạch – tĩnh mạch, rò nước tiểu.
É Biến chứng ngoại khoa muộn: tắc đường bài niệu do hoại tử, rối loạn chức năng
bàng quang, hẹp động mạch thận, nang lympho.
É Nhiễm khuẩn.
É Phát triển khối u.

É Biến chứng lâu dài sau ghép:
·

Hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

·

Hệ tiêu hóa: viêm gan HBV, HCV, loét dạ dày hành tá tràng.

·

Chuyển hóa: ĐTĐ, hoại tử vô khuẩn chỏm xương, loãng xương, đa hồng cầu…

É Thận ghép mắc các bệnh cầu thận giống thận cũ đã bị.



×