Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục của trường cao đẳng nghề nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.08 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN NGỌC HIỆU

NHỮNG BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 05

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM VIẾT NHỤ

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI là thế kỷ phát triển của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn
cầu. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức đi liền với sự phát triển cao độ của
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) với những thành tựu rực rỡ.
Những sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần của nền công nghệ ấy đã đi vào
cuộc sống hàng ngày. Các hình thức tổ chức dạy học và quản lý sẽ dần biến đổi
phù hợp với sự phát triển ấy, những thành tựu của CNTT-TT sẽ làm cho quá
trình quản lý, quá trình sư phạm trở nên đa dạng, phong phú hơn nhiều.
Trong thời đại của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của
nền kinh tế tri thức, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng để mỗi
con người, mỗi cộng đồng, mỗi tổ chức, mỗi đất nước tồn tại và phát triển.
Thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý. Mỗi cán bộ quản


lý đều cần có thông tin để thực hiện các chức năng quản lý như: Lập kế
hoạch, xây dựng đội ngũ, tổ chức thực hiện, chỉ huy, kiểm tra, v.v...
Để bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia trên toàn thế giới, Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng CNTT-TT, xây dựng hệ thống
thông tin trong quản lý…
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành chỉ thị
Số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT-TT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ thị đã
nêu rõ: “Tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính
(thuế, kho bạc, kiểm toán...), ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại,
thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chữa
bệnh từ xa, thư viện điện tử,...); đảm bảo các điều kiện cần thiết phù hợp với
tiến độ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”.
Nghị quyết số 49/CP ngày 4 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về phát
triển CNTT-TT ở nước ta trong những năm 90, đã khẳng định:


“Trong việc thực hiện các dự án ứng dụng CNTT, nội dung quan trọng
nhất là xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu... Các loại mẫu biểu
và chế độ báo cáo, truyền đưa thông tin phải được cải tiến, bổ sung theo yêu
cầu của ứng dụng CNTT.”
Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010 là :
“Phổ cập kiến thức và các kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ CNTT
đến 100 % cán bộ, công nhân viên chức, 100% sinh viên Đại học, Cao đẳng;
100 % học sinh học nghề, trung học phổ thông và cơ sở”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Phát
triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo
dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”.

Tại Điều ước quốc tế ký giữa Việt Nam và tổ chức UNESCO giai đoạn
2005-2010 về giáo dục đã ghi rõ: “Tăng cường việc ra quyết định dựa trên
thông tin trong giáo dục ở mọi cấp bằng việc nâng cấp hệ thống thông tin quản
lý giáo dục (EMIS); giới thiệu và ứng dụng công nghệ thông tin mới vào quá
trình giảng dạy, quản lý, lên kế hoạch giáo dục và đào tạo giáo viên.”
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, để có thể vừa hội tụ nhanh,
đuổi kịp sự phát triển của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới,
lại vừa đảm bảo phát triển vững chắc của nước nhà như trong văn kiện Đại
hội Đảng IX đã chỉ rõ thì việc quản lý hệ thống thông tin trong việc định
hướng và điều hành, ra quyết định quản lý trong giáo dục nhà trường có vai
trò vô cùng quan trọng. Trên cơ sở thông tin chuẩn xác, kịp thời, khách quan
để đưa ra các quyết định chính xác cho tổ chức có ý nghĩa sống còn.
Hiện nay, việc quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên thế giới
đã có những bước phát triển vượt bậc với sự áp dụng đa dạng công nghệ
thông tin vào trong nhà trường và áp dụng các lý thuyết quản lý hệ thống
thông tin mới vào trong công tác. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc áp dụng các


biện pháp xây dựng và quản lý hệ thống thông tin vào trong quản lý để nâng
cao hiệu quả quản lý được đánh giá là còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, việc
nghiên cứu đưa ra biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục
trong nhà trường ở giai đoạn hiện nay là việc làm quan trọng và cần thiết.
Trường Cao đẳng Nghề Nam Định tiền thân là trường Trung học Thuỷ
lợi và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định vừa được nâng cấp thành Trường
Cao đẳng Nghề Nam Định. Ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát
triển trường từ một trường Trung cấp trở thành một trường Cao đẳng, trường
hiện vẫn chưa xây dựng được một hệ thống thông tin quản lý giáo dục đáp
ứng được yêu cầu của nhà trường trong giai đoạn mới. Đồng thời, đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý hệ thống thông tin trong nhà trường vẫn còn yếu và
thiếu về cả số lượng và chất lượng, chưa đảm bảo được yêu cầu của nhà

trường. Hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng cho các hoạt động quản lý hệ thống
thông tin còn nhiều hạn chế. Việc thu thập, xử lý và khai thác thông tin quản
lý trong nhà trường chưa phát huy được hết vai trò của hệ thống thông tin
quản lý trong nhà trường...
Tới thời điểm hiện tại, chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu về hệ
thống thông tin quản lý giáo dục của trường Cao đẳng Nghề Nam Định.
Trên cơ sở được phân tích ở trên, chúng tôi chọn đề tài : “Những biện
pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại Trường Cao đẳng
nghề Nam Định” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản
lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hệ thống thông tin quản lý
giáo dục để tìm ra những biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo
dục tại Trường Cao đẳng Nghề Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống thông tin quản lý giáo dục.


- Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại Trường
Cao đẳng nghề Nam Định thông qua việc điều tra, khảo sát.
- Nghiên cứu đưa ra một số biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin
quản lý giáo dục tại Trường Cao đẳng nghề Nam Định.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng nghề Nam
Định.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại
Trường Cao đẳng nghề Nam Định.
5. Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu, các biện pháp đề ra trong đề tài được áp dụng
trong phạm vi Trường Cao đẳng nghề Nam Định.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát các tư liệu
để xây dựng các khái niệm và khung lý thuyết các vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát.
- Điều tra.
- Phỏng vấn.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thống kê toán học….
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin quản lý giáo dục.


- Chương 2: Thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục của Trường
Cao đẳng nghề Nam Định.
- Chương 3: Những biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
giáo dục tại Trường Cao đẳng nghề Nam Định.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN
LÝ GIÁO DỤC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
1.1.1.1. Quản lý:
Hiện nay, khái niệm quản lý được rất nhiều tác giả định nghĩa theo

nhiều góc độ khác nhau:


Theo từ điển tiếng Việt thông dụng (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) là:
Quản lý là tổ chức điều khiển hoạt động của một cơ quan đơn vị.
Còn F.W. Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người
khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất. [20]
H.Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của nhóm (tổ chức). [20]
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, tuy nhiên chưa có một
định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên từ những ý nghĩa chung của các định nghĩa
và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.1.1.2. Quản lý giáo dục
Về quản lý giáo dục có nhiều cách định nghĩa:
- M.I.Kôndacôp “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức,
cán bộ, kế hoạch hoá nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong
hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng
và chất lượng.” [16]
- P.V.Khuđôminxky cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp
khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục
cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà
của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng
như quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển
thể chất và tâm trí của trẻ em".[16]
Một số tác giả Việt Nam đã định nghĩa quản lý giáo dục như sau:



- "Quản lý giáo dục theo định nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ
trẻ theo yêu cầu xã hội". [20]
- "Quản lý nhà trường, QLGD nói chung là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục".[30]
- "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất". [36]
Từ những khái niệm về quản lý giáo dục, ta có thể hiểu là: Quản lý giáo
dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trình dạy
học và giáo dục ở các trường học.
- “Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý
vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi giáo viên và học sinh, với sự hỗ
trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường".[34]
1.1.1.3. Biện pháp và biện pháp quản lý
Biện pháp là "Cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó" (Từ
điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 1997).
Biện pháp quản lý : "Là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên khách
thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý".
1.1.2. Khái niệm về thông tin và hệ thống thông tin
1.1.2.1. Khái n iệm về thông tin và công nghệ thông tin
a) Khái niệm về thông tin:



Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên
cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin ngày càng trở
thành một trong những nhu cầu sống còn của con người và khái niệm "thông
tin" đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học. Nhưng từ
"lăng kính" của mỗi khoa học ấy chúng ta chỉ nắm bắt được khái niệm thông
tin ở từng phương diện.
Thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách
quan của thế giới vật chất. Nếu trong một sự vật đang diễn ra những biến đổi
phản ánh sự tác động của một sự vật khác, thì có thể nói rằng sự vật thứ nhất
đang trở thành vật thể mang thông tin về sự vật thứ hai. Nội dung của thông
tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiện
tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với
các sự vật khác. Thông tin, vì thế là sự phủ định, sự xoá bỏ tính không khác
nhau, nói cách khác, thông tin có thể giải thích như là tính không khác nhau bị
xoá bỏ, là tính đa dạng... Thông tin có mặt ở nơi nào có tính đa dạng, tính
không đồng nhất.
Khái niệm thông tin đã được sử dụng từ lâu trong cuộc sống cũng như
trong khoa học, song việc định nghĩa nó một cách chính xác đầy đủ lại rất khó
khăn. Nói về bản chất của thông tin như tác giả Đặng Mộng Lân khẳng định,
vẫn là vấn đề chưa được giải quyết. Và, Norbert Winner - người sáng lập điều
khiển học, cũng tỏ ra bất lực khi đưa ra "định nghĩa": Thông tin là thông tin,
không phải năng lượng, không phải vật chất?.
Nhiều khái niệm về thông tin đã được đưa ra dưới nhiều góc độ nhìn
nhận khác nhau:
Dưới góc độ xã hội học: “Tất cả những gì có thể giúp con người hiểu
đúng về đối tượng mà họ quan tâm đến đều được gọi là thông tin”.
Với quan điểm tiếp cận hệ thống và điều khiển học: “Thông tin có thể
được hiểu là nội dung những trao đổi giữa hệ thống mà môi trường được sử

dụng nhằm mục đích điều khiển hoạt động của hệ thống đó”.


Với quan điểm của khoa học quản lý: “Thông tin được coi là những tin
tức mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra các
quyết định quản lý”.
Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số cách tiếp cận
đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy,
hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự
truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung thế giới bên
ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner),
V.G.Afanaxep viết: “Lượng thông tin được coi là mức giảm bớt tính bất định
nhờ việc truyền đạt thông tin”.
Cùng với sự phát triển của lý thuyết thông tin, điều khiển học, tin học là
những khoa học trực tiếp nghiên cứu thông tin, triết học đã không ngừng cố


TI LIU THAM KHO
1. BCH Trung ng ng. Ch th 58 ca Trung ng ng v y mnh
ng dng v phỏt trin cụng ngh thụng tin phc v s nghip cụng
nghip hoỏ, hin i hoỏ. H Ni thỏng 10 nm 2000.
2. B Giỏo dc v o to. Quyt định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày
12/10/2007 của Bộ tr-ởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về hồ sơ HS,
SV và ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ HS, SV
3. B Giỏo dc v o to. Quyt nh s 58/2007/Q-BGDT ngy
12/10/2007 Ban hnh Quy nh v h s hc sinh, sinh viờn v ng dng
cụng ngh thụng tin trong qun lý h s hc sinh, sinh viờn
4. B giỏo dc vo o to. iu l trng Cao ng (Ban hnh kốm theo
Quyt nh s56/2003/Q-BGD&T ngy 10 thỏng 12 nm 2003 ca B
trng B Giỏo dc v o to)

5. B giỏo dc v o to. Bỏo cỏo ca B Giỏo dc v o to v thc
hin ch th 58 ca B chớnh tr giai on 2001-2005.
6. B Ngoi giao. iu c quc t - Vit Nam - T chc giỏo dc khoa hc
v vn hoỏ ca Liờn hp quc (UNESCO). S 90/2005/LPQT
7. Chớnh ph. Chin lc phỏt trin giỏo dc 2001-2010, Quyt nh s
201/2001/Q ca Th tng Chớnh ph. Ngy 28 thỏng 12 nm 2001
8. Chớnh ph. Ngh nh s 64/2007/N -CP ngy 26/4/2007 ca Chớnh ph
v ng dng cụng ngh thụng tin trong hot ng ca c quan nh nc.
9. Chớnh ph. Ngh nh s 64/2007/N-CP ngy 10/4/2007 v ng dng
CNTT trong hot ng ca c quan nh nc.
10. Quc hi. Lut Cụng ngh thụng tin ó c Quc hi khoỏ XI phờ duyt
ti k hp th 9 v ban hnh theo Lut s 67/2006/QH11 ngy 12/7/2006
11.Nh xut bn chớnh tr quc gia. Ti liu hc tp Ngh quyt i hi X
ca ng. H Ni nm 2006.


12. Tạp chí Bƣu chính, Viễn thông & Công nghệ thông tin. Phát triển ứng
dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam. Hà Nội năm 2007.
13. Tạp chí Vietnam - e-Readiness and e-Needs - Assessment Report. ITC
với kinh tế xã hội, Hà nội, tháng 5 năm 2003.
14.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia. Hà Nội, năm 2006.
15. Đặng Quốc Bảo. Một số khán niệm về QLGD. Trường cán bộ quản lý. Hà
Nội, 1997.
16. Đặng Quốc Bảo. Kế hoạch tổ chức và quản lý, Một số vấn đề về lý luận
và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê, 1999.
17. Vũ Đình Cự. Công nghệ quản lý. Báo nhân dân, 2005
18. Cung Trọng Cƣờng. Xu hướng công nghệ thông tin và cơ hội cho giáo
dục và đào tạo. Trung tâm công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế.

19. Thạc Bình Cƣờng. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, tháng 5 năm 2002.
20. Nguyễn Phúc Châu. Tập bài giảng sau Đại học. Trường Cán bộ quản lý.
Hà Nội năm 2005.
21. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng: Cơ sở khoa học
quản lý. Hà nội 1996/2004.
22. Phan Văn Duyệt. Bàn về thông tin khoa học. Kiến thức ngày nay 03:51' PM - Chủ nhật, 29/06/2003
23. Nguyễn Hữu Đễ. Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội.
Tạp chí Triết học - 08:22' AM - Thứ tư, 24/08/2005
24. Bùi Việt Hà. Công nghệ thông tin và sự phát triển Giáo dục, Giám đốc
công ty School@net. 15/04/2006
25. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1986.


26. Bùi Minh Hiển (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo. Quản lý
giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006.
27. Lê Thị Duy Hoa. Khái niệm “thông tin” từ cách tiếp cận bản thể luận và
nhận thức luận. Tạp chí Triết học 05:39' PM - Thứ bảy, 19/05/2007
28. Lê Ngọc Hƣờng. Khoa học thông tin trong quản lý công tác. Nhà xuất
bản Hải Phòng, 2003.
29. Trần Kiểm. Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nhà xuất bản đại
học sư phạm, năm 2006.
30. Trần Kiểm. Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học quốc
gia. Hà Nội năm 2002.
31. Phan Nguyễn Ý Nhi - Nguyễn Thị Mỹ Hà. Ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác giảng dạy và quản lý. Trung tâm công nghệ thông tin
tỉnh Thừa Thiên Huế.
32. Phạm Viết Nhụ. Bài giảng: Thông tin và hệ thống thông tin quản lý giáo
dục. Hà Nội, tháng 10 năm 2006.

33. Hoàng Quỳnh Liên. Quản trị thông tin. Báo Điện tử Tầm nhì n

08:44'

AM - Thứ tư, 28/12/2005.
34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về quản lý giáo dục học đại cương. NXB
Giáo dục. Hà Nội, 2003
35. Nguyễn Tuyết Mai (tổng hợp). Quản lý thông tin hay Nghệ thuật chắt lọc
giá trị từ những nguồn thông tin khổng lồ!. BwPortal/Electronic Library
36. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý.
Trường CBQLGD-ĐT. Hà nội, 1989.
37. Trần Hồng Quân. Lập kế hoạch - Lý thuyết hệ thống, Tập bài giảng sau
đại học. Trường CBQLGD-ĐT. Hà Nội, 1996
38. Ngô Quang Sơn. Đề cương bài giảng: Công nghệ thông tin và truyền
thông trong quản lý giáo dục và dạy học. Hà nội, tháng 11 năm 2006.
39. Phạm Thị Ngọc Trầm. Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn
minh. Tạp chí Triết học-08:18' AM - Thứ hai, 12/12/2005


40. Phùng Văn Thiết . Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

. Tạp chí

Triết học 10:45' AM - Thứ bảy, 20/08/2005
41. Phạm Viết Vƣợng (chủ biên) - Ngô Thành Can - Trần Quang Cẩn Đỗ Ngọc Đạt - Đặng Thị Thanh Huyền - Nguyễn Văn Long - Nguyễn
Đức Thìn. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và
đào tạo. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
42.M.I.Kondakov. Cơ sở lý luận khoa học QLGD (bản dịch). Trường Cán bộ
quản lý. Hà Nội, 1984.
43. Victoria L.Tinio. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT ) trong giáo

dục. (Dịch bởi nhóm công tác e-ASEAN-UNDP-APDIP). Tháng 5 năm
2003.



×