Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vận dụng thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.38 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------------------

ĐẶNG HỒNG CHIẾN

VẬN DỤNG THUYẾT PHÂN QUYỀN
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số:

60 38 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG HỒNG CHIẾN

VẬN DỤNG THUYẾT PHÂN QUYỀN
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số:

60 38 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đăng Dung

HÀ NỘI - 2008

LỜI CAM ĐOAN


-------------------------------

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn này chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Hồng Chiến

MỞ ĐẤU


-------------------1. Tính cấp thiết của đề tài:
Mặc dù Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng đị nh
nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân , do dân, vì
dân, nhưng hiện tại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta vẫn chưa thật sự
đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đố i với một nhà nước pháp quyền . Vẫn còn
nhiều vấn đề hạn chế cần giải quyết , như sự cồng kềnh trong tổ chức ; chồng chéo

về chức năng, nhiệm vụ; sự kém hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động... và đặc biệt là
tình trạng t ham nhũng trong bộ máy nhà nước đang diễn biến rất phức tạp

, ảnh

hưởng đến uy tí n của Đảng và Nhà nước trước nhân dân . Do đó , việc nghiên cứu
những cơ sở lý luận và thực tiễn để phục vụ đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy
nhà nước là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Trong hệ thống tư tưởng của nhân loại về Nhà nước

, Thuyết phân quyền

được coi là một học thuyết dân chủ, tiến bộ bởi sự phân chia quyền lực được nêu ra
trong học thuyết này chí nh là phương thức hữu hiệu để hạn chế quyền lực nhà
nước, chống lại nguy cơ tha hoá quyền lực và bảo vệ nhân quyền . Nhờ các nhân tố
đó, Thuyết phân quyền đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước tại nhiều quốc gia trên thế giới . Còn ở Việt Nam , dù không
chính thức thừa nhận phân quyền , song tại quy đị nh của các bản Hiến pháp đều í t
nhiều có sự tiếp thu , vận dụng tư tưởng nà y và thực tế đã cho thấy những hệ quả
tích cực của nó.
Chính các nhân tố tiến bộ của Thuyết phân quyền và thực tế vận dụng ở
nước ta đã cho thấy , Thuyết phân quyền không phải là sản phẩm dành riêng cho
các nhà nước t ư sản, mà nó thuộc chung về các nhà nước dân chủ và hoàn toàn có
thể vận dụng vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.


Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và vận dụng Thuyết phân quyền là điều hết
sức cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ta hiện nay và tiến tới xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩ a của dân, do dân, vì dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong một thời gian dài , đặc biệt là ở giai đoạn đầu phát triển hệ thống xã
hội chủ nghĩ a , ở nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác

, tư tưởng về

phân chia quyền lực nhà nước không được chú trọng nghiên cứ u, thậm chí bị tẩy
chay, coi đó như một thứ tư tưởng chỉ phù hợp với các nhà nước tư sản , nơi luôn
có sự tranh giành quyền lực giữa các chính đảng.
Từ sau Đại hội VI của Đảng , công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được
bắt đầu và nhận thức về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước đã từng bước có những
chuyển biến tí ch cực . Các bài viết , các công trình nghiên cứu về Thuyết phân
quyền đã bắt đầu xuất hiện , nhất là từ khi Hiến pháp

1992 được sửa đổi (năm

2001), với sự chí nh thức thừa nhận nhà nước pháp quyền và sự phân công

, phối

hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Tư
tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức
nước” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi

bộ máy nhà nước ở một số

; “Sự hạn chế quyền lực nhà nước

" của


PGS.TS Nguyễn Đăng Dung ... và một số bài viết đăng tải trên các tạp chí , mạng
internet.
Các công trình , bài viết đó đã đề cập đến tư tưởng phân chia quyền lực
dưới những góc độ khác nhau , nhưng chưa có công trì nh nào dành riêng nghiên
cứu về sự vận dụng Thuyết phân quyền vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:


Mục đích của đề tài là vận dụng những hạt nhân hợp lý của Thuyết phân
quyền vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam

, khắc phục hạn

chế, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục đí ch đó, nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu quá trì nh hì nh thành , phát triển và nội dung của Thuyết phân
quyền, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết phải phân chia quyền
lực nhà nước.
- Nghiên cứu thực tế việc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam theo quy
đị nh của các bản Hiến pháp từ 1946 đến nay, tìm ra những nội du ng mang dáng
dấp của tư tưởng phân quyền.
- Phân tí ch những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
hiện nay và tì m kiếm phương hướng , biện pháp khắc phục trên cơ sở vận dụng tư
tưởng của Thuyết phân quyền.
4. Nội dung nghiên cứu chí nh của luận văn:
- Nghiên cứu khái quát về quyền lực nhà nước và sự cần thiết phải phân
chia quyền lực.
- Nghiên cứu tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cổ đại

và cách mạng tư sản , đặc biệt là tư tưởng của John Locke , Montesquieu và Jean
Jacques Rousseau.
- Nghiên cứu các quy đị nh liên quan đến vấn đề tổ chức quyền lực nhà
nước trong văn kiện của Đảng , Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (đã
sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.


5. Cơ sở phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp suy luận logic

, hệ

thống tư tưởng Hồ Chí Minh , quan điểm của Đảng , quy đị nh Nhà nướ c về vấn đề
tổ chức quyền lực nhà nước . Bên cạnh đó nội dung của luận văn còn được thực
hiện dựa trên cơ sở tự nghiên cứu , kinh nghiệm thực tế của giáo viên hướng dẫn ,
các đồng nghiệp và bản thân qua quá trình công tác t rong bộ máy hành chí nh nhà
nước, với sự tham khảo các tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩ a thực tiễn của luận văn:
Luận văn đã phân tí ch bản chất của quyền lực nhà

nước, nêu bật nguy cơ

tha hoá của nó , làm cơ sở lý luận cho việc thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực
trong bộ máy nhà nước . Đồng thời luận văn đã nghiên cứu khá đầy đủ về sự hình
thành, phát triển của Thuyết phân quyền, từ những tư tưởng sơ khai thời cổ đại đến
sự phát triển đỉ nh cao trong thời kỳ cách mạng tư sản và khả năng vận dụng của nó
vào thực tế tổ chức bộ máy nhà nước.
Căn cứ thực tế của Việt Nam , luận văn đã chỉ ra những b iểu hiện của sự
tiếp thu vận dụng tư tưởng phân quyền trong các bản Hiến pháp , đồng thời nêu ra
một số hạn chế hiện tại trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và biện

pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế đó.
7. Kết cấu của luận văn : Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết về phân quyền
Chương 2: Sự phân công, phối hợp quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà
nước Việt Nam
Chương 3: Vận dụng thuyết phân quyền trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam.


Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ PHÂN QUYỀN
-------------------------------------------------------

1.1. Khái quát về quyền lực nhà nước.
Quyền lực là vấn đề đã được các nhà tư tưởng đề cập đến từ rất sớm trong
triết học và chính trị học. Đã có nhiều quan điểm được đưa ra xung quanh vấn đề
này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào về quyền lực được chính
thức thừa nhận một cách rộng rãi, các quan điểm đưa ra chưa nhận được sự thống
nhất của đông đảo những nhà lý luận và nhà hoạt động thực tiễn.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, Aristote (384 – 322 TCN) – một trong các nhà triết
học vĩ đại nhất, đã đưa ra quan niệm về quyền lực với nội hàm rất rộng. Theo ông,
quyền lực là yếu tố không chỉ có trong thế giới biết cảm giác, mà quyền lực còn
tồn tại trong cả giới vô cơ, tức là ngay cả những vật vô tri, vô giác trong thế giới tự
nhiên cũng có quyền lực, có khả năng tác động đến những sự vật khác. Có thể thấy
quan điểm của Aristote về quyền lực rất gần với quan điểm về mối liên hệ phổ biến
giữa các sự vật, hiện tượng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Sau Aristote, các nhà tư tưởng thường quan niệm về quyền lực với nội hàm
hẹp hơn nhiều, đa số ý kiến đều cho rằng quyền lực là yếu tố đặc trưng trong xã
hội loài người, không tồn tại trong thế giới tự nhiên. Tuy vậy, khi đưa ra các định

nghĩa về quyền lực, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau:
Theo cuốn Bách khoa triết học Liên Xô, quyền lực là khả năng thực hiện ý
chí của mình có tác động đến hành vi của của người khác nhờ một phương tiện
nào đó như uy tín, sức mạnh. Theo B.Russel, một nhà xã hội học người Anh, thì
quyền lực là khả năng tạo ra những sản phẩm một cách có chủ ý. Trong khi đó,
các nhà chính trị học và xã hội học của Mỹ lại quan niệm khác, họ cho rằng, quyền


lực là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng (Robert Dahl), hoặc quyền lực là
khả năng đạt tới kết quả nhờ một hành động phối hợp (Lebi Clipson), hoặc quyền
lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta (A.Toffer)...
Ngay ở Việt Nam cũng có những định nghĩa khác nhau về quyền lực. Theo
Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, được Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội
xuất bản năm 1991, “quyền lực” đồng nghĩa với “quyền bính”, “quyền hành” và
là “sức mạnh mà mọi người phải tuân theo trong hành động”. Còn theo Từ điển
Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2001 thì quyền lực là “quyền định
đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực
hiện quyền ấy”, tức là coi quyền lực chỉ tồn tại trong lĩnh vực chính trị.
Qua các định nghĩa trên cho thấy, dù không hoàn toàn thống nhất trong việc
đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền lực, song giữa các nhà tư tưởng đều có điểm
chung cơ bản rằng: quyền lực là năng lực để chi phối hoặc khiến người khác phải
phục tùng ý chí của chủ thể nắm quyền.
Từ đó, có thể định nghĩa một cách khái quát về quyền lực như sau: Quyền
lực là cái mà nhờ nó, chủ thể này có thể chi phối hành vi hoặc buộc chủ thể khác
phải phục tùng ý chí của mình.
Với cách định nghĩa như vậy, quyền lực được hiểu là bất kỳ sức mạnh nào
của một chủ thể, được đem lại bởi những lợi thế riêng của chủ thể đó và có khả
năng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể khác, chi phối một
phần hành vi hoặc buộc chủ thể đó phục tùng hoàn toàn theo ý chí của chủ thể nắm
quyền. Quyền lực có thể do một cá nhân nắm giữ, cũng có thể thuộc về nhiều

người hoặc thuộc về các chủ thể chính trị, pháp lý.
Quyền lực là nhân tố gắn với hoạt động quản lý của con người, nó xuất hiện
và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của loài người, bởi ngay từ khi sinh ra,


con người đã không thể tồn tại một cách biệt lập, mà phải sống trong xã hội, giữa
mối quan hệ với các chủ thể khác.
Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, trước sự đe dọa của thú dữ và các hiện tượng
thiên nhiên, theo bản năng sinh tồn, con người đã tập hợp lại thành các bầy đàn,
cùng nhau kiếm sống, cùng nhau chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài và cùng
dựa vào nhau để tồn tại. Trong trạng thái sơ khai đó, hoạt động của con người đã
mang tính cộng đồng, dù là rất đơn giản, nhưng cũng đòi hỏi phải có sự tổ chức và
quản lý, phải có người đứng đầu, có người chỉ huy và có người phục tùng thì các
hoạt động chung mới có thể đạt được kết quả. Chính hoạt động sơ khai mang tính
tổ chức xã hội đó là tiền đề và là biểu hiện ban đầu, đơn giản nhất của quyền lực.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh một cách khoa học rằng, trong xã
hội nguyên thủy, thị tộc là tế bào đầu tiên và là cơ sở của xã hội này. Đây là hình
thức tự quản ở mức độ thấp, nhưng để tổ chức và điều hành hoạt động xã hội, thì
thị tộc cũng đã sử dụng đến quyền lực và một hệ thống quản lý quyền lực, tuy còn
rất đơn giản, gồm Hội đồng thị tộc và các Tù trưởng. Trong xã hội nguyên thủy,
quyền lực của các thị tộc có hiệu lực cao và được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của
cả cộng đồng, nó hoàn toàn thuộc về xã hội, phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và
không tồn tại bộ máy cưỡng chế riêng. Đó là quyền lực xã hội.
Xã hội càng phát triển, các quan hệ, thiết chế xã hội trở nên phong phú hơn, thì cấu
trúc quyền lực trong xã hội cũng càng trở nên phức tạp hơn. Các loại quyền lực
trong xã hội tồn tại đan xen, chi phối lẫn nhau và cùng tác


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------------I/ CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG:

1. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chí nh trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chí nh trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chí nh trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng cộ ng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chí nh trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6
năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Khoá X, Nxb Chí nh trị Quốc gia, Hà Nội.
II/ VĂN BẢN CỦA QUỐC HỘI:
8. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

(1946), Hiến pháp nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà năm 1946, Hà Nội.
9. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1959), Hiến pháp Việt Nam dân
chủ cộng hoà năm 1959, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1980), Hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam năm 1980, Hà Nội.


11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam


(1992), Hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam năm 1992, Hà Nội.
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2001), Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi , bổ sung một số điều của
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam năm 1992, Hà Nội.
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2001), Luật tổ chức
Quốc hội số 30/2001/QH10, Hà Nội.
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2007), Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội số 83/2007/QH11, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2001), Luật tổ chức
Chính phủ số 32/2001/QH10, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2003), Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH10, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam

(2003), Luật hoạt

động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11, Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2007), Báo cáo công
tác c ủa Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI

(2002-2007) (Số 18/BC-QH11 ngày

27/4/2007), Hà Nội.
III/ SÁCH THAM KHẢO:
* Tác giả nước ngoài:
19. John Loke (1689), Khảo luận thứ hai về chính quyền , (Lê Tuấn Huy dị ch
năm 2007), Nxb Tri thức, Hà Nội.

20.Montesquieu (1874), Bàn về tinh thần pháp luật , (Hoàng Thanh Đạm dịch
năm 2004), Nxb Lý luận chí nh trị , Hà Nội.


21. Jean Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội , (Hoàng Thanh Đạm
dịch, tái bản 2006), Nxb Lý luận chí nh trị , Hà Nội.
* Tác giả trong nước:
22. Phạm Bính (2006), Cơ cấu , phương thức thực hiện quyền lực trong hệ
thống hành chí nh Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
23. Đặng Văn Chiến (Chủ biên ) (2005), Cơ chế bảo hiến , Nxb Tư pháp , Hà
Nội.
24. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của
các cơ quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
25. Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại , Nxb
Thế giới, Hà Nội.
26. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước , Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2006), Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2001, Nxb Chí nh trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên ) (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2007), Quốc hội Việt Nam trong nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), Thế sự – một góc nhì n, Nxb Tri thức, Hà Nội.
31. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới , hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai
đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


32. Vũ Đình Hoè (2005), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh , Nxb Trẻ , Hà

Nội.
33. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ
chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
34. Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà
nước ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
35. Nguyễn Hữu Khiển (2006), Phân tí ch triết học : Những vấn đề cơ bản về
chính trị và khoa học chính trị, Nxb Lý luận chí nh trị , Hà Nội.
36. Nguyễn Thế Nghĩ a (Chủ biên) (1999), Đại cương lịch sử các học thuyết tư
tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Bùi Ngọc Sơn (2004), Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh , Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
38. Văn Tân (Chủ biên) (1991), Từ điển tiếng Việt , Nxb Khoa học xã hộ i, Hà
Nội.
39. Lê Minh Thông (2006), Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩ a của dân, do dân, vì dân, Nxb Chí nh trị Quốc gia, Hà
Nội.
40. Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên) (2003), Giáo trình lý luận chung về nhà nướ c
và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Viện Khoa học chí nh trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004),
Tập bài giảng chí nh trị học, Nxb Lý luận chí nh trị , Hà Nội.
42. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

- Bộ Tư pháp (1993), Nghiên cứu tư

tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
IV/ BÀI VIẾT TRÊN BÁO, TẠP CHÍ:


43. Vũ Hồng Anh (2003), “Ai phân công thực hiện quyền lực nhà nước ?”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp (số 3/2003), tr 35-40.

44. Lê Quốc Hùng (2003), “Quyền lực nhà nước - Thống nhất và phân công” ,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số 2/2003), tr 14-21.
45. Nguyễn Đặng Đì nh Lục (2003), “Cải cách tư pháp - những vấn đề đang đặt
ra”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (số 4/2003), tr 9-14.



×