ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ THOA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Ở HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
HÀ NỘI - 2007
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của
các Thầy, Cô giáo trong Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời
gian học tập, nghiên cứu tại Khoa.
Với những tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Người đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban
Tổ chức Cán
bộ, tập thể cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và những
người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tác
giả hoàn thành khoá học.
Mặc dù đã có cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn của Thầy, Cô giáo và góp ý của các bạn
đồng nghiệp để luận văn được bổ sung, hoàn thiện.
Hà Nội, tháng 12 năm 2007
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đặng Thị Thoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
ĐH:
Đại học
2.
CH:
Cao học
3.
CHXHCN:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
4.
CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5.
CNXHKH:
Chủ nghĩa xã hội khoa học
6.
CSTĐ:
Chiến sĩ thi đua
7.
GS:
Giáo sư
8.
HT:
Hội thảo
9.
KTGDĐC:
Kiến thức giáo dục đại cương
10.
NCKH:
Nghiên cứu khoa học
11.
NCS:
Nghiên cứu sinh
12.
PGS:
Phó giáo sư
13.
QHCC&QC:
Quan hệ công chúng và quảng cáo
14.
TL:
Tham luận
15.
TS:
Tiến sĩ
16.
XDĐ&CQNN:
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4. Khách thể nghiên cứu
3
5. Đối tượng nghiên cứu
3
6. Phạm vi nghiên cứu
3
7. Phương pháp nghiên cứu
4
8. Đóng góp mới của luận văn
4
9. Cấu trúc luận văn
4
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý
đội ngũ giảng viên
5
1.1. Một số khái niệm cơ bản
5
1.1.1. Quản lý
5
1.1.2. Quản lý giáo dục
6
1.1.3. Chức năng quản lý
8
1.1.4. Phương pháp quản lý
11
1.1.5. Giảng viên
13
1.1.6. Đội ngũ giảng viên
15
1.1.7. Quản lý đội ngũ giảng viên
16
1.2. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý giảng viên
17
1.2.1. Quản lý nguồn nhân lực
17
1.2.2. Quản đội ngũ giảng viên theo cách tiếp cận quản lý nguồn
21
nhân lực
1.2.3. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên
24
1.2.3.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên
24
1.2.3.2. Tuyển dụng đội ngũ giảng viên
26
1.2.3.3. Sử dụng đội ngũ giảng viên
27
1.2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
31
1.2.3.5. Đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, điều động, thuyên
31
chuyển, sa thải đội ngũ giảng viên
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ
35
giảng viên ở Họcviện Báo chí và Tuyên truyền
2.1. Khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyền
35
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
41
2.2.1. Số lượng đội ngũ giảng viên
41
2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên
42
2.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên
46
2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Học viện
50
Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên
50
2.3.2. Tuyển dụng đội ngũ giảng viên
51
2.3.3. Sử dụng đội ngũ giảng viên
53
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
55
2.3.5. Đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, điều động, thuyên chuyển, sa thải
57
đội ngũ giảng viên
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở
60
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
2.4.1. Điểm mạnh
60
2.4.2. Điểm yếu
61
2.4.3. Thuận lợi
62
2.4.4. Khó khăn
63
Chƣơng 3: Các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng
65
viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp hoàn thiện công tác
65
quản lý đội ngũ giảng viên
3.1.1. Khả thi
65
3.1.2. Phù hợp
65
3.1.3. Hệ thống
66
3.1.4. Kế thừa và phát triển
66
3.2. Các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên
66
ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý
66
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản về quản lý giảng viên
71
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ giảng viên
73
3.2.4. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên
75
3.2.5. Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên
79
3.2.6. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
82
3.2.7. Đổi mới công tác đánh giá giảng viên
89
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác
94
quản lý đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
96
1. Kết luận
96
2. Khuyến nghị
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và
quốc tế bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006,
và với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc
phát huy nguồn lực con người.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào
tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo
dục-đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển
đội ngũ giáo viên.
Trong trường đại học, giảng viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn
lực quan trọng nhất, vì đội ngũ này có chuyên môn nghề nghiệp rõ nét và các
chi phí cho đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu. Việc quản lý tốt đội ngũ
giảng viên trong trường đại học có thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện hiệu quả đầu tư.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, là một cơ sở đào tạo đại học và sau đại
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trải qua 45 năm phấn đấu và trưởng thành, đội
ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ngừng lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đang đứng trước nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải
quyết trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên. Đó là chất lượng đội ngũ giảng
viên chưa tương xứng với tầm cỡ của một trung tâm đào tạo cán bộ báo chí,
xuất bản, cán bộ lý luận chính trị và tư tưởng- văn hoá hàng đầu của đất nước và
hiện tại đang có sự hẫng hụt về đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng
viên đầu ngành. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tuy đã được bổ sung, điều chỉnh
trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Số cán bộ có học hàm,
học vị, có trình độ cao, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, có uy tín, ảnh
hưởng lớn trong xã hội chưa nhiều, phần lớn tuổi đời cao; giảng viên trẻ được
đào tạo bài bản, có hệ thống ngày càng đông song còn thiếu kiến thức thực tiễn,
thiếu kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu...v.v. Tất cả những điều đó đang ảnh
hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện. Nếu không nhìn
nhận vấn đề một cách nghiêm túc, không có những giải pháp đột phá và cơ bản
thì Học viện khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới.
Là một công chức của Ban Tổ chức Cán bộ - đơn vị có chức năng tham
mưu trong công tác quản lý cán bộ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi
nhận thấy công tác quản lý đội ngũ giảng viên là một vấn đề rất quan trọng và
cần được nghiên cứu một cách toàn diện, sát với điều kiện thực tế của nhà
trường. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý đội
ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay”
để nghiên cứu với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tháo gỡ, giải
quyết những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên nhằm
giữ ổn định và phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao trong thời
kỳ mới..
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai
đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản lý
đội ngũ giảng viên.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội
ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn
hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giảng viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai
đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở
Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 2000 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý, các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phỏng vấn giảng viên và các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý.
- Phương pháp thống kê, điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá để rút ra nhận xét kết luận.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và làm rõ một số khái niệm và nội dung cơ bản của công
tác quản lý đội ngũ giảng viên.
-Rút ra những bài học thành công và hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để
hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997). Một số khái niệm về quản lý Giáo dục, Trường Cán
bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội .
2. Ban Tổ chức Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1994). Quyết định của Bộ
trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ số 202/TCCP-V/v ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức giáo dục và đào tạo.
3. Ban Tổ chức Trung ƣơng (1999). Một số quyết định, quy định, quy chế,
hướng dẫn về công tác cán bộ. Tạp chí xây dựng Đảng.
4. Ban Tuyên Giáo Trung ƣơng (2007). Tài liệu học tập các nghị quyết hội
nghị Trung ương 5, khoá X. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
5. Bộ Nội vụ (2004). Các văn bản pháp luật cán bộ, công chức, biên chế và
chính quyền địa phương.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Thiện
Nhân tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá XI. Hà Nội .
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng môn Cơ sở khoa học
quản lý cho lớp Cao học QLGD. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001). Chiến lược
phát triển giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng môn Đánh giá giảng viên cho lớp Cao học
QLGD. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa
học và kỹ thuật Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002). Nghị quyết Trung ương 2- Khoá IX. Nhà
xuất bản chính trị quốc gia . Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004). Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng.
13. Trần Khánh Đức. Bài giảng cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân cho lớp Cao học QLGD. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
14. Trần Khánh Đức (2004). Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực theo ISO&TQM. NXB Giáo dục.
15. Tô Tử Hạ (chủ biên) (1998). Tìm hiểu Pháp lệnh Cán bộ, công chức. NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1994). Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
kinh tế – xã hội. NXB Giáo dục Hà Nội .
17. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heninz Weirich (1998). Những vấn đề
cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
18. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006) . Báo cáo thành tích 45 năm
xây dựng và trưởng thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
19. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2003). Kỷ yếu hội thảo khoa
học - Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học chủ chốt của các đơn vị
trong Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh trước yêu cầu nhiệm vụ
mới.
20. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2006). Kỷ yếu hội thảo khoa
học - Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện Chính trị Quốc Gia
Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2015.
21. Học viện Hành chính Quốc Gia - Khoa khoa học Hành chính (2001).
Quản lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. Hà Nội.
22.Vũ Đình Hòe. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền 40 năm đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hóa.Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6,
tháng 11 - 12/2001.
23.Vũ Đình Hòe. Đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho các trường
đại học, cao đẳng ở Phân viện Báo chí và Tuyên Truyền .Tạp chí Lý luận
chính trị số 10 - 2002.
24. Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. NXB Giáo dục Hà Nội.
25.Đặng Bá Lãm (Chủ biên) (2005). Quản lý nhà nước về giáo dục lý luận và
thực tiễn. NXB Giáo dục Hà Nội .
26.Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng môn Quản lý nguồn nhân lực trong Giáo
dục cho lớp Cao học QLGD. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng môn Tâm lý học quản lý cho lớp Cao học
QLGD. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003). Văn hoá tổ chức và tổ chức biết học hỏi.
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
29. Luật Giáo dục ( 2005). Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
30. Phạm Đình Nghinh. Công tác tổ chức cán bộ - nhân tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của nhà trường. Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6,
tháng 11 - 12/2001.
31. Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
32. Pháp lệnh cán bộ, công chức và văn bản có liên quan (1998). NXB
Chính trị Quốc Gia. Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Quang (1999). Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
- đào tạo. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I. Hà Nội.
34. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn
2005 - 2010”.
35. S.Kô-va-lep-sky (1978). Người lãnh đạo và cấp dưới. NXB Lao động. Hà
Nội.
36.Từ điển tiếng Việt (2000). NXB Đà Nẵng.
37.Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Trung ƣơng I (1996). Tổng quan về lý
luận quản lý giáo dục. Hà Nội.